Học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức?
Trong hệ thống giáo dục hiện đại, học tại chức là một hình thức đào tạo linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của nhiều người. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vậy, học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức như thế nào? Học tại chức hay còn gọi là học ngoài giờ hành chính, là hình thức đào tạo dành cho những người đã đi làm, không thể tham gia các khóa học chính quy toàn thời gian. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà vẫn đảm bảo công việc hàng ngày. Hình thức này đang ngày càng được quan tâm và khuyến khích bởi các cơ sở giáo dục cũng như doanh nghiệp. (1) Học tại chức là gì? Hiện nay, cụm từ “học tại chức” dần được thay bằng đào tạo “vừa làm vừa học”. Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học được quy định như sau: Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học là hình thức đào tạo nghề nghiệp không tập trung liên tục, theo đó người học tập trung học tập tại địa điểm đào tạo theo từng học kỳ, đợt học; hết học kỳ, đợt học người học tiếp tục làm công việc của mình tại nơi làm việc Như vậy, học tại chức dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp tục học nâng cao trình độ. Các chương trình học tại chức được thiết kế tương tự như các chương trình chính quy, đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp bằng. Lợi ích của việc học tại chức (vừa học vừa làm) - Linh hoạt thời gian: Người học có thể sắp xếp thời gian học phù hợp với lịch làm việc của mình. - Tiết kiệm chi phí: So với các chương trình học chính quy, học tại chức thường có chi phí thấp hơn. - Nâng cao trình độ chuyên môn: Người học có thể áp dụng ngay kiến thức và kỹ năng mới vào công việc, nâng cao hiệu quả công việc. (2) Điều kiện để tham gia học tại chức? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về những điều kiện cần có để tham gia học tại chức. Tuy nhiên có thể tham khảo một số điều kiện dưới đây: - Điều kiện về học vấn: + Tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) hoặc tương đương để đủ điều kiện đăng ký các chương trình cử nhân tại chức. + Tốt nghiệp đại học: Đối với các chương trình thạc sĩ tại chức, thí sinh cần có bằng tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực liên quan hoặc các ngành khác (có thể yêu cầu bổ sung một số môn học) - Điều kiện về hồ sơ, giấy tờ: Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm đơn xin học, bản sao bằng tốt nghiệp, bảng điểm, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc (nếu có), sơ yếu lý lịch, và các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo. - Điều kiện về sức khỏe: + Sức khỏe tốt: Người học cần có sức khỏe tốt để theo đuổi chương trình học ngoài giờ hành chính, đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và học tập. + Thời gian linh hoạt: Khả năng quản lý thời gian tốt là một yếu tố quan trọng, vì người học cần sắp xếp lịch làm việc và học tập một cách hợp lý. Đối với thời gian học tập, tại điểm b khoản 4 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian học tập đối với hình thức đào tạo đại học vừa học vừa làm như sau: Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo. (3) Một số trường đại học đào tạo học tại chức tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay có rất nhiều trường đại học tuyển sinh hệ vừa học vừa làm. Có thể tham khảo một số trường đại học tại khu vực miền nam thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh vừa học vừa làm năm 2024, bao gồm: - Đại học Bách khoa TP.HCM - Đại học Ngân hàng TP.HCM - Đại học Lao động xã hội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Kiến trúc TP.HCM - Đại học Tài chính – Marketing - Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - Đại học Mở TP.HCM - Đại học Luật TP.HCM - Đại học Nông Lâm TP.HCM - Đại học Mỹ thuật TPHCM - Đại học Giao thông Vận tải - Đại học Sư phạm TP.HCM - Đại học Kinh tế TP.HCM - Đại học Kinh tế - Luật - Học viện hàng không - Đại học Sài Gòn - Đại học Sư phạm TP.HCM - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Đại học Văn hóa TP.HCM Tóm lại, học tại chức hay còn được gọi là hệ vừa học vừa làm, là hình thức học ngoài giờ hành chính, là hình thức đào tạo dành cho những người đã đi làm, không thể tham gia các khóa học chính quy toàn thời gian. Bên cạnh đó, pháp luật không có quy định cụ thể về điều kiện học tại chức, tuy nhiên các thí sinh vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về học vấn, thời gian, sức khỏe và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi đăng ký học.
Mới: Bằng đại học sẽ không bắt buộc ghi loại hình đào tạo từ 1/3/2020
Là nội dung được quy định tại Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định về nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bàng giáo dục đại học. Thông tư có hiệu lực từ 01/3/2020 thay thế Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT Theo đó, 10 nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học gồm: 1. Tiêu đề: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương). 3. Ngành đào tạo. 4. Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng. 5. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng. 6. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng. 7. Hạng tốt nghiệp (nếu có). 8. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng. 9. Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định; 10. Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng. Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT có những điểm nổi bật so với quy định hiện hành như sau: - Thứ nhất, theo quy định hiện hành (Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT) người tốt nghiệp sẽ được phân biệt về xếp loại bằng tốt nghiệp theo các mức gồm: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình nhưng nội dung của thông tư mới lại Bổ sung mục là “Hạng tốt nghiệp” (nếu có) trên bằng tốt nghiệp đại học. - Thứ hai, nội dung trên văn bằng không còn thể hiện hình thức đào tạo gồm: chính quy, vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn Như vậy, bằng tốt nghiệp đại học sẽ không ghi loại hình "chính quy" hay “Học từ xa”, “Tự học có hướng dẫn” như quy định hiện hành. Tuy nhiên Cần chú ý: - Thông tư quy định trên nội dung chính phụ lục văn bằng, thông tin văn bằng sẽ gồm: tên cơ sở giáo dục đh cấp bằng chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo. - Cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật. => Vậy trên phụ lục văn bằng hình thức đào tạo vẫn được thể hiện. Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Sự thay đổi trong quy định về điều kiện tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định về đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học; đồng thời thay thế Thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 08/2015/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT – dưới đây gọi là Thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ). Trong số đó, có một số điểm thay đổi đáng chú ý về điều kiện để được tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông, cụ thể như sau: Thứ nhất, ngoài các điều kiện đã được quy định tại Thông tư 55/2012/TT- BGDĐT, đã có quy định mới dành riêng cho cơ sở đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật và sức khỏe, cụ thể là: - Bên cạnh điều kiện chung là đã và đang tổ chức chương trình đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ ít nhất ba khóa liên tục, cơ sở giáo dục đại học khối ngành nghệ thuật đã niêm chế hình thức chính quy được ít nhất ba khóa liên tục khi quyết định đào tạo liên thông hình thức chính quy cũng được xem là đủ điều kiện để được đào tạo liên thông. - Các cơ sở giáo dục đại học khối ngành sức khỏe phải đảm bảo thêm điều kiện có ít nhất một khóa đào tạo theo hình thức chính quy đã tốt nghiệp. Thứ hai, thay vì phải có Hội đồng để xem xét và công nhận (Hội đồng đào tạo liên thông) theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư 55/2012/TT- BGDĐT, thì nay chỉ cần đã ban hành quy định giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học và công khai trên trang thông tin điện tử của mình, cơ sở giáo dục đại học đã đủ điều kiện để được xem xét cấp phép đào tạo liên thông. Hy vọng rằng quy định mới này sẽ mở ra một hướng đi mới trong ngành giáo dục và đào tạo nước ta, để đào tạo liên thông sẽ được phổ biến và thu hút đông đảo người học hơn. Quyết định 18/2017/QĐ-TTg bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/07/2017.
Học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức?
Trong hệ thống giáo dục hiện đại, học tại chức là một hình thức đào tạo linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của nhiều người. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vậy, học tại chức là gì? Điều kiện để tham gia học tại chức như thế nào? Học tại chức hay còn gọi là học ngoài giờ hành chính, là hình thức đào tạo dành cho những người đã đi làm, không thể tham gia các khóa học chính quy toàn thời gian. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà vẫn đảm bảo công việc hàng ngày. Hình thức này đang ngày càng được quan tâm và khuyến khích bởi các cơ sở giáo dục cũng như doanh nghiệp. (1) Học tại chức là gì? Hiện nay, cụm từ “học tại chức” dần được thay bằng đào tạo “vừa làm vừa học”. Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học được quy định như sau: Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học là hình thức đào tạo nghề nghiệp không tập trung liên tục, theo đó người học tập trung học tập tại địa điểm đào tạo theo từng học kỳ, đợt học; hết học kỳ, đợt học người học tiếp tục làm công việc của mình tại nơi làm việc Như vậy, học tại chức dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp tục học nâng cao trình độ. Các chương trình học tại chức được thiết kế tương tự như các chương trình chính quy, đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp bằng. Lợi ích của việc học tại chức (vừa học vừa làm) - Linh hoạt thời gian: Người học có thể sắp xếp thời gian học phù hợp với lịch làm việc của mình. - Tiết kiệm chi phí: So với các chương trình học chính quy, học tại chức thường có chi phí thấp hơn. - Nâng cao trình độ chuyên môn: Người học có thể áp dụng ngay kiến thức và kỹ năng mới vào công việc, nâng cao hiệu quả công việc. (2) Điều kiện để tham gia học tại chức? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về những điều kiện cần có để tham gia học tại chức. Tuy nhiên có thể tham khảo một số điều kiện dưới đây: - Điều kiện về học vấn: + Tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải có bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) hoặc tương đương để đủ điều kiện đăng ký các chương trình cử nhân tại chức. + Tốt nghiệp đại học: Đối với các chương trình thạc sĩ tại chức, thí sinh cần có bằng tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực liên quan hoặc các ngành khác (có thể yêu cầu bổ sung một số môn học) - Điều kiện về hồ sơ, giấy tờ: Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm đơn xin học, bản sao bằng tốt nghiệp, bảng điểm, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc (nếu có), sơ yếu lý lịch, và các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo. - Điều kiện về sức khỏe: + Sức khỏe tốt: Người học cần có sức khỏe tốt để theo đuổi chương trình học ngoài giờ hành chính, đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và học tập. + Thời gian linh hoạt: Khả năng quản lý thời gian tốt là một yếu tố quan trọng, vì người học cần sắp xếp lịch làm việc và học tập một cách hợp lý. Đối với thời gian học tập, tại điểm b khoản 4 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian học tập đối với hình thức đào tạo đại học vừa học vừa làm như sau: Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo. (3) Một số trường đại học đào tạo học tại chức tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay có rất nhiều trường đại học tuyển sinh hệ vừa học vừa làm. Có thể tham khảo một số trường đại học tại khu vực miền nam thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh vừa học vừa làm năm 2024, bao gồm: - Đại học Bách khoa TP.HCM - Đại học Ngân hàng TP.HCM - Đại học Lao động xã hội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Kiến trúc TP.HCM - Đại học Tài chính – Marketing - Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - Đại học Mở TP.HCM - Đại học Luật TP.HCM - Đại học Nông Lâm TP.HCM - Đại học Mỹ thuật TPHCM - Đại học Giao thông Vận tải - Đại học Sư phạm TP.HCM - Đại học Kinh tế TP.HCM - Đại học Kinh tế - Luật - Học viện hàng không - Đại học Sài Gòn - Đại học Sư phạm TP.HCM - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Đại học Văn hóa TP.HCM Tóm lại, học tại chức hay còn được gọi là hệ vừa học vừa làm, là hình thức học ngoài giờ hành chính, là hình thức đào tạo dành cho những người đã đi làm, không thể tham gia các khóa học chính quy toàn thời gian. Bên cạnh đó, pháp luật không có quy định cụ thể về điều kiện học tại chức, tuy nhiên các thí sinh vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về học vấn, thời gian, sức khỏe và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi đăng ký học.
Mới: Bằng đại học sẽ không bắt buộc ghi loại hình đào tạo từ 1/3/2020
Là nội dung được quy định tại Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định về nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bàng giáo dục đại học. Thông tư có hiệu lực từ 01/3/2020 thay thế Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT Theo đó, 10 nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học gồm: 1. Tiêu đề: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương). 3. Ngành đào tạo. 4. Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng. 5. Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng. 6. Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng. 7. Hạng tốt nghiệp (nếu có). 8. Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng. 9. Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định; 10. Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng. Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT có những điểm nổi bật so với quy định hiện hành như sau: - Thứ nhất, theo quy định hiện hành (Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT) người tốt nghiệp sẽ được phân biệt về xếp loại bằng tốt nghiệp theo các mức gồm: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình nhưng nội dung của thông tư mới lại Bổ sung mục là “Hạng tốt nghiệp” (nếu có) trên bằng tốt nghiệp đại học. - Thứ hai, nội dung trên văn bằng không còn thể hiện hình thức đào tạo gồm: chính quy, vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn Như vậy, bằng tốt nghiệp đại học sẽ không ghi loại hình "chính quy" hay “Học từ xa”, “Tự học có hướng dẫn” như quy định hiện hành. Tuy nhiên Cần chú ý: - Thông tư quy định trên nội dung chính phụ lục văn bằng, thông tin văn bằng sẽ gồm: tên cơ sở giáo dục đh cấp bằng chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo. - Cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật. => Vậy trên phụ lục văn bằng hình thức đào tạo vẫn được thể hiện. Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Sự thay đổi trong quy định về điều kiện tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định về đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học; đồng thời thay thế Thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 08/2015/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT – dưới đây gọi là Thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ). Trong số đó, có một số điểm thay đổi đáng chú ý về điều kiện để được tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông, cụ thể như sau: Thứ nhất, ngoài các điều kiện đã được quy định tại Thông tư 55/2012/TT- BGDĐT, đã có quy định mới dành riêng cho cơ sở đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật và sức khỏe, cụ thể là: - Bên cạnh điều kiện chung là đã và đang tổ chức chương trình đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ ít nhất ba khóa liên tục, cơ sở giáo dục đại học khối ngành nghệ thuật đã niêm chế hình thức chính quy được ít nhất ba khóa liên tục khi quyết định đào tạo liên thông hình thức chính quy cũng được xem là đủ điều kiện để được đào tạo liên thông. - Các cơ sở giáo dục đại học khối ngành sức khỏe phải đảm bảo thêm điều kiện có ít nhất một khóa đào tạo theo hình thức chính quy đã tốt nghiệp. Thứ hai, thay vì phải có Hội đồng để xem xét và công nhận (Hội đồng đào tạo liên thông) theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư 55/2012/TT- BGDĐT, thì nay chỉ cần đã ban hành quy định giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học và công khai trên trang thông tin điện tử của mình, cơ sở giáo dục đại học đã đủ điều kiện để được xem xét cấp phép đào tạo liên thông. Hy vọng rằng quy định mới này sẽ mở ra một hướng đi mới trong ngành giáo dục và đào tạo nước ta, để đào tạo liên thông sẽ được phổ biến và thu hút đông đảo người học hơn. Quyết định 18/2017/QĐ-TTg bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/07/2017.