Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự
Đơn khởi kiện vụ án dân sự có những nội dung chính nào? Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự Căn cứ theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đơn khởi kiện vụ án dân sự có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tiếp đó, ngày khởi kiện được tính như sau: - Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến. - Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn. - Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tóm lại: Thứ nhất, Đơn khởi kiện có các nội dung chính nêu trên. Bên cạnh đó, người khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Thứ hai, ngày khởi kiện được xác định dựa vào phương thức mà người khởi kiện nộp đơn khởi kiện.
Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?
Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào? Theo căn cứ tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây: - Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; - Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; - Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; - Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án; - Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; - Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; - Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Theo căn cứ tại Điều 215 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau: (1) Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. (2) Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. (3) Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. (4) Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết. (5) Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tóm lại: Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ trên và có 05 hậu quả pháp lý khi Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Trường hợp đương sự vắng mặt Thẩm phán có phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại?
Liên quan đến trường hợp khởi kiện vụ án dân sự không ít có những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, khi nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Vậy, trong trường hợp đương sự vắng mặt Thẩm phán có phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại? Căn cứ Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện như sau: 1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. 2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp. 4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây: - Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp; - Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án. 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết. 6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây: - Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện; - Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện. 7. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng. Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử trong vụ án dân sự? Căn cứ Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau: 1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau: a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác; - Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng; - Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án; - Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: - Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; - Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; - Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; - Đưa vụ án ra xét xử. 4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Do đó, về nguyên tắc thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
1 bị đơn cho 2 vụ án khác nhau, nguyên đơn phải kiện thế nào?
Có nhiều trường hợp 1 nguyên đơn muốn kiện 1 bị đơn nhưng lại có 2 vấn đề khác nhau cần giải quyết. Như vậy, trường hợp này nguyên đơn phải nộp mấy đơn khởi kiện? Nguyên đơn có nộp cùng lúc 2 đơn khởi kiện 1 người cho 2 vụ án khác nhau không? Giải thích các khái niệm Vụ án dân sự Việc các chủ thể xảy ra các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội khác, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”. Khởi kiện vụ án dân sự Hiện nay pháp luật không quy định khái niệm khởi kiện vụ án dân sự, nhưng có quy định về quyền khởi kiện của các chủ thể của các quan hệ pháp luật. Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, có thể hiểu khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đương sự trong vụ án dân sự Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó: - Nguyên đơn là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. - Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 1 nguyên đơn được khởi kiện 1 bị đơn cùng lúc 2 vụ án khác nhau không? Theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau: - Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. - Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Theo Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định phạm vi khởi kiện như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Đồng thời, tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhập hoặc tách vụ án như sau: - Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. - Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật. - Khi nhập hoặc tách vụ án, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, - Nếu 1 nguyên đơn khởi kiện 1 bị đơn với 2 quan hệ pháp luật khác nhau thì nguyên đơn có quyền nộp 2 đơn khởi kiện 2 vụ án khác nhau. Tuy nhiên, nếu các quan hệ pháp luật đó có liên quan với nhau thì nguyên đơn có thể kiện bị đơn trong cùng 1 vụ án để thuận tiện trong quá trình giải quyết. Đồng thời, sau khi thụ lý, Toà án sẽ xem xét các quan hệ pháp luật và quyết định nhập, tách vụ án để việc giải quyết được phù hợp và thuận tiện hơn. - Nếu 1 nguyên đơn khởi kiện nhiều bị đơn trong cùng một quan hệ pháp luật thì nguyên đơn kiện trong cùng 1 vụ án. - Nếu 1 nguyên đơn khởi kiện nhiều bị đơn trong nhiều quan hệ pháp luật khác nhau thì nguyên đơn khởi kiện theo từng vụ án khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự Quyền và nghĩa vụ chung của đương sự Theo Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: - Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. - Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. - Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. - Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 -. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. - Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. - Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. - Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành. - Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. - Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. - Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. - Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. - Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng. - Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. - Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. - Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định. - Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn Theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau: - Các quyền, nghĩa vụ chung của đương sự. - Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau: - Các quyền, nghĩa vụ chung của đương sự. - Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. - Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn. - Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn. - Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác. Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi 1 nguyên đơn được khởi kiện 1 bị đơn cùng lúc 2 vụ án khác nhau không? Người đọc có thể tham khảo để cập nhật các quy định pháp luật.
Bản tự khai là gì? Tải mẫu bản tự khai dành cho bị đơn năm 2024
Trong quá trình khởi tố vụ án tố tụng dân sự, bị đơn sẽ tự mình khai về sự việc dẫn tới tranh chấp dân sự vào mẫu để phục vụ quá trình kiện tụng. Sau đây là mẫu bản tự khai dành cho bị đơn năm 2024. 1. Bị đơn vụ án dân sự là ai? Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự trong vụ việc dân sự gồm: - Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. - Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. - Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Theo đó, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. 2. Bị đơn vụ án dân sự có quyền và nghĩa vụ gì? Bị đơn trong vụ án dân sự có quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm: - Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. + Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. + Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. + Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. + Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. + Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. + Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. + Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. + Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. + Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. + Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. + Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành. + Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. + Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. + Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. + Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này. + Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. + Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. + Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. + Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng. + Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. + Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. + Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này. + Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định. + Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định. - Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. - Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. - Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. - Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác. 3. Mẫu bản tự khai của bị đơn trong vụ án dân sự tải Mẫu bản tự khai của bị đơn Mẫu bản tự khai của bị đơn là một văn bản quan trọng trong quá trình tố tụng, bị đơn phải tự lập và trình bày bản tự khai trước cơ quan tòa án hoặc các cơ quan quản lý pháp luật. Bản tự khai của bị đơn dùng để cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về các sự kiện liên quan đến vụ án dân sự, tạo nên một lịch sử chi tiết để hỗ trợ quá trình xét xử. Trong bản tự khai, bị đơn nêu rõ các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, và nghề nghiệp, mà còn trình bày một cách tỉ mỉ về các sự kiện diễn ra trong ngữ cảnh của vụ án.
Rút kinh nghiệm khiếu kiện tranh chấp QSDĐ, di dời tài sản theo thủ tục giám đốc thẩm
Đây là một vụ án tranh chấp phức tạp với nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan từ năm 1985 đến năm 2020. Thông qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSNDTC thông báo rút kinh nghiệm về những sai sót, vi phạm đối với vụ án: "Tranh chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu di dời tài sản, vật kiến trúc trên đất, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là bà Lâm Thị C với bị đơn là bà Nguyễn Thị Bích L, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ủy ban nhân dân huyện PQ, ông Nguyễn Việt D, Công ty LT và một số người khác. 1. Tóm tắt vụ án Năm 1975 huyện ủy PQ cấp cho bố mẹ bà Lâm Thị C là cụ Lâm Văn M và cụ Trần Thị H diện tích đất 40.000 m2 (trong đó có diện tích 11.420,9 m2 đang tranh chấp) tại ấp SĐ, xã DT, huyện PQ, tỉnh KG. Trên đất có trồng một số cây lâu năm như: Dừa, Mít, Tràm bông vàng... Năm 1985, UBND huyện PQ đã mượn một phần đất trên để xây dựng lò gốm, việc mượn không lập văn bản, giấy tờ. Năm 1993, do không không hiệu quả nên đã sang nhượng cho ông Huỳnh Văn M. Năm 1996, ông M cho người chặt phá cây do gia đình bà trồng nên đã xảy ra tranh chấp. Năm 1998, ông Huỳnh Văn M được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó có cả đất tranh chấp). Quá trình khiếu nại UBND huyện PQ ra Quyết định 488/1999/QĐ-UB ngày 09/7/1999, không công nhận khiếu nại của bà C, ngày 22/8/2000 Thanh tra tỉnh KG công nhận quyết định trên. Bà C cho rằng việc giải quyết trên là trái quy định pháp luật, tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà và ông M chưa được cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết. Việc ông M chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho Công ty cổ phần LT vào năm 2004, năm 2015 Công ty cổ phần LT chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Bích L, năm 2020 bà L chuyển nhượng cho anh Nguyễn Việt D là không đúng quy định pháp luật. Yêu cầu khởi kiện ra Tòa án Đơn kiện của bà C có những yêu cầu như sau: Buộc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện PQ cấp cho ông Huỳnh Văn M. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông M với Công ty công phần LT và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh KG đã cấp cho Công ty cổ phần LT. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Công chứng ngày 07/8/2015 giữa Công tỵ cổ phần LT với bà Nguyễn Thị Bích L. Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện PQ đã cấp cho bà Nguyễn Thị Bích L ngày 03/9/2015. Hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Nguyễn Thị Bích L với anh Nguyễn Việt D được công chứng ngày 06/01/2020. Hủy đăng ký biến động quyền sử dụng đất cho anh Nguyền Việt D ngày 09/01/2020. Giữ nguyên hiện trạng quyền sử dụng diện tích đất 11.420,9m2 tọa lạc tại ấp SĐ, xà DT, huyện PQ cho bà và công nhận quyền sử dụng đất nêu trên cho bà. 2. Quá trình giải quyết tại Tòa án Bản án sơ thẩm tại TAND tỉnh KG - Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Lâm Thị C - Chấp nhận yêu cầu độc lập anh Nguyễn Việt D. Theo đó, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Nguyễn Thị Bích L với anh Nguyền Việt D được công chứng, chứng thực ngày 06/01/2020, đăng ký biến động quyền sử dụng đất ngày 09/01/2020 tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện PQ. - Buộc bà Lâm Thị C giao trả cho anh Nguyễn Việt D diện tích đất 11.420,9 m2 thực hiện giao dịch cho bà Nguyễn Thị Bích L. - Buộc bà Lâm Thị C phải di dời toàn bộ tài sản, công trình, vật kiến trúc, cây trồng ra khỏi diện tích 11.420,9 m2 đất. - Ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn bà Nguyễn Thị Bích L cho lại bà Lâm Thị C giá trị cây trồng trên đất với số tiền 12.714.000 đồng. Bản án phúc thẩm tại TAND cấp cao thành phố H - Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của bà Lâm Thị C. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm của TAND tỉnh KG. - Ngày 15/1/2021, bà Lâm Thị C có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm trên. - Ngày 04/11/2021, TAND tối cao có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm của TAND cấp cao tại Thành phố H, đề nghị: Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh KG. 3. Rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát vụ án Thứ nhất: UBND huyện bán đấu giá toàn bộ xí nghiệp cho ông M nhưng không có nội dung giao đất. Ngày 12/12/1995, ông M có đơn xin cấp 27.852m2 đất trong đó có diện tích đất đang tranh chấp. Ngày 20/11/1998, UBND huyện PQ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông M trong khi đất đang có tranh chấp chưa được giải quyết là không đúng với quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Đất đai 1993. Thứ hai: UBND huyện PQ không công nhận khiếu nại của bà C. Thanh tra tỉnh KG công nhận Quyết định của UBND huyện PQ là không đúng thẩm quyền được quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai 1993. Thứ ba: Căn cứ vào Biên bản xác minh hoa màu và cây trái trên phần đất giao thì trên đất tranh chấp có một số cây trồng lâu năm, bà C cho rằng những cây trồng lâu năm này do bà trồng từ năm 1975 và năm 1996. Các cấp Tòa án chưa xác minh làm rõ diện tích đất có cây trồng lâu năm có phải do bà C trồng để xem xét công nhận quyền sử dụng phần đất này cho bà C. Tòa án các cấp căn cứ vào Quyết định của UBND huyện PQ và Thanh tra tỉnh KG giải quyết không đúng thẩm quyền đề giải quyết vụ án, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà C là không có căn cứ, không đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn. Thứ tư: Các quyết định giải quyết khiếu nại mà bà C muốn được giao quyền sử dụng đất gồm 0,65 ha thì bà C phải lập thủ tục đề nghị giao đất theo quy định, nếu muốn giao thêm diện tích đất để canh tác thì sẽ được UBND huyện xem xét giao đất tại vị trí khác ngoài thửa đất 0,65 ha đang tranh chấp. Tuy nhiên, sau khi có Quyết định giải quyết khiếu nại thì bà C có đơn đề nghị giao thêm đất hay không? Đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét hay chưa? Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm cũng chưa xác minh làm rõ để có căn cứ giải quyết vụ án nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà C. Thứ năm: Về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Nguyễn Thị Bích L với anh Nguyễn Việt D được Văn phòng Công chứng N K. tỉnh KG công chứng, chứng thực ngày 06/01/2020 đà vi phạm điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013. do đất chuyển nhượng có tranh chấp, đang được TAND tỉnh KG thụ lý, giải quyết nên không công nhận hợp đồng công chứng trên. Từ vụ án trên, VKSNDTC thông báo để các VKSND các cấp nghiên cứu cùng rút kinh nghiệm chung, nhằm nhận diện được các vi phạm tương tự ặê thực hiện tốt chức năng kiểm sát của Ngành theo quy định của pháp luật.
Bị tạm đình chỉ vụ án dân sự quá lâu nguyên đơn phải làm gì?
Chào luật sư. Xin làm ơn cho tôi hỏi vụ án dân sự bị tạm đình chỉ khoảng gần 4 tháng vì chờ công an khu vực xác minh địa chỉ bị đơn. Trong trường hợp vụ án bị đình chỉ quá lâu nguyên đơn phải làm gì ? Xin cám ơn luật sư.
Chào luật sư xin cho tôi hỏi Cách đây 10 năm tôi bị 1 người làm giám đốc cty tnhh 1 thành viên lừa vay 530 triệu rồi bỏ trốn . Tôi thưa công an kinh tế và họ tìm ra địa chỉ người này ở đồng Nai. Sau đó mẹ của người vay đứng ra nhận trả cho tôi tháng lúc 5 triệu ,có tháng 3 triệu và đã trả hơn 300 triệu .từ khi có dịch thì kg trả nữa. Bà chỉ nhận trả nợ bằng miệng. Tôi kiện con bà ra toà. toà xác định bà mẹ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Toà triệu tập nhưng họ kg lên. Vụ án của tôi đã bị tạm đình chỉ gần 3 tháng vì toà đang nhờ công an phường xác minh địa chỉ của họ. Cho tôi hỏi 1/ Bà mẹ tại sao được xác định là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Bà có phải trả nợ cho tôi không? 2/ Viện kiểm sát, Chánh án có hàng tháng kiểm tra những vụ án tạm đình chỉ quá lâu ? Và họ có đốc thúc thẩm phán giải quyết ? 3/ Nếu vụ án của tôi bị đình chỉ quá lâu tôi phải làm gì ? Liên hệ với ai ? Vì lúc trước thẩm phán ,thư kí có yêu cầu tôi hổ trợ tiền để làm chi phí xác minh địa chỉ bị đơn nhưng tôi nói tôi sẽ hổ trợ sau khi vụ án được xử .xin cám ơn luật sư
Chào luật sư.Khi 1 vụ án dân sự bị đình chỉ quá lâu thì nguyên đơn phải làm gì ? Chánh án ,viện kiểm sát có kiểm soát những vụ án dân sự bị đình chỉ quá lâu không .xin cám ơn luật sư
Chào luật sư. Xin luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp tạm đình chỉ vụ án dân sự quá lâu tôi phải làm gì ? Tôi phải liên hệ với ai toà án, viện kiểm sát để bảo vệ quyền lợi của mình ?. Viện kiểm sát có thường xuyên kiểm tra những vụ án dân sự bị tạm đình chỉ quá lâu kg? Vụ án của tôi bị tạm đình chỉ hơn 2 tháng vì toà nhờ công an phường xác minh địa chỉ bị đơn. Xin cám ơn luật sư
Thời gian tạm đình chỉ vụ án dân sự?
Xin chào luật sư.tôi có vụ kiện đòi nợ. Thẩm phán đang tạm đình chỉ để xác minh địa chỉ bị đơn .vụ kiện của tôi đã bị tạm đình chỉ gần 2 tháng. Tôi xin hỏi 1. Nếu chờ quá lâu tôi phải làm gì ? Liên hệ ai để hỏi 2. Thẩm phán có quyền ngâm hồ sơ ? Viện kiểm sát , Chánh án có kiểm tra những vụ bị tạm đình chỉ ? Xin cám ơn luật sư
Kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, nhà cửa - Minh họa Để nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp QSDĐ, tranh chấp quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu nhà gắn liền với QSDĐ, VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn 32/HD-VKSTC hướng dẫn một số nội dung đáng chú ý về tố tụng, về nội dung của các vụ án. Cụ thể: Về Tố tụng, VKSNDTC hướng dẫn các nội dung liên quan đến: 1. Xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án 2. Thời hiệu khoiả kiện 3. Điều kiện thụ lý vụ án (đối với vụ án tranh chấp QSDĐ và đối với vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà) 4. Thẩm quyền giải quyết vụ án (đối với vụ án tranh chấp QSDĐ và đối với vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà) Về Nội dung các vụ án tranh chấp QSDĐ, VKSNDTC hướng dẫn các nội dung liên quan đến: 1. Lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án như: - Xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ - Xem xét nguồn gốc, hiện trạng và quá trình SDĐ tranh chấp - Xác định ranh giới đất - Trường hợp tranh chấp do chủ SDĐ cũ đòi lại QSDĐ người khác đang quản lý, sử dụng - Áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp 2. Những vi phạm phổ biến trong việc giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ như: - Không xác định đúng, đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Không xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ nên kết luận không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án - Không tiến hành thẩm định tịa chỗ dẫn đến tuyên bản án không thể thi hành án - Giải quyết tranh chấp vượ quá yêu cầu khởi kiện của đương sự - Không xem xét công sức quản lý, duy trì, tôn tạo làm tăng giá trị QSDĐ Về nội dung các vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà, VKSNDTC hướng dẫn các nội dung liên quan đến: 1. Một số vấn đề lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án 2. Những vi phạm phổ biến trong việc giải quyết vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà như: - Xác định không đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Đánh giá chứng cứ không khách quan, toàn diện - Áp dụng pháp luật không đúng - Không tính công sức duy trì, tôn tạo nhà và quyền tự định đoạt của đương sự Xem chi tiết hướng dẫn cụ thể từng nội dung tại file đính kèm.
Hỏi về vụ án dân sự tuyên hợp đồng đổi đất vô hiệu?
Xin chào các luật sư và các ban! Gia đình tôi có vụ án dân sự đang có nhiều vấn đề xảy ra rất mong các luật sư và cộng đồng các bạn hiểu luật chia sẻ tư vấn giúp tôi. Tôi xin kể trình bay như sau: 1. Bố chồng tôi là Ông Duy có mảnh đất 4000m2 mua từ năm 2003 nhưng chưa làm sổ đỏ. Ông có giao cho chồng tôi là Anh Đồng chăn nuôi chồng trọt sử dụng. Ông có nói với Anh Đồng là cho vợ chồng tôi để làm ăn kinh tế (có phác thảo nháp) không có bản chính thức vì ông chưa công bố 2. Ông Lê có mảnh đất thầu 8000m2 (thầu 20 năm cứ 5 năm lại thầu lại 1 lần) Ông Lê này đứng ra thầu cá nhân 3. Con rể của ông Lê có họ hàng với nhà tôi rất nhiều lần muốn mua lại mảnh đất nhà tôi, hoặc thuê nhưng gia đình tôi không cho thuê và cũng không bán. Gia đình tôi không ở đó mà nhờ anh em họ hàng trông giúp thỉnh thoảng nhà tôi mới về. Ông Lê tìm mọi cách dụ dỗ chồng tôi đổi mảnh 4000m2 (đất lâu dài) chưa có sổ đỏ lấy mảnh của ông Thầu của UBND xã 8000m2. Do chồng tôi kém hiểu biết kết hợp Anh em họ hàng nên chồng tôi không kiểm đinh. "Do ông nói với chồng tôi là mảnh đất của ông có sổ muốn làm dự án thì vay vốn ngân hàng rất dễ . Cháu chỉ cần làm thủ tục với UBND xã là xong" 2 mảnh đất ở 2 tỉnh khác nhau nên Ông Lê đã ra UbND xã làm thủ tục chuyển nhương cho chồng tôi thầu lại và cầm hợp đồng đó về cho chồng tôi ký chứ không ký trực tiếp ở UBND xã. Đồng thời ông làm một hợp đồng đổi đất (Đất của Ông Duy - đổi lấy đất của Ông) vì ông nói là bố chồng tôi (Ông Duy) đã cho rồi mà chỉ có bản copy thôi. Ông Lê đã mang bản copy đó ra UBND xã nhờ chủ tịch ký xác nhận chữ ký vào biên bản bàn giao đất của chồng tôi cho ông Lê (mặc dù chồng tôi không có ở đó). Ông Lê đưa cho chồng tôi ký trước. Trong giấy tờ sổ kê mục, sổ địa chính mảnh đất vẫn đứng tên bố chồng tôi là Ông Duy và các giấy tờ chồng tôi đưa cho Ông Lê xem là bản copy (không có công chứng) mà chủ tịch xã vẫn xác nhận chữ ký của chồng tôi là đúng. Do có bản xác nhận này Ông Lê đã vào mảnh đất của nhà tôi để ở Khi thẩm định mảnh đất ở Thanh Hà thì phát hiện ra mảnh đất này Ông Lê đang và đã cho người ta thuê lại mảnh đất này 8 năm và họ vẫn đang sử dụng Vậy tôi rất muốn các luật sư và cộng đồng luật tư vấn: - Chủ tịch xã có sai trong việc xác nhận chữ ký của chồng tôi (dù chồng tôi không có mặt) nội dung bàn giao đất thì đất không có tên chồng tôi mà chủ tịch xã vẫn bỏ qua mà ký xác nhận vào. Giờ dẫn đến Ông Lê căn cứ mảnh đất này do xã ký ông ý đã vào sử dụng đất nhà tôi 2 năm nay phá vỡ quy hoạch, vườn, nhà cửa - Ông Lê này có phải tội lừa đảo : Đất không phải của ông ý chỉ là đất thầu của nhà nước . Khi ký với chồng tôi ông đóng dấu pháp Nhân ông làm giám đốc vậy có phải công ty ông ý ko có đất, đất thầu đang cho người khác thuê lại mà vẫn chuyển nhượng cho chồng tôi Đến nay gia đình tôi vẫn đang chờ Tòa phán xét. Rất mong mọi người tư vấn. Xin cảm ơn mọi người
Những vụ kiện dở khóc dở cười từng xảy ra trên thế giới!
Những vụ kiện tụng kỳ lạ trên thế giới - Minh họa Dạo quanh Internet, mình vô tình tìm được vài vụ kiện tụng lạ lùng xảy ra trên khắp thế giới! Từ chuyện kiện vì độ dài bánh sandwich không như hình quảng cáo, kiện vì ly cà phê quá nóng cho đến kiện vì vợ sinh con quá xấu! Xin trích dẫn vài vụ án như vậy để DanLuat cùng giải trí và nghiên cứu! 1. Kiện vì ly cà phê quá nóng Starbucks nổi tiếng là một trong số những hãng cà phê bị khách hàng đâm đơn kiện nhiều nhất trong lịch sử ngành tư pháp Mỹ. Trong vụ này, Starbucks đã bị một viên cảnh sát tên là Raleigh đâm đơn kiện và đòi bồi thường750.000 đô la (khoảng 17 tỷ đồng) với cáo buộc hãng này đã làm đồ uống quá nóng khiến mình bị bỏng. Tuy nhiên, nhiều người chứng kiến cho biết ông này đã cố tình để cà phê đổ lên người thay vì bị bỏng do sự cố bung nắp đậy.Vụ án khép lại khá êm thắm với một tách cà phê miễn phí bồi thường cho nguyên đơn. 2. Kiện vợ vì sinh con quá xấu Anh Jian Feng đến từ Trung Quốc đã rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi vợ sinh hạ một đứa con “xấu tới mức khó tin”. Ban đầu, anh thậm chí còn ngờ vực rằng vợ mình đã ngoại tình với 1 người đàn ông xấu xí nào khác. Không chịu nổi sự chì chiết của chồng, vợ của Jian Feng đành thừa nhận rằng mình đã phẫu thuật thẩm mỹ với mức giá 100.000USD trước khi tới với anh. Quá choáng váng, anh Jian Feng đã đâm đơn kiện cô vợ ra tòa vì tội "lừa đảo để anh kết hôn" và được bồi thường hơn 120.000USD. 3. Kiện vì bánh sandwich không dài như quảng cáo Sau khi mua chiếc sanwich từ 1 cửa hàng gần nhà, anh Nguyen Buren (đến từ Chicago, Mỹ) đã vô cùng thất vọng khi phát hiện chiếc bánh chỉ có độ dài 11 inches (khoảng 28cm) chứ không phải 12 inches (khoảng 30,5cm) như quảng cáo. Tức giận vì bị lừa, Nguyen Buren đã đâm đơn kiện cửa hàng vì cho rằng cửa hàng đã "cố tình gian lận, dối trá và có hình thức quảng cáo, bán hàng không phù hợp". Báo chí sau đó không đưa thêm tin tức, dường như anh này đã thất bại trong vụ kiện! 4. Kiện Google Maps vì chỉ đường sai Lauren Rosenberg, một phụ nữ người Mỹ đã quyết định đệ đơn kiện Google Maps vì đã chỉ dẫn sai đường khiến cô gặp tai nạn. Số là Lauren quyết định sử dụng dịch vụ bản đồ Google để đi bộ từ thành phố Park City. Tuy nhiên, chỉ dẫn của Google Maps lại dẫn cô đến một cao tốc 4 làn đường đầy xe cộ và hoàn toàn không có vỉa hè dành cho người đi bộ. Kết quả là Lauren bị thương nhẹ do bị một chiếc xe ô tô quẹt trúng. Sau khi về nhà an toàn, cô gái này quyết định kiện cả Google Maps lẫn cả người đâm phải mình và đòi 100.000 đô la tiền bồi thường (khoảng 2,2 tỷ đồng). 5. Bị kiện vì dạy Thuyết tiến hóa khi mọi người tin vào Kinh thánh Vụ kiện ở Mỹ này còn có tên gọi là Scope Trials. Năm 1925, một giáo viên trung học tên John Scopes bị kiện vì cố tình giảng dạy học thuyết tiến hóa Darwin tại một trường trung học ở bang Tennessee (Mỹ). Vào thời điểm đó, việc dạy học thuyết tiến hóa được xem là phạm pháp vì bị cho là “đi ngược lại với niềm tin tuyệt đối vào Kinh thánh”. Phiên tòa đã trở thành một sự kiện thu hút sự theo dõi của giới truyền thông và người dân Mỹ vào thời đó và thu hút hai luật sư nổi tiếng là Clarence Darrow và William Jennings Bryan tham gia tranh luận. Phiên tòa kết thúc với phần thắng nghiêng về luật sư bào chữa Darrow và thân chủ của ông – Scopes chỉ phải chịu mức xử phạt tối thiểu tượng trưng 100 đô la (2,5 triệu đồng). Sưu tầm
Viện cấp cao 3 rút kinh nghiệm vụ án Tranh chấp quyền sử dụng đất
Viện cấp cao 3 rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp đất đai - Minh họa Ngày 18/5/2021, VKSNDCC tại TP. HCM ra Thông báo 24/TB-VC3-DS rút kinh nghiệm vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữ nguyên đơn ông Nguyễn Chí Thiện với bị đơn ông Ngô Hồng Thái, bà Lê Thị Tròn. Vụ án này bị tuyên hủy án Phúc thẩm và Sơ thẩm để giải quyết lại. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: - Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, ông Thiện cho rằng ông Thái và bà Tròn (là người đang quản lý, sử dụng thửa đất tiếp giáp) đã lần chiếm phần đất của mình. => Ông khởi kiện yêu cầu phải tháo dỡ, di dời công trình kiến trúc xây dựng trên dất để trả lại phần đất lần chiếm. - Ông Thái, bà Tròn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông Thiện vì cho rằng ông bà là ngươi quả lý, sử dụng thửa đất liền kề và không lấn chiếm. Tòa sơ thấp chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Thiện. Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của ông Thái, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Xem chi tiết nội dung vụ án và phần rút kinh nghiệm tại file đính kèm.
Thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ việc dân sự
Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm việc dân sự: “Yêu cầu xác định phần quyền sở hữu tài sản chung vợ chồng để thi hành án” giữa người yêu cầu là ông Nguyễn Văn T - Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ với người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự là vợ chồng bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B, bị TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy quyết định của cấp sơ thẩm để thụ lý, giải quyết lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật. Ảnh minh họa: Kinh nghiệm giải quyết vụ việc dân sự 1. Tóm tắt nội dung việc dân sự Bà Phạm Thị A có nghĩa vụ thi hành án theo nội dung Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 05/2016/QĐST-DS của TAND huyện C, tỉnh Đ nên ngày 23/02/2016, Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ ban hành Quyết định thi hành án số 461/QĐ-CCTHADS để thi hành. Tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của bà Phạm Thị A, ông Nguyễn Văn T nhận thấy quyền sử dụng đối với thửa đất số 163, tờ bản đồ số 9a, diện tích 40m2, tại huyện C, tỉnh Đ là tài sản chung của vợ chồng bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B theo nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BR647481 của UBND huyện C, tỉnh Đ. Do vậy, ngày 06/9/2016, ông Nguyễn Văn T gửi đơn yêu cầu TAND huyện C thụ lý, giải quyết việc dân sự: “Yêu cầu xác định phần quyền sở hữu tài sản và phần quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung của vợ chồng để thi hành án” nhằm xác định phần quyền sở hữu tài sản của bà Phạm Thị A trong khối tài sản chung vợ chồng đối với thửa đất số 163 nêu trên. Ngày 01/12/2016, TAND huyện C tiến hành xác minh tại địa chỉ của bà Phạm Thị A được ghi trong đơn yêu cầu của ông Nguyễn Văn T thì được chính quyền địa phương cung cấp: Bà Phạm Thị A đã chuyển đến cư trú tại huyện E, tỉnh Đ. Sau đó, TAND huyện C ủy quyền cho TAND huyện E xác minh tại địa chỉ Thôn 5, xã X, huyện E nhưng kết quả không có ai là Phạm Thị A và Vũ Văn B sinh sống tại đây. Hết thời gian ấn định nêu trên, TAND huyện C nhận định: Người yêu cầu là ông Nguyễn Văn T không cung cấp được địa chỉ của người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự là bà Phạm Thị A nên thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự, từ đó ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu. 2. Quá trình giải quyết của Tòa án Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu số 27/2017/QĐST-VDS ngày 03/5/2017 của TAND huyện C quyết định: “Đình chỉ giải quyết việc dân sự thụ lý số 40/2017/TLST-VDS ngày 03/02/2017 về việc xác định quyền sở hữu tài sản và phần q uyền sử dụng đất để thi hành án giữa: Người yêu cầu: Ông Nguyễn Văn T. Chức vụ: Chấp hành viên. Địa chỉ: Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ. Người bị yêu cầu: Bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B. Địa chỉ: Thôn 8, xã K, huyện C, tỉnh Đ….” Ngày 26/7/2017, Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu số 27/2017/QĐST-VDS ngày 03/5/2017 của TAND huyện C, tỉnh Đ. Quyết định giám đốc thẩm số 26/2020/DS-GĐT ngày 09/6/2020 của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 06/2020/KN-DS 16/3/2020 của Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng, hủy Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu số 27/2017/QĐST-VDS của TAND huyện C; giao hồ sơ việc dân sự cho TAND huyện C nhận lại đơn yêu cầu và thụ lý, giải quyết lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật. 3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm Người yêu cầu – ông Nguyên Văn T đã căn cứ vào địa chỉ của bà Phạm Thị A là tại xã K, huyện C được thể hiện trong Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 05/2016/QĐST-DS của TAND huyện C và Quyết định thi hành án số 461/QĐ-CCTHDS của Chi cục Thi hành án dân sự huyện C để ghi trong Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là theo đúng địa chỉ của người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự. Quá trình giải quyết việc dân sự, TAND huyện C tiến hành xác minh tại địa chỉ nơi đăng ký thường trú và địa chỉ nơi mới chuyển đến của bà Phạm Thị A đều có kết quả là bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B không cư trú, không có mặt ở những địa chỉ này. Như vậy, ông Nguyễn Văn T đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự - bà Phạm Thị A, nhưng vợ chồng bà Phạm Thị A đã thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú, làm cho ông Nguyễn Văn T không biết được, nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ… Trường hợp này, căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, thì TAND huyện C không trả lại đơn yêu cầu mà xác định người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự cố tình giấu địa chỉ để tiến hành thụ lý, giải quyết việc dân sự nêu trên theo thủ tục chung. Thế nhưng, TAND huyện C lại áp dụng điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự, quy định về trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật để đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu là không đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi thụ lý, giải quyết việc dân sự nêu trên, TAND huyện C xác định bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B tham gia tố tụng với tư cách là người bị yêu cầu là không đúng quy định của pháp luật, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tố chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”, không có người bị yêu cầu. Theo Cổng thông tin điện tử VKSNDTC
14 tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Ảnh minh họa: Tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Về nguyên tắc, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện, vì vậy trước khi khởi kiện dân sự, nguyên đơn cần xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa hay không để tránh mất thời gian. Cụ thể, liên quan đến tranh chấp dân sự, dưới đây là các trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án căn cứ tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: 1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. 3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. 4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. 5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. 6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. 8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước. 9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. 10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí. 11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. 12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Xem thêm: Vụ án nào không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Luật áp dụng cho vụ án dân sự trước năm 1995?
Chào các bạn và các luật sư, Theo mình thấy thì BLDS ra đời năm 1995, vậy các vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng hoặc đòi lại tài sản trước năm 1995 thì toà sẽ áp dụng luật nào để xử ? Xin cám ơn.
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, khi bị đơn là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế
ThS. VÕ HOÀNG KHẢI, ThS. CHÂU THANH QUYỀN (TAND tỉnh Hậu Giang) - Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định nhiều trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, trong đó có trường hợp đình chỉ khi bị đơn là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, việc xác định nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay không, hiện có nhiều quan điểm khác nhau, cần có cách hiểu đầy đủ để việc áp dụng pháp luật được thống nhất. Đặt vấn đề Thực tiễn xét xử cho thấy, A khởi kiện B tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, lý do khởi kiện là các bên đã ký kết hợp đồng vay có thời hạn, hợp đồng được xác lập bằng văn bản. Quá trình thực hiện hợp đồng, A đã yêu cầu B thanh toán tiền gốc, lãi theo thỏa thuận nhưng B không thực hiện. Thực tế, B có rất nhiều tài sản, dự tính đủ, thậm chí là dư để thanh toán các khoản nợ cho A nếu A khởi kiện có căn cứ. Tuy nhiên, quá trình Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án, B chết nhưng quyền, nghĩa vụ của B không được thừa kế. Vấn đề đặt ra, hướng xử lý tình huống nêu trên được thực hiện như thế nào để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. 1. Quy định của pháp luật Theo điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi “Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế”. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 74 BLTTDS năm 2015 “Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật bao gồm: (i) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (ii) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; (iii) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Song song đó, theo khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015 quy định “Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 622 BLDS năm 2015 “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Như vậy, trong trường hợp B (bị đơn) chết mà không có những người thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 tham gia tố tụng thì theo điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Khi đó, A (nguyên đơn) không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. 2. Một số quan điểm Quan điểm thứ nhất cho rằng, từ quy định tại Điều 622 BLDS năm 2015 “… thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Như vậy, nếu B có tài sản và đang thiếu nợ A thì tổng tài sản cộng lại của B sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mới thuộc về Nhà nước. Nhưng để xác định B có nghĩa vụ đối với A hay không thì cần phải có bản án, quyết định của Tòa án nhưng về mặt tố tụng (BLTTDS) A (nguyên đơn) không có quyền khởi kiện lại vụ án nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhưng khi áp dụng pháp luật phải tuân theo điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nêu trên. Quan điểm thứ hai cho rằng, do B chết không để lại di chúc, không có người thừa kế theo pháp luật, tuy nhiên, do chưa xác định được “tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản” nên tài sản của B thuộc sở hữu Nhà nước theo Điều 622 BLDS năm 2015. Do đó, A vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án, khi đó cần khởi kiện Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chủ thể nào nhân danh Nhà nước để tham gia tố tụng lại là vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Quan điểm thứ ba cho rằng, mặc dù B không có người thừa kế nhưng thực tế có người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản, khi đó B vẫn có quyền khởi kiện cả Nhà nước và người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản. 3. Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể bị kiện Quan điểm của tác giả, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 “Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền”. Và hầu hết các tài sản được công nhận cho cá nhân sẽ do chính quyền địa phương thực hiện. Ví dụ: Theo Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: (i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (ii) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; (iii) Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. Như vậy, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Do đó, cần thống nhất rằng nếu B đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án là đúng quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên thì cần hiểu theo hướng A vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án liên quan đến việc A cho rằng B có nghĩa vụ đối với mình, khi đó việc xác định Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể bị kiện và nếu có người chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản của B cũng là chủ thể bị kiện. Đây là cách giải quyết có tình, có lý. ** Từ những phân tích nêu trên, tác giả kiến nghị TANDTC có hướng dẫn pháp luật thống nhất theo hướng nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án, khi đó cần có hướng dẫn xác định chủ thể bị kiện một cách cụ thể. Theo Tạp chí tòa án
Rút kinh nghiệm các sai sót trong quá trình xét xử vụ án DS liên quan đến quyền sở hữu
Vụ án DS liên quan đến quyền sở hữu Đây là nội dung chuyên đề của Tiến sĩ: Nguyễn Thúy Hiền – Phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao về rút kinh nghiệm các sai sót trong quá trình xét xử các vụ án dân sự liên quan đến quyền sở hữu. Nội dung gồm các mục sau: I. NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 1. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng BLDS 2015 2. Những điểm mới về tài sản, quyền sở hữu và các biện pháp bảo đảm theo quy định của BLDS 2015 2.1. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản 2.3. Về chiếm hữu 2.4. Về hình thức sở hữu 2.5. Về quyền khác đối với tài sản (quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản) 2.6. Quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ II. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ÁP DỤNG THỐNG NHẤT PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU 1. Về án lệ: Có các án lệ sau liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản 2. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao III. RÚT KINH NGHIỆM CÁC SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU 1. Xác định sai hiệu lực của giao dịch khi các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất không tham gia đầy đủ vào giao dịch 2. Áp dụng sai hoặc không áp dụng Án lệ số 02/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị tài sản 3. Tuyên trả lại giá trị tài sản không đúng trong các tranh chấp về đòi lại tài sản 4. Xác định sai hiệu lực của hợp đồng, từ đó chấp nhận yêu cầu huỷ hợp đồng không đúng 5. Không bảo vệ người thứ ba ngay tình theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2005 6. Sai sót của Tòa án khi không xác định giá ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giả tạo nhằm mục đích trốn thuế 7. Sai sót khi giải quyết vụ án liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo 8. Xác định sai nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng 9. Áp dụng sai khoản 1 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán Xem chi tiết toàn văn tại file đính kèm:
Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự
Đơn khởi kiện vụ án dân sự có những nội dung chính nào? Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này Nội dung chính của đơn khởi kiện vụ án dân sự Căn cứ theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đơn khởi kiện vụ án dân sự có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án bằng cách nào và cách tính ngày khởi kiện ra sao? Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tiếp đó, ngày khởi kiện được tính như sau: - Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến. - Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn. - Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tóm lại: Thứ nhất, Đơn khởi kiện có các nội dung chính nêu trên. Bên cạnh đó, người khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa án bằng 3 cách sau: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Thứ hai, ngày khởi kiện được xác định dựa vào phương thức mà người khởi kiện nộp đơn khởi kiện.
Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?
Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào theo quy định pháp luật? Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào? Theo căn cứ tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây: - Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; - Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; - Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; - Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án; - Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; - Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; - Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Theo căn cứ tại Điều 215 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau: (1) Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. (2) Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. (3) Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. (4) Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết. (5) Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tóm lại: Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ trên và có 05 hậu quả pháp lý khi Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Trường hợp đương sự vắng mặt Thẩm phán có phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại?
Liên quan đến trường hợp khởi kiện vụ án dân sự không ít có những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, khi nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Vậy, trong trường hợp đương sự vắng mặt Thẩm phán có phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại? Căn cứ Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện như sau: 1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. 2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp. 4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây: - Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp; - Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án. 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết. 6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây: - Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện; - Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện. 7. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng. Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử trong vụ án dân sự? Căn cứ Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau: 1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau: a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác; - Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng; - Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án; - Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: - Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; - Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; - Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; - Đưa vụ án ra xét xử. 4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Do đó, về nguyên tắc thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
1 bị đơn cho 2 vụ án khác nhau, nguyên đơn phải kiện thế nào?
Có nhiều trường hợp 1 nguyên đơn muốn kiện 1 bị đơn nhưng lại có 2 vấn đề khác nhau cần giải quyết. Như vậy, trường hợp này nguyên đơn phải nộp mấy đơn khởi kiện? Nguyên đơn có nộp cùng lúc 2 đơn khởi kiện 1 người cho 2 vụ án khác nhau không? Giải thích các khái niệm Vụ án dân sự Việc các chủ thể xảy ra các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội khác, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”. Khởi kiện vụ án dân sự Hiện nay pháp luật không quy định khái niệm khởi kiện vụ án dân sự, nhưng có quy định về quyền khởi kiện của các chủ thể của các quan hệ pháp luật. Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, có thể hiểu khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đương sự trong vụ án dân sự Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó: - Nguyên đơn là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. - Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 1 nguyên đơn được khởi kiện 1 bị đơn cùng lúc 2 vụ án khác nhau không? Theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau: - Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. - Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Theo Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định phạm vi khởi kiện như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Đồng thời, tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhập hoặc tách vụ án như sau: - Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. - Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật. - Khi nhập hoặc tách vụ án, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, - Nếu 1 nguyên đơn khởi kiện 1 bị đơn với 2 quan hệ pháp luật khác nhau thì nguyên đơn có quyền nộp 2 đơn khởi kiện 2 vụ án khác nhau. Tuy nhiên, nếu các quan hệ pháp luật đó có liên quan với nhau thì nguyên đơn có thể kiện bị đơn trong cùng 1 vụ án để thuận tiện trong quá trình giải quyết. Đồng thời, sau khi thụ lý, Toà án sẽ xem xét các quan hệ pháp luật và quyết định nhập, tách vụ án để việc giải quyết được phù hợp và thuận tiện hơn. - Nếu 1 nguyên đơn khởi kiện nhiều bị đơn trong cùng một quan hệ pháp luật thì nguyên đơn kiện trong cùng 1 vụ án. - Nếu 1 nguyên đơn khởi kiện nhiều bị đơn trong nhiều quan hệ pháp luật khác nhau thì nguyên đơn khởi kiện theo từng vụ án khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự Quyền và nghĩa vụ chung của đương sự Theo Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: - Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. - Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. - Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. - Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 -. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. - Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. - Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. - Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành. - Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. - Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. - Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. - Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. - Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng. - Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. - Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. - Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định. - Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn Theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau: - Các quyền, nghĩa vụ chung của đương sự. - Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau: - Các quyền, nghĩa vụ chung của đương sự. - Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. - Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn. - Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn. - Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác. Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi 1 nguyên đơn được khởi kiện 1 bị đơn cùng lúc 2 vụ án khác nhau không? Người đọc có thể tham khảo để cập nhật các quy định pháp luật.
Bản tự khai là gì? Tải mẫu bản tự khai dành cho bị đơn năm 2024
Trong quá trình khởi tố vụ án tố tụng dân sự, bị đơn sẽ tự mình khai về sự việc dẫn tới tranh chấp dân sự vào mẫu để phục vụ quá trình kiện tụng. Sau đây là mẫu bản tự khai dành cho bị đơn năm 2024. 1. Bị đơn vụ án dân sự là ai? Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự trong vụ việc dân sự gồm: - Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. - Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. - Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Theo đó, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. 2. Bị đơn vụ án dân sự có quyền và nghĩa vụ gì? Bị đơn trong vụ án dân sự có quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bao gồm: - Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. + Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. + Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. + Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. + Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. + Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. + Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. + Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. + Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. + Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. + Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. + Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành. + Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. + Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. + Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. + Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này. + Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. + Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. + Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. + Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng. + Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. + Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. + Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này. + Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định. + Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định. - Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. - Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. - Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. - Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác. 3. Mẫu bản tự khai của bị đơn trong vụ án dân sự tải Mẫu bản tự khai của bị đơn Mẫu bản tự khai của bị đơn là một văn bản quan trọng trong quá trình tố tụng, bị đơn phải tự lập và trình bày bản tự khai trước cơ quan tòa án hoặc các cơ quan quản lý pháp luật. Bản tự khai của bị đơn dùng để cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về các sự kiện liên quan đến vụ án dân sự, tạo nên một lịch sử chi tiết để hỗ trợ quá trình xét xử. Trong bản tự khai, bị đơn nêu rõ các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, và nghề nghiệp, mà còn trình bày một cách tỉ mỉ về các sự kiện diễn ra trong ngữ cảnh của vụ án.
Rút kinh nghiệm khiếu kiện tranh chấp QSDĐ, di dời tài sản theo thủ tục giám đốc thẩm
Đây là một vụ án tranh chấp phức tạp với nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan từ năm 1985 đến năm 2020. Thông qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSNDTC thông báo rút kinh nghiệm về những sai sót, vi phạm đối với vụ án: "Tranh chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu di dời tài sản, vật kiến trúc trên đất, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là bà Lâm Thị C với bị đơn là bà Nguyễn Thị Bích L, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ủy ban nhân dân huyện PQ, ông Nguyễn Việt D, Công ty LT và một số người khác. 1. Tóm tắt vụ án Năm 1975 huyện ủy PQ cấp cho bố mẹ bà Lâm Thị C là cụ Lâm Văn M và cụ Trần Thị H diện tích đất 40.000 m2 (trong đó có diện tích 11.420,9 m2 đang tranh chấp) tại ấp SĐ, xã DT, huyện PQ, tỉnh KG. Trên đất có trồng một số cây lâu năm như: Dừa, Mít, Tràm bông vàng... Năm 1985, UBND huyện PQ đã mượn một phần đất trên để xây dựng lò gốm, việc mượn không lập văn bản, giấy tờ. Năm 1993, do không không hiệu quả nên đã sang nhượng cho ông Huỳnh Văn M. Năm 1996, ông M cho người chặt phá cây do gia đình bà trồng nên đã xảy ra tranh chấp. Năm 1998, ông Huỳnh Văn M được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó có cả đất tranh chấp). Quá trình khiếu nại UBND huyện PQ ra Quyết định 488/1999/QĐ-UB ngày 09/7/1999, không công nhận khiếu nại của bà C, ngày 22/8/2000 Thanh tra tỉnh KG công nhận quyết định trên. Bà C cho rằng việc giải quyết trên là trái quy định pháp luật, tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà và ông M chưa được cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết. Việc ông M chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho Công ty cổ phần LT vào năm 2004, năm 2015 Công ty cổ phần LT chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Bích L, năm 2020 bà L chuyển nhượng cho anh Nguyễn Việt D là không đúng quy định pháp luật. Yêu cầu khởi kiện ra Tòa án Đơn kiện của bà C có những yêu cầu như sau: Buộc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện PQ cấp cho ông Huỳnh Văn M. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông M với Công ty công phần LT và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh KG đã cấp cho Công ty cổ phần LT. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Công chứng ngày 07/8/2015 giữa Công tỵ cổ phần LT với bà Nguyễn Thị Bích L. Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện PQ đã cấp cho bà Nguyễn Thị Bích L ngày 03/9/2015. Hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Nguyễn Thị Bích L với anh Nguyễn Việt D được công chứng ngày 06/01/2020. Hủy đăng ký biến động quyền sử dụng đất cho anh Nguyền Việt D ngày 09/01/2020. Giữ nguyên hiện trạng quyền sử dụng diện tích đất 11.420,9m2 tọa lạc tại ấp SĐ, xà DT, huyện PQ cho bà và công nhận quyền sử dụng đất nêu trên cho bà. 2. Quá trình giải quyết tại Tòa án Bản án sơ thẩm tại TAND tỉnh KG - Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Lâm Thị C - Chấp nhận yêu cầu độc lập anh Nguyễn Việt D. Theo đó, công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Nguyễn Thị Bích L với anh Nguyền Việt D được công chứng, chứng thực ngày 06/01/2020, đăng ký biến động quyền sử dụng đất ngày 09/01/2020 tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện PQ. - Buộc bà Lâm Thị C giao trả cho anh Nguyễn Việt D diện tích đất 11.420,9 m2 thực hiện giao dịch cho bà Nguyễn Thị Bích L. - Buộc bà Lâm Thị C phải di dời toàn bộ tài sản, công trình, vật kiến trúc, cây trồng ra khỏi diện tích 11.420,9 m2 đất. - Ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn bà Nguyễn Thị Bích L cho lại bà Lâm Thị C giá trị cây trồng trên đất với số tiền 12.714.000 đồng. Bản án phúc thẩm tại TAND cấp cao thành phố H - Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của bà Lâm Thị C. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm của TAND tỉnh KG. - Ngày 15/1/2021, bà Lâm Thị C có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm trên. - Ngày 04/11/2021, TAND tối cao có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm của TAND cấp cao tại Thành phố H, đề nghị: Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh KG. 3. Rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát vụ án Thứ nhất: UBND huyện bán đấu giá toàn bộ xí nghiệp cho ông M nhưng không có nội dung giao đất. Ngày 12/12/1995, ông M có đơn xin cấp 27.852m2 đất trong đó có diện tích đất đang tranh chấp. Ngày 20/11/1998, UBND huyện PQ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông M trong khi đất đang có tranh chấp chưa được giải quyết là không đúng với quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Đất đai 1993. Thứ hai: UBND huyện PQ không công nhận khiếu nại của bà C. Thanh tra tỉnh KG công nhận Quyết định của UBND huyện PQ là không đúng thẩm quyền được quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai 1993. Thứ ba: Căn cứ vào Biên bản xác minh hoa màu và cây trái trên phần đất giao thì trên đất tranh chấp có một số cây trồng lâu năm, bà C cho rằng những cây trồng lâu năm này do bà trồng từ năm 1975 và năm 1996. Các cấp Tòa án chưa xác minh làm rõ diện tích đất có cây trồng lâu năm có phải do bà C trồng để xem xét công nhận quyền sử dụng phần đất này cho bà C. Tòa án các cấp căn cứ vào Quyết định của UBND huyện PQ và Thanh tra tỉnh KG giải quyết không đúng thẩm quyền đề giải quyết vụ án, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà C là không có căn cứ, không đảm bảo quyền lợi của nguyên đơn. Thứ tư: Các quyết định giải quyết khiếu nại mà bà C muốn được giao quyền sử dụng đất gồm 0,65 ha thì bà C phải lập thủ tục đề nghị giao đất theo quy định, nếu muốn giao thêm diện tích đất để canh tác thì sẽ được UBND huyện xem xét giao đất tại vị trí khác ngoài thửa đất 0,65 ha đang tranh chấp. Tuy nhiên, sau khi có Quyết định giải quyết khiếu nại thì bà C có đơn đề nghị giao thêm đất hay không? Đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét hay chưa? Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm cũng chưa xác minh làm rõ để có căn cứ giải quyết vụ án nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà C. Thứ năm: Về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Nguyễn Thị Bích L với anh Nguyễn Việt D được Văn phòng Công chứng N K. tỉnh KG công chứng, chứng thực ngày 06/01/2020 đà vi phạm điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013. do đất chuyển nhượng có tranh chấp, đang được TAND tỉnh KG thụ lý, giải quyết nên không công nhận hợp đồng công chứng trên. Từ vụ án trên, VKSNDTC thông báo để các VKSND các cấp nghiên cứu cùng rút kinh nghiệm chung, nhằm nhận diện được các vi phạm tương tự ặê thực hiện tốt chức năng kiểm sát của Ngành theo quy định của pháp luật.
Bị tạm đình chỉ vụ án dân sự quá lâu nguyên đơn phải làm gì?
Chào luật sư. Xin làm ơn cho tôi hỏi vụ án dân sự bị tạm đình chỉ khoảng gần 4 tháng vì chờ công an khu vực xác minh địa chỉ bị đơn. Trong trường hợp vụ án bị đình chỉ quá lâu nguyên đơn phải làm gì ? Xin cám ơn luật sư.
Chào luật sư xin cho tôi hỏi Cách đây 10 năm tôi bị 1 người làm giám đốc cty tnhh 1 thành viên lừa vay 530 triệu rồi bỏ trốn . Tôi thưa công an kinh tế và họ tìm ra địa chỉ người này ở đồng Nai. Sau đó mẹ của người vay đứng ra nhận trả cho tôi tháng lúc 5 triệu ,có tháng 3 triệu và đã trả hơn 300 triệu .từ khi có dịch thì kg trả nữa. Bà chỉ nhận trả nợ bằng miệng. Tôi kiện con bà ra toà. toà xác định bà mẹ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Toà triệu tập nhưng họ kg lên. Vụ án của tôi đã bị tạm đình chỉ gần 3 tháng vì toà đang nhờ công an phường xác minh địa chỉ của họ. Cho tôi hỏi 1/ Bà mẹ tại sao được xác định là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Bà có phải trả nợ cho tôi không? 2/ Viện kiểm sát, Chánh án có hàng tháng kiểm tra những vụ án tạm đình chỉ quá lâu ? Và họ có đốc thúc thẩm phán giải quyết ? 3/ Nếu vụ án của tôi bị đình chỉ quá lâu tôi phải làm gì ? Liên hệ với ai ? Vì lúc trước thẩm phán ,thư kí có yêu cầu tôi hổ trợ tiền để làm chi phí xác minh địa chỉ bị đơn nhưng tôi nói tôi sẽ hổ trợ sau khi vụ án được xử .xin cám ơn luật sư
Chào luật sư.Khi 1 vụ án dân sự bị đình chỉ quá lâu thì nguyên đơn phải làm gì ? Chánh án ,viện kiểm sát có kiểm soát những vụ án dân sự bị đình chỉ quá lâu không .xin cám ơn luật sư
Chào luật sư. Xin luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp tạm đình chỉ vụ án dân sự quá lâu tôi phải làm gì ? Tôi phải liên hệ với ai toà án, viện kiểm sát để bảo vệ quyền lợi của mình ?. Viện kiểm sát có thường xuyên kiểm tra những vụ án dân sự bị tạm đình chỉ quá lâu kg? Vụ án của tôi bị tạm đình chỉ hơn 2 tháng vì toà nhờ công an phường xác minh địa chỉ bị đơn. Xin cám ơn luật sư
Thời gian tạm đình chỉ vụ án dân sự?
Xin chào luật sư.tôi có vụ kiện đòi nợ. Thẩm phán đang tạm đình chỉ để xác minh địa chỉ bị đơn .vụ kiện của tôi đã bị tạm đình chỉ gần 2 tháng. Tôi xin hỏi 1. Nếu chờ quá lâu tôi phải làm gì ? Liên hệ ai để hỏi 2. Thẩm phán có quyền ngâm hồ sơ ? Viện kiểm sát , Chánh án có kiểm tra những vụ bị tạm đình chỉ ? Xin cám ơn luật sư
Kiểm sát giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, nhà cửa - Minh họa Để nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp QSDĐ, tranh chấp quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu nhà gắn liền với QSDĐ, VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn 32/HD-VKSTC hướng dẫn một số nội dung đáng chú ý về tố tụng, về nội dung của các vụ án. Cụ thể: Về Tố tụng, VKSNDTC hướng dẫn các nội dung liên quan đến: 1. Xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án 2. Thời hiệu khoiả kiện 3. Điều kiện thụ lý vụ án (đối với vụ án tranh chấp QSDĐ và đối với vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà) 4. Thẩm quyền giải quyết vụ án (đối với vụ án tranh chấp QSDĐ và đối với vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà) Về Nội dung các vụ án tranh chấp QSDĐ, VKSNDTC hướng dẫn các nội dung liên quan đến: 1. Lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án như: - Xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ - Xem xét nguồn gốc, hiện trạng và quá trình SDĐ tranh chấp - Xác định ranh giới đất - Trường hợp tranh chấp do chủ SDĐ cũ đòi lại QSDĐ người khác đang quản lý, sử dụng - Áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp 2. Những vi phạm phổ biến trong việc giải quyết vụ án tranh chấp QSDĐ như: - Không xác định đúng, đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Không xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện tài liệu, chứng cứ nên kết luận không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án - Không tiến hành thẩm định tịa chỗ dẫn đến tuyên bản án không thể thi hành án - Giải quyết tranh chấp vượ quá yêu cầu khởi kiện của đương sự - Không xem xét công sức quản lý, duy trì, tôn tạo làm tăng giá trị QSDĐ Về nội dung các vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà, VKSNDTC hướng dẫn các nội dung liên quan đến: 1. Một số vấn đề lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án 2. Những vi phạm phổ biến trong việc giải quyết vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà như: - Xác định không đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Đánh giá chứng cứ không khách quan, toàn diện - Áp dụng pháp luật không đúng - Không tính công sức duy trì, tôn tạo nhà và quyền tự định đoạt của đương sự Xem chi tiết hướng dẫn cụ thể từng nội dung tại file đính kèm.
Hỏi về vụ án dân sự tuyên hợp đồng đổi đất vô hiệu?
Xin chào các luật sư và các ban! Gia đình tôi có vụ án dân sự đang có nhiều vấn đề xảy ra rất mong các luật sư và cộng đồng các bạn hiểu luật chia sẻ tư vấn giúp tôi. Tôi xin kể trình bay như sau: 1. Bố chồng tôi là Ông Duy có mảnh đất 4000m2 mua từ năm 2003 nhưng chưa làm sổ đỏ. Ông có giao cho chồng tôi là Anh Đồng chăn nuôi chồng trọt sử dụng. Ông có nói với Anh Đồng là cho vợ chồng tôi để làm ăn kinh tế (có phác thảo nháp) không có bản chính thức vì ông chưa công bố 2. Ông Lê có mảnh đất thầu 8000m2 (thầu 20 năm cứ 5 năm lại thầu lại 1 lần) Ông Lê này đứng ra thầu cá nhân 3. Con rể của ông Lê có họ hàng với nhà tôi rất nhiều lần muốn mua lại mảnh đất nhà tôi, hoặc thuê nhưng gia đình tôi không cho thuê và cũng không bán. Gia đình tôi không ở đó mà nhờ anh em họ hàng trông giúp thỉnh thoảng nhà tôi mới về. Ông Lê tìm mọi cách dụ dỗ chồng tôi đổi mảnh 4000m2 (đất lâu dài) chưa có sổ đỏ lấy mảnh của ông Thầu của UBND xã 8000m2. Do chồng tôi kém hiểu biết kết hợp Anh em họ hàng nên chồng tôi không kiểm đinh. "Do ông nói với chồng tôi là mảnh đất của ông có sổ muốn làm dự án thì vay vốn ngân hàng rất dễ . Cháu chỉ cần làm thủ tục với UBND xã là xong" 2 mảnh đất ở 2 tỉnh khác nhau nên Ông Lê đã ra UbND xã làm thủ tục chuyển nhương cho chồng tôi thầu lại và cầm hợp đồng đó về cho chồng tôi ký chứ không ký trực tiếp ở UBND xã. Đồng thời ông làm một hợp đồng đổi đất (Đất của Ông Duy - đổi lấy đất của Ông) vì ông nói là bố chồng tôi (Ông Duy) đã cho rồi mà chỉ có bản copy thôi. Ông Lê đã mang bản copy đó ra UBND xã nhờ chủ tịch ký xác nhận chữ ký vào biên bản bàn giao đất của chồng tôi cho ông Lê (mặc dù chồng tôi không có ở đó). Ông Lê đưa cho chồng tôi ký trước. Trong giấy tờ sổ kê mục, sổ địa chính mảnh đất vẫn đứng tên bố chồng tôi là Ông Duy và các giấy tờ chồng tôi đưa cho Ông Lê xem là bản copy (không có công chứng) mà chủ tịch xã vẫn xác nhận chữ ký của chồng tôi là đúng. Do có bản xác nhận này Ông Lê đã vào mảnh đất của nhà tôi để ở Khi thẩm định mảnh đất ở Thanh Hà thì phát hiện ra mảnh đất này Ông Lê đang và đã cho người ta thuê lại mảnh đất này 8 năm và họ vẫn đang sử dụng Vậy tôi rất muốn các luật sư và cộng đồng luật tư vấn: - Chủ tịch xã có sai trong việc xác nhận chữ ký của chồng tôi (dù chồng tôi không có mặt) nội dung bàn giao đất thì đất không có tên chồng tôi mà chủ tịch xã vẫn bỏ qua mà ký xác nhận vào. Giờ dẫn đến Ông Lê căn cứ mảnh đất này do xã ký ông ý đã vào sử dụng đất nhà tôi 2 năm nay phá vỡ quy hoạch, vườn, nhà cửa - Ông Lê này có phải tội lừa đảo : Đất không phải của ông ý chỉ là đất thầu của nhà nước . Khi ký với chồng tôi ông đóng dấu pháp Nhân ông làm giám đốc vậy có phải công ty ông ý ko có đất, đất thầu đang cho người khác thuê lại mà vẫn chuyển nhượng cho chồng tôi Đến nay gia đình tôi vẫn đang chờ Tòa phán xét. Rất mong mọi người tư vấn. Xin cảm ơn mọi người
Những vụ kiện dở khóc dở cười từng xảy ra trên thế giới!
Những vụ kiện tụng kỳ lạ trên thế giới - Minh họa Dạo quanh Internet, mình vô tình tìm được vài vụ kiện tụng lạ lùng xảy ra trên khắp thế giới! Từ chuyện kiện vì độ dài bánh sandwich không như hình quảng cáo, kiện vì ly cà phê quá nóng cho đến kiện vì vợ sinh con quá xấu! Xin trích dẫn vài vụ án như vậy để DanLuat cùng giải trí và nghiên cứu! 1. Kiện vì ly cà phê quá nóng Starbucks nổi tiếng là một trong số những hãng cà phê bị khách hàng đâm đơn kiện nhiều nhất trong lịch sử ngành tư pháp Mỹ. Trong vụ này, Starbucks đã bị một viên cảnh sát tên là Raleigh đâm đơn kiện và đòi bồi thường750.000 đô la (khoảng 17 tỷ đồng) với cáo buộc hãng này đã làm đồ uống quá nóng khiến mình bị bỏng. Tuy nhiên, nhiều người chứng kiến cho biết ông này đã cố tình để cà phê đổ lên người thay vì bị bỏng do sự cố bung nắp đậy.Vụ án khép lại khá êm thắm với một tách cà phê miễn phí bồi thường cho nguyên đơn. 2. Kiện vợ vì sinh con quá xấu Anh Jian Feng đến từ Trung Quốc đã rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi vợ sinh hạ một đứa con “xấu tới mức khó tin”. Ban đầu, anh thậm chí còn ngờ vực rằng vợ mình đã ngoại tình với 1 người đàn ông xấu xí nào khác. Không chịu nổi sự chì chiết của chồng, vợ của Jian Feng đành thừa nhận rằng mình đã phẫu thuật thẩm mỹ với mức giá 100.000USD trước khi tới với anh. Quá choáng váng, anh Jian Feng đã đâm đơn kiện cô vợ ra tòa vì tội "lừa đảo để anh kết hôn" và được bồi thường hơn 120.000USD. 3. Kiện vì bánh sandwich không dài như quảng cáo Sau khi mua chiếc sanwich từ 1 cửa hàng gần nhà, anh Nguyen Buren (đến từ Chicago, Mỹ) đã vô cùng thất vọng khi phát hiện chiếc bánh chỉ có độ dài 11 inches (khoảng 28cm) chứ không phải 12 inches (khoảng 30,5cm) như quảng cáo. Tức giận vì bị lừa, Nguyen Buren đã đâm đơn kiện cửa hàng vì cho rằng cửa hàng đã "cố tình gian lận, dối trá và có hình thức quảng cáo, bán hàng không phù hợp". Báo chí sau đó không đưa thêm tin tức, dường như anh này đã thất bại trong vụ kiện! 4. Kiện Google Maps vì chỉ đường sai Lauren Rosenberg, một phụ nữ người Mỹ đã quyết định đệ đơn kiện Google Maps vì đã chỉ dẫn sai đường khiến cô gặp tai nạn. Số là Lauren quyết định sử dụng dịch vụ bản đồ Google để đi bộ từ thành phố Park City. Tuy nhiên, chỉ dẫn của Google Maps lại dẫn cô đến một cao tốc 4 làn đường đầy xe cộ và hoàn toàn không có vỉa hè dành cho người đi bộ. Kết quả là Lauren bị thương nhẹ do bị một chiếc xe ô tô quẹt trúng. Sau khi về nhà an toàn, cô gái này quyết định kiện cả Google Maps lẫn cả người đâm phải mình và đòi 100.000 đô la tiền bồi thường (khoảng 2,2 tỷ đồng). 5. Bị kiện vì dạy Thuyết tiến hóa khi mọi người tin vào Kinh thánh Vụ kiện ở Mỹ này còn có tên gọi là Scope Trials. Năm 1925, một giáo viên trung học tên John Scopes bị kiện vì cố tình giảng dạy học thuyết tiến hóa Darwin tại một trường trung học ở bang Tennessee (Mỹ). Vào thời điểm đó, việc dạy học thuyết tiến hóa được xem là phạm pháp vì bị cho là “đi ngược lại với niềm tin tuyệt đối vào Kinh thánh”. Phiên tòa đã trở thành một sự kiện thu hút sự theo dõi của giới truyền thông và người dân Mỹ vào thời đó và thu hút hai luật sư nổi tiếng là Clarence Darrow và William Jennings Bryan tham gia tranh luận. Phiên tòa kết thúc với phần thắng nghiêng về luật sư bào chữa Darrow và thân chủ của ông – Scopes chỉ phải chịu mức xử phạt tối thiểu tượng trưng 100 đô la (2,5 triệu đồng). Sưu tầm
Viện cấp cao 3 rút kinh nghiệm vụ án Tranh chấp quyền sử dụng đất
Viện cấp cao 3 rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp đất đai - Minh họa Ngày 18/5/2021, VKSNDCC tại TP. HCM ra Thông báo 24/TB-VC3-DS rút kinh nghiệm vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữ nguyên đơn ông Nguyễn Chí Thiện với bị đơn ông Ngô Hồng Thái, bà Lê Thị Tròn. Vụ án này bị tuyên hủy án Phúc thẩm và Sơ thẩm để giải quyết lại. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: - Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, ông Thiện cho rằng ông Thái và bà Tròn (là người đang quản lý, sử dụng thửa đất tiếp giáp) đã lần chiếm phần đất của mình. => Ông khởi kiện yêu cầu phải tháo dỡ, di dời công trình kiến trúc xây dựng trên dất để trả lại phần đất lần chiếm. - Ông Thái, bà Tròn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông Thiện vì cho rằng ông bà là ngươi quả lý, sử dụng thửa đất liền kề và không lấn chiếm. Tòa sơ thấp chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Thiện. Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của ông Thái, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Xem chi tiết nội dung vụ án và phần rút kinh nghiệm tại file đính kèm.
Thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ việc dân sự
Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm việc dân sự: “Yêu cầu xác định phần quyền sở hữu tài sản chung vợ chồng để thi hành án” giữa người yêu cầu là ông Nguyễn Văn T - Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ với người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự là vợ chồng bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B, bị TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy quyết định của cấp sơ thẩm để thụ lý, giải quyết lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật. Ảnh minh họa: Kinh nghiệm giải quyết vụ việc dân sự 1. Tóm tắt nội dung việc dân sự Bà Phạm Thị A có nghĩa vụ thi hành án theo nội dung Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 05/2016/QĐST-DS của TAND huyện C, tỉnh Đ nên ngày 23/02/2016, Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ ban hành Quyết định thi hành án số 461/QĐ-CCTHADS để thi hành. Tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của bà Phạm Thị A, ông Nguyễn Văn T nhận thấy quyền sử dụng đối với thửa đất số 163, tờ bản đồ số 9a, diện tích 40m2, tại huyện C, tỉnh Đ là tài sản chung của vợ chồng bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B theo nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BR647481 của UBND huyện C, tỉnh Đ. Do vậy, ngày 06/9/2016, ông Nguyễn Văn T gửi đơn yêu cầu TAND huyện C thụ lý, giải quyết việc dân sự: “Yêu cầu xác định phần quyền sở hữu tài sản và phần quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung của vợ chồng để thi hành án” nhằm xác định phần quyền sở hữu tài sản của bà Phạm Thị A trong khối tài sản chung vợ chồng đối với thửa đất số 163 nêu trên. Ngày 01/12/2016, TAND huyện C tiến hành xác minh tại địa chỉ của bà Phạm Thị A được ghi trong đơn yêu cầu của ông Nguyễn Văn T thì được chính quyền địa phương cung cấp: Bà Phạm Thị A đã chuyển đến cư trú tại huyện E, tỉnh Đ. Sau đó, TAND huyện C ủy quyền cho TAND huyện E xác minh tại địa chỉ Thôn 5, xã X, huyện E nhưng kết quả không có ai là Phạm Thị A và Vũ Văn B sinh sống tại đây. Hết thời gian ấn định nêu trên, TAND huyện C nhận định: Người yêu cầu là ông Nguyễn Văn T không cung cấp được địa chỉ của người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự là bà Phạm Thị A nên thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự, từ đó ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu. 2. Quá trình giải quyết của Tòa án Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu số 27/2017/QĐST-VDS ngày 03/5/2017 của TAND huyện C quyết định: “Đình chỉ giải quyết việc dân sự thụ lý số 40/2017/TLST-VDS ngày 03/02/2017 về việc xác định quyền sở hữu tài sản và phần q uyền sử dụng đất để thi hành án giữa: Người yêu cầu: Ông Nguyễn Văn T. Chức vụ: Chấp hành viên. Địa chỉ: Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ. Người bị yêu cầu: Bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B. Địa chỉ: Thôn 8, xã K, huyện C, tỉnh Đ….” Ngày 26/7/2017, Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đ có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu số 27/2017/QĐST-VDS ngày 03/5/2017 của TAND huyện C, tỉnh Đ. Quyết định giám đốc thẩm số 26/2020/DS-GĐT ngày 09/6/2020 của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 06/2020/KN-DS 16/3/2020 của Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng, hủy Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu số 27/2017/QĐST-VDS của TAND huyện C; giao hồ sơ việc dân sự cho TAND huyện C nhận lại đơn yêu cầu và thụ lý, giải quyết lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật. 3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm Người yêu cầu – ông Nguyên Văn T đã căn cứ vào địa chỉ của bà Phạm Thị A là tại xã K, huyện C được thể hiện trong Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 05/2016/QĐST-DS của TAND huyện C và Quyết định thi hành án số 461/QĐ-CCTHDS của Chi cục Thi hành án dân sự huyện C để ghi trong Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là theo đúng địa chỉ của người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự. Quá trình giải quyết việc dân sự, TAND huyện C tiến hành xác minh tại địa chỉ nơi đăng ký thường trú và địa chỉ nơi mới chuyển đến của bà Phạm Thị A đều có kết quả là bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B không cư trú, không có mặt ở những địa chỉ này. Như vậy, ông Nguyễn Văn T đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự - bà Phạm Thị A, nhưng vợ chồng bà Phạm Thị A đã thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú, làm cho ông Nguyễn Văn T không biết được, nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ… Trường hợp này, căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, thì TAND huyện C không trả lại đơn yêu cầu mà xác định người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự cố tình giấu địa chỉ để tiến hành thụ lý, giải quyết việc dân sự nêu trên theo thủ tục chung. Thế nhưng, TAND huyện C lại áp dụng điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự, quy định về trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật để đình chỉ giải quyết việc dân sự và trả lại đơn yêu cầu là không đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi thụ lý, giải quyết việc dân sự nêu trên, TAND huyện C xác định bà Phạm Thị A và ông Vũ Văn B tham gia tố tụng với tư cách là người bị yêu cầu là không đúng quy định của pháp luật, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tố chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”, không có người bị yêu cầu. Theo Cổng thông tin điện tử VKSNDTC
14 tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Ảnh minh họa: Tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án Về nguyên tắc, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện, vì vậy trước khi khởi kiện dân sự, nguyên đơn cần xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa hay không để tránh mất thời gian. Cụ thể, liên quan đến tranh chấp dân sự, dưới đây là các trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án căn cứ tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: 1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. 3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. 4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. 5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. 6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. 8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước. 9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. 10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí. 11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. 12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Xem thêm: Vụ án nào không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Luật áp dụng cho vụ án dân sự trước năm 1995?
Chào các bạn và các luật sư, Theo mình thấy thì BLDS ra đời năm 1995, vậy các vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng hoặc đòi lại tài sản trước năm 1995 thì toà sẽ áp dụng luật nào để xử ? Xin cám ơn.
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, khi bị đơn là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ không được thừa kế
ThS. VÕ HOÀNG KHẢI, ThS. CHÂU THANH QUYỀN (TAND tỉnh Hậu Giang) - Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định nhiều trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, trong đó có trường hợp đình chỉ khi bị đơn là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, việc xác định nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay không, hiện có nhiều quan điểm khác nhau, cần có cách hiểu đầy đủ để việc áp dụng pháp luật được thống nhất. Đặt vấn đề Thực tiễn xét xử cho thấy, A khởi kiện B tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, lý do khởi kiện là các bên đã ký kết hợp đồng vay có thời hạn, hợp đồng được xác lập bằng văn bản. Quá trình thực hiện hợp đồng, A đã yêu cầu B thanh toán tiền gốc, lãi theo thỏa thuận nhưng B không thực hiện. Thực tế, B có rất nhiều tài sản, dự tính đủ, thậm chí là dư để thanh toán các khoản nợ cho A nếu A khởi kiện có căn cứ. Tuy nhiên, quá trình Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án, B chết nhưng quyền, nghĩa vụ của B không được thừa kế. Vấn đề đặt ra, hướng xử lý tình huống nêu trên được thực hiện như thế nào để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. 1. Quy định của pháp luật Theo điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi “Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế”. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 74 BLTTDS năm 2015 “Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật bao gồm: (i) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; (ii) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; (iii) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Song song đó, theo khoản 1 Điều 218 BLTTDS năm 2015 quy định “Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 622 BLDS năm 2015 “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Như vậy, trong trường hợp B (bị đơn) chết mà không có những người thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 tham gia tố tụng thì theo điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Khi đó, A (nguyên đơn) không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. 2. Một số quan điểm Quan điểm thứ nhất cho rằng, từ quy định tại Điều 622 BLDS năm 2015 “… thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Như vậy, nếu B có tài sản và đang thiếu nợ A thì tổng tài sản cộng lại của B sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mới thuộc về Nhà nước. Nhưng để xác định B có nghĩa vụ đối với A hay không thì cần phải có bản án, quyết định của Tòa án nhưng về mặt tố tụng (BLTTDS) A (nguyên đơn) không có quyền khởi kiện lại vụ án nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhưng khi áp dụng pháp luật phải tuân theo điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nêu trên. Quan điểm thứ hai cho rằng, do B chết không để lại di chúc, không có người thừa kế theo pháp luật, tuy nhiên, do chưa xác định được “tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản” nên tài sản của B thuộc sở hữu Nhà nước theo Điều 622 BLDS năm 2015. Do đó, A vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án, khi đó cần khởi kiện Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chủ thể nào nhân danh Nhà nước để tham gia tố tụng lại là vấn đề cần được nghiên cứu thêm. Quan điểm thứ ba cho rằng, mặc dù B không có người thừa kế nhưng thực tế có người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản, khi đó B vẫn có quyền khởi kiện cả Nhà nước và người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản. 3. Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể bị kiện Quan điểm của tác giả, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 “Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền”. Và hầu hết các tài sản được công nhận cho cá nhân sẽ do chính quyền địa phương thực hiện. Ví dụ: Theo Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: (i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (ii) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; (iii) Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. Như vậy, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Do đó, cần thống nhất rằng nếu B đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án là đúng quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên thì cần hiểu theo hướng A vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án liên quan đến việc A cho rằng B có nghĩa vụ đối với mình, khi đó việc xác định Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể bị kiện và nếu có người chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản của B cũng là chủ thể bị kiện. Đây là cách giải quyết có tình, có lý. ** Từ những phân tích nêu trên, tác giả kiến nghị TANDTC có hướng dẫn pháp luật thống nhất theo hướng nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án, khi đó cần có hướng dẫn xác định chủ thể bị kiện một cách cụ thể. Theo Tạp chí tòa án
Rút kinh nghiệm các sai sót trong quá trình xét xử vụ án DS liên quan đến quyền sở hữu
Vụ án DS liên quan đến quyền sở hữu Đây là nội dung chuyên đề của Tiến sĩ: Nguyễn Thúy Hiền – Phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao về rút kinh nghiệm các sai sót trong quá trình xét xử các vụ án dân sự liên quan đến quyền sở hữu. Nội dung gồm các mục sau: I. NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 1. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng BLDS 2015 2. Những điểm mới về tài sản, quyền sở hữu và các biện pháp bảo đảm theo quy định của BLDS 2015 2.1. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản 2.3. Về chiếm hữu 2.4. Về hình thức sở hữu 2.5. Về quyền khác đối với tài sản (quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản) 2.6. Quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ II. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ÁP DỤNG THỐNG NHẤT PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ SỞ HỮU 1. Về án lệ: Có các án lệ sau liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản 2. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao III. RÚT KINH NGHIỆM CÁC SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU 1. Xác định sai hiệu lực của giao dịch khi các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất không tham gia đầy đủ vào giao dịch 2. Áp dụng sai hoặc không áp dụng Án lệ số 02/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị tài sản 3. Tuyên trả lại giá trị tài sản không đúng trong các tranh chấp về đòi lại tài sản 4. Xác định sai hiệu lực của hợp đồng, từ đó chấp nhận yêu cầu huỷ hợp đồng không đúng 5. Không bảo vệ người thứ ba ngay tình theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2005 6. Sai sót của Tòa án khi không xác định giá ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giả tạo nhằm mục đích trốn thuế 7. Sai sót khi giải quyết vụ án liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo 8. Xác định sai nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng 9. Áp dụng sai khoản 1 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán Xem chi tiết toàn văn tại file đính kèm: