Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là bao lâu?
Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là bao lâu? Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại dịch vụ theo hình thức nào? Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là bao lâu? Căn cứ khoản 1 Điều 173 Luật Đất đai 2024 quy định thời hạn sử dụng đất đối với cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau: - Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang loại đất khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; - Trường hợp chuyển đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài; - Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê; - Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, thời hạn sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp được xác định theo thời hạn của loại đất phi nông nghiệp. Như vậy, đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ được xác định theo thời hạn của đất thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, đất thương mại dịch vụ là đất sử dụng ổn định lâu dài. Vì vậy, đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại dịch vụ theo hình thức nào? Theo quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật Đất đai 2024 quy định đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khác, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại dịch vụ thông qua hình thức sau: - Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; - Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khác, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sử dụng đất theo nguyên tắc nào? Căn cứ Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định sử dụng đất theo nguyên tắc sau: - Đúng mục đích sử dụng đất. - Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất. - Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất. - Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh. Tóm lại, đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài. Và thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? (tt)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua? Khi so sánh quy định pháp luật về đất đai (Luật Đất đai 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành) với quy định tại điểm a khoản 3 và điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, nhóm có một vài đánh giá sau đây: Thứ nhất: Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013 và điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với “....doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê”. Như vậy, quy định trên là tương đồng với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 khi xác định rõ Nhà nước – cụ thể là ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cho DNCVĐTNN thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê. Ở đây nhóm cũng xin đánh giá thêm, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, ngoài trường hợp được thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, DNCVĐTNN còn được thực hiện đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà Luật Đất đai 2013 chưa ghi nhận. Tuy nhiên, với tính chất là luật chuyên ngành về kinh doanh bất động sản nên Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định cụ thể hơn và quy định này không trái với pháp luật đất đai. Thứ hai: Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, DNCVĐTNN không được hoạt động kinh doanh bất động sản dưới hình thức thuê đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê – hoạt động này chỉ áp dụng đối với chủ thể là tổ chức, cá nhân trong nước và chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 153 Luật Đất đai 2013 thì: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ... [được]thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Như vậy, Luật Đất đai 2013 cho phép DNCVĐTNN được thuê đất của tổ chức kinh tế và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đánh giá, quy định pháp luật hiện hành có xu hướng dành sự “đối đãi” tương tự giữa hai chủ thể là DNCVĐTNN với chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bên cạnh đó Luật Đất đai 2013 lại cho phép DNCVĐTNN được thuê đất của tổ chức kinh tế, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên nhóm cho rằng sẽ hợp lý nếu chúng ta thừa nhận DNCVĐTNN cũng được quyền thuê đất của tổ chức, cá nhân (phù hợp theo quy định pháp luật đất đai) để đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất. Thứ ba: Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, Điều 183 Luật Đất đai 2013 phân biệt rõ hai trường hợp: (i) DNCVĐTNN được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm và (ii) DNCVĐTNN được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Theo đó, đối với nhóm (i) thì DNCVĐTNN sẽ có quyền cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở - quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Tuy nhiên, đối với nhóm (ii) thì DNCVĐTNN có quyền “chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất” thì lại có sự không hoàn toàn đồng nhất. Bên cạnh đó rõ xét, Luật Đất đai 2013 đang gộp DNCVĐTNN thuê đất trả tiền thuê đất một lần và DNCVĐTNN được giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án vào cùng một nhóm với cùng quyền và nghĩa vụ. Như vậy, trong khi Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không phân biệt hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm hay thuê đất trả tiền thuê đất một lần đều có cùng phạm vi hoạt động kinh doanh, thì ngược lại Luật Đất đai 2013 lại phân biệt rất rõ hai hình thức này. Mặt khác, trong khi Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có sự phân biệt rất rõ phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản giữa hình thức giao đất và cho thuê đất, thì ngược lại Luật Đất đai 2013 lại nhóm hình thức thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và giao đất có thu tiền sử dụng đất vào cùng một nhóm và có cùng quyền, nghĩa vụ. Do đó, đặt ra yêu cầu trong thời gian tới khi chúng ta tiến hành sửa đổi luật cần phải có sự thống nhất giữa hai văn bản pháp quy này.
Quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023
I, Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là gì? https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-la-gi-1024x480.webp 1024w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-la-gi-768x360.webp 768w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-la-gi.webp 1280w" style="box-sizing: border-box; height: auto; max-width: 100%; vertical-align: middle; border-style: none; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" width="300" />Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là gì? Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như: – Trung tâm ngoại ngữ công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài Khoản riêng. – Trung tâm ngoại ngữ tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng. Enable Ginger – Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng. II, Vì sao thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ phải xin giấy phép? https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Khong-co-giay-phep-hoat-dong-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-1024x480.webp 1024w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Khong-co-giay-phep-hoat-dong-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-768x360.webp 768w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Khong-co-giay-phep-hoat-dong-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu.webp 1280w" style="box-sizing: border-box; height: auto; max-width: 100%; vertical-align: middle; border-style: none; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" width="300" />Không có giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ bị xử phạt thế nào? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP đối với hành vi tự ý thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ mà không có giấy phép thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra sẽ buộc chấm dứt hoạt động đối với Trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Do đó, nếu muốn thành lập trung tâm đào tạo, nhà đầu tư cần thực hiện đầy đủ theo quy trình, thủ tục dưới đây. III. Quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Quy-trinh-thu-tuc-ho-so-thanh-lap-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-nam-2023-300x141.webp 300w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Quy-trinh-thu-tuc-ho-so-thanh-lap-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-nam-2023-1024x480.webp 1024w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Quy-trinh-thu-tuc-ho-so-thanh-lap-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-nam-2023-768x360.webp 768w" style="box-sizing: border-box; height: auto; max-width: 100%; vertical-align: middle; border-style: none; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" width="1280" />Quy trình, thủ tục và hồ sơ thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ năm 2023 Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ nói đến quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu quý đọc giả mong muốn tìm hiểu quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ không có vốn đầu tư nước ngoài có thể tìm đọc các bài viết khác của chúng tôi. Hiện nay, việc học ngoại ngữ là nhu cầu không thể thiếu của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tại Việt Nam. Khi nhắc đến học ngoại ngữ ở đâu, mọi người đều sẽ nghĩ tới các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nơi có các giao viên nước ngoài và giáo viên bản địa. Những năm trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để hoạt động kinh doanh lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ rất phổ biến, việc các nhà đầu tư đầu tư mạnh về mảng giáo dục ngoại ngữ là một điều tốt cho ngành giáo dục nước ta. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để một nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập một Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi đó, hãy cùng tìm hiểu rõ quy trình và thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 cùng taocongty.com Lưu ý rằng thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoài ngữ là hình thức chung để thành lập các Trung tâm đào tạo khác có thể kể đến như: Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Anh; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Hàn Quốc; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Nhật Bản; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Trung Quốc; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Pháp; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Nga; ….. 1. Căn cứ pháp lý và văn bản pháp luật liên quan đến nội dung bài viết: Biểu cam kết Thương mại và Dịch vụ WTO; Luật Đầu tư 2020; Luật Doanh nghiệp 2020; Luật Giáo dục 2019; Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư; Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2018 quy định về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 04/2021/NĐ-CP; Các văn bản pháp lý có liên quan khác. 2. Hình thức đầu tư thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Bởi vì đây là hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài, do đó để hoạt động đầu tư lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên. Lĩnh vực giáo dục được xếp vào phân ngành Dịch vụ, cụ thể là “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)”. Và tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên. “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)” được quy định và cam kết như sau: “Không hạn chế, ngoại trừ: Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập: không hạn chế.”. Như vậy, theo nội dung tại Biểu cam kết WTO thì tính đến hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ; thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam mà không còn bị hạn chế hình thức đầu tư như trước nữa. 3. Điều kiện thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tuy Việt Nam đã cam kết mở thị trường và cho phép nhà đầu tư đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo ngoại ngữ nhưng đây vẫn là một ngành, nghề hoạt động có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó, sau khi đăng ký đầu tư, thành lập dự án đầu tư với mục tiêu hoạt động là kinh doanh dịch vụ giáo dục, đào tạo ngoại ngữ và thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục Cấp giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP (Cách gọi khác của loại giấy phép này là giấy phép con trung tâm đào tạo ngoại ngữ) Và để thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án cần phải đáp ứng các điều kiện sau: a, Về tên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Tên của trung tâm phải được sắp xếp theo trật tự sau: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng; Ngoài ra, tên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. b, Học viên – Học viên học tại trung tâm có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam. Như vậy Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có thể tiếp nhận được mọi học viên c, Vốn đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ Điều kiện về vốn đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ được chia thành 2 trường hợp, cụ thể: – Trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ có xây dựng trụ sở thì vốn đầu tư tối thiểu là 20 triệu VNĐ/học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất. – Trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ thuê trụ sở thì vốn đầu tư bằng 70% vốn điều lệ tối thiểu 20 triệu VNĐ/ học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất). d, Cơ sở, vật chất, thiết bị khi thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy; – Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 2, 5 m2/học viên/ca học; – Có văn phòng của Ban Giám đốc, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác; – Có thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý. Ngoài ra, trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm. e, Chương trình giáo dục của trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài có thể giảng dạy: + Các chương trình giáo dục Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ ngắn hạn của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài. Tuy nhiên, Các chương trình giáo dục phải thể hiện mục tiêu giáo dục không xâm hại đến an toàn quốc gia và lợi ích công cộng, không truyền bá tôn giáo, không xuyên tạc lịch sử, không ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán của Việt Nam. f, Về đội ngũ nhân sự của trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Cơ cấu tổ chức của trung tâm bao gồm: + Giám đốc + Phó giám đốc (nếu có). + Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ. + Các hội đồng tư vấn (nếu có). + Tổ chức Đảng (nếu có) và các tổ chức đoàn thể. g, Đội ngũ giáo viên trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Giáo viên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng trường hợp cụ thể), người nước ngoài; – Giáo viên phải có bằng cao đẳng ngoại ngữ hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy; – Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp; hoặc Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp. – Tỉ lệ học viên trên một giáo viên là 25 học viên/giáo viên. h, Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục ngoại ngữ i, Về hình thức dạy học – Hoạt động dạy học của trung tâm đào tạo ngoại ngữ được tổ chức linh hoạt theo hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến; – Học viên được tổ chức học và quản lý theo lớp học. Mỗi lớp học có một cán bộ hoặc giáo viên theo dõi, quản lý. k, Về thi, kiểm tra, đánh giá – Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, trung tâm tổ chức thi, cấp chứng chỉ khi đủ Điều kiện về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ khác trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành. l, Về điều kiện tuyển sinh – Hằng năm, trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh và thông báo công khai các thông tin về khóa học gồm chương trình, tài liệu dạy học, mục tiêu chuẩn đầu ra, Điều kiện học tập, giáo viên, phương thức kiểm tra đánh giá, xác nhận kết quả học tập, thời gian khai giảng, học phí và các thông tin cần thiết khác. – Đối với kế hoạch tuyển sinh các khóa học thiết kế theo nhu cầu riêng của người học, các thông tin về khóa học được trung tâm thống nhất với học viên và thông báo công khai trước thời điểm khai giảng khóa học. m, Chứng chỉ, bằng cấp – Trung tâm phải đăng ký mẫu chứng chỉ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được thừa nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 4. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thực hiện các thủ tục để thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ, các bước cụ thể như sau: Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (Giấy chứng nhận IRC/IC); Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận ERC/BC); Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ. 4.1 Tiến hành Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (Giấy chứng nhận IRC/IC) a, Hồ sơ và tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài: * Hồ sơ cần soạn thảo (mỗi loại tài liệu 01 bản để nộp và 01 bản để lưu) – Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; – Đề xuất dự án đầu tư; – Bản thuyết minh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư (nếu tách ra khỏi đề xuất); – Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài (nếu tách ra khỏi đề xuất); – Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (nếu ủy quyền). * Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp (mỗi loại tài liệu 01 bản để nộp và 01 bản để lưu) – Tài liệu chung: Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà); – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài + Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh/BC/ERC của nhà đầu tư nước ngoài; + Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của Nhà đầu tư và Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư nước ngoài để chứng minh năng lực tài chính (nếu báo cáo tài chính ghi nhận các số liệu không tốt để chứng minh năng lực); + Bản dịch công chứng Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài; – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài + Bản dịch công chứng Hộ chiếu của nhà đầu tư; + Bản dịch công chứng bản Hợp pháp hóa lãnh sự Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh năng lực tài chính; b, Tiến hành nộp hồ sơ thành lập dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, nhà đầu tư tiến hành đến cơ quan quản lý nộp hồ sơ. Nơi nộp hồ sơ sẽ tùy thuộc vào địa bàn mà Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đặt trụ sở chính, thông thường nơi nộp hồ sơ là Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đặt trụ sở chính. c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư – IRC/IC) – Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau: + Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh + Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; + Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch + Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có); + Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. – Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, nhà đầu tư bổ sung các nội dung mà cơ quan quản lý yêu cầu và nộp bổ sung lại Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên năm 2023 4.2 Tiến hành Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp a, Hồ sơ và tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: * Hồ sơ cần soạn thảo (mỗi loại tài liệu 01 bản vừa để nộp và để lưu) – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; – Điều lệ Công ty; – Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần); – Danh sách người đại diện theo ủy quyền kèm theo văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp ủy quyền (đối với Nhà đầu tư là tổ chức). – Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. * Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp (mỗi loại tài liệu 01 bản vừa để nộp và để lưu) – Tài liệu chung: + Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có được khi hoàn thành Bước 1 (Giấy chứng nhận IRC/IC); + Bản sao chứng thực Căn cước công dân/chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam hoặc Bản dịch công chứng Hộ chiếu đối với người nước ngoài làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thành lập. – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức + Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh/BC/ERC của nhà đầu tư nước ngoài; + Bản dịch công chứng Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài – Bản dịch công chứng Hộ chiếu chủ sở hữu/thành viên/cổ đông góp vốn (là những nhà đầu tư) thành lập doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài b, Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty đào tạo ngoại ngữ Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ online trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp với địa chỉ là https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói năm 2023 c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – ERC/BC) – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp – Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do. 4.3 Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ a, Hồ sơ và tài liệu cần chuẩn bị để xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ: * Hồ sơ cần soạn thảo – Đơn đăng ký hoạt động giáo dục; * Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp – Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án (Bước 1); – Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bước 2); – Bản sao chứng thực Xác nhận tài khoản ngân hàng chứng minh nhà đầu tư đã góp đủ vốn để thành lập trung tâm ngoại ngữ; – Chương trình, kế hoạch, tài liệu dạy học; – Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng; – Danh mục trang thiết bị vật chất của trung tâm ngoại ngữ; – Phương án phòng cháy chữa cháy của trung tâm ngoại ngữ; – Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy của trung tâm ngoại ngữ; – Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà); – Danh sách nhân sự và hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên – Tài liệu đối với nhân sự là Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm: Đối với nhân sự là người Việt Nam Đối với nhân sự là người ngước ngoài • Bản sao chứng thực Căn cước công dân của Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm; • Bản gốc Giấy khám sức khỏe cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam; • Bản chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học và Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; • Xác nhận kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; • Hợp đồng lao động. • Bản dịch công chứng Hộ chiếu của Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm; • Bản dịch công chứng lý lịch tư pháp (nếu văn bản nước ngoài) hoặc Bản sao chứng thực Lý lịch tư pháp tại Việt Nam; • Bản gốc Giấy khám sức khỏe cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam; • Bản dịch công chứng hợp pháp hóa lãnh sự Bằng tốt nghiệp đại học và Chứng chỉ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; • Xác nhận kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; • Bản sao chứng thực Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; • Hợp đồng lao động. – Tài liệu đối với nhân sự là Giáo viên giảng dạy: Đối với nhân sự là người Việt Nam Đối với nhân sự là người ngước ngoài • Bản sao chứng thực Căn cước công dân của Giáo viên giảng dạy; • Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương); • Bản gốc Giấy khám sức khỏe; • Bản sao chứng thực Bằng Cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; • Hợp đồng lao động. • Bản dịch công chứng Hộ chiếu; • Bản dịch công chứng lý lịch tư pháp (nếu văn bản nước ngoài) hoặc Bản sao chứng thực Lý lịch tư pháp tại Việt Nam; • Bản gốc Giấy khám sức khỏe; • Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp; • Bản sao chứng thực Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; • Hợp đồng lao động; – Tài liệu đối với nhân sự là Nhân viên kế toán của trung tâm: Tương tự các tài liệu nhân sự là giáo viên, tuy nhiên bằng cấp được thay thế thành bằng cấp chuyên ngành kế toán – Tài liệu đối với nhân sự là Nhân viên hành chính của trung tâm: Tương tự tài liệu nhân sự là giáo viên ngoại nhưng không yêu cầu bằng cấp b, Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở giáo dục và đào tạo nơi đặt trụ sở c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ – giấy phép con hoạt động trung tâm ngoại ngữ) – Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động – Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư. – Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do. Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được đầy đủ những thắc mắc của quý đọc giả. Nếu còn nội dung nào quý đọc giả chưa hiểu rõ hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ, hãy liên hệ với taocongty.com để được tư vấn miễn phí. Chi tiết bài viết: tại đây Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói năm 2023 Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger×
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức nào? Có được mua bán đất tại Việt Nam hay không? Căn cứ theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (khoản 1 Điều 39 Nghị định 43/2014/NĐ-CP); - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (điểm g khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013); - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất (điểm h khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013); - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung (điểm k khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013). Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam thông qua hình thức mua bán quyền sử dụng đất với tổ chức, cá nhân khác. Nói cách khác, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không được phép mua đất tại Việt Nam.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất
Anh có 1 ông bạn người Đài Loan làm việc ở Việt Nam , nhưng do ông ấy muốn định cư bên đây, thì ông ấy định sẽ mở 1 công ty và sau đó lấy danh nghĩa công ty để mua đất, như vậy có được hay không em? Khá nhiều câu hỏi tương tự như trên được đặt ra về việc công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất. Để giải đáp cho câu hỏi trên mình có 1 nội dung trao đổi sau: Nếu anh này muốn định cư tại Việt Nam, định mở một công ty (có ty do người nước ngoài thành lập - có vốn đầu tư nước ngoài) thì trường hợp này hiện nay pháp luật về đất đai của nước ta chưa cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu sử dụng đất thì có thể tiến hành thuê đất dưới các hình thức sau: - Thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; - Thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. (Theo quy định tại Điều 56 và Khoản 3 Điều 153 Luật đất đai 2013) Thời hạn cho thuê đất tối đa là không được quá 50 năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật đất đai 2013. Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định trường hợp nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư dự án hoặc mua lại nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài đã mua nhà ở tại Việt Nam; được nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu theo quy định. Công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam không được mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; không được mua nhà ở của tổ chức Việt Nam mà không phải là chủ đầu tư dự án, không được nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở ngoài các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Báo cáo về tình hình thực hiện vốn đầu tư nước ngoài
Xin hỏi luật sư tư vấn, Đơn vị mình là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Theo giấy chứng nhận đầu tư Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vốn vào đơn vị mình để hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực khác. - Tên dự án: Công ty ...... (Cty Việt Nam) - Mục tiêu dự án: hoạt động ở những lĩnh vực được phép - Tổng vốn đầu tư dự án là A trong đó vốn góp của DN nước ngoài số tiền B (thực tế đã góp đủ) - Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: hoạt động từ quý IV năm 20X. Theo quy định là thì đơn vị mình phải thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện vốn đầu tư theo quy định hàng tháng, hàng quý. Xin hỏi luật sư trong trường hợp DN nước ngoài đã góp đủ số vốn theo quy định (tuy nhiên số vốn này Mong được sự tư vấn tư vấn về các quy định liên quan trong trường hợp này. Cảm ơn luật sư
Thành lập công ty thương mại có 100% vốn đầu tư nước ngoài
Xin chào Luật sư! Em đang tìm hiểu về thủ tục đăng ký thành lập công ty thương mại có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. E có thắc mắc muốn được xin tư vấn của Luật sư như sau: 1. Nếu thành lập công ty với mục đích chính là thương mại xuất nhập khẩu, và phân phối bán lẻ thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay loại hình công ty cổ phần sẽ thuận tiện kinh doanh cũng như nhận được ưu đãi nhiều hơn ạ? nếu có văn bản pháp luật nào thể hiện nội dung ưu đãi cho các loại hình công ty trên mong Luật sư chia sẻ giúp em ạ! 2. Trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, em phải tiến hành đăng ký Giấy chứng nhận đầu tư trước, sau đó đăng ký Giấy phép đăng ký kinh doanh riêng biệt hay có thể đăng ký Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ạ? Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư ạ E xin chân thành cảm ơn!
So sánh doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam và doanh nghiệp vốn nước ngoài
Xét về tư cách pháp lý: công ty 100% vốn Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng thành lập trên lãnh thổ Việt Nam - theo pháp luật Việt Nam thì đều xem là công ty Việt Nam. Do đó, các vấn đề về ưu đãi thuế, các quy định pháp lý liên quan đến việc vận hành, hoạt động của 2 loại doanh nghiệp này phần lớn là như nhau. Chỉ có khác biệt một số vấn đề như: - Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư, khi thay đổi các nội dung liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; - Phải có văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư. "Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây: a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài; b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế. - Hoạt động xuất/nhập khẩu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP Còn về vấn đề đóng BHXH của người lao động tại công ty có vốn nước ngoài thì không có gì khác biệt.
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ NGÂN HÀNG LÀM ĐÚNG HAY SAI?
Em có câu hỏi rất mong được mọi người tư vấn, Công ty em đi hỏi nhiều nơi mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Công ty A ở Đài Loan lập dự án đầu tư A1 (lần đầu đầu tư vào việt nam), trong đó vốn góp chiếm 100% vốn đầu tư.. Công ty A Thành lập ra công ty B 100% vốn tại Việt Nam để thực hiện dự án A1. Công ty A đã chuyển đủ vốn đầu tư của dự án A1. Sau đó công ty B đứng tên chủ đầu tư lập các dự án đầu tư A2,A3,...tại Việt Nam,trong đó vốn góp chiếm 100% vốn đầu tư. Vậy công ty B có được tăng vốn điều lệ để nhận vốn từ Công ty A cho mục đích đầu tư các dự án A2,A3,...tại Việt Nam không? Hiện tại ngân hàng nơi B mở tài khoản vốn không cho nhận vốn từ A để thực hiện dự án A2,A3... Như vậy ngân hàng làm đúng hay sai? Nếu đúng thì Công ty B phải làm thủ tục đầu tư như thế nào để có thể nhận vốn từ A và thực hiện các dự án đầu tư mới tại Việt Nam? Sau này khi công ty B giải thể, có được chuyển toàn bộ lợi nhuận sau thuế từ tất cả các dự án đầu tư cty B thực hiện ở Việt Nam về Công ty A không? Xin cảm ơn !
Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là bao lâu?
Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là bao lâu? Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại dịch vụ theo hình thức nào? Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là bao lâu? Căn cứ khoản 1 Điều 173 Luật Đất đai 2024 quy định thời hạn sử dụng đất đối với cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau: - Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang loại đất khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; - Trường hợp chuyển đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài; - Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê; - Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, thời hạn sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp được xác định theo thời hạn của loại đất phi nông nghiệp. Như vậy, đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ được xác định theo thời hạn của đất thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, đất thương mại dịch vụ là đất sử dụng ổn định lâu dài. Vì vậy, đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại dịch vụ theo hình thức nào? Theo quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật Đất đai 2024 quy định đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khác, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại dịch vụ thông qua hình thức sau: - Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; - Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khác, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sử dụng đất theo nguyên tắc nào? Căn cứ Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định sử dụng đất theo nguyên tắc sau: - Đúng mục đích sử dụng đất. - Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất. - Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất. - Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh. Tóm lại, đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài. Và thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Phạm vi kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? (tt)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua? Khi so sánh quy định pháp luật về đất đai (Luật Đất đai 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành) với quy định tại điểm a khoản 3 và điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, nhóm có một vài đánh giá sau đây: Thứ nhất: Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013 và điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với “....doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê”. Như vậy, quy định trên là tương đồng với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 khi xác định rõ Nhà nước – cụ thể là ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cho DNCVĐTNN thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê. Ở đây nhóm cũng xin đánh giá thêm, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, ngoài trường hợp được thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, DNCVĐTNN còn được thực hiện đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà Luật Đất đai 2013 chưa ghi nhận. Tuy nhiên, với tính chất là luật chuyên ngành về kinh doanh bất động sản nên Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định cụ thể hơn và quy định này không trái với pháp luật đất đai. Thứ hai: Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, DNCVĐTNN không được hoạt động kinh doanh bất động sản dưới hình thức thuê đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê – hoạt động này chỉ áp dụng đối với chủ thể là tổ chức, cá nhân trong nước và chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 153 Luật Đất đai 2013 thì: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ... [được]thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Như vậy, Luật Đất đai 2013 cho phép DNCVĐTNN được thuê đất của tổ chức kinh tế và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đánh giá, quy định pháp luật hiện hành có xu hướng dành sự “đối đãi” tương tự giữa hai chủ thể là DNCVĐTNN với chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bên cạnh đó Luật Đất đai 2013 lại cho phép DNCVĐTNN được thuê đất của tổ chức kinh tế, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên nhóm cho rằng sẽ hợp lý nếu chúng ta thừa nhận DNCVĐTNN cũng được quyền thuê đất của tổ chức, cá nhân (phù hợp theo quy định pháp luật đất đai) để đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất. Thứ ba: Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, Điều 183 Luật Đất đai 2013 phân biệt rõ hai trường hợp: (i) DNCVĐTNN được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm và (ii) DNCVĐTNN được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Theo đó, đối với nhóm (i) thì DNCVĐTNN sẽ có quyền cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở - quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Tuy nhiên, đối với nhóm (ii) thì DNCVĐTNN có quyền “chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất” thì lại có sự không hoàn toàn đồng nhất. Bên cạnh đó rõ xét, Luật Đất đai 2013 đang gộp DNCVĐTNN thuê đất trả tiền thuê đất một lần và DNCVĐTNN được giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án vào cùng một nhóm với cùng quyền và nghĩa vụ. Như vậy, trong khi Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không phân biệt hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm hay thuê đất trả tiền thuê đất một lần đều có cùng phạm vi hoạt động kinh doanh, thì ngược lại Luật Đất đai 2013 lại phân biệt rất rõ hai hình thức này. Mặt khác, trong khi Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có sự phân biệt rất rõ phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản giữa hình thức giao đất và cho thuê đất, thì ngược lại Luật Đất đai 2013 lại nhóm hình thức thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và giao đất có thu tiền sử dụng đất vào cùng một nhóm và có cùng quyền, nghĩa vụ. Do đó, đặt ra yêu cầu trong thời gian tới khi chúng ta tiến hành sửa đổi luật cần phải có sự thống nhất giữa hai văn bản pháp quy này.
Quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023
I, Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là gì? https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-la-gi-1024x480.webp 1024w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-la-gi-768x360.webp 768w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-la-gi.webp 1280w" style="box-sizing: border-box; height: auto; max-width: 100%; vertical-align: middle; border-style: none; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" width="300" />Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là gì? Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như: – Trung tâm ngoại ngữ công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài Khoản riêng. – Trung tâm ngoại ngữ tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng. Enable Ginger – Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng. II, Vì sao thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ phải xin giấy phép? https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Khong-co-giay-phep-hoat-dong-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-1024x480.webp 1024w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Khong-co-giay-phep-hoat-dong-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-768x360.webp 768w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Khong-co-giay-phep-hoat-dong-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu.webp 1280w" style="box-sizing: border-box; height: auto; max-width: 100%; vertical-align: middle; border-style: none; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" width="300" />Không có giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ bị xử phạt thế nào? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP đối với hành vi tự ý thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ mà không có giấy phép thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra sẽ buộc chấm dứt hoạt động đối với Trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Do đó, nếu muốn thành lập trung tâm đào tạo, nhà đầu tư cần thực hiện đầy đủ theo quy trình, thủ tục dưới đây. III. Quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Quy-trinh-thu-tuc-ho-so-thanh-lap-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-nam-2023-300x141.webp 300w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Quy-trinh-thu-tuc-ho-so-thanh-lap-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-nam-2023-1024x480.webp 1024w, https://taocongty.com/wp-content/uploads/2022/12/Quy-trinh-thu-tuc-ho-so-thanh-lap-trung-tam-dao-tao-ngoai-ngu-nam-2023-768x360.webp 768w" style="box-sizing: border-box; height: auto; max-width: 100%; vertical-align: middle; border-style: none; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" width="1280" />Quy trình, thủ tục và hồ sơ thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ năm 2023 Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ nói đến quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu quý đọc giả mong muốn tìm hiểu quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ không có vốn đầu tư nước ngoài có thể tìm đọc các bài viết khác của chúng tôi. Hiện nay, việc học ngoại ngữ là nhu cầu không thể thiếu của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tại Việt Nam. Khi nhắc đến học ngoại ngữ ở đâu, mọi người đều sẽ nghĩ tới các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nơi có các giao viên nước ngoài và giáo viên bản địa. Những năm trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để hoạt động kinh doanh lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ rất phổ biến, việc các nhà đầu tư đầu tư mạnh về mảng giáo dục ngoại ngữ là một điều tốt cho ngành giáo dục nước ta. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để một nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập một Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi đó, hãy cùng tìm hiểu rõ quy trình và thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 cùng taocongty.com Lưu ý rằng thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoài ngữ là hình thức chung để thành lập các Trung tâm đào tạo khác có thể kể đến như: Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Anh; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Hàn Quốc; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Nhật Bản; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Trung Quốc; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Pháp; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Nga; ….. 1. Căn cứ pháp lý và văn bản pháp luật liên quan đến nội dung bài viết: Biểu cam kết Thương mại và Dịch vụ WTO; Luật Đầu tư 2020; Luật Doanh nghiệp 2020; Luật Giáo dục 2019; Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư; Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2018 quy định về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 04/2021/NĐ-CP; Các văn bản pháp lý có liên quan khác. 2. Hình thức đầu tư thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Bởi vì đây là hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài, do đó để hoạt động đầu tư lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên. Lĩnh vực giáo dục được xếp vào phân ngành Dịch vụ, cụ thể là “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)”. Và tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên. “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)” được quy định và cam kết như sau: “Không hạn chế, ngoại trừ: Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập: không hạn chế.”. Như vậy, theo nội dung tại Biểu cam kết WTO thì tính đến hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ; thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam mà không còn bị hạn chế hình thức đầu tư như trước nữa. 3. Điều kiện thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tuy Việt Nam đã cam kết mở thị trường và cho phép nhà đầu tư đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo ngoại ngữ nhưng đây vẫn là một ngành, nghề hoạt động có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó, sau khi đăng ký đầu tư, thành lập dự án đầu tư với mục tiêu hoạt động là kinh doanh dịch vụ giáo dục, đào tạo ngoại ngữ và thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục Cấp giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP (Cách gọi khác của loại giấy phép này là giấy phép con trung tâm đào tạo ngoại ngữ) Và để thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án cần phải đáp ứng các điều kiện sau: a, Về tên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Tên của trung tâm phải được sắp xếp theo trật tự sau: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng; Ngoài ra, tên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. b, Học viên – Học viên học tại trung tâm có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam. Như vậy Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có thể tiếp nhận được mọi học viên c, Vốn đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ Điều kiện về vốn đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ được chia thành 2 trường hợp, cụ thể: – Trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ có xây dựng trụ sở thì vốn đầu tư tối thiểu là 20 triệu VNĐ/học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất. – Trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ thuê trụ sở thì vốn đầu tư bằng 70% vốn điều lệ tối thiểu 20 triệu VNĐ/ học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất). d, Cơ sở, vật chất, thiết bị khi thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy; – Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 2, 5 m2/học viên/ca học; – Có văn phòng của Ban Giám đốc, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác; – Có thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý. Ngoài ra, trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm. e, Chương trình giáo dục của trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài có thể giảng dạy: + Các chương trình giáo dục Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ ngắn hạn của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài. Tuy nhiên, Các chương trình giáo dục phải thể hiện mục tiêu giáo dục không xâm hại đến an toàn quốc gia và lợi ích công cộng, không truyền bá tôn giáo, không xuyên tạc lịch sử, không ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán của Việt Nam. f, Về đội ngũ nhân sự của trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Cơ cấu tổ chức của trung tâm bao gồm: + Giám đốc + Phó giám đốc (nếu có). + Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ. + Các hội đồng tư vấn (nếu có). + Tổ chức Đảng (nếu có) và các tổ chức đoàn thể. g, Đội ngũ giáo viên trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Giáo viên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng trường hợp cụ thể), người nước ngoài; – Giáo viên phải có bằng cao đẳng ngoại ngữ hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy; – Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp; hoặc Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp. – Tỉ lệ học viên trên một giáo viên là 25 học viên/giáo viên. h, Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục ngoại ngữ i, Về hình thức dạy học – Hoạt động dạy học của trung tâm đào tạo ngoại ngữ được tổ chức linh hoạt theo hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến; – Học viên được tổ chức học và quản lý theo lớp học. Mỗi lớp học có một cán bộ hoặc giáo viên theo dõi, quản lý. k, Về thi, kiểm tra, đánh giá – Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, trung tâm tổ chức thi, cấp chứng chỉ khi đủ Điều kiện về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. – Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ khác trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành. l, Về điều kiện tuyển sinh – Hằng năm, trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh và thông báo công khai các thông tin về khóa học gồm chương trình, tài liệu dạy học, mục tiêu chuẩn đầu ra, Điều kiện học tập, giáo viên, phương thức kiểm tra đánh giá, xác nhận kết quả học tập, thời gian khai giảng, học phí và các thông tin cần thiết khác. – Đối với kế hoạch tuyển sinh các khóa học thiết kế theo nhu cầu riêng của người học, các thông tin về khóa học được trung tâm thống nhất với học viên và thông báo công khai trước thời điểm khai giảng khóa học. m, Chứng chỉ, bằng cấp – Trung tâm phải đăng ký mẫu chứng chỉ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được thừa nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 4. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thực hiện các thủ tục để thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ, các bước cụ thể như sau: Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (Giấy chứng nhận IRC/IC); Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận ERC/BC); Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ. 4.1 Tiến hành Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (Giấy chứng nhận IRC/IC) a, Hồ sơ và tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài: * Hồ sơ cần soạn thảo (mỗi loại tài liệu 01 bản để nộp và 01 bản để lưu) – Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; – Đề xuất dự án đầu tư; – Bản thuyết minh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư (nếu tách ra khỏi đề xuất); – Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài (nếu tách ra khỏi đề xuất); – Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (nếu ủy quyền). * Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp (mỗi loại tài liệu 01 bản để nộp và 01 bản để lưu) – Tài liệu chung: Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà); – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài + Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh/BC/ERC của nhà đầu tư nước ngoài; + Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của Nhà đầu tư và Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư nước ngoài để chứng minh năng lực tài chính (nếu báo cáo tài chính ghi nhận các số liệu không tốt để chứng minh năng lực); + Bản dịch công chứng Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài; – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài + Bản dịch công chứng Hộ chiếu của nhà đầu tư; + Bản dịch công chứng bản Hợp pháp hóa lãnh sự Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh năng lực tài chính; b, Tiến hành nộp hồ sơ thành lập dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ – Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, nhà đầu tư tiến hành đến cơ quan quản lý nộp hồ sơ. Nơi nộp hồ sơ sẽ tùy thuộc vào địa bàn mà Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đặt trụ sở chính, thông thường nơi nộp hồ sơ là Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đặt trụ sở chính. c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư – IRC/IC) – Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau: + Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh + Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; + Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch + Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có); + Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. – Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, nhà đầu tư bổ sung các nội dung mà cơ quan quản lý yêu cầu và nộp bổ sung lại Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên năm 2023 4.2 Tiến hành Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp a, Hồ sơ và tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: * Hồ sơ cần soạn thảo (mỗi loại tài liệu 01 bản vừa để nộp và để lưu) – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; – Điều lệ Công ty; – Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần); – Danh sách người đại diện theo ủy quyền kèm theo văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp ủy quyền (đối với Nhà đầu tư là tổ chức). – Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. * Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp (mỗi loại tài liệu 01 bản vừa để nộp và để lưu) – Tài liệu chung: + Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có được khi hoàn thành Bước 1 (Giấy chứng nhận IRC/IC); + Bản sao chứng thực Căn cước công dân/chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam hoặc Bản dịch công chứng Hộ chiếu đối với người nước ngoài làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thành lập. – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức + Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh/BC/ERC của nhà đầu tư nước ngoài; + Bản dịch công chứng Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài – Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài – Bản dịch công chứng Hộ chiếu chủ sở hữu/thành viên/cổ đông góp vốn (là những nhà đầu tư) thành lập doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài b, Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty đào tạo ngoại ngữ Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ online trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp với địa chỉ là https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói năm 2023 c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – ERC/BC) – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp – Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do. 4.3 Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ a, Hồ sơ và tài liệu cần chuẩn bị để xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ: * Hồ sơ cần soạn thảo – Đơn đăng ký hoạt động giáo dục; * Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp – Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án (Bước 1); – Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bước 2); – Bản sao chứng thực Xác nhận tài khoản ngân hàng chứng minh nhà đầu tư đã góp đủ vốn để thành lập trung tâm ngoại ngữ; – Chương trình, kế hoạch, tài liệu dạy học; – Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng; – Danh mục trang thiết bị vật chất của trung tâm ngoại ngữ; – Phương án phòng cháy chữa cháy của trung tâm ngoại ngữ; – Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy của trung tâm ngoại ngữ; – Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà); – Danh sách nhân sự và hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên – Tài liệu đối với nhân sự là Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm: Đối với nhân sự là người Việt Nam Đối với nhân sự là người ngước ngoài • Bản sao chứng thực Căn cước công dân của Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm; • Bản gốc Giấy khám sức khỏe cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam; • Bản chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học và Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; • Xác nhận kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; • Hợp đồng lao động. • Bản dịch công chứng Hộ chiếu của Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm; • Bản dịch công chứng lý lịch tư pháp (nếu văn bản nước ngoài) hoặc Bản sao chứng thực Lý lịch tư pháp tại Việt Nam; • Bản gốc Giấy khám sức khỏe cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam; • Bản dịch công chứng hợp pháp hóa lãnh sự Bằng tốt nghiệp đại học và Chứng chỉ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; • Xác nhận kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; • Bản sao chứng thực Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; • Hợp đồng lao động. – Tài liệu đối với nhân sự là Giáo viên giảng dạy: Đối với nhân sự là người Việt Nam Đối với nhân sự là người ngước ngoài • Bản sao chứng thực Căn cước công dân của Giáo viên giảng dạy; • Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương); • Bản gốc Giấy khám sức khỏe; • Bản sao chứng thực Bằng Cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; • Hợp đồng lao động. • Bản dịch công chứng Hộ chiếu; • Bản dịch công chứng lý lịch tư pháp (nếu văn bản nước ngoài) hoặc Bản sao chứng thực Lý lịch tư pháp tại Việt Nam; • Bản gốc Giấy khám sức khỏe; • Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp; • Bản sao chứng thực Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; • Hợp đồng lao động; – Tài liệu đối với nhân sự là Nhân viên kế toán của trung tâm: Tương tự các tài liệu nhân sự là giáo viên, tuy nhiên bằng cấp được thay thế thành bằng cấp chuyên ngành kế toán – Tài liệu đối với nhân sự là Nhân viên hành chính của trung tâm: Tương tự tài liệu nhân sự là giáo viên ngoại nhưng không yêu cầu bằng cấp b, Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở giáo dục và đào tạo nơi đặt trụ sở c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ – giấy phép con hoạt động trung tâm ngoại ngữ) – Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động – Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư. – Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do. Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được đầy đủ những thắc mắc của quý đọc giả. Nếu còn nội dung nào quý đọc giả chưa hiểu rõ hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ, hãy liên hệ với taocongty.com để được tư vấn miễn phí. Chi tiết bài viết: tại đây Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói năm 2023 Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger×
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức nào? Có được mua bán đất tại Việt Nam hay không? Căn cứ theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (khoản 1 Điều 39 Nghị định 43/2014/NĐ-CP); - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (điểm g khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013); - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất (điểm h khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013); - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung (điểm k khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013). Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam thông qua hình thức mua bán quyền sử dụng đất với tổ chức, cá nhân khác. Nói cách khác, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không được phép mua đất tại Việt Nam.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất
Anh có 1 ông bạn người Đài Loan làm việc ở Việt Nam , nhưng do ông ấy muốn định cư bên đây, thì ông ấy định sẽ mở 1 công ty và sau đó lấy danh nghĩa công ty để mua đất, như vậy có được hay không em? Khá nhiều câu hỏi tương tự như trên được đặt ra về việc công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất. Để giải đáp cho câu hỏi trên mình có 1 nội dung trao đổi sau: Nếu anh này muốn định cư tại Việt Nam, định mở một công ty (có ty do người nước ngoài thành lập - có vốn đầu tư nước ngoài) thì trường hợp này hiện nay pháp luật về đất đai của nước ta chưa cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu sử dụng đất thì có thể tiến hành thuê đất dưới các hình thức sau: - Thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; - Thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. (Theo quy định tại Điều 56 và Khoản 3 Điều 153 Luật đất đai 2013) Thời hạn cho thuê đất tối đa là không được quá 50 năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật đất đai 2013. Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định trường hợp nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư dự án hoặc mua lại nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài đã mua nhà ở tại Việt Nam; được nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu theo quy định. Công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam không được mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; không được mua nhà ở của tổ chức Việt Nam mà không phải là chủ đầu tư dự án, không được nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở ngoài các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Báo cáo về tình hình thực hiện vốn đầu tư nước ngoài
Xin hỏi luật sư tư vấn, Đơn vị mình là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Theo giấy chứng nhận đầu tư Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vốn vào đơn vị mình để hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực khác. - Tên dự án: Công ty ...... (Cty Việt Nam) - Mục tiêu dự án: hoạt động ở những lĩnh vực được phép - Tổng vốn đầu tư dự án là A trong đó vốn góp của DN nước ngoài số tiền B (thực tế đã góp đủ) - Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: hoạt động từ quý IV năm 20X. Theo quy định là thì đơn vị mình phải thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện vốn đầu tư theo quy định hàng tháng, hàng quý. Xin hỏi luật sư trong trường hợp DN nước ngoài đã góp đủ số vốn theo quy định (tuy nhiên số vốn này Mong được sự tư vấn tư vấn về các quy định liên quan trong trường hợp này. Cảm ơn luật sư
Thành lập công ty thương mại có 100% vốn đầu tư nước ngoài
Xin chào Luật sư! Em đang tìm hiểu về thủ tục đăng ký thành lập công ty thương mại có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. E có thắc mắc muốn được xin tư vấn của Luật sư như sau: 1. Nếu thành lập công ty với mục đích chính là thương mại xuất nhập khẩu, và phân phối bán lẻ thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay loại hình công ty cổ phần sẽ thuận tiện kinh doanh cũng như nhận được ưu đãi nhiều hơn ạ? nếu có văn bản pháp luật nào thể hiện nội dung ưu đãi cho các loại hình công ty trên mong Luật sư chia sẻ giúp em ạ! 2. Trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, em phải tiến hành đăng ký Giấy chứng nhận đầu tư trước, sau đó đăng ký Giấy phép đăng ký kinh doanh riêng biệt hay có thể đăng ký Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ạ? Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư ạ E xin chân thành cảm ơn!
So sánh doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam và doanh nghiệp vốn nước ngoài
Xét về tư cách pháp lý: công ty 100% vốn Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng thành lập trên lãnh thổ Việt Nam - theo pháp luật Việt Nam thì đều xem là công ty Việt Nam. Do đó, các vấn đề về ưu đãi thuế, các quy định pháp lý liên quan đến việc vận hành, hoạt động của 2 loại doanh nghiệp này phần lớn là như nhau. Chỉ có khác biệt một số vấn đề như: - Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư, khi thay đổi các nội dung liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; - Phải có văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư. "Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây: a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài; b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế. - Hoạt động xuất/nhập khẩu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP Còn về vấn đề đóng BHXH của người lao động tại công ty có vốn nước ngoài thì không có gì khác biệt.
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ NGÂN HÀNG LÀM ĐÚNG HAY SAI?
Em có câu hỏi rất mong được mọi người tư vấn, Công ty em đi hỏi nhiều nơi mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Công ty A ở Đài Loan lập dự án đầu tư A1 (lần đầu đầu tư vào việt nam), trong đó vốn góp chiếm 100% vốn đầu tư.. Công ty A Thành lập ra công ty B 100% vốn tại Việt Nam để thực hiện dự án A1. Công ty A đã chuyển đủ vốn đầu tư của dự án A1. Sau đó công ty B đứng tên chủ đầu tư lập các dự án đầu tư A2,A3,...tại Việt Nam,trong đó vốn góp chiếm 100% vốn đầu tư. Vậy công ty B có được tăng vốn điều lệ để nhận vốn từ Công ty A cho mục đích đầu tư các dự án A2,A3,...tại Việt Nam không? Hiện tại ngân hàng nơi B mở tài khoản vốn không cho nhận vốn từ A để thực hiện dự án A2,A3... Như vậy ngân hàng làm đúng hay sai? Nếu đúng thì Công ty B phải làm thủ tục đầu tư như thế nào để có thể nhận vốn từ A và thực hiện các dự án đầu tư mới tại Việt Nam? Sau này khi công ty B giải thể, có được chuyển toàn bộ lợi nhuận sau thuế từ tất cả các dự án đầu tư cty B thực hiện ở Việt Nam về Công ty A không? Xin cảm ơn !