Bồi thường thiệt hại tổn thất khi vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
Căn cứ quy định tại Điều 200 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định: "Điều 200. Vận chuyển hành khách và hành lý 1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả." =>> Như vậy vận chuyển hành khách và hàng lý được hiểu theo quy định trên, là một hợp đồng dịch vụ ký kết giữa người vận chuyển và hành khách để thực hiện vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển. Theo đó khi có những tổn thất, thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng thì người vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường theo Điều 207 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau: - Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển gây ra trong phạm vi công việc được giao. Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy, khuyết tật hoặc khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển. Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó. Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại. - Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại. =>> Theo đó người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo từng trường hợp cụ thể được quy định nêu trên trong trường hợp có thiệt hại, tổn thất với hành khách và hành lý.
Công văn hỏa tốc: Kế hoạch vận chuyển hành khách thuộc 3 nhóm địa phương từ 17/4 đến 22/4
Ngày 16/4/2020 Bộ GTVT ra Công văn 3655/BGTVT-VT về triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 158/TB-VPCP về phòng, chống dịch Covid – 19. Theo đó, Việc vận chuyển hành khách thuộc 3 nhóm địa phương: Nhóm có nguy cơ cao (Nhóm I), Nhóm có nguy cơ (Nhóm II), Nhóm có nguy cơ thấp (Nhóm III) sẽ thực hiện theo các nguyên tắc sau: * Về Nội tỉnh: căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận 158/TB-VPCP (Mục 4), trong đó giao: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng (Đường bộ, Đường thủy nội địa, Hàng hải) theo các cấp độ (yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động của 3 nhóm tỉnh, thành phố). * Về Liên tỉnh: - Lĩnh vực Đường bộ, Đường thủy nội địa, Hàng hải: + Các tỉnh thuộc nhóm I, nhóm II: Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 về lĩnh vực vận tải. Không thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh, trừ trường hợp vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Trường hợp hành khách là người hết thời hạn cách ly hoặc trường hợp đặc biệt khác có nhu cầu di chuyển, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Y tế đề xuất và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. + Các tỉnh thuộc nhóm III: chỉ được thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh giữa các tỉnh trong nhóm III với nhau theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Về đường bộ sẽ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn; Về đường thủy nội địa: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với các địa phương xử lý; Về hàng hải: Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các địa phương xử lý. - Đối với vận tải hàng không: các đường bay Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại (HAN -SGN), Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại (HAN - DAD), thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng và ngược lại (SGN - DAD), lịch khai thác cụ thể như sau: Đường bay HAN - SGN và ngược lại: tổng tần suất 06 chuyến/ngày; Đường bay HAN - DAD và ngược lại: tổng tấn suất 02 chuyến/ngày; Đường bay SGN - DAD và ngược lại: tổng tấn suất 02 chuyến/ngày. Thời gian áp dụng từ 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 22 tháng 4 năm 2020 Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Bồi thường thiệt hại tổn thất khi vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
Căn cứ quy định tại Điều 200 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định: "Điều 200. Vận chuyển hành khách và hành lý 1. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, giá dịch vụ vận chuyển hành lý do hành khách trả." =>> Như vậy vận chuyển hành khách và hàng lý được hiểu theo quy định trên, là một hợp đồng dịch vụ ký kết giữa người vận chuyển và hành khách để thực hiện vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển. Theo đó khi có những tổn thất, thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng thì người vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường theo Điều 207 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau: - Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý, nếu sự cố gây thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển gây ra trong phạm vi công việc được giao. Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý xách tay xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá hủy, mắc cạn, nổ, cháy, khuyết tật hoặc khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển. Lỗi của người vận chuyển, người làm công, đại lý của người vận chuyển được coi là đương nhiên, trừ trường hợp chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng các loại hành lý khác không phụ thuộc nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng đó. Trong các trường hợp khác, trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về người khiếu nại. - Trách nhiệm chứng minh thiệt hại và mức độ tổn thất, thiệt hại xảy ra do sự cố đâm va, chìm đắm, phá huỷ, mắc cạn, nổ, cháy hoặc khuyết tật của tàu biển trong quá trình vận chuyển thuộc về người khiếu nại. =>> Theo đó người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo từng trường hợp cụ thể được quy định nêu trên trong trường hợp có thiệt hại, tổn thất với hành khách và hành lý.
Công văn hỏa tốc: Kế hoạch vận chuyển hành khách thuộc 3 nhóm địa phương từ 17/4 đến 22/4
Ngày 16/4/2020 Bộ GTVT ra Công văn 3655/BGTVT-VT về triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 158/TB-VPCP về phòng, chống dịch Covid – 19. Theo đó, Việc vận chuyển hành khách thuộc 3 nhóm địa phương: Nhóm có nguy cơ cao (Nhóm I), Nhóm có nguy cơ (Nhóm II), Nhóm có nguy cơ thấp (Nhóm III) sẽ thực hiện theo các nguyên tắc sau: * Về Nội tỉnh: căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận 158/TB-VPCP (Mục 4), trong đó giao: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng (Đường bộ, Đường thủy nội địa, Hàng hải) theo các cấp độ (yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động của 3 nhóm tỉnh, thành phố). * Về Liên tỉnh: - Lĩnh vực Đường bộ, Đường thủy nội địa, Hàng hải: + Các tỉnh thuộc nhóm I, nhóm II: Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 về lĩnh vực vận tải. Không thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh, trừ trường hợp vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Trường hợp hành khách là người hết thời hạn cách ly hoặc trường hợp đặc biệt khác có nhu cầu di chuyển, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Y tế đề xuất và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. + Các tỉnh thuộc nhóm III: chỉ được thực hiện vận chuyển hành khách liên tỉnh giữa các tỉnh trong nhóm III với nhau theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Về đường bộ sẽ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn; Về đường thủy nội địa: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với các địa phương xử lý; Về hàng hải: Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các địa phương xử lý. - Đối với vận tải hàng không: các đường bay Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại (HAN -SGN), Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại (HAN - DAD), thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng và ngược lại (SGN - DAD), lịch khai thác cụ thể như sau: Đường bay HAN - SGN và ngược lại: tổng tần suất 06 chuyến/ngày; Đường bay HAN - DAD và ngược lại: tổng tấn suất 02 chuyến/ngày; Đường bay SGN - DAD và ngược lại: tổng tấn suất 02 chuyến/ngày. Thời gian áp dụng từ 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 22 tháng 4 năm 2020 Xem chi tiết văn bản tại file đính kèm: