Thêm trường hợp phương tiện được vượt đèn vàng (dự kiến)
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang được Bộ GTVT công bố để lấy ý kiến người dân. Luật này thay thế Luật giao thông đường bộ 2008. Theo đó, quy định về tín hiệu đèn giao thông đối với màu vàng được dự thảo đưa ra như sau: - Tín hiệu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có). - Trường hợp đã đi quá vạch dừng, đèn tín hiệu hoặc đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm thì được đi tiếp. - Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Dự thảo cho phép phương tiện được đi tiếp nếu đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm. Đây là điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008 bởi luật này chỉ cho phép đi tiếp khi đèn vàng bật sáng mà phương tiện đã đi quá vạch dừng. Xử phạt vi phạm trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
QCVN 41:2019/BGTVT: Các trường hợp vượt đèn vàng không bị phạt
Ngày 31/12/2019 Bộ GTVT ban hành Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”. Mã số đăng ký: QCVN 41:2019/BGTVT. Theo quy chuẩn: Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Ý nghĩa của đèn tín hiệu được nêu ra như sau: - Tín hiệu xanh: cho phép đi. - Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. - Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. * Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) Tại Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (Trước đây: mức phạt quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng). * Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100. (Trước đây mức phạt từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?
Theo quy định Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt “ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng” Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Hệ thống báo hiệu đường bộ tại điều 10 khoản 2 điểm c về Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Theo như quy định tại Nghị định 100/2019 thì người tham gia điều khiển xe mô tô, xe máy khi vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 1.000.000 tuy nhiên quy định này đã xuất hiện bất cập. Trên thực tế sự chuyển tiếp giữa đèn vàng và đèn đỏ là rất nhanh sẽ gây ra tình huống không thể xử lý kịp của người điều khiển. Trước đó Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã có quy định về hai trường hợp dành cho đèn vàng tại điểm c khoản 2 điều 10 luật này nhưng vẫn không xác đinh được về định nghĩa thế nào là “vượt đèn vàng”. Theo như quy định đèn vàng là phải dừng trước vạch và nếu trong trường hợp đã vượt quá vạch thì được đi tiếp. Như vậy có thể hiểu là “ vạch” là cái để căn cứ xác định là vượt đèn vàng hay không; vượt bao nhiêu khỏi vạch là được đi và vượt bao nhiêu khỏi vạch là bị phạt theo quy định mới. Tuy nhiên hiện tại việc xác nhận việc “ vượt” này hiện tại chỉ dựa trên ý chỉ chủ quan của người thực thi pháp luật. Mặt khác, hành vi vượt đèn vàng cũng bị phạt bằng với mức phạt của vượt đèn đỏ sẽ gây ra nhiều dư luận trái chiều về sự xuất hiện của đèn đỏ có cần thiết nữa không khi đèn vàng là đã buộc phải dừng và đèn đỏ cũng phải dừng đồng thời quy định mức phạt cho hai trường hợp vi phạm này là ngang nhau. Các bạn có ý kiến như thế nào đối với vấn đề này, cùng trao đổi, thảo luận nhé!
Đây là lý do tại sao xe máy vượt đèn vàng lại bị phạt đến 01 triệu từ 2020
Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có gặp đèn đỏ mới phải dừng, còn các loại đèn khác cứ chạy thoải mái, không sao cả; tuy nhiên, hiểu như vậy là sai quy định của pháp luật. Cụ thể, Luật giao thông đường bộ 2008 tại Khoản 3 Điều 10 có quy định: Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Thực tế, mọi người thấy là đèn đang từ màu xanh nó sẽ chuyển qua màu vàng và cuối cùng chuyển qua màu đỏ. Việc sử dụng một vài giây đèn vàng là nhằm mục đích để người điều khiển xe tham gia giao thông có thời gian giảm tốc độ trước khi có đèn đỏ, việc này là phù hợp để tránh thắng gấp gây ra tai nạn khi dừng đèn đỏ đột ngột. Vì vậy, theo đúng quy định tại Luật thì khi gặp đèn vàng (Không phải đèn vàng nhấp nháy) thì bạn buộc phải dừng xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nên “vượt” đèn vàng có nghĩa bạn đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, (không riêng gì đèn đỏ); từ ngày 01/01/2020, bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể: - Đối với xe mô tô, xe gắn máy (Điểm e, khoản 4, Điều 6): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trước đây Nghị định 46/2016/NĐ-CP phạtvới cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng) - Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm a Khoản 5 Điều 5): Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Trước đây mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Một điều lưu ý là: Việc xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng đã cótừ lâu chứ không phải chỉ mới bắt đầu từ năm 2020, điểm mới từ năm 2020 chỉ là nâng mức phạt lên cao hơn mà thôi Nếu không tin các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY! P/s: Nhiều bạn có lập luận rằng "Ủa đèn vàng mà có nhấp nháy tôi vẫn đi bình thường có sao đâu, sao nói là vượt đèn vàng bị phạt, nói như vậy là không đúng tuyệt đối". Theo mình ở đây trước hết chúng ta cần phải hiểu đúng từ "Vượt". Luật yêu cầu bạn dừng trước vạch nhưng bạn lại cố tình chạy qua vạch, khi đó gọi là "vượt". Còn chuyện bạn gặp đèn vàng nhấp nháy, bạn đi thẳng thì là bạn đi đúng luật, bạn đâu có "vượt".
Chuyện là mình có một anh bạn lái xe nhưng lại lỡ vượt đèn vàng nên bị cảnh sát tuýt còi, kêu vào nói chuyện.Mình biết là chuyện vượt đèn vàng thì cũng bị xử phạt vi hành vi không tuân thủ tín hiệu giao thông như vướt đèn đỏ vậy. Nhưng mà anh bạn của mình lại nói là dẫu biết vậy nhưng mà theo anh ấy biết là tại Điểm c khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì có quy định là “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”. Rồi cũng tại Tiểu mục 10.3.2 Khoản 3 Điều 10 Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT cũng có ghi là: “Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau”. Anh ấy có lý giải với cảnh sát là anh chạy tới thì đã cách vạch kẻ là 2 mét rồi, phanh lại thì nguy hiểm lắm nên anh vượt qua luôn. Lý giải một hồi cuối cũng anh ấy vẫn bị lập biên bản như thường. Mình thì thấy anh ấy hiểu những quy định trên cũng chẳng sai, nhưng cái việc cảm thấy nguy hiểm thì hơi mang tính cảm tính và cảnh sát giao thông cũng giải quyết mang tính cảm tính luôn, không có quy định rõ ràng nên cảnh sát cũng chỉ giải quyết xử phạt khi họ nhìn thấy bằng mắt, nếu mà có camera quan sát để xem lại thì đó cũng là chuyện ở phia sau,không biết đường nào mà lần. Vậy nên thấy đèn mà chuẩn bị chuyển sang màu vàng thì dừng lại cho rồi, chắc là chả quản nổi là có nguy hiểm hay không.
Không thể xử phạt lỗi vượt đèn vàng
Điểm 10.2 QCVN41:2016/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng như sau: Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn 10.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu: … 10.3.2. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Từ quy định trên và thực tiễn trong hoạt động điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường, tôi thấy có một số vấn đề: 1. Thời gian sáng của đèn vàng Thời gian sáng của của một đèn vàng thông thường là từ 3 – 5 giây. Trong khoảng thời gian này người đi đường phải thực hiện liên tiếp 05 bước bắt buộc trong khi đang trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia lưu thông: Bước 1: Nhìn vào đèn tín hiệu xem nó có đang vàng hay không? Nếu có thì thời gian còn vàng bao lâu? Bước 2: Nhìn vào vạch dừng xe xem phương tiện đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch dừng xe hay chưa? Bước 3: Nhìn vào gương chiếu hậu xem những phương tiện lưu thông phía sau đang trong tình trạng như thế nào Bước 4: Phân tích xem việc dừng xe của mình có gây nguy hiểm cho người khác hay không? Bước 5: Ra quyết định là dừng xe hay tiếp tục lưu thông Chỉ trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi như thế mà bản thân người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện từng ấy những hoạt động, buộc các bộ phận như mắt (quan sát), tay, chân (đạp ga, đạp (bóp) phanh), tai (nghe tiếng còi xe) và não (phân tích) phải hoạt động hết công suất. Khi lưu thông trên đường, đặc biệt là khu vực nội thành, nội thị người điều khiển phương tiện phải vượt qua vài chục cái đèn vàng như vậy trong khói bụi, tiếng ồn và kẹt xe, thử hỏi tại sao việc tham gia giao thông luôn là một cực hình??? 2. Ranh giới giữa được phép vượt và không được phép vượt Như đã phân tích tại mục 1., thời gian đèn vàng sáng là quá ngắn trong khi phương tiện lại đang lưu thông chứ không phải trong tình trạng đứng yên. Do vậy việc xác định phương tiện “đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch dừng xe” khi “tín hiệu vàng bật sáng” là không thể vì không có phương tiện để xác định tính chính xác. Hiện nay trong một số môn thể thao như bóng đá, tennis v.v…người ta sử dụng đến công nghệ Goal-line, tuy nhiên công nghệ này chỉ dừng lại ở việc xác định bóng đã chạm vạch hay chưa (phương tiện đã tiến sát hoặc vượt quá vạch dừng hay chưa) chứ cũng không thể xác định được việc đó xảy ra vào thời điểm “tín hiệu vàng bật sáng”, chưa kể việc trang bị công nghệ trên là vô cùng tốn kém. Như vậy, ranh giới giữa việc được phép và không được phép vượt là vô cùng mỏng manh (tính trên đơn vị giây) và không có phương tiện để xác định được việc này. Vì thế rất dễ xảy ra cự cãi giữa CSGT và người tham gia giao thông quanh việc có hay không có hành vi vi phạm. 3. Tính khả thi của quy định Theo như phân tích tại mục 2., hoàn toàn không có cơ sở để xác định người tham gia giao thông đã vi phạm hay không vi phạm và CSGT đã xử lý đúng hay không đúng. Tuy nhiên, tại điểm d, đ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: … d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Theo quy định trên nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về người có thẩm quyền xử phạt (trong trường hợp này là CSGT) chứ không thuộc về người bị cho là vi phạm, mà việc chứng minh này là không thể vì không có bằng chứng. Do vậy, nếu muốn xử phạt đúng pháp luật hành vi vượt đèn vàng là điều không thể
Vượt đèn vàng, liệu có bị phạt không?
Ngày xưa, khi còn đi học, chúng ta luôn phải học thuộc lòng các biển báo hiệu đèn giao thông “Đèn đỏ – phải dừng lại, đèn vàng – chạy chậm, đèn xanh – được phép đi” và bài học đó luôn mặc định trong trí chúng ta rằng: “Nếu vượt đèn đỏ tất nhiên bị phạt, đèn xanh thì được phép đi”. Vậy còn đèn vàng thì sao? Theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008: - Tín hiệu xanh là được đi. - Tín hiệu đỏ là cấm đi. - Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Như vậy, chỉ khi tín hiệu vàng nhấp nháy mới phải chạy chậm. Đồng thời, tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định: Đối với xe ôtô: phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Đối với xe môtô: phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Thêm trường hợp phương tiện được vượt đèn vàng (dự kiến)
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang được Bộ GTVT công bố để lấy ý kiến người dân. Luật này thay thế Luật giao thông đường bộ 2008. Theo đó, quy định về tín hiệu đèn giao thông đối với màu vàng được dự thảo đưa ra như sau: - Tín hiệu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi, nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có). - Trường hợp đã đi quá vạch dừng, đèn tín hiệu hoặc đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm thì được đi tiếp. - Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Dự thảo cho phép phương tiện được đi tiếp nếu đã quá gần vạch dừng, đèn tín hiệu mà nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm. Đây là điểm mới so với Luật Giao thông đường bộ 2008 bởi luật này chỉ cho phép đi tiếp khi đèn vàng bật sáng mà phương tiện đã đi quá vạch dừng. Xử phạt vi phạm trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
QCVN 41:2019/BGTVT: Các trường hợp vượt đèn vàng không bị phạt
Ngày 31/12/2019 Bộ GTVT ban hành Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”. Mã số đăng ký: QCVN 41:2019/BGTVT. Theo quy chuẩn: Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Ý nghĩa của đèn tín hiệu được nêu ra như sau: - Tín hiệu xanh: cho phép đi. - Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. - Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. * Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) Tại Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (Trước đây: mức phạt quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng). * Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100. (Trước đây mức phạt từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?
Theo quy định Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt “ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng” Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Hệ thống báo hiệu đường bộ tại điều 10 khoản 2 điểm c về Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Theo như quy định tại Nghị định 100/2019 thì người tham gia điều khiển xe mô tô, xe máy khi vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 1.000.000 tuy nhiên quy định này đã xuất hiện bất cập. Trên thực tế sự chuyển tiếp giữa đèn vàng và đèn đỏ là rất nhanh sẽ gây ra tình huống không thể xử lý kịp của người điều khiển. Trước đó Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã có quy định về hai trường hợp dành cho đèn vàng tại điểm c khoản 2 điều 10 luật này nhưng vẫn không xác đinh được về định nghĩa thế nào là “vượt đèn vàng”. Theo như quy định đèn vàng là phải dừng trước vạch và nếu trong trường hợp đã vượt quá vạch thì được đi tiếp. Như vậy có thể hiểu là “ vạch” là cái để căn cứ xác định là vượt đèn vàng hay không; vượt bao nhiêu khỏi vạch là được đi và vượt bao nhiêu khỏi vạch là bị phạt theo quy định mới. Tuy nhiên hiện tại việc xác nhận việc “ vượt” này hiện tại chỉ dựa trên ý chỉ chủ quan của người thực thi pháp luật. Mặt khác, hành vi vượt đèn vàng cũng bị phạt bằng với mức phạt của vượt đèn đỏ sẽ gây ra nhiều dư luận trái chiều về sự xuất hiện của đèn đỏ có cần thiết nữa không khi đèn vàng là đã buộc phải dừng và đèn đỏ cũng phải dừng đồng thời quy định mức phạt cho hai trường hợp vi phạm này là ngang nhau. Các bạn có ý kiến như thế nào đối với vấn đề này, cùng trao đổi, thảo luận nhé!
Đây là lý do tại sao xe máy vượt đèn vàng lại bị phạt đến 01 triệu từ 2020
Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có gặp đèn đỏ mới phải dừng, còn các loại đèn khác cứ chạy thoải mái, không sao cả; tuy nhiên, hiểu như vậy là sai quy định của pháp luật. Cụ thể, Luật giao thông đường bộ 2008 tại Khoản 3 Điều 10 có quy định: Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Thực tế, mọi người thấy là đèn đang từ màu xanh nó sẽ chuyển qua màu vàng và cuối cùng chuyển qua màu đỏ. Việc sử dụng một vài giây đèn vàng là nhằm mục đích để người điều khiển xe tham gia giao thông có thời gian giảm tốc độ trước khi có đèn đỏ, việc này là phù hợp để tránh thắng gấp gây ra tai nạn khi dừng đèn đỏ đột ngột. Vì vậy, theo đúng quy định tại Luật thì khi gặp đèn vàng (Không phải đèn vàng nhấp nháy) thì bạn buộc phải dừng xe trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nên “vượt” đèn vàng có nghĩa bạn đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, (không riêng gì đèn đỏ); từ ngày 01/01/2020, bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể: - Đối với xe mô tô, xe gắn máy (Điểm e, khoản 4, Điều 6): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trước đây Nghị định 46/2016/NĐ-CP phạtvới cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng) - Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm a Khoản 5 Điều 5): Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Trước đây mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Một điều lưu ý là: Việc xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng đã cótừ lâu chứ không phải chỉ mới bắt đầu từ năm 2020, điểm mới từ năm 2020 chỉ là nâng mức phạt lên cao hơn mà thôi Nếu không tin các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY! P/s: Nhiều bạn có lập luận rằng "Ủa đèn vàng mà có nhấp nháy tôi vẫn đi bình thường có sao đâu, sao nói là vượt đèn vàng bị phạt, nói như vậy là không đúng tuyệt đối". Theo mình ở đây trước hết chúng ta cần phải hiểu đúng từ "Vượt". Luật yêu cầu bạn dừng trước vạch nhưng bạn lại cố tình chạy qua vạch, khi đó gọi là "vượt". Còn chuyện bạn gặp đèn vàng nhấp nháy, bạn đi thẳng thì là bạn đi đúng luật, bạn đâu có "vượt".
Chuyện là mình có một anh bạn lái xe nhưng lại lỡ vượt đèn vàng nên bị cảnh sát tuýt còi, kêu vào nói chuyện.Mình biết là chuyện vượt đèn vàng thì cũng bị xử phạt vi hành vi không tuân thủ tín hiệu giao thông như vướt đèn đỏ vậy. Nhưng mà anh bạn của mình lại nói là dẫu biết vậy nhưng mà theo anh ấy biết là tại Điểm c khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì có quy định là “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”. Rồi cũng tại Tiểu mục 10.3.2 Khoản 3 Điều 10 Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT cũng có ghi là: “Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau”. Anh ấy có lý giải với cảnh sát là anh chạy tới thì đã cách vạch kẻ là 2 mét rồi, phanh lại thì nguy hiểm lắm nên anh vượt qua luôn. Lý giải một hồi cuối cũng anh ấy vẫn bị lập biên bản như thường. Mình thì thấy anh ấy hiểu những quy định trên cũng chẳng sai, nhưng cái việc cảm thấy nguy hiểm thì hơi mang tính cảm tính và cảnh sát giao thông cũng giải quyết mang tính cảm tính luôn, không có quy định rõ ràng nên cảnh sát cũng chỉ giải quyết xử phạt khi họ nhìn thấy bằng mắt, nếu mà có camera quan sát để xem lại thì đó cũng là chuyện ở phia sau,không biết đường nào mà lần. Vậy nên thấy đèn mà chuẩn bị chuyển sang màu vàng thì dừng lại cho rồi, chắc là chả quản nổi là có nguy hiểm hay không.
Không thể xử phạt lỗi vượt đèn vàng
Điểm 10.2 QCVN41:2016/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng như sau: Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn 10.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu: … 10.3.2. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Từ quy định trên và thực tiễn trong hoạt động điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường, tôi thấy có một số vấn đề: 1. Thời gian sáng của đèn vàng Thời gian sáng của của một đèn vàng thông thường là từ 3 – 5 giây. Trong khoảng thời gian này người đi đường phải thực hiện liên tiếp 05 bước bắt buộc trong khi đang trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia lưu thông: Bước 1: Nhìn vào đèn tín hiệu xem nó có đang vàng hay không? Nếu có thì thời gian còn vàng bao lâu? Bước 2: Nhìn vào vạch dừng xe xem phương tiện đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch dừng xe hay chưa? Bước 3: Nhìn vào gương chiếu hậu xem những phương tiện lưu thông phía sau đang trong tình trạng như thế nào Bước 4: Phân tích xem việc dừng xe của mình có gây nguy hiểm cho người khác hay không? Bước 5: Ra quyết định là dừng xe hay tiếp tục lưu thông Chỉ trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi như thế mà bản thân người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện từng ấy những hoạt động, buộc các bộ phận như mắt (quan sát), tay, chân (đạp ga, đạp (bóp) phanh), tai (nghe tiếng còi xe) và não (phân tích) phải hoạt động hết công suất. Khi lưu thông trên đường, đặc biệt là khu vực nội thành, nội thị người điều khiển phương tiện phải vượt qua vài chục cái đèn vàng như vậy trong khói bụi, tiếng ồn và kẹt xe, thử hỏi tại sao việc tham gia giao thông luôn là một cực hình??? 2. Ranh giới giữa được phép vượt và không được phép vượt Như đã phân tích tại mục 1., thời gian đèn vàng sáng là quá ngắn trong khi phương tiện lại đang lưu thông chứ không phải trong tình trạng đứng yên. Do vậy việc xác định phương tiện “đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch dừng xe” khi “tín hiệu vàng bật sáng” là không thể vì không có phương tiện để xác định tính chính xác. Hiện nay trong một số môn thể thao như bóng đá, tennis v.v…người ta sử dụng đến công nghệ Goal-line, tuy nhiên công nghệ này chỉ dừng lại ở việc xác định bóng đã chạm vạch hay chưa (phương tiện đã tiến sát hoặc vượt quá vạch dừng hay chưa) chứ cũng không thể xác định được việc đó xảy ra vào thời điểm “tín hiệu vàng bật sáng”, chưa kể việc trang bị công nghệ trên là vô cùng tốn kém. Như vậy, ranh giới giữa việc được phép và không được phép vượt là vô cùng mỏng manh (tính trên đơn vị giây) và không có phương tiện để xác định được việc này. Vì thế rất dễ xảy ra cự cãi giữa CSGT và người tham gia giao thông quanh việc có hay không có hành vi vi phạm. 3. Tính khả thi của quy định Theo như phân tích tại mục 2., hoàn toàn không có cơ sở để xác định người tham gia giao thông đã vi phạm hay không vi phạm và CSGT đã xử lý đúng hay không đúng. Tuy nhiên, tại điểm d, đ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: … d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Theo quy định trên nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về người có thẩm quyền xử phạt (trong trường hợp này là CSGT) chứ không thuộc về người bị cho là vi phạm, mà việc chứng minh này là không thể vì không có bằng chứng. Do vậy, nếu muốn xử phạt đúng pháp luật hành vi vượt đèn vàng là điều không thể
Vượt đèn vàng, liệu có bị phạt không?
Ngày xưa, khi còn đi học, chúng ta luôn phải học thuộc lòng các biển báo hiệu đèn giao thông “Đèn đỏ – phải dừng lại, đèn vàng – chạy chậm, đèn xanh – được phép đi” và bài học đó luôn mặc định trong trí chúng ta rằng: “Nếu vượt đèn đỏ tất nhiên bị phạt, đèn xanh thì được phép đi”. Vậy còn đèn vàng thì sao? Theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008: - Tín hiệu xanh là được đi. - Tín hiệu đỏ là cấm đi. - Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Như vậy, chỉ khi tín hiệu vàng nhấp nháy mới phải chạy chậm. Đồng thời, tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định: Đối với xe ôtô: phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Đối với xe môtô: phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.