“Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là gì? Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” có nghĩa là gì? Pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định là bao nhiêu tiền? "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con" là gì? “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là một trong những ca dao, tục ngữ nói về an toàn giao thông. Câu nói này mang ý nghĩa là lái xe với tốc độ cao và không tập trung, chú ý khi tham gia giao thông sẽ rất dễ gây tai nạn và hậu quả xảy đến có thể là mạng người. Cụ thể trong đó, câu nói “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” sử dụng người "chồng", người "vợ" và đứa con để khắc họa nên hình ảnh một gia đình. Từ "tổ lái" thường được sử dụng trong lĩnh vực giao thông, trong ngữ cảnh này "tổ lái" mang ý nghĩa châm biếm những người điều khiển phương tiện giao thông, như ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác mà phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách khi tham gia giao thông. Và "gà mái nuôi con" thường được dùng để chỉ người vợ đơn độc trong hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, phải một mình gồng gánh gia đình, nuôi con khôn lớn. “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” dùng để chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông không chú ý an toàn, không tuân thủ quy định pháp luật để rồi phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình và mang lại gánh nặng cho gia đình và người thân. Đặc biệt còn dùng để nhắc nhở những người chồng, người cha khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần chú ý an toàn không chỉ vì bảo vệ chính bản thân mình mà còn vì trách nhiệm với vợ và con và gia đình mình. Không để xảy ra hậu qua đáng tiếc, vợ con sẽ không phải rơi vào cảnh đơn độc, gia đình tan vỡ. Theo quy định pháp luật về tham gia giao thông thì hành động điều khiển phương tiện giao thông, vượt nhanh, phóng ẩu với tốc độ cao hơn mức cho phép trên đoạn đường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người khác. Đối với trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền theo mức xử phạt tương ứng. Qua đó, câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhắc nhở người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải luôn luôn chú ý đến tốc độ, quan sát cẩn thận trong mọi tình huống, tránh vội vàng phóng nhanh vượt ẩu sẽ dễ gây tai nạn đáng tiếc. Khuyên chúng ta cần phải biết kiểm soát tốc độ khi tham gia giao thông, tránh trường hợp vượt quá tốc độ cho phép sẽ dẫn đến bị xử phạt hoặc nặng hơn là gây nguy hiểm cho tính mạng của chính người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác. Không chỉ vậy, chú ý an toàn khi tham gia giao thông còn thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình và người thân. Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu? Căn cứ khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành. Mức xử phạt đối với xe ô tô có hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy - Phạt tiền từ 3 trăm nghìn đồng đến 4 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng - Phạt tiền từ 4 trăm nghìn đồng đến 6 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhằm phản ánh hành vi phóng nhanh vượt ẩu, không chú ý an toàn khi tham gia giao thông để gây ra hậu quả nặng nề. Người có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, cụ thể là chạy vượt quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Điều khiển xe máy, xe ô tô chạy quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Người điều khiển xe máy, xe ô tô chạy quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Có kèm thêm hình thức phạt nào khác ngoài phạt tiền không? (1) Xe máy vi phạm lỗi vượt quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? Người điều khiển xe máy, xe ô tô bị cấm chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu khi tham gia giao thông trên đường (khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008). Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi một số từ, cụm từ tại khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h; điều khiển xe vượt quá tốc độ gây tai nạn giao thông - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng: điều khiển xe máy thành nhóm 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định - Phạt tiền từ 10 triệu đến 14 triệu đồng: điều khiển xe máy thành nhóm 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vi phạm lỗi vượt quá tốc độ còn bị phạt thêm hình thức bổ sung là tước quyền sử dụng bằng lái xe, tịch thu phương tiện. Căn cứ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các biện pháp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: - Tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 02 - 04 tháng đối các hành vi: + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h; + Điều khiển xe vượt quá tốc độ gây tai nạn giao thông; + Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; - Tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 03 - 05 tháng, tịch thu phương tiện đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định Như vậy, người điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép có thể bị phạt lên đến 14 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái và tịch thu xe. Do đó khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cần lưu ý các biển báo, biển hiệu giao thông trên đường để điều chỉnh tốc độ chạy xe phù hợp với quy định của pháp luật. (2) Mức phạt của hành vi điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ cho phép ra sao? Theo các quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi một số từ, cụm từ tại khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt dành cho người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô về lỗi chạy xe vượt quá tốc độ như sau: - Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h; - Phạt tiền từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái từ 01 tháng - 03 tháng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 10km/h đến dưới 20 km/h; - Phạt tiền từ 6 triệu - 8 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 02 tháng - 04 tháng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 20 km/h đến dưới 35 km/h; - Phạt tiền từ 10 triệu - 12 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 02 tháng - 04 tháng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định trên 35 km/h hoặc không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông. Trong dịp lễ 30/4 - 01/5, nếu bạn có dự định sử dụng xe máy, xe ô tô để đi phượt, đi về quê, cần lưu ý các biển báo, biển hiệu quy định về tốc độ cho phép khi tham gia giao thông trên từng đoạn đường để tránh gây tai nạn giao thông và bị CSGT thổi phạt nhé.
Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo như báo chí đưa tin thì có một nam thanh niên chưa rõ lai lịch tung đoạn clip lên TikTok khoe thành tích phóng xe ô tô với tốc độ 210km/h trên đường cao tốc. Chắc chắn là đã quá tốc độ tối đa cho phép. Vậy cho hỏi trường hợp nam thanh niên này có thể bị phạt bao nhiêu tiền về lỗi chạy xe quá tốc độ? 1. Tốc độ cho phép tối đa khi đi trên đường cao tốc là bao nhiêu? Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định (Theo Luật Giao thông đường bộ 2008). Xe cơ giới thì bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc như sau: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Theo quy định trên, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Như vậy, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Lưu ý, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. 2. Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Như có đề cập thì tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tuân thủ tốc độ tối đa ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe (có thể có những đoạn đường yêu cầu tốc độ tối đa ít hơn 120km/h). Giả sử như đoạn đường mà người lái xe ô tô này đi được phép chạy tối đa đến 120k/h thì người lái xe đã vượt quá tốc độ cho phép là 90 km/h. Căn cứ theo điểm c khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. ... Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … + Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng… ... Theo quy định thì người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Cho nên trường hợp ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì, vượt tốc độ ít nhất là 90 km/h như tình huống giả định đã nêu thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Re:Cảnh sát giao thông đứng núp ở trỗ khuất?
Chào bạn, việc chạy xe vượt quá tốc độ cho phép là vi phạm và tất nhiên là bị xử phạt hành chính theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Mình không rõ tốc độ bạn chạy vượt quá là bao nhiêu, nên sẽ liệt kê các trường hợp tương ứng với từng mức phạt: - Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: 100.000 – 200.000 - Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: 500.000 – 1.000.000 - Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: 2.000.000 – 3.000.000
“Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là gì? Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu?
Câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” có nghĩa là gì? Pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định là bao nhiêu tiền? "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con" là gì? “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” là một trong những ca dao, tục ngữ nói về an toàn giao thông. Câu nói này mang ý nghĩa là lái xe với tốc độ cao và không tập trung, chú ý khi tham gia giao thông sẽ rất dễ gây tai nạn và hậu quả xảy đến có thể là mạng người. Cụ thể trong đó, câu nói “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” sử dụng người "chồng", người "vợ" và đứa con để khắc họa nên hình ảnh một gia đình. Từ "tổ lái" thường được sử dụng trong lĩnh vực giao thông, trong ngữ cảnh này "tổ lái" mang ý nghĩa châm biếm những người điều khiển phương tiện giao thông, như ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác mà phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách khi tham gia giao thông. Và "gà mái nuôi con" thường được dùng để chỉ người vợ đơn độc trong hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, phải một mình gồng gánh gia đình, nuôi con khôn lớn. “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” dùng để chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông không chú ý an toàn, không tuân thủ quy định pháp luật để rồi phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình và mang lại gánh nặng cho gia đình và người thân. Đặc biệt còn dùng để nhắc nhở những người chồng, người cha khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần chú ý an toàn không chỉ vì bảo vệ chính bản thân mình mà còn vì trách nhiệm với vợ và con và gia đình mình. Không để xảy ra hậu qua đáng tiếc, vợ con sẽ không phải rơi vào cảnh đơn độc, gia đình tan vỡ. Theo quy định pháp luật về tham gia giao thông thì hành động điều khiển phương tiện giao thông, vượt nhanh, phóng ẩu với tốc độ cao hơn mức cho phép trên đoạn đường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người khác. Đối với trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền theo mức xử phạt tương ứng. Qua đó, câu tục ngữ “Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhắc nhở người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải luôn luôn chú ý đến tốc độ, quan sát cẩn thận trong mọi tình huống, tránh vội vàng phóng nhanh vượt ẩu sẽ dễ gây tai nạn đáng tiếc. Khuyên chúng ta cần phải biết kiểm soát tốc độ khi tham gia giao thông, tránh trường hợp vượt quá tốc độ cho phép sẽ dẫn đến bị xử phạt hoặc nặng hơn là gây nguy hiểm cho tính mạng của chính người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác. Không chỉ vậy, chú ý an toàn khi tham gia giao thông còn thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình và người thân. Chạy vượt quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu? Căn cứ khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành. Mức xử phạt đối với xe ô tô có hành vi chạy vượt quá tốc độ quy định - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy - Phạt tiền từ 3 trăm nghìn đồng đến 4 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng - Phạt tiền từ 4 trăm nghìn đồng đến 6 trăm nghìn đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 8 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, "Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhằm phản ánh hành vi phóng nhanh vượt ẩu, không chú ý an toàn khi tham gia giao thông để gây ra hậu quả nặng nề. Người có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, cụ thể là chạy vượt quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Điều khiển xe máy, xe ô tô chạy quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Người điều khiển xe máy, xe ô tô chạy quá tốc độ quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Có kèm thêm hình thức phạt nào khác ngoài phạt tiền không? (1) Xe máy vi phạm lỗi vượt quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền? Người điều khiển xe máy, xe ô tô bị cấm chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu khi tham gia giao thông trên đường (khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008). Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi một số từ, cụm từ tại khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h - Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h; điều khiển xe vượt quá tốc độ gây tai nạn giao thông - Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng: điều khiển xe máy thành nhóm 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định - Phạt tiền từ 10 triệu đến 14 triệu đồng: điều khiển xe máy thành nhóm 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vi phạm lỗi vượt quá tốc độ còn bị phạt thêm hình thức bổ sung là tước quyền sử dụng bằng lái xe, tịch thu phương tiện. Căn cứ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các biện pháp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: - Tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 02 - 04 tháng đối các hành vi: + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h; + Điều khiển xe vượt quá tốc độ gây tai nạn giao thông; + Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; - Tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 03 - 05 tháng, tịch thu phương tiện đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định Như vậy, người điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép có thể bị phạt lên đến 14 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái và tịch thu xe. Do đó khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cần lưu ý các biển báo, biển hiệu giao thông trên đường để điều chỉnh tốc độ chạy xe phù hợp với quy định của pháp luật. (2) Mức phạt của hành vi điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ cho phép ra sao? Theo các quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi một số từ, cụm từ tại khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt dành cho người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô về lỗi chạy xe vượt quá tốc độ như sau: - Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h; - Phạt tiền từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái từ 01 tháng - 03 tháng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 10km/h đến dưới 20 km/h; - Phạt tiền từ 6 triệu - 8 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 02 tháng - 04 tháng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định từ 20 km/h đến dưới 35 km/h; - Phạt tiền từ 10 triệu - 12 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 02 tháng - 04 tháng: điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định trên 35 km/h hoặc không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông. Trong dịp lễ 30/4 - 01/5, nếu bạn có dự định sử dụng xe máy, xe ô tô để đi phượt, đi về quê, cần lưu ý các biển báo, biển hiệu quy định về tốc độ cho phép khi tham gia giao thông trên từng đoạn đường để tránh gây tai nạn giao thông và bị CSGT thổi phạt nhé.
Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo như báo chí đưa tin thì có một nam thanh niên chưa rõ lai lịch tung đoạn clip lên TikTok khoe thành tích phóng xe ô tô với tốc độ 210km/h trên đường cao tốc. Chắc chắn là đã quá tốc độ tối đa cho phép. Vậy cho hỏi trường hợp nam thanh niên này có thể bị phạt bao nhiêu tiền về lỗi chạy xe quá tốc độ? 1. Tốc độ cho phép tối đa khi đi trên đường cao tốc là bao nhiêu? Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định (Theo Luật Giao thông đường bộ 2008). Xe cơ giới thì bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ của các loại xe cơ giới trên đường cao tốc như sau: - Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. - Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Theo quy định trên, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Như vậy, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Lưu ý, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. 2. Ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Như có đề cập thì tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tuân thủ tốc độ tối đa ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe (có thể có những đoạn đường yêu cầu tốc độ tối đa ít hơn 120km/h). Giả sử như đoạn đường mà người lái xe ô tô này đi được phép chạy tối đa đến 120k/h thì người lái xe đã vượt quá tốc độ cho phép là 90 km/h. Căn cứ theo điểm c khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. ... Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … + Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng… ... Theo quy định thì người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Cho nên trường hợp ô tô phóng xe 210km/h trên đường cao tốc thì, vượt tốc độ ít nhất là 90 km/h như tình huống giả định đã nêu thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Re:Cảnh sát giao thông đứng núp ở trỗ khuất?
Chào bạn, việc chạy xe vượt quá tốc độ cho phép là vi phạm và tất nhiên là bị xử phạt hành chính theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Mình không rõ tốc độ bạn chạy vượt quá là bao nhiêu, nên sẽ liệt kê các trường hợp tương ứng với từng mức phạt: - Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: 100.000 – 200.000 - Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: 500.000 – 1.000.000 - Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: 2.000.000 – 3.000.000