Vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi sẽ bị xử lý thế nào?
Có nhiều trường hợp xe cảnh sát đã bật còi ưu tiên nhưng ngươi tham gia giao thông vẫn không nhường đường và vượt mặt xe cảnh sát. Như vậy, trường hợp này người tham gia giao thông sẽ bị xử lý thế nào? Xe cảnh sát có được ưu tiên không? Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quyền ưu tiên của một số loại xe như sau: - Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự: + Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; + Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; + Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; + Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; + Đoàn xe tang. - Các xe quy định trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. - Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. Như vậy, xe cảnh sát Việt Nam được ưu tiên khi tham gia giao thông khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp. Xe cảnh sát Việt Nam khi làm nhiệm vụ khẩn cấp, dẫn đường đoàn xe phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định và không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu ưu tiên, các phương tiện tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên đi qua. Không được gây cản trở xe ưu tiên. Vượt mặt xe cảnh sát có vi phạm pháp luật không? Theo Khoản 3 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Đồng thời, Khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: + Không bảo đảm các điều kiện sau: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải + Trên cầu hẹp có một làn xe; + Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; + Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; + Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; + Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Như vậy, điều khiển xe vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi ưu tiên sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Còn đối với xe cảnh sát không phát bất kỳ tính hiệu ưu tiên nào, người tham gia giao thông có thể vượt bình thường, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn giao thông theo quy định pháp luật. Vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi sẽ bị xử lý thế nào? Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Theo điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Theo Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Theo điểm đ Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Như vậy, tùy loại xe đang điều khiển mà người vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi ưu tiên sẽ bị xử phạt từ 8 trăm đến 8 triệu đồng.
Điểm danh các Luật, Bộ Luật bị “qua mặt”
Chắc hẳn thời đi học, ngồi trên lớp, các bạn thường được nghe thầy cô râm ran giảng “Hiến pháp là luật gốc, luật mẹ, rồi dưới Hiến pháp là Luật, Bộ Luật, dưới Luật, Bộ luật là Nghị định, Thông tư…” Nhưng khi rời mái trường, rời thầy cô, thì lý thuyết đó có vẻ như không đúng với thực tế với mình đâu các bạn, bởi theo nguyên tắc nếu Luật, Bộ luật có sai sót thì sửa chữa nó phải là Luật, Bộ luật, nghĩa là ngang cấp với nó mới có quyền sửa đổi nó, chứ không thể là một văn bản cấp dưới nó, như Nghị định hay Thông tư…Nếu như Nghị định, Thông tư sửa đổi Luật, Bộ luật thì bị xem là đã “vượt mặt” , “qua mặt” Luật, Bộ luật rồi. Để mình kể cho các bạn nghe, bị “qua mặt” có các văn bản sau: Đầu tiên là Hiến pháp 1992 Sau hơn 09 năm đi vào thực thi hoạt động thì Hiến pháp 1992 tỏ ra không còn phù hợp ở một số điều khoản, chữa cháy cho những điểm đó là Nghị quyết 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Hiến pháp được xem là luật gốc, luật mẹ, bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành ra cũng phải tuân thủ theo Hiến pháp, trái với Hiến pháp thì văn bản đó bị xem là vi hiến và bị bãi bỏ. Nhưng sao Hiến pháp 1992 lại bị sửa đổi bởi văn bản cấp dưới mình, đó là Nghị quyết? Việc sửa đổi Hiến pháp bởi một Nghị quyết chẳng khác nào “con đi sửa lưng cha mẹ”? Kế đến, đó là Bộ luật lao động 2012 Một vấn đề mà rất nhiều người lao động thắc mắc rằng, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm hay là cả 2 loại trợ cấp nếu nghỉ việc vì lý do công ty hợp nhất, sáp nhập, chia tách hay vì lý kinh tế…bởi theo quy định tại Điều 48 và 49 của Bộ luật này đều có đề cập đến việc trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm trong trường hợp người lao động nghỉ việc vì các lý do nêu trên. Dựa trên quy định đó, nhiều người sẽ hiểu rằng, trong trường hợp này được nhận cả 2 khoản trợ cấp. Tuy nhiên, đến khi Nghị định 05/2015/NĐ-CP ra đời thì lại quy định rằng: trường hợp này chỉ được hưởng trợ cấp mất việc làm (các bạn có thể xem Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định này rồi so với Điều 48, 49 Bộ luật lao động xem có khác nhau không?). Việc quy định như vậy, có thể xem rằng Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã vượt mặt Bộ luật lao động không? Tiếp theo là Luật bảo hiểm xã hội 2014 Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ các vụ đình công diễn ra hàng loạt tại các xưởng may, xí nghiệp cách đây 02 năm về trước phản đối việc bãi bỏ quy định hưởng BHXH 1 lần nếu chưa đóng BHXH đủ 20 năm, sau 01 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH 1 lần (các bạn có thể so sánh tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014) Ngay sau đó, Chính phủ đã có báo cáo với Quốc hội về vấn đề nêu trên, và Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động như là phương thức chữa cháy cho Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên. Đáng lý ra, nội dung này phải bị sửa đổi bởi Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi hoặc nội dung hay tiêu đề này phải để là Nghị quyết sửa đổi Luật BHXH...chứ không phải kiểu chữa cháy là Nghị quyết thi hành.... Đây là một trong những trường hợp điển hình mà mình kể ra đây, có thể vẫn còn nhiều trường hợp nữa nhưng mình chưa tìm thấy, rất mong các bạn bổ sung.
Vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi sẽ bị xử lý thế nào?
Có nhiều trường hợp xe cảnh sát đã bật còi ưu tiên nhưng ngươi tham gia giao thông vẫn không nhường đường và vượt mặt xe cảnh sát. Như vậy, trường hợp này người tham gia giao thông sẽ bị xử lý thế nào? Xe cảnh sát có được ưu tiên không? Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quyền ưu tiên của một số loại xe như sau: - Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự: + Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; + Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; + Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; + Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; + Đoàn xe tang. - Các xe quy định trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. - Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. Như vậy, xe cảnh sát Việt Nam được ưu tiên khi tham gia giao thông khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp. Xe cảnh sát Việt Nam khi làm nhiệm vụ khẩn cấp, dẫn đường đoàn xe phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định và không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu ưu tiên, các phương tiện tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên đi qua. Không được gây cản trở xe ưu tiên. Vượt mặt xe cảnh sát có vi phạm pháp luật không? Theo Khoản 3 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Đồng thời, Khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: + Không bảo đảm các điều kiện sau: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải + Trên cầu hẹp có một làn xe; + Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; + Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; + Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; + Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Như vậy, điều khiển xe vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi ưu tiên sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Còn đối với xe cảnh sát không phát bất kỳ tính hiệu ưu tiên nào, người tham gia giao thông có thể vượt bình thường, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn giao thông theo quy định pháp luật. Vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi sẽ bị xử lý thế nào? Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Theo điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Theo Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Theo điểm đ Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Như vậy, tùy loại xe đang điều khiển mà người vượt mặt xe cảnh sát đang bật còi ưu tiên sẽ bị xử phạt từ 8 trăm đến 8 triệu đồng.
Điểm danh các Luật, Bộ Luật bị “qua mặt”
Chắc hẳn thời đi học, ngồi trên lớp, các bạn thường được nghe thầy cô râm ran giảng “Hiến pháp là luật gốc, luật mẹ, rồi dưới Hiến pháp là Luật, Bộ Luật, dưới Luật, Bộ luật là Nghị định, Thông tư…” Nhưng khi rời mái trường, rời thầy cô, thì lý thuyết đó có vẻ như không đúng với thực tế với mình đâu các bạn, bởi theo nguyên tắc nếu Luật, Bộ luật có sai sót thì sửa chữa nó phải là Luật, Bộ luật, nghĩa là ngang cấp với nó mới có quyền sửa đổi nó, chứ không thể là một văn bản cấp dưới nó, như Nghị định hay Thông tư…Nếu như Nghị định, Thông tư sửa đổi Luật, Bộ luật thì bị xem là đã “vượt mặt” , “qua mặt” Luật, Bộ luật rồi. Để mình kể cho các bạn nghe, bị “qua mặt” có các văn bản sau: Đầu tiên là Hiến pháp 1992 Sau hơn 09 năm đi vào thực thi hoạt động thì Hiến pháp 1992 tỏ ra không còn phù hợp ở một số điều khoản, chữa cháy cho những điểm đó là Nghị quyết 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Hiến pháp được xem là luật gốc, luật mẹ, bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành ra cũng phải tuân thủ theo Hiến pháp, trái với Hiến pháp thì văn bản đó bị xem là vi hiến và bị bãi bỏ. Nhưng sao Hiến pháp 1992 lại bị sửa đổi bởi văn bản cấp dưới mình, đó là Nghị quyết? Việc sửa đổi Hiến pháp bởi một Nghị quyết chẳng khác nào “con đi sửa lưng cha mẹ”? Kế đến, đó là Bộ luật lao động 2012 Một vấn đề mà rất nhiều người lao động thắc mắc rằng, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm hay là cả 2 loại trợ cấp nếu nghỉ việc vì lý do công ty hợp nhất, sáp nhập, chia tách hay vì lý kinh tế…bởi theo quy định tại Điều 48 và 49 của Bộ luật này đều có đề cập đến việc trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm trong trường hợp người lao động nghỉ việc vì các lý do nêu trên. Dựa trên quy định đó, nhiều người sẽ hiểu rằng, trong trường hợp này được nhận cả 2 khoản trợ cấp. Tuy nhiên, đến khi Nghị định 05/2015/NĐ-CP ra đời thì lại quy định rằng: trường hợp này chỉ được hưởng trợ cấp mất việc làm (các bạn có thể xem Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định này rồi so với Điều 48, 49 Bộ luật lao động xem có khác nhau không?). Việc quy định như vậy, có thể xem rằng Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã vượt mặt Bộ luật lao động không? Tiếp theo là Luật bảo hiểm xã hội 2014 Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ các vụ đình công diễn ra hàng loạt tại các xưởng may, xí nghiệp cách đây 02 năm về trước phản đối việc bãi bỏ quy định hưởng BHXH 1 lần nếu chưa đóng BHXH đủ 20 năm, sau 01 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH 1 lần (các bạn có thể so sánh tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014) Ngay sau đó, Chính phủ đã có báo cáo với Quốc hội về vấn đề nêu trên, và Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động như là phương thức chữa cháy cho Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên. Đáng lý ra, nội dung này phải bị sửa đổi bởi Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi hoặc nội dung hay tiêu đề này phải để là Nghị quyết sửa đổi Luật BHXH...chứ không phải kiểu chữa cháy là Nghị quyết thi hành.... Đây là một trong những trường hợp điển hình mà mình kể ra đây, có thể vẫn còn nhiều trường hợp nữa nhưng mình chưa tìm thấy, rất mong các bạn bổ sung.