Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?
Dạo gần đây, hành vi sử dụng vũ khí thô sơ trái phép ngày càng phổ biến, nhiều người dân tận dụng, cải tạo dùng để săn bắt gây nguy cơ nguy hiểm không nhỏ đối với cả bản thân người sử dụng và người xung quanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi sử dụng vũ khí thô sơ trái phép? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vũ khí thô sơ là gì? Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Trong đó, vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Khi nào được sử dụng vũ khí thô sơ? Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019) và được sử dụng trong trường hợp sau đây: - Trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019); - Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác; - Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật. Khi đó, người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Xử lý hành vi sử dụng trái phép vũ khí thô sơ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ; - Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ; - Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn; - Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo; - Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; - Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép; - Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.“ Theo đó, việc sử dụng trái phép vũ khí thô sơ có thể bị xử phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tù 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm.
Bỏ dao găm trong cốp xe có thể phạt đến 20 triệu đồng?
Em là Sinh viên mới lên sài gòn học được mấy tuần... gần nhà em đường đi rất vắng, hôm rồi em có mua ở siêu thị một con dao găm loại Dao găm KA-BAR của Thủy quân lục chiến Mỹ để trong cốp xe phòng thân, anh chị cho em hỏi hành vi của em thì nếu công an kiểm tra cốp thì bị phạt bao nhiêu ạ? Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về vũ khí thô sơ như sau: ... - Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Mặt khác Căn cứ Khoản 2 Điều 5 của Luật này quy định: ... 2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ. Ngoài ra căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau: ... 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép. Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Dao găm là vũ khí thô sơ do đó, bạn không được phép mang giấu dao găm trong cốp xe… Nếu bạn vẫn cố tình mua về và sử dụng thì sẽ bị xử phạt nặng nếu bị phát hiện.
Chào luật sư, tối hôm qua em có chở em của em đi ăn ( khoảng 12h khuya ) và có đem theo 1 quả đấm( lí do đi đêm nên muốn tự bảo vệ cho bản thân và người khác ) , trên đường đi thì bị 911 mời vào kiểm tra và chuyển em về phường đồng thời giam giữ xe máy, quả đấm và đang đợi pháp luật giải quyết. Vậy cho em hỏi em có bị vi phạm không và nếu có thì sẽ quy vào tội gì ạ?
Luật sư cho em hỏi, cung tên thể thao được coi là vũ khí thô sơ, vậy mua và sử dụng cung tên thể thao và xin cấp giấy phép có hiệu lực không ạ ?
Thế nào là vận chuyển? thế nào là tàng trữ vũ khí thô sơ
Thế nào là vận chuyển? thế nào là tàng trữ vũ khí thô sơ Thực tế nhiều người đi đường có mang theo dao, kéo,.. bị kiểm tra hành chính và bị phạt hành chính, có khi bị còng tay chân như tội phạm. Vậy xin hỏi: Thế nào là Vận chuyển? Như tôi mua con dao, dụng cụ làm bếp, làm nông ngoài chợ, trên đường vận chuyển về nhà bị kiểm tra, có bị xem là vi phạm “vận chuyển vũ khí thô sơ?’? Thế nào là Tàng trữ? Như Công an kiểm tra nhà tôi phát hiện nhiều dụng cụ làm bếp, làm nông như Dao, búa, liềm,… vậy có bị gọi là “tàng trữ vũ khí thô sơ’?? Với quy định như vậy chả khác nào cái thòng lọng, cứ treo lơ lững trên đầu dân, muốn bắt phạt lúc nào cũng được??
Trang bị vũ khí cho bảo vệ phải xin phép Công an
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 06/2013/NĐ-CP về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Theo đó, trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu trang bị vũ khí thô sơ, phương tiện xịt hơi cay, động vật nghiệp vụ thì thực hiện theo quy định sau: - Cơ quan, doanh nghiệp ở địa phương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ về Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp tỉnh; cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương nộp hồ sơ về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong hồ sơ phải gửi kèm phương án bảo vệ đới với mục tiêu thuộc cơ quan, doanh nghiệp quản lý và sự cần thiết phải trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ nêu trên. - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm tập hợp hồ sơ đề nghị của cơ quan, doanh nghiệp trong cả nước có nhu cầu trang bị và phối hợp với các đơn vị có chức năng bảo vệ an ninh nội bộ theo quy định tại khoản 4 điều 6 Thông tư này để báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06/12/2014 và thay thế Thông tư 10/2002/TT-BCA.
Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?
Dạo gần đây, hành vi sử dụng vũ khí thô sơ trái phép ngày càng phổ biến, nhiều người dân tận dụng, cải tạo dùng để săn bắt gây nguy cơ nguy hiểm không nhỏ đối với cả bản thân người sử dụng và người xung quanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi sử dụng vũ khí thô sơ trái phép? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vũ khí thô sơ là gì? Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Trong đó, vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Khi nào được sử dụng vũ khí thô sơ? Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019) và được sử dụng trong trường hợp sau đây: - Trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019); - Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác; - Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật. Khi đó, người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Xử lý hành vi sử dụng trái phép vũ khí thô sơ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ; - Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ; - Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự; - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn; - Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; - Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo; - Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; - Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép; - Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.“ Theo đó, việc sử dụng trái phép vũ khí thô sơ có thể bị xử phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tù 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm.
Bỏ dao găm trong cốp xe có thể phạt đến 20 triệu đồng?
Em là Sinh viên mới lên sài gòn học được mấy tuần... gần nhà em đường đi rất vắng, hôm rồi em có mua ở siêu thị một con dao găm loại Dao găm KA-BAR của Thủy quân lục chiến Mỹ để trong cốp xe phòng thân, anh chị cho em hỏi hành vi của em thì nếu công an kiểm tra cốp thì bị phạt bao nhiêu ạ? Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về vũ khí thô sơ như sau: ... - Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Mặt khác Căn cứ Khoản 2 Điều 5 của Luật này quy định: ... 2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ. Ngoài ra căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau: ... 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép. Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Dao găm là vũ khí thô sơ do đó, bạn không được phép mang giấu dao găm trong cốp xe… Nếu bạn vẫn cố tình mua về và sử dụng thì sẽ bị xử phạt nặng nếu bị phát hiện.
Chào luật sư, tối hôm qua em có chở em của em đi ăn ( khoảng 12h khuya ) và có đem theo 1 quả đấm( lí do đi đêm nên muốn tự bảo vệ cho bản thân và người khác ) , trên đường đi thì bị 911 mời vào kiểm tra và chuyển em về phường đồng thời giam giữ xe máy, quả đấm và đang đợi pháp luật giải quyết. Vậy cho em hỏi em có bị vi phạm không và nếu có thì sẽ quy vào tội gì ạ?
Luật sư cho em hỏi, cung tên thể thao được coi là vũ khí thô sơ, vậy mua và sử dụng cung tên thể thao và xin cấp giấy phép có hiệu lực không ạ ?
Thế nào là vận chuyển? thế nào là tàng trữ vũ khí thô sơ
Thế nào là vận chuyển? thế nào là tàng trữ vũ khí thô sơ Thực tế nhiều người đi đường có mang theo dao, kéo,.. bị kiểm tra hành chính và bị phạt hành chính, có khi bị còng tay chân như tội phạm. Vậy xin hỏi: Thế nào là Vận chuyển? Như tôi mua con dao, dụng cụ làm bếp, làm nông ngoài chợ, trên đường vận chuyển về nhà bị kiểm tra, có bị xem là vi phạm “vận chuyển vũ khí thô sơ?’? Thế nào là Tàng trữ? Như Công an kiểm tra nhà tôi phát hiện nhiều dụng cụ làm bếp, làm nông như Dao, búa, liềm,… vậy có bị gọi là “tàng trữ vũ khí thô sơ’?? Với quy định như vậy chả khác nào cái thòng lọng, cứ treo lơ lững trên đầu dân, muốn bắt phạt lúc nào cũng được??
Trang bị vũ khí cho bảo vệ phải xin phép Công an
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 06/2013/NĐ-CP về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Theo đó, trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu trang bị vũ khí thô sơ, phương tiện xịt hơi cay, động vật nghiệp vụ thì thực hiện theo quy định sau: - Cơ quan, doanh nghiệp ở địa phương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ về Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp tỉnh; cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương nộp hồ sơ về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong hồ sơ phải gửi kèm phương án bảo vệ đới với mục tiêu thuộc cơ quan, doanh nghiệp quản lý và sự cần thiết phải trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ nêu trên. - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm tập hợp hồ sơ đề nghị của cơ quan, doanh nghiệp trong cả nước có nhu cầu trang bị và phối hợp với các đơn vị có chức năng bảo vệ an ninh nội bộ theo quy định tại khoản 4 điều 6 Thông tư này để báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06/12/2014 và thay thế Thông tư 10/2002/TT-BCA.