Muốn mở viện dưỡng lão tư nhân thì liên hệ cơ quan nào?
Viện dưỡng lão hay còn được gọi là nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ dưỡng, trung tâm chăm sóc Người cao tuổi…. Là nơi được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho việc điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, chăm sóc đời sống tinh thần cho các bậc cao niên cần nhờ đến sự chăm sóc từ người khác hoặc không có đủ khả năng chăm sóc bản thân, những sinh hoạt ban ngày nữa. Trung tâm dưỡng lão thường sẽ được xây dựng ở những nơi yên tĩnh, cảnh quan môi trường trong lành, tránh xa những nơi tấp nập, ồn ào của cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, có rất nhiều mô hình nhà dưỡng lão khác nhau nhưng trong đó có 2 mô hình chính là: Nhà dưỡng lão do nhà nước xây dựng Nhà dưỡng lão do tư nhân xây dựng Vậy nhà dưỡng lão do tư nhân xây dựng thì sẽ được cơ quan nào cấp giấy phép hoạt động? Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 06/2011/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi như sau: 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các trường hợp sau đây: a) Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở chính đặt tại địa phương; b) Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập có trụ sở chính đặt tại địa phương; c) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập. 2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các cơ sở khác do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có trụ sở chính tại địa phương. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Như vậy, muốn mở viện dưỡng lão theo tư cách cá nhân thì liên hệ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để được cấp giấy phép hoạt động.
Ở viện dưỡng lão có phải đăng ký tạm trú không?
Căn cứ Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau: Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở). 1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. 2. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Bên cạnh đó tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Như vậy, theo quy định hiện hành thì người già cơ nhỡ khi sống ở viện dưỡng lão (cơ sở trợ giúp xã hội). Theo đó, nếu người này tạm trú trên 30 ngày thì vẫn phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập viện dưỡng lão?
Theo Điều 2 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định: Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở). - Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. - Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Tại Điều 19 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương. - Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở. Căn cứ từ quy định trên, thì cá nhân được thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện về xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động. Ngoài ra, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập viện dưỡng lão ngoài công lập có thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nếu Viện dưỡng lão hoạt động phạm vi cấp tỉnh liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nếu cơ sở hoạt động phạm vi cấp huyện có đặt trụ sở chính tại địa phương.
Muốn mở viện dưỡng lão tư nhân thì liên hệ cơ quan nào?
Viện dưỡng lão hay còn được gọi là nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ dưỡng, trung tâm chăm sóc Người cao tuổi…. Là nơi được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho việc điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, chăm sóc đời sống tinh thần cho các bậc cao niên cần nhờ đến sự chăm sóc từ người khác hoặc không có đủ khả năng chăm sóc bản thân, những sinh hoạt ban ngày nữa. Trung tâm dưỡng lão thường sẽ được xây dựng ở những nơi yên tĩnh, cảnh quan môi trường trong lành, tránh xa những nơi tấp nập, ồn ào của cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, có rất nhiều mô hình nhà dưỡng lão khác nhau nhưng trong đó có 2 mô hình chính là: Nhà dưỡng lão do nhà nước xây dựng Nhà dưỡng lão do tư nhân xây dựng Vậy nhà dưỡng lão do tư nhân xây dựng thì sẽ được cơ quan nào cấp giấy phép hoạt động? Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 06/2011/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi như sau: 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các trường hợp sau đây: a) Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở chính đặt tại địa phương; b) Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập có trụ sở chính đặt tại địa phương; c) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập. 2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các cơ sở khác do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có trụ sở chính tại địa phương. 3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Như vậy, muốn mở viện dưỡng lão theo tư cách cá nhân thì liên hệ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để được cấp giấy phép hoạt động.
Ở viện dưỡng lão có phải đăng ký tạm trú không?
Căn cứ Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau: Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở). 1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. 2. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Bên cạnh đó tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Như vậy, theo quy định hiện hành thì người già cơ nhỡ khi sống ở viện dưỡng lão (cơ sở trợ giúp xã hội). Theo đó, nếu người này tạm trú trên 30 ngày thì vẫn phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập viện dưỡng lão?
Theo Điều 2 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định: Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở). - Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. - Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Tại Điều 19 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương. - Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở. Căn cứ từ quy định trên, thì cá nhân được thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện về xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động. Ngoài ra, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập viện dưỡng lão ngoài công lập có thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nếu Viện dưỡng lão hoạt động phạm vi cấp tỉnh liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nếu cơ sở hoạt động phạm vi cấp huyện có đặt trụ sở chính tại địa phương.