Biệt phái công chức/viên chức tập sự và Miễn tập sự công chức?
Xin chào, Luật sư! Câu số 1) Tôi hiện đang là công chức phòng chuyên môn cấp Huyện (chế độ tập sự). Luật sư xin phép cho tôi hỏi, cơ quan cấp huyện của tôi đang công tác nếu Biệt phái tới giữ 1 vị trí là Bí thư Đoàn cấp xã có thời hạn. Như vậy, có đúng quy định không? Vì theo Theo nghị định, 138/2020/NĐCP có quy định: "6. Không điều động, bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác." => Không quy định trường hợp Biệt phái, chỉ đề cập việc điều động? Câu số 2) Trước đây, tôi làm việc cho 1 công ty tư nhân có đóng bảo hiểm xã hội hơn 03 năm và hiện tại được bố trí công việc tại phòng chuyên môn cấp huyện làm đúng ngành nghề Giao thông vận tải trước đây của tôi, có xác nhận của công ty cũ, bằng cấp tôi cũng phù hợp với vị trí việc làm. Theo Nghị định 138/2020/NDCP: "5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm." . Vậy tôi có thuộc trường hợp được miễn tập sự không? Nếu có, thì nên làm các thủ tục đề nghị như thế nào? Mong Luật sư trả lời chi tiết để tôi được hiểu rõ. Xin chân thành cảm ơn Luật sư,
6 điều cần biết khi viên chức hết thời gian tập sự
Viên chức hết thời gian tập sự - Ảnh minh họa Người được tuyển dụng vào viên chức nếu không thuộc những trường hợp được miễn thì phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian tập sự là khác nhau đối với từng chức danh, tiêu chuẩn trình độ. Sau đây là một số điều viên chức cần biết khi hết thời gian tập sự. 1. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét tăng bậc lương Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét tăng bậc lương. 2. Các chứng chỉ, điều kiện yêu cầu khi kết thúc. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì: “Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng viên chức phải cử viên chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.” Như vậy nếu khi kết thúc thời gian thực tập, đơn vị tuyển dụng viên chức yêu cầu những văn bằng, chứng chỉ mà viên chức chưa được hướng dẫn hoặc đào tạo trước đây, họ có quyền gửi kiến nghị đến các cơ quan thuộc Bộ, ngành mình đang làm việc. 3. Xếp hạng Chức danh nghề nghiệp Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 115 như sau: - Chức danh nghề nghiệp hạng I; - Chức danh nghề nghiệp hạng II; - Chức danh nghề nghiệp hạng III; - Chức danh nghề nghiệp hạng IV; - Chức danh nghề nghiệp hạng V. 4. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp (Điều 24 Nghị định 115) Khi hết thời gian tập sự, viên chức tập sự phải báo cáo kết quả nội dung tập sự cho người hướng dẫn tập sự bằng văn bản và được nhận xét, đánh giá kết quả tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương cho viên chức được tuyển dụng. 5. Chấm dứt hợp đồng làm việc (Điều 25 Nghị định 115) Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, người tập sự được đơn vị sự nghiệp công lập trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú. 6. Hướng dẫn xếp lương Thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV. Mời bạn đọc đóng góp, chia sẻ thêm những thông tin liên quan đến viên chức tập sự khi hết thời gian tập sự!
Viên chức tập sự có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Câu hỏi: Tôi vừa mới thi tuyển viên chức (giáo viên trường THCS) vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhưng hiện tại tôi đang trong thời gian tập sự. Vậy trong thời gian tập sự này, tôi có được hưởng phụ cấp thu hút không ạ? Câu trả lời: Điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC có quy định: "Điều 2. Hướng dẫn về đối tượng áp dụng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP 1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, bao gồm: ... b) Viên chức (kể cả người tập sự, thử việc) và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định cùa pháp luật, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập);" Như vậy, trong thời gian tập sự, chị vẫn nhận được chế độ phụ cấp thu hút theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ạ. "1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có. ...."
Biệt phái công chức/viên chức tập sự và Miễn tập sự công chức?
Xin chào, Luật sư! Câu số 1) Tôi hiện đang là công chức phòng chuyên môn cấp Huyện (chế độ tập sự). Luật sư xin phép cho tôi hỏi, cơ quan cấp huyện của tôi đang công tác nếu Biệt phái tới giữ 1 vị trí là Bí thư Đoàn cấp xã có thời hạn. Như vậy, có đúng quy định không? Vì theo Theo nghị định, 138/2020/NĐCP có quy định: "6. Không điều động, bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác." => Không quy định trường hợp Biệt phái, chỉ đề cập việc điều động? Câu số 2) Trước đây, tôi làm việc cho 1 công ty tư nhân có đóng bảo hiểm xã hội hơn 03 năm và hiện tại được bố trí công việc tại phòng chuyên môn cấp huyện làm đúng ngành nghề Giao thông vận tải trước đây của tôi, có xác nhận của công ty cũ, bằng cấp tôi cũng phù hợp với vị trí việc làm. Theo Nghị định 138/2020/NDCP: "5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm." . Vậy tôi có thuộc trường hợp được miễn tập sự không? Nếu có, thì nên làm các thủ tục đề nghị như thế nào? Mong Luật sư trả lời chi tiết để tôi được hiểu rõ. Xin chân thành cảm ơn Luật sư,
6 điều cần biết khi viên chức hết thời gian tập sự
Viên chức hết thời gian tập sự - Ảnh minh họa Người được tuyển dụng vào viên chức nếu không thuộc những trường hợp được miễn thì phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian tập sự là khác nhau đối với từng chức danh, tiêu chuẩn trình độ. Sau đây là một số điều viên chức cần biết khi hết thời gian tập sự. 1. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét tăng bậc lương Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét tăng bậc lương. 2. Các chứng chỉ, điều kiện yêu cầu khi kết thúc. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì: “Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng viên chức phải cử viên chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.” Như vậy nếu khi kết thúc thời gian thực tập, đơn vị tuyển dụng viên chức yêu cầu những văn bằng, chứng chỉ mà viên chức chưa được hướng dẫn hoặc đào tạo trước đây, họ có quyền gửi kiến nghị đến các cơ quan thuộc Bộ, ngành mình đang làm việc. 3. Xếp hạng Chức danh nghề nghiệp Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 115 như sau: - Chức danh nghề nghiệp hạng I; - Chức danh nghề nghiệp hạng II; - Chức danh nghề nghiệp hạng III; - Chức danh nghề nghiệp hạng IV; - Chức danh nghề nghiệp hạng V. 4. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp (Điều 24 Nghị định 115) Khi hết thời gian tập sự, viên chức tập sự phải báo cáo kết quả nội dung tập sự cho người hướng dẫn tập sự bằng văn bản và được nhận xét, đánh giá kết quả tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương cho viên chức được tuyển dụng. 5. Chấm dứt hợp đồng làm việc (Điều 25 Nghị định 115) Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, người tập sự được đơn vị sự nghiệp công lập trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú. 6. Hướng dẫn xếp lương Thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV. Mời bạn đọc đóng góp, chia sẻ thêm những thông tin liên quan đến viên chức tập sự khi hết thời gian tập sự!
Viên chức tập sự có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Câu hỏi: Tôi vừa mới thi tuyển viên chức (giáo viên trường THCS) vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhưng hiện tại tôi đang trong thời gian tập sự. Vậy trong thời gian tập sự này, tôi có được hưởng phụ cấp thu hút không ạ? Câu trả lời: Điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC có quy định: "Điều 2. Hướng dẫn về đối tượng áp dụng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP 1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, bao gồm: ... b) Viên chức (kể cả người tập sự, thử việc) và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định cùa pháp luật, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập);" Như vậy, trong thời gian tập sự, chị vẫn nhận được chế độ phụ cấp thu hút theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ạ. "1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có. ...."