Nghỉ việc do bị yêu cầu cách ly, NLĐ có được trả lương?
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Corona, tại Việt Nam, những người có dấu hiệu liên quan đến dịch bệnh được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cách ly, trong đó có người lao động đang làm việc cũng thuộc trường hợp nêu trên. Vậy, quyền lợi của người lao động có được giải quyết khi bị yêu cầu cách ly như vây? Khoản 3, Điều 98 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương ngừng việc như sau: “... 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. “ Theo đó, quy định mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV Vì vậy, khi người lao động được yêu cầu ngừng việc thì thỏa thuận với NSDLĐ về tiền lương ngừng việc, mức tiền lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng được quy định như trên.
Cẩm nang hỏi – đáp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút corona (nCoV)
Câu hỏi 1: Vi rút Corona nCoV là gì? Trả lời: Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó. Câu hỏi 2: Nguồn gốc của vi rút Corona nCoV từ đâu? Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút. Câu hỏi 3: Cơ chế vi rút Corona nCoV lây lan như thế nào? Trả lời: Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh. Câu hỏi 4: Những triệu chứng và biến chứng mà vi rút Corona nCoV có thể gây ra? Trả lời: Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền. Câu hỏi 5: Đã có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona nCoV gây ra chưa? Trả lời: Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona nCoV gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân. Câu hỏi 6: Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của vi rút Corona? Trả lời: Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn. Câu hỏi 7: Làm thế nào giúp tôi có thể bảo vệ bản thân? Trả lời: Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh - Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc. - Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. - Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. - Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. - Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. - Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng… - Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã. - Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. - Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. 2. Những người từ Trung Quốc trở về - Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết. - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. 3. Những người đi đến Trung Quốc - Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona nCoV. - Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. Câu hỏi 8: Những khuyến cáo nào khi tôi có lịch trình đi lại, du lịch? 1. Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở - Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên. - Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế. 2. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV - Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho. - Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn. - Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. 3. Sử dụng khẩu trang đúng cách - Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức. - Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng. - Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 01 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang. 4. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm - Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. - Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế. 5. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV - Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm. - Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. - Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết. Câu hỏi 9: Tôi có thể liên hệ thông báo thông tin bằng cách nào? Trả lời: Bộ Y tế công bố 02 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 1900 3228 và 1900 9095. Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV: Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616 Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616 Bệnh viện E: 0912.168.887 Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712 Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616 Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313 Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495 Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212 Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010 Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736 Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502 Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768 Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881 Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010 Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965 Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807 Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257 Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515 Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515 Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226 Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương. Câu hỏi 10: Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễm nCoV? Trả lời: Các kiểm tra chẩn đoán chính xác nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng nCoV đó gồm kỹ thuật Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing - NGS) và kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm vi rút Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định./. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế
Danh sách các Công ty sản xuất khẩu trang y tế, trang phục phòng, chống dịch nCoV
Là nội dung tại Công văn 403/BYT-TB-CT về Danh sách các Công ty sản xuất khẩu trang y tế, trang phục phòng, chống dịch 2019-nCoV. Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, để không thiếu khẩu trang y tế và trang phục phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, có công văn yêu cầu các đơn vị sản xuất sớm ổn định, tăng cường sản xuất và hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất khẩu trang, trang phục phòng, chống dịch bệnh. Bộ Y tế thông báo nhanh danh sách các đơn vị sản xuất khẩu trang y tế và trang phục phòng, chống dịch được trích như sau: I. Khẩu trang N95 (hoặc tương đương) STT Đơn vị sản xuất Địa chỉ sản xuất Tỉnh/ Thành phố Tiêu chuẩn sản xuất Năng lực sản xuất (chiếc/ngày) Số lượng tồn kho hiện tại (chiếc) 1 Công ty TNHH NTI VINA Số 33, đường 7, KCN VSIP 11, Hòa Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bình Dương TCCS 40.000 0 2 Công ty Cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế 31 Ngô Thời Nhiệm, Phường 06, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 42.000 0 II. Khẩu trang y tế 3, 4 lớp STT Đơn vị sản xuất Địa chỉ sản xuất Tỉnh/ Thành phố Tiêu chuẩn sản xuất Năng lực sản xuất (chiếc/ngày) Số lượng tồn kho hiện tại (chiếc) Ghi chú 1 Công ty cổ phần Tanaphar Cụm Công nghiệp Thanh Oai, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hả Nội Hà Nội TCCS 20.000 0 2 Công ty Cổ phần Vật tư và TBYT Mentco Đường số 03, KCN Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lê, Đà Nẵng Đà Nẵng TCCS 5.000 1.000 3 Công ty TNHH NTI VINA Số 33, đường 7, KCN VSIP 11, Hòa Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bình Dương TCCS 800.000 0 4 Công tyTNHH TTBYT Thời Thanh Bình 159/13 Phạm Thể Hiền, Phường 03, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 150.000 0 5 Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Bảo Thạch Tổ 20 quốc lộ 13, ấp Lai Khê, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Bình Dương TCCS 100.000 1.152.500 (gồm cả 2 lớp, 3 lớp, than hoạt tính) 6 Công ty TNHH Tập đoàn Phú Bảo 41 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, HCM Hồ Chí Minh TCCS 180.000 0 7 Công ty CPDP và TBYT An Phú Lô B5C khu CN Hapro - Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội. Hà Nội TCCS 20.000 0 8 Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Ân Lô II-8.3 khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, H.Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh TCCS 100.000 500.000 Nguyên liệu tồn kho dù sản xuất 4.500.000 chiếc, dựa vào chương trình Bình ổn giá của tỉnh Bắc Ninh 9 Công ty Cổ phần LIWORWCO 279/32 Âu Cơ, phường 05, quận 11, TPHCM Hồ Chí Minh TCCS 150.000 200.000 10 Công ty TNBH IGG Việt Nam 44/8 Đường số 16, P. Bình Hưng Hòa , Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 30.000 0 11 Công ty Cổ phần Công nghệ và Vật tư y tế ECOMEDI Số 1, ngách 33/147, ngõ 147, phố Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Hà Nội TCCS 25.000 0 12 Công ty TNHH Lợi Thành Thôn Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh TCCS 50,000 0 13 Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đỉnh Hưng Phát 39 Đường 30/4 , Phường Tân Thành , Quận Tân Phú, TP HCM Hồ Chí Minh TCCS 60.000 0 14 Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất- Thương mại Gia Bảo Phương 25, đường 23, phường 10, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 75.000 0 15 Công ty TNHH Sản xuất Dụng cụ y tế Đông Pha 88/11, Quốc lộ 01K, phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 40.000 0 16 Công ty TNHH dược phẩm Hoàng An 85/3 Nguyễn Văn Thành, Khu Phố 1, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương Bình Dương TCCS 20.000 40.000 17 Tổng công ty Cổ phần y tế Danameco 12 Trịnh Công Sơn, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng TCCS 95.000 0 18 Công ty Cổ phần dược phẩm Đại Uy Khu tập thể Mộc Đức, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội Hà Nội TCCS 50.000 25.000 19 Công ty TNHH Duy Ngọc Bắc Ninh Thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh TCCS 37.500 187.500 20 Công ty TNHH TTB Y tế Đăng Khang 51 Đoàn Giỏi, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 25.000 30,000 21 Công ty TNHH SXTM và Thiết bị Minh An 1/5L Đường 18B, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, HCM Hồ Chí Minh TCCS 25.000 0 22 Công ty Cổ phần giải pháp Xuân Lai Khu 10, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh TCCS 50.000 100.000 Xem nội dung đầy đủ tại file đình kèm:
Thủ tướng quyết định công bố dịch Corona
(Chinhphu.vn) – Hôm nay (1/2/2020), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Quyết định nêu rõ: Công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam. 1. Tên dịch bệnh: Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. 2. Thời gian xảy ra dịch: Từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). 3. Địa điểm và quy mô xảy ra dịch: Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa (đã có 6 trường hợp mắc bệnh). 4. Nguyên nhân: Do chủng mới của vi rút Corona gây ra. 5. Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu. 6. Đường lây: Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. 7. Các biện pháp phòng, chống dịch: Thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, gồm: a) Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch. b) Khai báo, báo cáo dịch. c) Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. d) Tổ chức cách ly y tế. đ) Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch. e) Các biện pháp bảo vệ cá nhân. g) Kiểm soát ra, vào vùng có dịch. h) Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch. i) Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch. k) Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch. 8. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh: a) Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, bệnh viện trong ngành Công an, Quân đội và các bệnh viện khác có điều kiện. b) Bệnh viện dã chiến (khi được huy động). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30 tháng 01 năm 2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020, số 06/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 và Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2020; các chỉ đạo của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật có liên quan. Cổng TTĐT Chính phủ
Làm việc tại DN mà bị nhiễm virus Corona, NLĐ có được bồi thường?
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch viêm phổi Vũ Hán, người dân trên toàn cầu đang vô cùng hoang man vì mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây lan của loại virus này, ngoài việc mỗi quốc gia có những biện pháp nhằm ngăn chặn thì mỗi cá nhân cần trang bị những kiến thức, cập nhật tình hình mỗi ngày và có những giải pháp nhằm bảo vệ mình. Tuy nhiên, mình có một thắc mắc hy vọng mọi người có thể giải đáp trường hợp người lao động đang làm việc từ doanh nghiệp mà bị lây nhiễm Virut Corona thì người lao động có được bồi thường hay không? Quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Dân luật xôm vào bàn luận vấn đề này giúp Shin nhé!
Người dân cần làm ngay 4 việc sau nếu không muốn bị nhiễm virus Corona
Tính đến ngày 1/2/2020 đã có 259 người chết, 25 nước có người nhiễm bệnh. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới vì virus corona. Tuyên bố khẩn cấp toàn cầu của WHO được gửi cho các nước thành viên LHQ mà WHO đánh giá đang có tình trạng nghiêm trọng. Sáng 1/2/2020 giới chức Trung Quốc ghi nhận số ca viêm phổi tại nước này vượt qua 10.000, toàn thế giới có 11.943 người nhiễm virus nCoV. Tại Việt Nam, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương phát hiện ba người Việt Nam nhiễm virus Corona (nCoV) nâng tổng số người nhiễm là 5 trường hợp, một người đã khỏi. Hiện, Việt Nam có 97 ca nghi ngờ nhiễm bệnh. Trong đó, 65 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với virus nCov, 32 trường hợp được cách ly. Ngoài ra, 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được theo dõi do tiếp xúc gần với những người nghi nhiễm virus mang bệnh. Cùng với sự bùng nổ về dịch virus thì sự bùng nổ thông tin về nó cũng mạnh không kém. Để hạn chế dịch bệnh lây lan thì việc hiểu rõ thông tin để từ đó có hành động phù hợp cho mình cũng quan trọng không kém. Trước tình hình ứng phó với virus Corona, Công văn 364/BYT-DP năm 2020 Bộ y tế đã hướng dẫn người dân chủ động phòng tránh lây nhiễm virus Corona như sau: - Đeo khẩu trang khi giao tiếp và tránh đi lại những chỗ đông người. - Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, khi ho cần che kín miệng và mũi bằng tay hoặc khăn giấy, sau đó rửa tay ngay bằng xà phòng và bỏ giấy vào thùng rác quy định; không khạc nhổ bừa bãi. - Chỉ sử dụng các loại thực phẩm đã được làm chín. - Khi có biểu hiện bệnh như sốt, ho, khó thở cần thông báo ngay cho y tế địa phương để kịp thời cách ly, điều trị, phòng chống lây nhiễm. Đồng thời chia sẻ lịch trình di chuyển và những người đã tiếp xúc. Như vậy, trước diễn biến phức tạp nêu trên mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp chủ động nêu trên để làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus Corona.
Lợi dụng dịch bệnh để bán khẩu trang giá cao có thể ngồi tù?
Trước tình trạng diễn biến phức tạp của đại dịch corona, nhiều người đã lợi dụng để tăng với giá “cắt cổ” đối với khẩu trang y tế tăng gấp 3, gấp 5 so với thời điểm trước tết. Khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá theo quy định tại Nghị định 177/2013/NĐ-CP. Khoản 1 điều 11 Luật Giá 2012 quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phải niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết. * Xử lý hành chính: Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý: 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. * Xử lý hình sự: Điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội đầu cơ: 1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. ... Khi xử lý hình sự tùy theo tính chất và hành vi vi phạm sẽ có mức xử lý phù hợp. Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã chỉ đạo tăng cường quản lý nhằm phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, mua vét, tăng giá hàng hóa. Xem TẠI ĐÂY Trên đây là quan điểm của mình dựa trên căn cứ luật đã nêu, Dân luật xôm vào bàn luận nhé!
Căn cứ pháp lý để ban bố tình trạng khẩn cấp dịch viêm phổi Vũ Hán
Tính đến thời điểm hiện tại, tổ chức y tế thế giới WHO đã gọi dịch viêm phổi do nCoV (vi rút corona) là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế", nhưng cho rằng không có lý do ra lệnh cấm đi lại toàn cầu. Tại Việt Nam, Bộ Y tế xác nhận có 03 người Việt Nam dương tính với vi rút Corona. Cũng trong cuộc họp chiều qua ngày 30/01, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế phối hợp Bộ Tư pháp chuẩn bị pháp lý sẵn sàng tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh? Virus corona mới gây viêm phổi cấp. Người mắc bệnh viêm phổi do loại virus này gây ra có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở và có khả năng lây từ người sang người. Theo quy định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì đây được xem là Bệnh truyền nhiễm với tác nhân gây bệnh là vi rút Corona. Luật này cũng quy định về việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch như sau: 1. Nguyên tắc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch - Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: + Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp; + Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. 2. Thẩm quyền bố tình trạng khẩn cấp Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp. 3. Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp - Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp. - Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp. - Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp. - Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp 4. Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp - Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng. - Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.
Nghỉ việc do bị yêu cầu cách ly, NLĐ có được trả lương?
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Corona, tại Việt Nam, những người có dấu hiệu liên quan đến dịch bệnh được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cách ly, trong đó có người lao động đang làm việc cũng thuộc trường hợp nêu trên. Vậy, quyền lợi của người lao động có được giải quyết khi bị yêu cầu cách ly như vây? Khoản 3, Điều 98 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương ngừng việc như sau: “... 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. “ Theo đó, quy định mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV Vì vậy, khi người lao động được yêu cầu ngừng việc thì thỏa thuận với NSDLĐ về tiền lương ngừng việc, mức tiền lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng được quy định như trên.
Cẩm nang hỏi – đáp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút corona (nCoV)
Câu hỏi 1: Vi rút Corona nCoV là gì? Trả lời: Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó. Câu hỏi 2: Nguồn gốc của vi rút Corona nCoV từ đâu? Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút. Câu hỏi 3: Cơ chế vi rút Corona nCoV lây lan như thế nào? Trả lời: Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh. Câu hỏi 4: Những triệu chứng và biến chứng mà vi rút Corona nCoV có thể gây ra? Trả lời: Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền. Câu hỏi 5: Đã có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona nCoV gây ra chưa? Trả lời: Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona nCoV gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân. Câu hỏi 6: Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của vi rút Corona? Trả lời: Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn. Câu hỏi 7: Làm thế nào giúp tôi có thể bảo vệ bản thân? Trả lời: Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh - Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc. - Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. - Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. - Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. - Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. - Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng… - Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã. - Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. - Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. 2. Những người từ Trung Quốc trở về - Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết. - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. 3. Những người đi đến Trung Quốc - Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona nCoV. - Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. - Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng. Câu hỏi 8: Những khuyến cáo nào khi tôi có lịch trình đi lại, du lịch? 1. Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở - Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên. - Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế. 2. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV - Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho. - Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn. - Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. 3. Sử dụng khẩu trang đúng cách - Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức. - Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng. - Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 01 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang. 4. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm - Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. - Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế. 5. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV - Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm. - Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. - Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết. Câu hỏi 9: Tôi có thể liên hệ thông báo thông tin bằng cách nào? Trả lời: Bộ Y tế công bố 02 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 1900 3228 và 1900 9095. Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV: Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616 Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616 Bệnh viện E: 0912.168.887 Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712 Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616 Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313 Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495 Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212 Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010 Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736 Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502 Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768 Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881 Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010 Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965 Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807 Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257 Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515 Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515 Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226 Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương. Câu hỏi 10: Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễm nCoV? Trả lời: Các kiểm tra chẩn đoán chính xác nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng nCoV đó gồm kỹ thuật Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing - NGS) và kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm vi rút Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định./. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế
Danh sách các Công ty sản xuất khẩu trang y tế, trang phục phòng, chống dịch nCoV
Là nội dung tại Công văn 403/BYT-TB-CT về Danh sách các Công ty sản xuất khẩu trang y tế, trang phục phòng, chống dịch 2019-nCoV. Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, để không thiếu khẩu trang y tế và trang phục phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, có công văn yêu cầu các đơn vị sản xuất sớm ổn định, tăng cường sản xuất và hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất khẩu trang, trang phục phòng, chống dịch bệnh. Bộ Y tế thông báo nhanh danh sách các đơn vị sản xuất khẩu trang y tế và trang phục phòng, chống dịch được trích như sau: I. Khẩu trang N95 (hoặc tương đương) STT Đơn vị sản xuất Địa chỉ sản xuất Tỉnh/ Thành phố Tiêu chuẩn sản xuất Năng lực sản xuất (chiếc/ngày) Số lượng tồn kho hiện tại (chiếc) 1 Công ty TNHH NTI VINA Số 33, đường 7, KCN VSIP 11, Hòa Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bình Dương TCCS 40.000 0 2 Công ty Cổ phần Dược phẩm và sinh học y tế 31 Ngô Thời Nhiệm, Phường 06, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 42.000 0 II. Khẩu trang y tế 3, 4 lớp STT Đơn vị sản xuất Địa chỉ sản xuất Tỉnh/ Thành phố Tiêu chuẩn sản xuất Năng lực sản xuất (chiếc/ngày) Số lượng tồn kho hiện tại (chiếc) Ghi chú 1 Công ty cổ phần Tanaphar Cụm Công nghiệp Thanh Oai, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hả Nội Hà Nội TCCS 20.000 0 2 Công ty Cổ phần Vật tư và TBYT Mentco Đường số 03, KCN Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lê, Đà Nẵng Đà Nẵng TCCS 5.000 1.000 3 Công ty TNHH NTI VINA Số 33, đường 7, KCN VSIP 11, Hòa Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Bình Dương TCCS 800.000 0 4 Công tyTNHH TTBYT Thời Thanh Bình 159/13 Phạm Thể Hiền, Phường 03, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 150.000 0 5 Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Bảo Thạch Tổ 20 quốc lộ 13, ấp Lai Khê, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Bình Dương TCCS 100.000 1.152.500 (gồm cả 2 lớp, 3 lớp, than hoạt tính) 6 Công ty TNHH Tập đoàn Phú Bảo 41 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, HCM Hồ Chí Minh TCCS 180.000 0 7 Công ty CPDP và TBYT An Phú Lô B5C khu CN Hapro - Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội. Hà Nội TCCS 20.000 0 8 Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Ân Lô II-8.3 khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, H.Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh TCCS 100.000 500.000 Nguyên liệu tồn kho dù sản xuất 4.500.000 chiếc, dựa vào chương trình Bình ổn giá của tỉnh Bắc Ninh 9 Công ty Cổ phần LIWORWCO 279/32 Âu Cơ, phường 05, quận 11, TPHCM Hồ Chí Minh TCCS 150.000 200.000 10 Công ty TNBH IGG Việt Nam 44/8 Đường số 16, P. Bình Hưng Hòa , Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 30.000 0 11 Công ty Cổ phần Công nghệ và Vật tư y tế ECOMEDI Số 1, ngách 33/147, ngõ 147, phố Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Hà Nội TCCS 25.000 0 12 Công ty TNHH Lợi Thành Thôn Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh TCCS 50,000 0 13 Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đỉnh Hưng Phát 39 Đường 30/4 , Phường Tân Thành , Quận Tân Phú, TP HCM Hồ Chí Minh TCCS 60.000 0 14 Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất- Thương mại Gia Bảo Phương 25, đường 23, phường 10, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 75.000 0 15 Công ty TNHH Sản xuất Dụng cụ y tế Đông Pha 88/11, Quốc lộ 01K, phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 40.000 0 16 Công ty TNHH dược phẩm Hoàng An 85/3 Nguyễn Văn Thành, Khu Phố 1, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương Bình Dương TCCS 20.000 40.000 17 Tổng công ty Cổ phần y tế Danameco 12 Trịnh Công Sơn, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng TCCS 95.000 0 18 Công ty Cổ phần dược phẩm Đại Uy Khu tập thể Mộc Đức, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội Hà Nội TCCS 50.000 25.000 19 Công ty TNHH Duy Ngọc Bắc Ninh Thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh TCCS 37.500 187.500 20 Công ty TNHH TTB Y tế Đăng Khang 51 Đoàn Giỏi, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh TCCS 25.000 30,000 21 Công ty TNHH SXTM và Thiết bị Minh An 1/5L Đường 18B, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, HCM Hồ Chí Minh TCCS 25.000 0 22 Công ty Cổ phần giải pháp Xuân Lai Khu 10, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh TCCS 50.000 100.000 Xem nội dung đầy đủ tại file đình kèm:
Thủ tướng quyết định công bố dịch Corona
(Chinhphu.vn) – Hôm nay (1/2/2020), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. Quyết định nêu rõ: Công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam. 1. Tên dịch bệnh: Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra. 2. Thời gian xảy ra dịch: Từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). 3. Địa điểm và quy mô xảy ra dịch: Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa (đã có 6 trường hợp mắc bệnh). 4. Nguyên nhân: Do chủng mới của vi rút Corona gây ra. 5. Tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu. 6. Đường lây: Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. 7. Các biện pháp phòng, chống dịch: Thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, gồm: a) Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch. b) Khai báo, báo cáo dịch. c) Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. d) Tổ chức cách ly y tế. đ) Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch. e) Các biện pháp bảo vệ cá nhân. g) Kiểm soát ra, vào vùng có dịch. h) Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch. i) Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch. k) Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch. 8. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh: a) Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, bệnh viện trong ngành Công an, Quân đội và các bệnh viện khác có điều kiện. b) Bệnh viện dã chiến (khi được huy động). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30 tháng 01 năm 2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020, số 06/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 và Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2020; các chỉ đạo của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật có liên quan. Cổng TTĐT Chính phủ
Làm việc tại DN mà bị nhiễm virus Corona, NLĐ có được bồi thường?
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch viêm phổi Vũ Hán, người dân trên toàn cầu đang vô cùng hoang man vì mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây lan của loại virus này, ngoài việc mỗi quốc gia có những biện pháp nhằm ngăn chặn thì mỗi cá nhân cần trang bị những kiến thức, cập nhật tình hình mỗi ngày và có những giải pháp nhằm bảo vệ mình. Tuy nhiên, mình có một thắc mắc hy vọng mọi người có thể giải đáp trường hợp người lao động đang làm việc từ doanh nghiệp mà bị lây nhiễm Virut Corona thì người lao động có được bồi thường hay không? Quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Dân luật xôm vào bàn luận vấn đề này giúp Shin nhé!
Người dân cần làm ngay 4 việc sau nếu không muốn bị nhiễm virus Corona
Tính đến ngày 1/2/2020 đã có 259 người chết, 25 nước có người nhiễm bệnh. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới vì virus corona. Tuyên bố khẩn cấp toàn cầu của WHO được gửi cho các nước thành viên LHQ mà WHO đánh giá đang có tình trạng nghiêm trọng. Sáng 1/2/2020 giới chức Trung Quốc ghi nhận số ca viêm phổi tại nước này vượt qua 10.000, toàn thế giới có 11.943 người nhiễm virus nCoV. Tại Việt Nam, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương phát hiện ba người Việt Nam nhiễm virus Corona (nCoV) nâng tổng số người nhiễm là 5 trường hợp, một người đã khỏi. Hiện, Việt Nam có 97 ca nghi ngờ nhiễm bệnh. Trong đó, 65 trường hợp đã xét nghiệm âm tính với virus nCov, 32 trường hợp được cách ly. Ngoài ra, 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được theo dõi do tiếp xúc gần với những người nghi nhiễm virus mang bệnh. Cùng với sự bùng nổ về dịch virus thì sự bùng nổ thông tin về nó cũng mạnh không kém. Để hạn chế dịch bệnh lây lan thì việc hiểu rõ thông tin để từ đó có hành động phù hợp cho mình cũng quan trọng không kém. Trước tình hình ứng phó với virus Corona, Công văn 364/BYT-DP năm 2020 Bộ y tế đã hướng dẫn người dân chủ động phòng tránh lây nhiễm virus Corona như sau: - Đeo khẩu trang khi giao tiếp và tránh đi lại những chỗ đông người. - Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, khi ho cần che kín miệng và mũi bằng tay hoặc khăn giấy, sau đó rửa tay ngay bằng xà phòng và bỏ giấy vào thùng rác quy định; không khạc nhổ bừa bãi. - Chỉ sử dụng các loại thực phẩm đã được làm chín. - Khi có biểu hiện bệnh như sốt, ho, khó thở cần thông báo ngay cho y tế địa phương để kịp thời cách ly, điều trị, phòng chống lây nhiễm. Đồng thời chia sẻ lịch trình di chuyển và những người đã tiếp xúc. Như vậy, trước diễn biến phức tạp nêu trên mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp chủ động nêu trên để làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus Corona.
Lợi dụng dịch bệnh để bán khẩu trang giá cao có thể ngồi tù?
Trước tình trạng diễn biến phức tạp của đại dịch corona, nhiều người đã lợi dụng để tăng với giá “cắt cổ” đối với khẩu trang y tế tăng gấp 3, gấp 5 so với thời điểm trước tết. Khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá theo quy định tại Nghị định 177/2013/NĐ-CP. Khoản 1 điều 11 Luật Giá 2012 quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phải niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết. * Xử lý hành chính: Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý: 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. * Xử lý hình sự: Điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội đầu cơ: 1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. ... Khi xử lý hình sự tùy theo tính chất và hành vi vi phạm sẽ có mức xử lý phù hợp. Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã chỉ đạo tăng cường quản lý nhằm phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, mua vét, tăng giá hàng hóa. Xem TẠI ĐÂY Trên đây là quan điểm của mình dựa trên căn cứ luật đã nêu, Dân luật xôm vào bàn luận nhé!
Căn cứ pháp lý để ban bố tình trạng khẩn cấp dịch viêm phổi Vũ Hán
Tính đến thời điểm hiện tại, tổ chức y tế thế giới WHO đã gọi dịch viêm phổi do nCoV (vi rút corona) là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế", nhưng cho rằng không có lý do ra lệnh cấm đi lại toàn cầu. Tại Việt Nam, Bộ Y tế xác nhận có 03 người Việt Nam dương tính với vi rút Corona. Cũng trong cuộc họp chiều qua ngày 30/01, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế phối hợp Bộ Tư pháp chuẩn bị pháp lý sẵn sàng tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh? Virus corona mới gây viêm phổi cấp. Người mắc bệnh viêm phổi do loại virus này gây ra có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở và có khả năng lây từ người sang người. Theo quy định tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì đây được xem là Bệnh truyền nhiễm với tác nhân gây bệnh là vi rút Corona. Luật này cũng quy định về việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch như sau: 1. Nguyên tắc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch - Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: + Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp; + Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. 2. Thẩm quyền bố tình trạng khẩn cấp Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp. 3. Nội dung ban bố tình trạng khẩn cấp - Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp. - Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp. - Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp. - Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp 4. Đưa tin trong tình trạng khẩn cấp - Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng. - Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.