Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT tạm dừng hoạt động vận tải khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh ban hành Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT về việc tạm dừng hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Sở GTVT thông báo như sau: - Tạm dừng toàn bộ các hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy liên tỉnh, nội tỉnh (tuyến cố định, hợp đồng, taxi, xe buýt, phà) trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh (bao gồm cả phương tiện đi và đến tỉnh Quảng Ninh) từ 6h00 ngày 28/01/2021 đến khi có thông báo mới. + Các đơn vị vận tải khách khẩn trương giải tỏa khách đang hành trình đưa phương tiện về nơi đậu, đỗ và thực hiện vệ sinh sát khuẩn phương tiện, đồng thời theo dõi sức khỏe người điều khiển, người phcuj vụ trên phương tiện. + Các bến xe, cảng bến tàu khách, bến phà dừng tổ chức hoạt động và bố trí cho phương tiện vào vị trí đậu đỗ an toàn; thực hiện vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ cảng, bến; + Đối với phương tiện đang hành trình hoặc đã xếp khách phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, sát khuẩn, đeo khẩu trang và quy định giãn cách. - Giao Thanh tra Sở GTVT tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để tham gia các chốt kiểm soát dịch tại các địa phương khi có yêu cầu. - Giao Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh kiểm soát việc thực hiện thông báo này tại các cảng, bến khách; kịp thời báo cáo các vấn đề vướng mắc phát sinh tại các cảng, bến liên quan đến hoạt động vận tải khách các đảo. - Giao phòng Quản lý vận tải & phương tiện chủ trì tham mưu triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện thông báo này; tổ chức kiểm tra nắm bắt hình tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch của các đơn vị, kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Thêm 82 ca COVID-19, Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp Theo thông tin mới nhất tại cuộc họp khẩn sáng 28/1, đã có thêm 82 ca nhiễm mới COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn; cần khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh; tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ... Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống COVID-19 tại phòng họp thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi Đại hội XIII đang diễn ra. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng... Khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng Báo cáo Thủ tướng tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, các lực lượng chức năng đã vào cuộc thần tốc và phát hiện thêm 82 ca mắc mới. Đến nay đã ghi nhận thêm 72 ca nhiễm tại ổ dịch ở Công ty TNHH POYUN, xã Cộng Hoà, TP. Chí Linh, Hải Dương liên quan bệnh nhân 1552. Còn tại sân bay Vân Đồn, ghi nhận thêm 10 ca nhiễm mới, sau ca nhiễm của bệnh nhân 1553. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Sau 55 ngày không có ca lây nhiễm mới, chúng ta đã ghi nhận 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng nhưng chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn. Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, hai tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh đã có những biện pháp hết sức quyết liệt như truy vết, khoanh vùng, Thủ tướng yêu cầu: Phải tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ như không cho người từ Hải Dương, Quảng Ninh di chuyển ra ngoài tỉnh; tiếp tục sàng lọc, tìm nguồn gốc, ổ dịch lây nhiễm; lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, Hải Dương, Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Thủ tướng yêu cầu khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh. *Cuộc họp được tổ chức sau khi phát hiện 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng (1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh). Ca bệnh 1552 (BN 1552): Nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp: công nhân công ty TNHH POYUN, có địa chỉ thường trú tại Kim Điền, xã Hưng Đạo, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân có giao tiếp gần với bệnh nhân nữ được phát hiện dương tính sau khi nhập cảnh Osaka (Nhật Bản). Bệnh nhân đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm khẳng định tối 27/1 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Ca bệnh 1553 (BN 1553): Nam, 31 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp: nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn, có địa chỉ thường trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Do có biểu hiện sốt, ho khan, đau họng, bệnh nhân đã tự đến bệnh viện khám. Bệnh viện đã lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm tối 27/1 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Trước đó, chiều và tối muộn, ngày 27/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 đã có liên tiếp hai cuộc họp khẩn với lãnh đạo Bộ Y tế và 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương. Sau khi nhận được thông tin từ phía Nhật Bản về việc phát hiện một phụ nữ Hải Dương dương tính với SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh vào Osaka, ngày 27/1 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cử ngay đoàn công tác của Bộ Y tế gồm lãnh đạo và chuyên gia chống dịch của 3 đơn vị, bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Môi trường y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tới Hải Dương hỗ trợ địa phương triển khai điều tra, giám sát dịch tễ và các biện pháp khẩn cấp đáp ứng phòng, chống dịch. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về cuộc họp này của Thủ tướng. Theo Báo Chính Phủ
Nghị quyết 180/NQ-CP: Chính phủ thống nhất giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2)
Nghị quyết 180/NQ-CP ngày 17/12/2020 Ngày 17/12/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết 180/NQ-CP về phương án hỗ trợ giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) cho các khách hàng sử dụng điện, theo đó: Chính phủ đánh giá cao Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động xây dựng và đề xuất phương án hỗ trợ giá điện (đợt 2) cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Chính phủ đồng ý thống nhất phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) như đề xuất của Bộ Công Thương tại Báo cáo 919/BC-BCT ngày 01/12/2020. Tuy nhiên, Không thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện đối với cơ sở phục vụ phòng, chống dịch bên Covid-19 thu phí cách ly y tế tập trung theo chỉ đạo tại Công văn 7713/VPCP-KTTH ngày 15/9/2020. Giao bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai việc thực hiện, bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không trục lợi chính sách. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết tại:
Đà Nẵng: Từ 0 giờ ngày 11-9 nhiều hoạt động được nới lỏng
Công văn - Hình minh họa Ủy ban nhân dân Thành phố Đà nẵng mới ban hành công văn 6055/UBND-SYT ngày 10/9/2020 về việc nới lỏng trạng thái áp dụng phòng chống dịch Covid-19 trên địa bản tỉnh Đà Nẵng. Theo đó UBND Tỉnh Đà Nẵng vẫn yêu câu hạn chế tiếp túc nơi đông người và dừng một số hoạt động không thiết yếu: Yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết; bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giao tiếp, làm việc, tại nơi công cộng, công sở, trường học, bệnh viện, nơi đông người, trên phương tiện công cộng...; - Yêu cầu thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 01 mét khi tiếp xúc, - Không được tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện... - Tiếp tục dừng một số hoạt động như: lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện...tập trung quá 30 người tại nơi công cộng. Khuyến khích người dân tổ chức đơn giản, gọn, không tập trung đông người. - Dừng hoạt động các khu, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, rạp phim, các điểm vui chơi, giải trí có thưởng, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử; và các hoạt động thể dục, thể thao, thể hình tại phòng tập gym, yoga, bida; thể thao,.... - Tiếp tục áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân theo “Thẻ đi chợ” (3 ngày một lần) Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng và hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng Các hoạt động khác cũng được áp dụng nới lỏng, hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Các quán ăn nhà hàng có thể trở lại hoạt động Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động trở lại nhưng phải có cam kết và thực hiện phòng, chống dịch theo hướng dẫn hướng dẫn người chế biến thức ăn, đồ uống, người phục vụ phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, phục vụ khách hàng; bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách tối thiểu 01 mét; vệ sinh, khử trùng…. Hoạt động học tập cũng đang dần được trở lại bình thường: - Các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên: Bắt đầu đi học lại từ ngày 14/9/2020 - Các trường cao đẳng, đại học; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,tự quyết định ngày đi học lại và phải sau 14/9/2020 trở đi. - Nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học; các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm...: Bắt đầu đi học lại từ ngày 21/9/2020 Bên cạnh đó, các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội quá 30 người và thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tư vấn giúp cách rà soát những hành vi vi phạm phòng, chống dịch bệnh Covid 19
Với vai trò là người tư vấn pháp luật hãy tư vấn giúp UBND rà soát những hành vi vi phạm mức xử phạt theo quy định hiện hành về phòng, chống dịch bệnh Covid 19 ví dụ người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT tạm dừng hoạt động vận tải khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh ban hành Công văn 468/SGTVT-QLVT&PT về việc tạm dừng hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Sở GTVT thông báo như sau: - Tạm dừng toàn bộ các hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy liên tỉnh, nội tỉnh (tuyến cố định, hợp đồng, taxi, xe buýt, phà) trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh (bao gồm cả phương tiện đi và đến tỉnh Quảng Ninh) từ 6h00 ngày 28/01/2021 đến khi có thông báo mới. + Các đơn vị vận tải khách khẩn trương giải tỏa khách đang hành trình đưa phương tiện về nơi đậu, đỗ và thực hiện vệ sinh sát khuẩn phương tiện, đồng thời theo dõi sức khỏe người điều khiển, người phcuj vụ trên phương tiện. + Các bến xe, cảng bến tàu khách, bến phà dừng tổ chức hoạt động và bố trí cho phương tiện vào vị trí đậu đỗ an toàn; thực hiện vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ cảng, bến; + Đối với phương tiện đang hành trình hoặc đã xếp khách phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, sát khuẩn, đeo khẩu trang và quy định giãn cách. - Giao Thanh tra Sở GTVT tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để tham gia các chốt kiểm soát dịch tại các địa phương khi có yêu cầu. - Giao Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh kiểm soát việc thực hiện thông báo này tại các cảng, bến khách; kịp thời báo cáo các vấn đề vướng mắc phát sinh tại các cảng, bến liên quan đến hoạt động vận tải khách các đảo. - Giao phòng Quản lý vận tải & phương tiện chủ trì tham mưu triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện thông báo này; tổ chức kiểm tra nắm bắt hình tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch của các đơn vị, kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Thêm 82 ca COVID-19, Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp Theo thông tin mới nhất tại cuộc họp khẩn sáng 28/1, đã có thêm 82 ca nhiễm mới COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn; cần khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh; tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ... Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống COVID-19 tại phòng họp thuộc Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi Đại hội XIII đang diễn ra. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng... Khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng Báo cáo Thủ tướng tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, các lực lượng chức năng đã vào cuộc thần tốc và phát hiện thêm 82 ca mắc mới. Đến nay đã ghi nhận thêm 72 ca nhiễm tại ổ dịch ở Công ty TNHH POYUN, xã Cộng Hoà, TP. Chí Linh, Hải Dương liên quan bệnh nhân 1552. Còn tại sân bay Vân Đồn, ghi nhận thêm 10 ca nhiễm mới, sau ca nhiễm của bệnh nhân 1553. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Sau 55 ngày không có ca lây nhiễm mới, chúng ta đã ghi nhận 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng nhưng chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn. Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, hai tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh đã có những biện pháp hết sức quyết liệt như truy vết, khoanh vùng, Thủ tướng yêu cầu: Phải tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ như không cho người từ Hải Dương, Quảng Ninh di chuyển ra ngoài tỉnh; tiếp tục sàng lọc, tìm nguồn gốc, ổ dịch lây nhiễm; lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, Hải Dương, Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Thủ tướng yêu cầu khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh. *Cuộc họp được tổ chức sau khi phát hiện 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng (1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh). Ca bệnh 1552 (BN 1552): Nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp: công nhân công ty TNHH POYUN, có địa chỉ thường trú tại Kim Điền, xã Hưng Đạo, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân có giao tiếp gần với bệnh nhân nữ được phát hiện dương tính sau khi nhập cảnh Osaka (Nhật Bản). Bệnh nhân đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm khẳng định tối 27/1 cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Ca bệnh 1553 (BN 1553): Nam, 31 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp: nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn, có địa chỉ thường trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Do có biểu hiện sốt, ho khan, đau họng, bệnh nhân đã tự đến bệnh viện khám. Bệnh viện đã lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm tối 27/1 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Trước đó, chiều và tối muộn, ngày 27/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 đã có liên tiếp hai cuộc họp khẩn với lãnh đạo Bộ Y tế và 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương. Sau khi nhận được thông tin từ phía Nhật Bản về việc phát hiện một phụ nữ Hải Dương dương tính với SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh vào Osaka, ngày 27/1 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cử ngay đoàn công tác của Bộ Y tế gồm lãnh đạo và chuyên gia chống dịch của 3 đơn vị, bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Môi trường y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tới Hải Dương hỗ trợ địa phương triển khai điều tra, giám sát dịch tễ và các biện pháp khẩn cấp đáp ứng phòng, chống dịch. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về cuộc họp này của Thủ tướng. Theo Báo Chính Phủ
Nghị quyết 180/NQ-CP: Chính phủ thống nhất giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2)
Nghị quyết 180/NQ-CP ngày 17/12/2020 Ngày 17/12/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết 180/NQ-CP về phương án hỗ trợ giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) cho các khách hàng sử dụng điện, theo đó: Chính phủ đánh giá cao Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động xây dựng và đề xuất phương án hỗ trợ giá điện (đợt 2) cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Chính phủ đồng ý thống nhất phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) như đề xuất của Bộ Công Thương tại Báo cáo 919/BC-BCT ngày 01/12/2020. Tuy nhiên, Không thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện đối với cơ sở phục vụ phòng, chống dịch bên Covid-19 thu phí cách ly y tế tập trung theo chỉ đạo tại Công văn 7713/VPCP-KTTH ngày 15/9/2020. Giao bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai việc thực hiện, bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không trục lợi chính sách. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết tại:
Đà Nẵng: Từ 0 giờ ngày 11-9 nhiều hoạt động được nới lỏng
Công văn - Hình minh họa Ủy ban nhân dân Thành phố Đà nẵng mới ban hành công văn 6055/UBND-SYT ngày 10/9/2020 về việc nới lỏng trạng thái áp dụng phòng chống dịch Covid-19 trên địa bản tỉnh Đà Nẵng. Theo đó UBND Tỉnh Đà Nẵng vẫn yêu câu hạn chế tiếp túc nơi đông người và dừng một số hoạt động không thiết yếu: Yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết; bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giao tiếp, làm việc, tại nơi công cộng, công sở, trường học, bệnh viện, nơi đông người, trên phương tiện công cộng...; - Yêu cầu thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 01 mét khi tiếp xúc, - Không được tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện... - Tiếp tục dừng một số hoạt động như: lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện...tập trung quá 30 người tại nơi công cộng. Khuyến khích người dân tổ chức đơn giản, gọn, không tập trung đông người. - Dừng hoạt động các khu, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, rạp phim, các điểm vui chơi, giải trí có thưởng, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử; và các hoạt động thể dục, thể thao, thể hình tại phòng tập gym, yoga, bida; thể thao,.... - Tiếp tục áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân theo “Thẻ đi chợ” (3 ngày một lần) Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng và hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng Các hoạt động khác cũng được áp dụng nới lỏng, hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Các quán ăn nhà hàng có thể trở lại hoạt động Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động trở lại nhưng phải có cam kết và thực hiện phòng, chống dịch theo hướng dẫn hướng dẫn người chế biến thức ăn, đồ uống, người phục vụ phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, phục vụ khách hàng; bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách tối thiểu 01 mét; vệ sinh, khử trùng…. Hoạt động học tập cũng đang dần được trở lại bình thường: - Các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên: Bắt đầu đi học lại từ ngày 14/9/2020 - Các trường cao đẳng, đại học; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,tự quyết định ngày đi học lại và phải sau 14/9/2020 trở đi. - Nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học; các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm...: Bắt đầu đi học lại từ ngày 21/9/2020 Bên cạnh đó, các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội quá 30 người và thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tư vấn giúp cách rà soát những hành vi vi phạm phòng, chống dịch bệnh Covid 19
Với vai trò là người tư vấn pháp luật hãy tư vấn giúp UBND rà soát những hành vi vi phạm mức xử phạt theo quy định hiện hành về phòng, chống dịch bệnh Covid 19 ví dụ người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng