Nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng vào Việt Nam có bị xử phạt?
Hằng năm, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu hàng tấn thiết bị, máy móc đã qua sử dụng trong đó có rất nhiều mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam nhưng vì lợi nhuận mà nhiều cá nhân, tổ chức vẫn cố tình nhập khẩu trái phép máy móc, phương tiện không đạt quy chuẩn. Để giảm thiểu tối đa số lượng hàng hóa không đạt chuẩn nhằm bảo vệ môi trường và không để xảy ra tình trạng Việt Nam là bãi rác của thế giới. Vì thế tại khoản 7 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định hành vi nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng để tái chế là một trong những hành vi nghiêm cấm. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vật liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định này quy định mức phạt cho hành vi này từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung kèm theo Đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022. Để biết thêm thông tin cụ thể có thể tìm hiểu thêm tại Nghị định này.
Xử lý vi phạm về khí thải như thế nào?
Hiện nay, đây đâu chúng ta cũng thường nghe đến những vấn đề của môi trường, từ lượng rác thải mà chúng ta thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều; nguồn nước ngày càng ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính gây ra việc biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai thường xuyên xảy ra. Không chỉ có rác thải, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như ô nhiễm khí thải gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của chúng ta. Ô nhiễm khí thải có thể bắt nguồn từ hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản từ các hầm mỏ,… Hành vi xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường đã được pháp luật quy định là một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động bảo về môi trường căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường. Theo đó, tại Điều 21 Nghị định này quy định về xử phạt khí thải, khi phát hiện hành vi vi phạm, tùy theo mức độ khí thải vượt quy chuẩn kĩ thuật mà sẽ có mức phạt khác nhau. Mức phạt cho hành vi này từ hình thức phạt cảnh cáo đến phạt tiền 1.000.000.000 đồng tùy vào mức độ khí thải vượt quy chuẩn kĩ thuật. Bên cạnh đó, còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 8, 9 Điều 21 Nghị định này. Lưu ý, đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022.
Nghị định 45/2022 xử lý vi phạm về tiếng ồn như thế nào?
Hiện nay, khi dân số ngày càng đông dẫn đến lượng rác thải mà chúng ta thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều. Đâu chỉ có rác thải, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như ô nhiễm khí thải gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường mà hằng ngày chúng ta vẫn thường thấy là ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn có thể bắt nguồn từ hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp; hoạt động kinh doanh tại các nhà hàng, quán karaoke,… Hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn đã được pháp luật quy định là một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động bảo về môi trường căn cứ theo Khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn. Theo đó, tại Điều 22 Nghị định này quy định về xử phạt tiếng ồn, khi phát hiện hành vi vi phạm, tùy theo mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật mà sẽ có mức phạt khác nhau. Mức phạt cho hành vi này từ hình thức phạt cảnh cáo đến phạt tiền 160.000.000 đồng tùy vào mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật từ dưới 2 dBA đến trên 40 dBA. Bên cạnh đó, còn phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12 Điều 22 Nghị định này. Lưu ý, đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Để biết thêm thông tin chi tiết về mức xử phạt trong lĩnh vực môi trường có thể tìm hiểu thông tin tại Nghị định 45/2022.
Nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng vào Việt Nam có bị xử phạt?
Hằng năm, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu hàng tấn thiết bị, máy móc đã qua sử dụng trong đó có rất nhiều mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam nhưng vì lợi nhuận mà nhiều cá nhân, tổ chức vẫn cố tình nhập khẩu trái phép máy móc, phương tiện không đạt quy chuẩn. Để giảm thiểu tối đa số lượng hàng hóa không đạt chuẩn nhằm bảo vệ môi trường và không để xảy ra tình trạng Việt Nam là bãi rác của thế giới. Vì thế tại khoản 7 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định hành vi nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng để tái chế là một trong những hành vi nghiêm cấm. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vật liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định này quy định mức phạt cho hành vi này từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung kèm theo Đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022. Để biết thêm thông tin cụ thể có thể tìm hiểu thêm tại Nghị định này.
Xử lý vi phạm về khí thải như thế nào?
Hiện nay, đây đâu chúng ta cũng thường nghe đến những vấn đề của môi trường, từ lượng rác thải mà chúng ta thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều; nguồn nước ngày càng ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính gây ra việc biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai thường xuyên xảy ra. Không chỉ có rác thải, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như ô nhiễm khí thải gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của chúng ta. Ô nhiễm khí thải có thể bắt nguồn từ hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản từ các hầm mỏ,… Hành vi xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường đã được pháp luật quy định là một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động bảo về môi trường căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường. Theo đó, tại Điều 21 Nghị định này quy định về xử phạt khí thải, khi phát hiện hành vi vi phạm, tùy theo mức độ khí thải vượt quy chuẩn kĩ thuật mà sẽ có mức phạt khác nhau. Mức phạt cho hành vi này từ hình thức phạt cảnh cáo đến phạt tiền 1.000.000.000 đồng tùy vào mức độ khí thải vượt quy chuẩn kĩ thuật. Bên cạnh đó, còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 8, 9 Điều 21 Nghị định này. Lưu ý, đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022.
Nghị định 45/2022 xử lý vi phạm về tiếng ồn như thế nào?
Hiện nay, khi dân số ngày càng đông dẫn đến lượng rác thải mà chúng ta thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều. Đâu chỉ có rác thải, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như ô nhiễm khí thải gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường mà hằng ngày chúng ta vẫn thường thấy là ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn có thể bắt nguồn từ hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp; hoạt động kinh doanh tại các nhà hàng, quán karaoke,… Hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn đã được pháp luật quy định là một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động bảo về môi trường căn cứ theo Khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn. Theo đó, tại Điều 22 Nghị định này quy định về xử phạt tiếng ồn, khi phát hiện hành vi vi phạm, tùy theo mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật mà sẽ có mức phạt khác nhau. Mức phạt cho hành vi này từ hình thức phạt cảnh cáo đến phạt tiền 160.000.000 đồng tùy vào mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật từ dưới 2 dBA đến trên 40 dBA. Bên cạnh đó, còn phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12 Điều 22 Nghị định này. Lưu ý, đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Để biết thêm thông tin chi tiết về mức xử phạt trong lĩnh vực môi trường có thể tìm hiểu thông tin tại Nghị định 45/2022.