Dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chứng khoán?
Lĩnh vực chứng khoán không còn là một lĩnh vực mới lại tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ cũng dẫn tới xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Có những hành vi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng cũng có những hành vi có thể bị xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 dành 4 điều, từ Điều 209 đến Điều 212 để quy định về các hành vi tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, gồm: Điều 209, Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Điều 210, Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Điều 211, Tội thao túng thị trường chứng khoán; Điều 212, Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán. Các hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động chứng khoán có thể chia làm ba nhóm hành vi chính, cụ thể: Nhóm 1 bao gồm các hành vi tác động đến thị trường chứng khoán thông qua sử dụng thông tin trên thị trường chứng khoán như: lợi dụng việc có được thông tin nội bộ hoặc đưa ra các thông tin không có thật hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán để thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 209, 210 Bộ luật hình sự 2015. Nhóm 2 bao gồm các hành vi cụ thể thao túng thị trường chứng khoán để thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư như: (i) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với người khác để liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; (ii) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; (iii) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; (iv) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; (v) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; (vi) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán. Các hành vi vi phạm này được quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015 Nhóm 3 bao gồm hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán nhằm thu lợi bất chính được quy định cụ thể tại Điều 212 Bộ luật hình sự 2015.
Ví dụ so sánh giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định, Thông tư quy định cụ thể về hành vi và mức phạt cụ thể; Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự; Trong đó: - Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất; - Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó. Ví dụ đối với hành vi trộm cắp tài sản: - Nếu người thực hiện hành vi được ghi nhận tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) => thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể: "Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. ....". Nếu không thuộc các trường hợp trên => thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: "Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản; ..."
Khi đi công chứng giá trị đất thấp hơn giá trị thật được không?
Hiện nay ngày càng xuất hiện các vụ mua bán đất và đi kê khai giá mua thấp hơn giá trị thực tế nhằm trốn thuế và đóng các khoản phí thấp hơn. Vậy tình trạng này có được xem là hợp pháp không? Trước tiên không biết có vi phạm pháp luật hay không, nhưng sự việc trên được xem là sự thỏa thuận giữa các bên và sẽ dẫn đến rủi ro pháp lý rất cao. Hơn hết là người mua phải chịu thiệt hại lớn hơn người bán. Việc này tạo nên cái lợi trước mắt cho các bên tham gia. Đây được xem là hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân và là hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Tùy vào mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và việc hợp đồng giả được công chứng cũng được xem là vô hiệu theo Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo 1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. 2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Như vậy, khi đã xác định hợp đồng đã công chứng là dã tạo thì hợp đồng giá trị thực mới là hợp đồng có hiệu lực.
Dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chứng khoán?
Lĩnh vực chứng khoán không còn là một lĩnh vực mới lại tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ cũng dẫn tới xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Có những hành vi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng cũng có những hành vi có thể bị xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 dành 4 điều, từ Điều 209 đến Điều 212 để quy định về các hành vi tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, gồm: Điều 209, Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Điều 210, Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Điều 211, Tội thao túng thị trường chứng khoán; Điều 212, Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán. Các hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động chứng khoán có thể chia làm ba nhóm hành vi chính, cụ thể: Nhóm 1 bao gồm các hành vi tác động đến thị trường chứng khoán thông qua sử dụng thông tin trên thị trường chứng khoán như: lợi dụng việc có được thông tin nội bộ hoặc đưa ra các thông tin không có thật hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán để thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 209, 210 Bộ luật hình sự 2015. Nhóm 2 bao gồm các hành vi cụ thể thao túng thị trường chứng khoán để thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư như: (i) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với người khác để liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; (ii) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; (iii) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; (iv) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; (v) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; (vi) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán. Các hành vi vi phạm này được quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015 Nhóm 3 bao gồm hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán nhằm thu lợi bất chính được quy định cụ thể tại Điều 212 Bộ luật hình sự 2015.
Ví dụ so sánh giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định, Thông tư quy định cụ thể về hành vi và mức phạt cụ thể; Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự; Trong đó: - Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất; - Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó. Ví dụ đối với hành vi trộm cắp tài sản: - Nếu người thực hiện hành vi được ghi nhận tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) => thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể: "Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. ....". Nếu không thuộc các trường hợp trên => thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: "Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản; ..."
Khi đi công chứng giá trị đất thấp hơn giá trị thật được không?
Hiện nay ngày càng xuất hiện các vụ mua bán đất và đi kê khai giá mua thấp hơn giá trị thực tế nhằm trốn thuế và đóng các khoản phí thấp hơn. Vậy tình trạng này có được xem là hợp pháp không? Trước tiên không biết có vi phạm pháp luật hay không, nhưng sự việc trên được xem là sự thỏa thuận giữa các bên và sẽ dẫn đến rủi ro pháp lý rất cao. Hơn hết là người mua phải chịu thiệt hại lớn hơn người bán. Việc này tạo nên cái lợi trước mắt cho các bên tham gia. Đây được xem là hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân và là hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Tùy vào mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và việc hợp đồng giả được công chứng cũng được xem là vô hiệu theo Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo 1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. 2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Như vậy, khi đã xác định hợp đồng đã công chứng là dã tạo thì hợp đồng giá trị thực mới là hợp đồng có hiệu lực.