Re: Bán phá giá trên sàn thương mại điện tử
Chào bạn, Trên phương diện pháp luật thì hành vi bán phá giá sản phẩm có thể được xác định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và bị xử phạt hành chính, nếu rơi vào trường hợp theo quy định tại Điều 45.6 của Luật Cạnh tranh 2018: "Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó". Hiện nay, Luật Cạnh tranh 2018 chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi nêu trên, tuy nhiên theo quy định tại Điều 23.1 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2004 (đã hết hiệu lực, chỉ để tham khảo) thì giá thành toàn bộ bao gồm chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại và chi phí lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp như bạn trình bày thì khó có khả năng vận dụng các quy định trên để thu lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả. Theo quan điểm của tôi, bên cạnh việc tiếp tục yêu cầu đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử (như Shopee) thực hiện các biện pháp theo quy chế hoạt động của sàn, bạn có thể nghiên cứu hướng xây dựng và thỏa thuận với các đại lý về chính sách bán hàng (ví dụ như giá sàn) và các biện pháp chế tài trong trường hợp vi phạm.
Làm sao để xử lý việc bán phá giá trên sàn thương mại điện tử?
Thưa luật sư, cho tôi hỏi: Công ty tôi phân phối mỹ phẩm và một số đại lý, đơn vị và cá nhân có bán phá giá sản phẩm của công ty tôi trên sàn thương mại điện tử. Vậy thì tôi nên làm gì để xử lý triệt để trường hợp này, tôi có làm việc với shopee nhưng họ chỉ xoá 1, 2 tài khoản, vẫn còn rất nhiều tài khoản khác vẫn hoạt động. Mong nhận được câu trả lời của luật sư, tôi xin cảm ơn.
Hành vi này có vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không?
Thưa các luật sư, em muốn hỏi là việc thỏa thuận rằng nhà cung cấp chỉ cung cấp hàng hóa để bán cho đại lý độc quyền và không được cung cấp cho các đơn vị khác có vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo khoản 6, 7 Điều 8 Luật Cạnh Tranh 2005 không ạ? Cơ sở nào để loại bỏ việc bị cấm này ạ.
Thông báo có 1-0-2: chủ hàng có vi phạm luật cạnh tranh?
Ai nấy đi qua con phố Hàng Mành đều phải ngoái lại nhìn tờ thông báo đỏ chót này. Trên đó ghi dòng chữ "Cửa hàng bún chả số 1 Hàng Mành bên cạnh là giả mạo!". Chủ hàng để bảng thông báo này liệu có vi phạm Luật cạnh tranh?
Nhà mạng tăng giá 3G có vi phạm pháp luật?
"Việc tăng giá như vậy có thể được coi là vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Cụ thể, đó là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá bán dịch vụ bất hợp lý theo Khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2004. Về mặt chủ thể, 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông cả nước. Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh tranh, có thể được xác định đây là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Về mặt hành vi, hành vi của 3 nhà mạng nói trên đã có đầy đủ các dấu hiệu được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh: Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây: a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá”. Rõ ràng, không có biến động bất thường nhưng 3 nhà mạng đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để tăng giá cước 3G tới 40%." TS Phạm Trí Hùng, Giảng viên Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (vov.vn) Không biết mọi người nghĩ sao về vấn đề này? Riêng mình thì cần chứng minh hành vi tăng giá trên là bất hợp lý, cụ thể như việc tăng giá gói cước lớn nhất có giới hạn với dung lượng 600MB từ 50.000 lên 70.000 nhưng không khắc phục được tình trạng là đường truyền chưa tốt, vô chậm hay bị mất mạng... Tuy nhiên nói thì phải có so sánh? Đây là 3 nhà mạng lớn nhất tại VN bây giờ chứng minh dịch vụ của họ chưa tốt thì phải so sánh với một nhà mạng nào khác chứ? Và liệu có cần tất cả những người sử dụng lên tiếng hay không? Dù sao thì đây cũng là những DN thuộc về nhà nước, cần có câu trả lời thỏa đáng!
Re: Bán phá giá trên sàn thương mại điện tử
Chào bạn, Trên phương diện pháp luật thì hành vi bán phá giá sản phẩm có thể được xác định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và bị xử phạt hành chính, nếu rơi vào trường hợp theo quy định tại Điều 45.6 của Luật Cạnh tranh 2018: "Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó". Hiện nay, Luật Cạnh tranh 2018 chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi nêu trên, tuy nhiên theo quy định tại Điều 23.1 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2004 (đã hết hiệu lực, chỉ để tham khảo) thì giá thành toàn bộ bao gồm chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại và chi phí lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp như bạn trình bày thì khó có khả năng vận dụng các quy định trên để thu lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả. Theo quan điểm của tôi, bên cạnh việc tiếp tục yêu cầu đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử (như Shopee) thực hiện các biện pháp theo quy chế hoạt động của sàn, bạn có thể nghiên cứu hướng xây dựng và thỏa thuận với các đại lý về chính sách bán hàng (ví dụ như giá sàn) và các biện pháp chế tài trong trường hợp vi phạm.
Làm sao để xử lý việc bán phá giá trên sàn thương mại điện tử?
Thưa luật sư, cho tôi hỏi: Công ty tôi phân phối mỹ phẩm và một số đại lý, đơn vị và cá nhân có bán phá giá sản phẩm của công ty tôi trên sàn thương mại điện tử. Vậy thì tôi nên làm gì để xử lý triệt để trường hợp này, tôi có làm việc với shopee nhưng họ chỉ xoá 1, 2 tài khoản, vẫn còn rất nhiều tài khoản khác vẫn hoạt động. Mong nhận được câu trả lời của luật sư, tôi xin cảm ơn.
Hành vi này có vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không?
Thưa các luật sư, em muốn hỏi là việc thỏa thuận rằng nhà cung cấp chỉ cung cấp hàng hóa để bán cho đại lý độc quyền và không được cung cấp cho các đơn vị khác có vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo khoản 6, 7 Điều 8 Luật Cạnh Tranh 2005 không ạ? Cơ sở nào để loại bỏ việc bị cấm này ạ.
Thông báo có 1-0-2: chủ hàng có vi phạm luật cạnh tranh?
Ai nấy đi qua con phố Hàng Mành đều phải ngoái lại nhìn tờ thông báo đỏ chót này. Trên đó ghi dòng chữ "Cửa hàng bún chả số 1 Hàng Mành bên cạnh là giả mạo!". Chủ hàng để bảng thông báo này liệu có vi phạm Luật cạnh tranh?
Nhà mạng tăng giá 3G có vi phạm pháp luật?
"Việc tăng giá như vậy có thể được coi là vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Cụ thể, đó là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá bán dịch vụ bất hợp lý theo Khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2004. Về mặt chủ thể, 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông cả nước. Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh tranh, có thể được xác định đây là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Về mặt hành vi, hành vi của 3 nhà mạng nói trên đã có đầy đủ các dấu hiệu được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh: Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây: a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá”. Rõ ràng, không có biến động bất thường nhưng 3 nhà mạng đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để tăng giá cước 3G tới 40%." TS Phạm Trí Hùng, Giảng viên Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (vov.vn) Không biết mọi người nghĩ sao về vấn đề này? Riêng mình thì cần chứng minh hành vi tăng giá trên là bất hợp lý, cụ thể như việc tăng giá gói cước lớn nhất có giới hạn với dung lượng 600MB từ 50.000 lên 70.000 nhưng không khắc phục được tình trạng là đường truyền chưa tốt, vô chậm hay bị mất mạng... Tuy nhiên nói thì phải có so sánh? Đây là 3 nhà mạng lớn nhất tại VN bây giờ chứng minh dịch vụ của họ chưa tốt thì phải so sánh với một nhà mạng nào khác chứ? Và liệu có cần tất cả những người sử dụng lên tiếng hay không? Dù sao thì đây cũng là những DN thuộc về nhà nước, cần có câu trả lời thỏa đáng!