Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là gì?
Một vài năm gần đây, chúng ta thường nghe đến thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng,… Vậy tại sao cần phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào trong thực phẩm? Những nhóm thực phẩm nào cần phải tăng cường vi chất? Theo quy định tại Điều 4 và Điều 6 Nghị định 09/2016/NĐ-CP các thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng đó là muối ăn phải tăng cường I-ốt để ngăn ngừa bệnh bướu cổ; bột mì phải tăng cường thêm chất sắt và kẽm với mục đích ngăn ngừa bệnh thiếu máu, cải thiện chiều cao; các loại dầu được chế biến từ thực vật phải bổ sung thêm vitamin A góp phần cải thiện, phòng chống các bệnh về mắt, tăng sức đề kháng,... Có thể thấy các loại thực phẩm và các chất đinh dưỡng được pháp luật quy định trên đều là những thực phẩm và chất rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Vậy khi những thực phẩm nêu trên không được bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết sẽ bị xử lý như thế nào? Khi phát hiện nhóm thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP nhưng không được bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc phải thay đổi mục đích sử dụng của thực phẩm hoặc tiêu hủy tực phẩm đó được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
04 loại thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng
Nhằm phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng với sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế quy định 04 loại thực phẩm sau đây bắt buộc phải bổ sung vi chất dinh dưỡng. Sau đây là tên thực phẩm và vi chất dinh dưỡng cần bổ sung tương ứng: Thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng Vi chất dinh dưỡng được tăng cường Muối dùng để ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu sản xuất thực phẩm, bao gồm cả sản xuất bột canh, hạt nêm, nước mắm và các gia vị mặn khác Iốt Bột mỳ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm Sắt và kẽm Dầu ăn dùng để ăn trực tiếp hoặc được sử dụng trong chế biến thực phẩm Vitamin A Nước mắm và xì dầu (Nước tương) dùng ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu sản xuất thực phẩm Sắt Xem chi tiết tại dự thảo Nghị định dưới đây.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là gì?
Một vài năm gần đây, chúng ta thường nghe đến thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng,… Vậy tại sao cần phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào trong thực phẩm? Những nhóm thực phẩm nào cần phải tăng cường vi chất? Theo quy định tại Điều 4 và Điều 6 Nghị định 09/2016/NĐ-CP các thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng đó là muối ăn phải tăng cường I-ốt để ngăn ngừa bệnh bướu cổ; bột mì phải tăng cường thêm chất sắt và kẽm với mục đích ngăn ngừa bệnh thiếu máu, cải thiện chiều cao; các loại dầu được chế biến từ thực vật phải bổ sung thêm vitamin A góp phần cải thiện, phòng chống các bệnh về mắt, tăng sức đề kháng,... Có thể thấy các loại thực phẩm và các chất đinh dưỡng được pháp luật quy định trên đều là những thực phẩm và chất rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Vậy khi những thực phẩm nêu trên không được bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết sẽ bị xử lý như thế nào? Khi phát hiện nhóm thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP nhưng không được bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc phải thay đổi mục đích sử dụng của thực phẩm hoặc tiêu hủy tực phẩm đó được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
04 loại thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng
Nhằm phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng với sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế quy định 04 loại thực phẩm sau đây bắt buộc phải bổ sung vi chất dinh dưỡng. Sau đây là tên thực phẩm và vi chất dinh dưỡng cần bổ sung tương ứng: Thực phẩm bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng Vi chất dinh dưỡng được tăng cường Muối dùng để ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu sản xuất thực phẩm, bao gồm cả sản xuất bột canh, hạt nêm, nước mắm và các gia vị mặn khác Iốt Bột mỳ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm Sắt và kẽm Dầu ăn dùng để ăn trực tiếp hoặc được sử dụng trong chế biến thực phẩm Vitamin A Nước mắm và xì dầu (Nước tương) dùng ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu sản xuất thực phẩm Sắt Xem chi tiết tại dự thảo Nghị định dưới đây.