Bộ Xây dựng trả lời kiến nghị giảm lãi suất vay vốn nhà ở cho người có công
Bộ Xây dựng giải đáp kiến nghị của cử tri Vĩnh Long về việc hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với đối tượng người có công với cách mạng, thương bệnh binh được vay vốn ưu đãi về nhà ở. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Cụ thể, vừa qua cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay từ 4,8%/năm xuống 4%/năm đối với đối tượng người có công với cách mạng, thương bệnh binh được vay vốn ưu đãi về nhà ở. Theo đó, Bộ Xây dựng có câu trả lời như sau: Ngày 10/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 486/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở. Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP là 4,8%/năm. Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đối với việc cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ; Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ và các văn bản có liên quan (tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng) thì đến hết tháng 12/2023, dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 9.800 tỷ đồng với 25.581 khách hàng thuộc đối tượng được vay. Bên cạnh đó, ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo đó: Tại Khoản 1 Điều 76 có quy định đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Tại Khoản 5 Điều 77 có quy định thực hiện hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và giao Chính phủ quy định chi tiết. Cho vay ưu đãi lãi suất thấp, thời hạn dài Tại Khoản 1 Điều 117 Luật Nhà ở (sửa đổi) có quy định: "Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài hạn thông qua việc cấp vốn từ ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công về nhà ở và xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ". Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội (trong đó có các đối tượng là người có công với cách mạng để mua, thuê mua, tự xây dựng nhà ở của mình), phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Theo Chính phủ
Đối tượng nào được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội?
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở 2014. Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại. Như vậy, đối tượng nào được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội? Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội Tại Khoản 2.1, Điều 2 Công văn số 1551/BXD-QLN ngày 20.4.2023 của Bộ Xây dựng “Về việc hướng dẫn về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư” quy định đối với đối tượng cá nhân như sau: - Trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nhà ở 2014, theo đó đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở: + Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. + Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật Nhà ở 2014; + Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. - Trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cụ thể là: chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, những đối tượng nêu trên được vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội theo Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng. Ngoài ra, theo Mục 1, Công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 các quy định của pháp luật về tín dụng về tín dụng về cho vay, thời gian triển khai, lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi... được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 2308/NHNN-TD năm 2023 ngày 01/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư. Cụ thể: Về nguyên tắc cho vay - Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng; đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật; - Mỗi Người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 01 lần để mua 01 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, mỗi dự án của Chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 01 lần. Thời gian ưu đãi - Đối với Chủ đầu tư: áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu; - Đối với Người mua nhà: áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu. Lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi - Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với Chủ đầu tư là 8,7%/năm; - Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với Người mua nhà là 8,2%/năm; Kể từ ngày 01/7/2023, định kỳ 06 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình.
Công ty Cp 100% vốn tư nhân vay vốn ưu đãi để xây chung cư xã hội có phải áp dụng luật đấu thầu
Kính gửi các Luật sư! Công ty của chúng tôi là công ty CP 100% vốn tư nhân được giao dự án Khu đô thị trong đó có 2 cụm đất quy hoạch xây dựng chung cư xã hội đã được Tỉnh phê duyệt quy hoạch. Hiện nay công ty đang triển khai xây dựng hai chung cư xã hội này, vì là doanh nghiệp xây dựng nhà xã hội nên Công ty sẽ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách hoặc ngân hàng Nhà nước. Công ty tôi có công ty xây dựng là công ty con có sở hữu 100% vốn. Vậy công ty tôi có thể chỉ định cho Công ty con này xây dựng mà không cần phải tiến hành các thủ tục đấu thầu hay không? Vì theo quy định Luật đấu thầu thì chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp sử dụng 30% vốn nhà nước hoặc hơn 500 tỉ. KHi công ty vay vốn ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở ( tỷ lệ vay vốn bên chị chưa vay được do đang làm thủ tục nên có thể cao hơn 30%) thì phần vốn vay này có được xem là vốn nhà nước và phải căn cứ tỷ lệ phần vốn này để áp dụng các quy định của Luật đấu thầu không? Rất mong nhận được sự quan tâm của các Luật sư! Trân trọng!
Được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Nghị định 100/2015/NĐ-CP đã ban hành có hiệu lực từ ngày 10/12/2015. Nghị định 100 quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Chương III, Điều 16 đã quy định rõ ràng về việc Vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Vậy điều kiện để được vay vốn ưu đãi là gì? Thứ nhất, đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì: a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này; c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; d) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; đ) Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở; e) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên. Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì: a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này; c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn; d) Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng khác; đ) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai; e) Có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật về xây dựng; g) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật. Vậy mức vốn vay như thế nào? Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà; Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. =>Như vậy, với điều kiện không quá cao, các hộ gia đình, cá nhân đã có thể mua nhà ở xã hội và được vay 80% giá trị hợp đồng. Đây là một điều kiện và cơ hội hết sức thuận lợi cho người dân khi mà thị trường bất động sản luôn gia tăng bất ngờ.
Bộ Xây dựng trả lời kiến nghị giảm lãi suất vay vốn nhà ở cho người có công
Bộ Xây dựng giải đáp kiến nghị của cử tri Vĩnh Long về việc hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với đối tượng người có công với cách mạng, thương bệnh binh được vay vốn ưu đãi về nhà ở. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Cụ thể, vừa qua cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay từ 4,8%/năm xuống 4%/năm đối với đối tượng người có công với cách mạng, thương bệnh binh được vay vốn ưu đãi về nhà ở. Theo đó, Bộ Xây dựng có câu trả lời như sau: Ngày 10/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 486/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở. Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP là 4,8%/năm. Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đối với việc cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ; Nghị định 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ và các văn bản có liên quan (tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng) thì đến hết tháng 12/2023, dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 9.800 tỷ đồng với 25.581 khách hàng thuộc đối tượng được vay. Bên cạnh đó, ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo đó: Tại Khoản 1 Điều 76 có quy định đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Tại Khoản 5 Điều 77 có quy định thực hiện hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và giao Chính phủ quy định chi tiết. Cho vay ưu đãi lãi suất thấp, thời hạn dài Tại Khoản 1 Điều 117 Luật Nhà ở (sửa đổi) có quy định: "Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và thời hạn cho vay dài hạn thông qua việc cấp vốn từ ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công về nhà ở và xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ". Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội (trong đó có các đối tượng là người có công với cách mạng để mua, thuê mua, tự xây dựng nhà ở của mình), phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Theo Chính phủ
Đối tượng nào được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội?
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở 2014. Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại. Như vậy, đối tượng nào được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội? Đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội Tại Khoản 2.1, Điều 2 Công văn số 1551/BXD-QLN ngày 20.4.2023 của Bộ Xây dựng “Về việc hướng dẫn về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư” quy định đối với đối tượng cá nhân như sau: - Trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nhà ở 2014, theo đó đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở: + Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. + Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật Nhà ở 2014; + Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. - Trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cụ thể là: chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, những đối tượng nêu trên được vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội theo Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng. Ngoài ra, theo Mục 1, Công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 các quy định của pháp luật về tín dụng về tín dụng về cho vay, thời gian triển khai, lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi... được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 2308/NHNN-TD năm 2023 ngày 01/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư. Cụ thể: Về nguyên tắc cho vay - Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng; đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật; - Mỗi Người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 01 lần để mua 01 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, mỗi dự án của Chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 01 lần. Thời gian ưu đãi - Đối với Chủ đầu tư: áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu; - Đối với Người mua nhà: áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu. Lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi - Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với Chủ đầu tư là 8,7%/năm; - Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với Người mua nhà là 8,2%/năm; Kể từ ngày 01/7/2023, định kỳ 06 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình.
Công ty Cp 100% vốn tư nhân vay vốn ưu đãi để xây chung cư xã hội có phải áp dụng luật đấu thầu
Kính gửi các Luật sư! Công ty của chúng tôi là công ty CP 100% vốn tư nhân được giao dự án Khu đô thị trong đó có 2 cụm đất quy hoạch xây dựng chung cư xã hội đã được Tỉnh phê duyệt quy hoạch. Hiện nay công ty đang triển khai xây dựng hai chung cư xã hội này, vì là doanh nghiệp xây dựng nhà xã hội nên Công ty sẽ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách hoặc ngân hàng Nhà nước. Công ty tôi có công ty xây dựng là công ty con có sở hữu 100% vốn. Vậy công ty tôi có thể chỉ định cho Công ty con này xây dựng mà không cần phải tiến hành các thủ tục đấu thầu hay không? Vì theo quy định Luật đấu thầu thì chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp sử dụng 30% vốn nhà nước hoặc hơn 500 tỉ. KHi công ty vay vốn ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở ( tỷ lệ vay vốn bên chị chưa vay được do đang làm thủ tục nên có thể cao hơn 30%) thì phần vốn vay này có được xem là vốn nhà nước và phải căn cứ tỷ lệ phần vốn này để áp dụng các quy định của Luật đấu thầu không? Rất mong nhận được sự quan tâm của các Luật sư! Trân trọng!
Được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Nghị định 100/2015/NĐ-CP đã ban hành có hiệu lực từ ngày 10/12/2015. Nghị định 100 quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Chương III, Điều 16 đã quy định rõ ràng về việc Vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Vậy điều kiện để được vay vốn ưu đãi là gì? Thứ nhất, đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì: a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này; c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; d) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; đ) Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở; e) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên. Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì: a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định; b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này; c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn; d) Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng khác; đ) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai; e) Có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật về xây dựng; g) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật. Vậy mức vốn vay như thế nào? Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà; Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. =>Như vậy, với điều kiện không quá cao, các hộ gia đình, cá nhân đã có thể mua nhà ở xã hội và được vay 80% giá trị hợp đồng. Đây là một điều kiện và cơ hội hết sức thuận lợi cho người dân khi mà thị trường bất động sản luôn gia tăng bất ngờ.