Thay đổi màu đèn xe máy có bị phạt không?
Người tham gia giao thông có được tự ý thay đổi màu của đèn xe máy không? Nếu hành vi này là trái pháp luật thì sẽ bị phạt bao nhiêu? Thay đổi màu đèn xe máy có bị phạt không? Theo khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông là: Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Theo đó, việc thay đổi màu của đèn xe máy dẫn đến không đúng thiết kế của nhà sản xuất là không được phép. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Thay đổi màu đèn xe máy bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; - Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe; - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng); - Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định; - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép; - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; - Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định; - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông. Như vậy, việc thay đổi màu đèn xe máy là đang thay đổi đặc tính của xe. Cá nhân thực hiện này vi này sẽ bị phạt từ 800 - 2 triệu, tổ chức sẽ bị phạt từ 1 triệu 600 - 4 triệu đồng. Lắp đèn xe nhưng bị mờ quá hoặc sáng quá có bi phạt không? Theo Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; - Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; - Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; - Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; - Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; - Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; - Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. Như vậy, dù không thay đổi kết cấu của đèn xe nhưng đèn xe quá mờ dẫn đến không đảm bảo tác dụng chiếu sáng hay quá sáng dẫn đến không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ bị xử phạt từ 100 - 200 nghìn đồng.
Công ty tự ý thay đổi vị trí công việc của người lao động xử lý như thế nào?
Vợ tôi vào làm tại công ty từ 02/01/2014 với chức danh Trưởng Phòng Nhân sự ( cấp quản lý trung ). Đến 23/01/2017, vợ tôi nghỉ thai sản 6 tháng, vợ tôi quay trở lại làm việc từ ngày 21/07/2017. Hợp đồng lao động hiện tại của vợ tôi đến 01/01/2019. Hiện nay, vợ tôi là Phó chủ tịch công đoàn nhiệm kỳ 2016-2021. Trước lúc vợ tôi quay trở lại làm việc sau thai sản, khoảng 1 tháng trước đó thì vợ tôi nhận được email của Giám đốc nhân sự thông báo về việc vợ tôi sẽ phụ trách mảng đào tạo sau khi quay lại làm việc sau nghỉ thai sản với lý do giúp vợ tôi hoàn thiện nghề nghiệp của mình. vợ tôi có trả lời lại email đó nói là cảm ơn chị đã tạo điều kiện. Ngày 20/07/2017, Giám đốc nhân sự có gửi email cho toàn bộ nhân viên của công ty thông báo về việc vợ tôi và trưởng phòng Đào Tạo đổi vai trò cho nhau bắt đầu từ ngày 21/07/2017, trong email không thông báo thời gian đổi mà chỉ nói kể từ ngày 21/07/2017 cho tới khi có thông báo khác. Sau đó, vợ tôi và giám đốc nhân sự có nói chuyện trực tiếp và vợ tôi có hỏi về thời hạn đổi vai trò là bao lâu, thì giám đốc nhân sự trả lời là chưa biết được, cho đến khi nào cả hai bạn sẵn sang cho vị trí Giám đốc nhân sự thì thôi. vợ tôi không đồng ý với cách trả lời đó nhưng cuối cùng thì cũng im lặng để làm việc tại vai trò mới. Câu hỏi: Trong TH này, theo quy định của việc thuyên chuyển công việc thì Công ty đã làm đúng hay sai ở điểm nào ạ? Câu chuyện tiếp theo là, Giám đốc nhân sự tổ chức họp nhân viên và có gửi cho vợ tôi bản ý kiến của nhân viên có chữ ký của từng người , họ đóng góp mốt số ý kiến phản ánh về vợ tôi, về việc giao tiếp không cởi mở, việc họ cảm thấy vợ tôi không hỗ trợ một số việc, .... việc này vợ tôi đã được trao đổi bằng lời và bằng email với GĐNS và vợ tôi confirm là tôi đang cải thiện trên đó. Với bản ý kiến đó, GĐNS và Tổng Giám đốc nói không muốn vợ tôi ở trong bộ phận nhân sự nữa.vợ tôi có hỏi về hướng của Công ty cho vợ tôi, họ trả lời là họ sẽ chuyển vợ tôi sang bộ phận Tạp vụ hoặc bộ phận làm vườn. Vợ tôi nói đó không phù hợp với chuyên môn của vợ tôi, họ không lắng nghe ý kiến của vợ tôi.
Thay đổi màu đèn xe máy có bị phạt không?
Người tham gia giao thông có được tự ý thay đổi màu của đèn xe máy không? Nếu hành vi này là trái pháp luật thì sẽ bị phạt bao nhiêu? Thay đổi màu đèn xe máy có bị phạt không? Theo khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông là: Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Theo đó, việc thay đổi màu của đèn xe máy dẫn đến không đúng thiết kế của nhà sản xuất là không được phép. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Thay đổi màu đèn xe máy bị phạt bao nhiêu? Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; - Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; - Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe; - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng); - Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định; - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép; - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; - Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định; - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông. Như vậy, việc thay đổi màu đèn xe máy là đang thay đổi đặc tính của xe. Cá nhân thực hiện này vi này sẽ bị phạt từ 800 - 2 triệu, tổ chức sẽ bị phạt từ 1 triệu 600 - 4 triệu đồng. Lắp đèn xe nhưng bị mờ quá hoặc sáng quá có bi phạt không? Theo Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; - Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; - Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; - Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; - Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; - Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; - Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe. Như vậy, dù không thay đổi kết cấu của đèn xe nhưng đèn xe quá mờ dẫn đến không đảm bảo tác dụng chiếu sáng hay quá sáng dẫn đến không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ bị xử phạt từ 100 - 200 nghìn đồng.
Công ty tự ý thay đổi vị trí công việc của người lao động xử lý như thế nào?
Vợ tôi vào làm tại công ty từ 02/01/2014 với chức danh Trưởng Phòng Nhân sự ( cấp quản lý trung ). Đến 23/01/2017, vợ tôi nghỉ thai sản 6 tháng, vợ tôi quay trở lại làm việc từ ngày 21/07/2017. Hợp đồng lao động hiện tại của vợ tôi đến 01/01/2019. Hiện nay, vợ tôi là Phó chủ tịch công đoàn nhiệm kỳ 2016-2021. Trước lúc vợ tôi quay trở lại làm việc sau thai sản, khoảng 1 tháng trước đó thì vợ tôi nhận được email của Giám đốc nhân sự thông báo về việc vợ tôi sẽ phụ trách mảng đào tạo sau khi quay lại làm việc sau nghỉ thai sản với lý do giúp vợ tôi hoàn thiện nghề nghiệp của mình. vợ tôi có trả lời lại email đó nói là cảm ơn chị đã tạo điều kiện. Ngày 20/07/2017, Giám đốc nhân sự có gửi email cho toàn bộ nhân viên của công ty thông báo về việc vợ tôi và trưởng phòng Đào Tạo đổi vai trò cho nhau bắt đầu từ ngày 21/07/2017, trong email không thông báo thời gian đổi mà chỉ nói kể từ ngày 21/07/2017 cho tới khi có thông báo khác. Sau đó, vợ tôi và giám đốc nhân sự có nói chuyện trực tiếp và vợ tôi có hỏi về thời hạn đổi vai trò là bao lâu, thì giám đốc nhân sự trả lời là chưa biết được, cho đến khi nào cả hai bạn sẵn sang cho vị trí Giám đốc nhân sự thì thôi. vợ tôi không đồng ý với cách trả lời đó nhưng cuối cùng thì cũng im lặng để làm việc tại vai trò mới. Câu hỏi: Trong TH này, theo quy định của việc thuyên chuyển công việc thì Công ty đã làm đúng hay sai ở điểm nào ạ? Câu chuyện tiếp theo là, Giám đốc nhân sự tổ chức họp nhân viên và có gửi cho vợ tôi bản ý kiến của nhân viên có chữ ký của từng người , họ đóng góp mốt số ý kiến phản ánh về vợ tôi, về việc giao tiếp không cởi mở, việc họ cảm thấy vợ tôi không hỗ trợ một số việc, .... việc này vợ tôi đã được trao đổi bằng lời và bằng email với GĐNS và vợ tôi confirm là tôi đang cải thiện trên đó. Với bản ý kiến đó, GĐNS và Tổng Giám đốc nói không muốn vợ tôi ở trong bộ phận nhân sự nữa.vợ tôi có hỏi về hướng của Công ty cho vợ tôi, họ trả lời là họ sẽ chuyển vợ tôi sang bộ phận Tạp vụ hoặc bộ phận làm vườn. Vợ tôi nói đó không phù hợp với chuyên môn của vợ tôi, họ không lắng nghe ý kiến của vợ tôi.