Trách nhiệm pháp lý của tội ngoại tình
Ngoại tình hiện nay không còn là hiện tượng hiếm gặp trên thực tế. Ngoại tình có rất nhiều hình thức: ngoại tình tư tưởng, ngoại tình kiểu chung sống với người khác, ngoại tình kiểu tình một đêm… Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ xử lý đối với ngoại tình dưới hình thức chung sống với người khác. Chung sống với người khác là hành vi một người đã có vợ, có chồng mà đi chung sống với người khác như vợ, chồng, vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tùy theo từng mức độ mà hành vi ngoại tình này sẽ bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. 1. Phạt tiền Khoản 1 điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;” 2. Là căn cứ bất lợi trong việc giải quyết ly hôn Tham khảo bài viết sau >> 4 yếu tố xác định tỷ lệ tài sản vợ chồng được chia khi ly hôn 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi ngoại tình được xử lý như sau: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi như sau: - Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tội ngoại tình: thời phong kiến xử phạt ra sao?
Lại nói tiếp về câu chuyện ngoại tình, hôm nay, thấy báo đăng về câu chuyện quý ông hầu tòa vì tội ngoại tình mặc dù chưa đến thời điểm Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực, mới ngẫm lại, bây giờ xã hội văn minh rồi, nên gói gọn chỉ có mấy hình phạt: TÙ CÓ THỜI HẠN – TÙ CHUNG THÂN VÀ TỬ HÌNH. Xem ra mấy hình phạt này không hà khắc, dã man như thời phong kiến, phải nói là nhân đạo hơn thời phong kiến nhiều nhưng lại không đủ sức răn đe như thời đó. Ngày xưa, ở thời phong kiến, nếu 1 người phạm tội ngoại tình thì tùy vào người đó là nam hay nữ sẽ có hình thức xử phạt phù hợp. (Cũng có người hỏi Shin rằng, thời đó là phong kiến mà, quý ông được đa thê bảy thiếp thì sao lại phạt, xin thưa là được phép, nhưng phải cưới về làm vợ, còn nếu quan hệ bất chính, không cưới về làm vợ thì bị xem là ngoại tình) ĐỐI VỚI NỮ GIỚI 1. “Mộc lư” hay còn gọi là ngồi ngựa gỗ: là hình phạt dành cho phụ nữ bị kết tội ngoại tình. Theo hình phạt này, người phụ nữ bị lột bỏ hết quần áo rồi trói chặt trên dụng cụ tra tấn có hình yên ngựa/lừa, ở giữa có một đoạn gỗ nhô lên tròn thô tương tự dương vật gắn trục bánh xe để di chuyển, thậm chí một số còn được đóng đinh xung quanh. Dương vật bằng gỗ sẽ cắm qua âm đạo, khi ngựa chạy sẽ va đập mạnh âm hộ khiến phạm nhân chảy máu, đau đớn và nạn nhân sẽ kêu la thảm thiết. Đa phần những người bị tra tấn bằng hình thức này đều không thể thoát khỏi cái chết, nếu có thì cũng bị tàn tật suốt đời. 2. Kẹp tay: là hình phạt dành cho người phụ nữ bị nghi ngờ ngoại tình. Hình phạt này được áp dụng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, kéo dài tới tận cuối đời Thanh (thế kỷ 19). Đây cũng là dụng cụ tra tấn phụ nữ phổ biến nhất trong giai đoạn này. Phạm nhân sẽ phải đặt các ngón tay vào một dụng cụ chuyên dùng để tra tấn. Dụng cụ này sẽ ép chặt đầu ngón tay của nạn nhân. Nếu vì quá đau đớn mà nạn nhân ngất đi thì sẽ bị dội nước lạnh cho tỉnh để tiếp tục chịu sự đau đớn. Ngoài ra, hình thức này còn xuất hiện tại các quốc gia châu Âu thời Trung Đại với một dụng cụ mang tên “bàn kẹp tay”. Chúng được thiết kế dưới đủ mọi kích thước để nghiền nát mọi bộ phận trên cơ thể phụ nữ, từ bàn tay, chân cho đến đầu gối, thậm chí cả đầu của phạm nhân. 3. Tra tấn ngực: là hình phạt dành cho phụ nữ bị kết tội ngoại tình, phá thai hoặc có con ngoài giá thú. Một vật răng cưa có đầu nhọn (móng vuốt bằng sắt nhỏ) sẽ được nung nóng để tách hoặc cắt nhỏ ngực của nữ phạm nhân. Hoặc người phụ nữ phải bị gắn lên tường rồi từ từ đưa dụng cụ này vào ngực dẫn đến đau đớn cực độ trong thời gian dài. Ngoài ra, còn hình thức nhằm ngăn ngừa hoặc chống tình trạng phụ nữ ngoại tình, đó là mang “đai trinh tiết”: Loại quần lót bằng sắt hay còn gọi là “đai trinh tiết” được đàn ông châu Âu thời trung cận đại sử dụng nhằm khóa âm hộ của vợ mỗi khi đi vắng. Vì thời này phụ nữ chỉ được coi là một loại tài sản của đàn ông. Phụ nữ bị nghiêm cấm liếc mắt đưa tình, gặp gỡ hay giao tiếp bình thường với một người đàn ông khác ngoài chồng. Nếu không sẽ bị mang loại đai này trong thời gian dài, nhất là khi chồng ra trận. ĐỐI VỚI NAM GIỚI Cung hình: là hình phạt dành cho đàn ông bị kết tội ngoại tình, dâm loạn. Theo hình phạt này, đối tượng phạm tội bị cắt bộ phận sinh dục. Tuy kết cục của hình phạt này không phải là cái chết, nhưng người phạm tội sau khi trải qua hình phạt này đa số đều bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề, về sau phải sống trong ê chề nhục nhã, ức chế. Đáng chú ý là ở thời phong kiến, họ xem phụ nữ ngoại tình nặng hơn so với cánh mày râu, vì vậy mà có nhiều hình phạt dành cho phụ nữ trong trường hợp ngoại tình, còn phía đàn ông thì chỉ duy nhất là hình phạt cung hình. Bây giờ mà cho áp dụng lại 1 số hình phạt dành cho tội ngoại tình thời phong kiến thì sao các bạn nhỉ?
Thi hành án tử hình dưới triều Nguyễn
Chuyện thi hành án tử ở thời phong kiến, mà cụ thể là triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, việc kết liễu sinh mạng của kẻ phạm trọng tội không phải bằng súng đạn mà bằng các biện pháp hành hình thô sơ. Lần ngược quá khứ tìm hiểu về quá trình thi hành án tử thời kỳ này, chúng tôi ghi nhận nhiều chuyện thâm cung bí sử liên quan đến tử tội mà hậu thế ít ai tường tận... Theo ghi chép của Nội các triều Nguyễn, để giữ vững kỷ cương phép nước, Bộ Hình thời bấy giờ "khai sinh" 5 hình thức trừng trị (5 tội hình) những kẻ phạm tội gồm tội đánh roi, tội đánh trượng, tội đồ, tội lưu và tội xử tử. Tội đánh roi được chia thành 5 bậc, đánh từ 10 - 50 roi, roi đánh thì dùng roi mây nhỏ. Tội trượng cũng chia làm 5 bậc, đánh từ 60 - 100 trượng và trượng dùng để đánh phạm nhân là sợi mây to vừa, dài 2 thước 8 tấc, chu vi sợi mây độ 1 tấc 2 phân trở xuống, 1 tấc 1 phân trở lên. Tội đồ là tội bắt làm nô lệ cho biết nhục, kéo dài từ 1 đến 3 năm, chia làm 5 bậc, bậc thấp nhất là bị bắt làm nô lệ 1 năm và bị đánh 60 trượng, bậc cao nhất phải chịu mức án "đồ 3 năm, phạt 100 trượng". Tội đánh bằng roi vào mông Về tội lưu, cuốn “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” (quyển 179) giải thích: "Tội này phải đem đi an trí nơi phương xa, suốt đời không được về. Chia làm 3 bậc: 2.000 dặm, 2.500 dặm, 3.000 dặm, đều phải phạt 100 trượng. Người phải tội nặng hơn tội lưu thì gọi là tội sung làm quân. Tội này chia làm 4 bậc, bậc được ở gần thì phát (đày đi nơi xa - PV) đi 2.000 dặm, bậc ở gần biên giới thì phát đi 2.500 dặm, bậc ở biên giới xa thì phát đi 3.000 dặm, bậc ở biên giới rất xa thì phát đi 4.000 dặm. Các tội này đều phải phạt 100 trượng". Tội roi thường dùng xử phạt những người ngoại tình Trong 5 thứ tội hình thời bấy giờ, khủng khiếp nhất là tội thứ 5, tội xử tử. Chẳng như nhiều người lầm nghĩ, một khi bị triều đình khép án tử thì tử tội sẽ bị "trảm" (chém đầu), triều Nguyễn phân chia án tử thành các tội như tội giảo (treo cổ), tội trảm (chém đầu), tội lăng trì (xẻo từng miếng thịt), tội cưu thủ (chém rồi lấy đầu đem bêu), lục thi (băm xác). Về những can phạm mắc trọng tội bị tuyên xử tử, Bộ Hình ghi rõ: "Nếu kẻ nào phạm tội ác quá nặng thì đem thi hành ngay, không phải đợi đến kỳ xét án. Còn các tội khác đều đợi đến hạn mùa thu mới đem thi hành án". Tội lăng trì (xẻo từng miếng thịt) Trước khi bị đem đi thi hành án, theo lệnh vua, triều thần phải xét lại, phải phân biệt tử tội nào có tình thực, tử tội nào được hoãn xử tử và tử tội nào đáng thương, đáng ngờ để tâu lên xin vua định đoạt. Cũng theo lệnh thiên tử, hằng năm cứ đến tháng Giêng, tháng 6 đều phải đình hoãn việc hành hình: "Ở trong Kinh và ngoài các tỉnh, những tù nặng phải đem xử ngay đều phải giam chặt lại đến đầu tháng 2 và tháng 7 sau ngày lập thu mới được hành hình. Nếu trong tháng 5 giao với tiết tháng 6 và ngày lập thu vào trong tháng 6 cũng đình hoãn việc hành hình". Theo An ninh thế giới
Trách nhiệm pháp lý của tội ngoại tình
Ngoại tình hiện nay không còn là hiện tượng hiếm gặp trên thực tế. Ngoại tình có rất nhiều hình thức: ngoại tình tư tưởng, ngoại tình kiểu chung sống với người khác, ngoại tình kiểu tình một đêm… Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ xử lý đối với ngoại tình dưới hình thức chung sống với người khác. Chung sống với người khác là hành vi một người đã có vợ, có chồng mà đi chung sống với người khác như vợ, chồng, vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tùy theo từng mức độ mà hành vi ngoại tình này sẽ bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. 1. Phạt tiền Khoản 1 điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;” 2. Là căn cứ bất lợi trong việc giải quyết ly hôn Tham khảo bài viết sau >> 4 yếu tố xác định tỷ lệ tài sản vợ chồng được chia khi ly hôn 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi ngoại tình được xử lý như sau: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi như sau: - Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tội ngoại tình: thời phong kiến xử phạt ra sao?
Lại nói tiếp về câu chuyện ngoại tình, hôm nay, thấy báo đăng về câu chuyện quý ông hầu tòa vì tội ngoại tình mặc dù chưa đến thời điểm Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực, mới ngẫm lại, bây giờ xã hội văn minh rồi, nên gói gọn chỉ có mấy hình phạt: TÙ CÓ THỜI HẠN – TÙ CHUNG THÂN VÀ TỬ HÌNH. Xem ra mấy hình phạt này không hà khắc, dã man như thời phong kiến, phải nói là nhân đạo hơn thời phong kiến nhiều nhưng lại không đủ sức răn đe như thời đó. Ngày xưa, ở thời phong kiến, nếu 1 người phạm tội ngoại tình thì tùy vào người đó là nam hay nữ sẽ có hình thức xử phạt phù hợp. (Cũng có người hỏi Shin rằng, thời đó là phong kiến mà, quý ông được đa thê bảy thiếp thì sao lại phạt, xin thưa là được phép, nhưng phải cưới về làm vợ, còn nếu quan hệ bất chính, không cưới về làm vợ thì bị xem là ngoại tình) ĐỐI VỚI NỮ GIỚI 1. “Mộc lư” hay còn gọi là ngồi ngựa gỗ: là hình phạt dành cho phụ nữ bị kết tội ngoại tình. Theo hình phạt này, người phụ nữ bị lột bỏ hết quần áo rồi trói chặt trên dụng cụ tra tấn có hình yên ngựa/lừa, ở giữa có một đoạn gỗ nhô lên tròn thô tương tự dương vật gắn trục bánh xe để di chuyển, thậm chí một số còn được đóng đinh xung quanh. Dương vật bằng gỗ sẽ cắm qua âm đạo, khi ngựa chạy sẽ va đập mạnh âm hộ khiến phạm nhân chảy máu, đau đớn và nạn nhân sẽ kêu la thảm thiết. Đa phần những người bị tra tấn bằng hình thức này đều không thể thoát khỏi cái chết, nếu có thì cũng bị tàn tật suốt đời. 2. Kẹp tay: là hình phạt dành cho người phụ nữ bị nghi ngờ ngoại tình. Hình phạt này được áp dụng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, kéo dài tới tận cuối đời Thanh (thế kỷ 19). Đây cũng là dụng cụ tra tấn phụ nữ phổ biến nhất trong giai đoạn này. Phạm nhân sẽ phải đặt các ngón tay vào một dụng cụ chuyên dùng để tra tấn. Dụng cụ này sẽ ép chặt đầu ngón tay của nạn nhân. Nếu vì quá đau đớn mà nạn nhân ngất đi thì sẽ bị dội nước lạnh cho tỉnh để tiếp tục chịu sự đau đớn. Ngoài ra, hình thức này còn xuất hiện tại các quốc gia châu Âu thời Trung Đại với một dụng cụ mang tên “bàn kẹp tay”. Chúng được thiết kế dưới đủ mọi kích thước để nghiền nát mọi bộ phận trên cơ thể phụ nữ, từ bàn tay, chân cho đến đầu gối, thậm chí cả đầu của phạm nhân. 3. Tra tấn ngực: là hình phạt dành cho phụ nữ bị kết tội ngoại tình, phá thai hoặc có con ngoài giá thú. Một vật răng cưa có đầu nhọn (móng vuốt bằng sắt nhỏ) sẽ được nung nóng để tách hoặc cắt nhỏ ngực của nữ phạm nhân. Hoặc người phụ nữ phải bị gắn lên tường rồi từ từ đưa dụng cụ này vào ngực dẫn đến đau đớn cực độ trong thời gian dài. Ngoài ra, còn hình thức nhằm ngăn ngừa hoặc chống tình trạng phụ nữ ngoại tình, đó là mang “đai trinh tiết”: Loại quần lót bằng sắt hay còn gọi là “đai trinh tiết” được đàn ông châu Âu thời trung cận đại sử dụng nhằm khóa âm hộ của vợ mỗi khi đi vắng. Vì thời này phụ nữ chỉ được coi là một loại tài sản của đàn ông. Phụ nữ bị nghiêm cấm liếc mắt đưa tình, gặp gỡ hay giao tiếp bình thường với một người đàn ông khác ngoài chồng. Nếu không sẽ bị mang loại đai này trong thời gian dài, nhất là khi chồng ra trận. ĐỐI VỚI NAM GIỚI Cung hình: là hình phạt dành cho đàn ông bị kết tội ngoại tình, dâm loạn. Theo hình phạt này, đối tượng phạm tội bị cắt bộ phận sinh dục. Tuy kết cục của hình phạt này không phải là cái chết, nhưng người phạm tội sau khi trải qua hình phạt này đa số đều bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề, về sau phải sống trong ê chề nhục nhã, ức chế. Đáng chú ý là ở thời phong kiến, họ xem phụ nữ ngoại tình nặng hơn so với cánh mày râu, vì vậy mà có nhiều hình phạt dành cho phụ nữ trong trường hợp ngoại tình, còn phía đàn ông thì chỉ duy nhất là hình phạt cung hình. Bây giờ mà cho áp dụng lại 1 số hình phạt dành cho tội ngoại tình thời phong kiến thì sao các bạn nhỉ?
Thi hành án tử hình dưới triều Nguyễn
Chuyện thi hành án tử ở thời phong kiến, mà cụ thể là triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, việc kết liễu sinh mạng của kẻ phạm trọng tội không phải bằng súng đạn mà bằng các biện pháp hành hình thô sơ. Lần ngược quá khứ tìm hiểu về quá trình thi hành án tử thời kỳ này, chúng tôi ghi nhận nhiều chuyện thâm cung bí sử liên quan đến tử tội mà hậu thế ít ai tường tận... Theo ghi chép của Nội các triều Nguyễn, để giữ vững kỷ cương phép nước, Bộ Hình thời bấy giờ "khai sinh" 5 hình thức trừng trị (5 tội hình) những kẻ phạm tội gồm tội đánh roi, tội đánh trượng, tội đồ, tội lưu và tội xử tử. Tội đánh roi được chia thành 5 bậc, đánh từ 10 - 50 roi, roi đánh thì dùng roi mây nhỏ. Tội trượng cũng chia làm 5 bậc, đánh từ 60 - 100 trượng và trượng dùng để đánh phạm nhân là sợi mây to vừa, dài 2 thước 8 tấc, chu vi sợi mây độ 1 tấc 2 phân trở xuống, 1 tấc 1 phân trở lên. Tội đồ là tội bắt làm nô lệ cho biết nhục, kéo dài từ 1 đến 3 năm, chia làm 5 bậc, bậc thấp nhất là bị bắt làm nô lệ 1 năm và bị đánh 60 trượng, bậc cao nhất phải chịu mức án "đồ 3 năm, phạt 100 trượng". Tội đánh bằng roi vào mông Về tội lưu, cuốn “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” (quyển 179) giải thích: "Tội này phải đem đi an trí nơi phương xa, suốt đời không được về. Chia làm 3 bậc: 2.000 dặm, 2.500 dặm, 3.000 dặm, đều phải phạt 100 trượng. Người phải tội nặng hơn tội lưu thì gọi là tội sung làm quân. Tội này chia làm 4 bậc, bậc được ở gần thì phát (đày đi nơi xa - PV) đi 2.000 dặm, bậc ở gần biên giới thì phát đi 2.500 dặm, bậc ở biên giới xa thì phát đi 3.000 dặm, bậc ở biên giới rất xa thì phát đi 4.000 dặm. Các tội này đều phải phạt 100 trượng". Tội roi thường dùng xử phạt những người ngoại tình Trong 5 thứ tội hình thời bấy giờ, khủng khiếp nhất là tội thứ 5, tội xử tử. Chẳng như nhiều người lầm nghĩ, một khi bị triều đình khép án tử thì tử tội sẽ bị "trảm" (chém đầu), triều Nguyễn phân chia án tử thành các tội như tội giảo (treo cổ), tội trảm (chém đầu), tội lăng trì (xẻo từng miếng thịt), tội cưu thủ (chém rồi lấy đầu đem bêu), lục thi (băm xác). Về những can phạm mắc trọng tội bị tuyên xử tử, Bộ Hình ghi rõ: "Nếu kẻ nào phạm tội ác quá nặng thì đem thi hành ngay, không phải đợi đến kỳ xét án. Còn các tội khác đều đợi đến hạn mùa thu mới đem thi hành án". Tội lăng trì (xẻo từng miếng thịt) Trước khi bị đem đi thi hành án, theo lệnh vua, triều thần phải xét lại, phải phân biệt tử tội nào có tình thực, tử tội nào được hoãn xử tử và tử tội nào đáng thương, đáng ngờ để tâu lên xin vua định đoạt. Cũng theo lệnh thiên tử, hằng năm cứ đến tháng Giêng, tháng 6 đều phải đình hoãn việc hành hình: "Ở trong Kinh và ngoài các tỉnh, những tù nặng phải đem xử ngay đều phải giam chặt lại đến đầu tháng 2 và tháng 7 sau ngày lập thu mới được hành hình. Nếu trong tháng 5 giao với tiết tháng 6 và ngày lập thu vào trong tháng 6 cũng đình hoãn việc hành hình". Theo An ninh thế giới