Luật định thế nào về đón, tiếp khách nước ngoài ?
Thông tin ai cũng biết thì bắt đầu từ ngày mai, 23/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ có chuyến thăm chính thức 3 ngày tại Việt Nam. Mấy ngày này, thông tin về chuyến thăm của ông Obama tràn ngập trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng chưa thấy nhắc đến việc ai sẽ là người đón tiếp Tổng thống Obama, và các nghi thức ngoại giao sau đó là gì. Các quy định về đón tiếp khách nước ngoài (gồm nguyên thủ, phó nguyên thủ, người đứng đầu đảng cầm quyền, người đứng đầu chính phủ, quốc hội,...) đều được luật định khá chi tiết, cụ thể là tại Nghị định 145/2013/NĐ-CP Tóm lược sơ bộ các quy định này thì có một số nghi thức ngoại giao chính sau (dành cho các chuyến thăm chính thức của Nguyên thủ quốc gia): 1. Đón đoàn tại sân bay: a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao; b) Nghi thức: Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân); 2. Lễ đón chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón; b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm; c) Nghi thức đón: Thực hiện như đón chính thức Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Không tổ chức thiếu nhi vẫy cờ, hoa. 3. Hội đàm chính thức: a) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách chủ trì hội đàm; b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm; c) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm. 4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp. 5. Chiêu đãi chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi; b) Thành phần dự: Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự; Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm; c) Nghi thức: Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ; d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại tiệc chiêu đãi. 6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón. Chắc là báo chí, giới truyền thông và mạng xã hội những ngày tới sẽ có nhiều cơ hội để bản về chuyến thăm lần này của ông Obama.
Lịch trình chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam của Tổng thống OBAMA
Tổng thống Obama sẽ khởi hành vào ngày 21-5 (giờ địa phương) và điểm dừng đầu tiên tại Việt Nam là Hà Nội (chuyến bay đến Hà Nội vào rạng sáng 23-5 - PV). Tại đây, ông Obama sẽ bắt đầu các cuộc họp và tham gia nhiều sự kiện với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Ông chủ Nhà Trắng sẽ được Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón tiếp và sẽ có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam, bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống Obama dự kiến sẽ có bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian làm việc tại thủ đô Hà Nội. Tiếp đến, Tổng thống Obama thăm TP.HCM. Ông cũng sẽ gặp gỡ các thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), các doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp. Dự kiến ông sẽ rời Việt Nam vào chiều 25-5 sang Nhật tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến tổ chức trong hai ngày 26 và 27-5. Những chủ đề bàn luận chính Về hợp tác kinh tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - vốn nhấn mạnh những tiến bộ và tiềm năng trong quan hệ kinh tế Việt-Mỹ - sẽ nằm trong nội dung thảo luận của lãnh đạo hai nước. Mỹ cũng sẽ chú trọng vào các thỏa thuận thương mại có thể có trong chuyến thăm. Về hợp tác an ninh, một trong những nền tảng của quan hệ đối tác thế kỷ XXI giữa Mỹ và Việt Nam là cam kết chung nhằm thúc đẩy một trật tự dựa trên luật pháp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi các nước có thể theo đuổi mục tiêu của mình một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa quân đội hai nước xoay quanh nhiều vấn đề, từ hỗ trợ nhân đạo và hợp tác cứu trợ thiên tai đến gìn giữ hòa bình. Mỹ mong muốn tiếp tục các cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Việt Nam về cách thức Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam để tăng cường năng lực an ninh hàng hải của mình. Về giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục, ông Kritenbrink cho biết sự hợp tác giữa hai nước đã giúp Việt Nam có nhiều sinh viên theo học tại Mỹ hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào và gần 12.000 người Việt đang là thành viên của chương trình YSEALI. Những con số này cho thấy thanh niên Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển quan hệ giữa hai nước trong vài thập niên tới. Cuối cùng, về hợp tác giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu, ông Kritenbrink nhận định đây là một lĩnh vực giúp thúc đẩy hợp tác hai nước và tiềm năng trong quan hệ song phương trong những năm tới. Mỹ tăng cường hợp tác trên nhiều phương diện từ sức khỏe, không phổ biến hạt nhân, biến đổi khí hậu đến gìn giữ hòa bình và chống buôn bán động vật hoang dã. Theo PLO Mọi người chuẩn bị tiếp đón thôi nào!
Tổng thống Obama: "Tôi không nghĩ cần sa là nguy hiểm hơn rượu".
Phát biểu với tạp chí New Yorker, Tổng thống Obama nói hợp pháp hóa ma túy không phải là “thuốc chữa bách bệnh” để giải quyết các vấn đề xã hội. “Như mọi người đã biết, tôi đã từng hút ma túy khi còn là một đứa trẻ, tôi xem đó như một thói xấu. Cũng không khác với hút thuốc lá, tôi đã hút từ khi còn nhỏ cho đến tuổi trưởng thành,” ông Obama nói. Ông nói thêm, nếu chỉ xét về ảnh hưởng đến một cá nhân, “Tôi không nghĩ cần sa là nguy hiểm hơn rượu”. Ông cũng nói rằng người nghèo – nhiều người là Mỹ Latin hoặc Mỹ gốc Phi thường xuyên bị phạt vì sử dụng cần sa, trong khi những người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên lại có thể trốn được tội này. “Điều này không thể tồn tại trong xã hội khi một số lượng lớn người phạm pháp những lại chỉ có một phần trong số họ phải chịu hình phạt,” ông Obama cho biết. Tổng thống Obama cũng nói việc hợp pháp hoá cần sa ở Colorado và Washington là một thứ thách lớn. Luật cho phép hút cần sa ở Colorado đã đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2014, trong khi tại Washington sẽ là thời điểm cuối năm nay. (Theo BBC)
Luật định thế nào về đón, tiếp khách nước ngoài ?
Thông tin ai cũng biết thì bắt đầu từ ngày mai, 23/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ có chuyến thăm chính thức 3 ngày tại Việt Nam. Mấy ngày này, thông tin về chuyến thăm của ông Obama tràn ngập trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng chưa thấy nhắc đến việc ai sẽ là người đón tiếp Tổng thống Obama, và các nghi thức ngoại giao sau đó là gì. Các quy định về đón tiếp khách nước ngoài (gồm nguyên thủ, phó nguyên thủ, người đứng đầu đảng cầm quyền, người đứng đầu chính phủ, quốc hội,...) đều được luật định khá chi tiết, cụ thể là tại Nghị định 145/2013/NĐ-CP Tóm lược sơ bộ các quy định này thì có một số nghi thức ngoại giao chính sau (dành cho các chuyến thăm chính thức của Nguyên thủ quốc gia): 1. Đón đoàn tại sân bay: a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, người tháp tùng Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ trưởng Vụ khu vực Bộ Ngoại giao; b) Nghi thức: Hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ Quốc gia nước khách; Tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (Phu quân); 2. Lễ đón chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón; b) Thành phần: Phu nhân (Phu quân) Chủ tịch nước nếu Phu nhân (Phu quân) Nguyên thủ Quốc gia nước khách đi cùng, Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm; c) Nghi thức đón: Thực hiện như đón chính thức Nguyên thủ Quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Không tổ chức thiếu nhi vẫy cờ, hoa. 3. Hội đàm chính thức: a) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách chủ trì hội đàm; b) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm; c) Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ Quốc gia nước khách gặp riêng trước khi hội đàm căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm. 4. Tiếp xúc cấp cao: Căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm để thu xếp. 5. Chiêu đãi chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi; b) Thành phần dự: Phía Việt Nam: Các vị tham gia lễ đón, hội đàm chính thức; trong trường hợp cần thiết, mời một số quan chức, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều quan hệ với nước khách cùng dự; Phía khách: Các thành viên chính thức, một số quan chức tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán. Mời đại diện Đoàn Ngoại giao tham dự căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm; c) Nghi thức: Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng, Nguyên thủ Quốc gia nước khách đọc diễn văn đáp từ; d) Biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng đoàn tại tiệc chiêu đãi. 6. Tiễn đoàn tại sân bay: Thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón. Chắc là báo chí, giới truyền thông và mạng xã hội những ngày tới sẽ có nhiều cơ hội để bản về chuyến thăm lần này của ông Obama.
Lịch trình chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam của Tổng thống OBAMA
Tổng thống Obama sẽ khởi hành vào ngày 21-5 (giờ địa phương) và điểm dừng đầu tiên tại Việt Nam là Hà Nội (chuyến bay đến Hà Nội vào rạng sáng 23-5 - PV). Tại đây, ông Obama sẽ bắt đầu các cuộc họp và tham gia nhiều sự kiện với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Ông chủ Nhà Trắng sẽ được Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón tiếp và sẽ có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam, bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống Obama dự kiến sẽ có bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian làm việc tại thủ đô Hà Nội. Tiếp đến, Tổng thống Obama thăm TP.HCM. Ông cũng sẽ gặp gỡ các thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), các doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp. Dự kiến ông sẽ rời Việt Nam vào chiều 25-5 sang Nhật tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến tổ chức trong hai ngày 26 và 27-5. Những chủ đề bàn luận chính Về hợp tác kinh tế, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - vốn nhấn mạnh những tiến bộ và tiềm năng trong quan hệ kinh tế Việt-Mỹ - sẽ nằm trong nội dung thảo luận của lãnh đạo hai nước. Mỹ cũng sẽ chú trọng vào các thỏa thuận thương mại có thể có trong chuyến thăm. Về hợp tác an ninh, một trong những nền tảng của quan hệ đối tác thế kỷ XXI giữa Mỹ và Việt Nam là cam kết chung nhằm thúc đẩy một trật tự dựa trên luật pháp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi các nước có thể theo đuổi mục tiêu của mình một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa quân đội hai nước xoay quanh nhiều vấn đề, từ hỗ trợ nhân đạo và hợp tác cứu trợ thiên tai đến gìn giữ hòa bình. Mỹ mong muốn tiếp tục các cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Việt Nam về cách thức Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam để tăng cường năng lực an ninh hàng hải của mình. Về giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục, ông Kritenbrink cho biết sự hợp tác giữa hai nước đã giúp Việt Nam có nhiều sinh viên theo học tại Mỹ hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào và gần 12.000 người Việt đang là thành viên của chương trình YSEALI. Những con số này cho thấy thanh niên Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển quan hệ giữa hai nước trong vài thập niên tới. Cuối cùng, về hợp tác giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu, ông Kritenbrink nhận định đây là một lĩnh vực giúp thúc đẩy hợp tác hai nước và tiềm năng trong quan hệ song phương trong những năm tới. Mỹ tăng cường hợp tác trên nhiều phương diện từ sức khỏe, không phổ biến hạt nhân, biến đổi khí hậu đến gìn giữ hòa bình và chống buôn bán động vật hoang dã. Theo PLO Mọi người chuẩn bị tiếp đón thôi nào!
Tổng thống Obama: "Tôi không nghĩ cần sa là nguy hiểm hơn rượu".
Phát biểu với tạp chí New Yorker, Tổng thống Obama nói hợp pháp hóa ma túy không phải là “thuốc chữa bách bệnh” để giải quyết các vấn đề xã hội. “Như mọi người đã biết, tôi đã từng hút ma túy khi còn là một đứa trẻ, tôi xem đó như một thói xấu. Cũng không khác với hút thuốc lá, tôi đã hút từ khi còn nhỏ cho đến tuổi trưởng thành,” ông Obama nói. Ông nói thêm, nếu chỉ xét về ảnh hưởng đến một cá nhân, “Tôi không nghĩ cần sa là nguy hiểm hơn rượu”. Ông cũng nói rằng người nghèo – nhiều người là Mỹ Latin hoặc Mỹ gốc Phi thường xuyên bị phạt vì sử dụng cần sa, trong khi những người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên lại có thể trốn được tội này. “Điều này không thể tồn tại trong xã hội khi một số lượng lớn người phạm pháp những lại chỉ có một phần trong số họ phải chịu hình phạt,” ông Obama cho biết. Tổng thống Obama cũng nói việc hợp pháp hoá cần sa ở Colorado và Washington là một thứ thách lớn. Luật cho phép hút cần sa ở Colorado đã đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2014, trong khi tại Washington sẽ là thời điểm cuối năm nay. (Theo BBC)