Mức bồi thường tổn thất tinh thần theo mức lương cơ sở mới
Theo quy định pháp luật hiện hành, không chỉ những tổn thương về sức khỏe, tài sản mà tổn thất về tinh thần cũng được yêu cầu bồi thường. Đi cùng với tăng lương cơ sở, mức bồi thường tổn thất tinh thần cũng tăng lên đáng kể. Mức lương cơ sở hiện nay Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng với cán bộ, CCVC và lực lượng vũ trang có hiệu lực từ 01/7/2024. Theo đó, quy định mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Xem thêm: Nghị định 73/2024/NĐ-CP: 10 đối tượng được tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu Mức bồi thường tổn thất tinh thần theo mức lương cơ sở mới Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, chi tiết các mức bồi thường tổn thất tinh thần như sau: STT Thiệt hại được bồi thường tổn thất tinh thần CCPL Mức bồi thường tổn thất tinh thần 1 Tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở => Tối đa 117 triệu đồng 2 Tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở => Tối đa 234 triệu đồng 3 Tổn thất tinh thần do do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở => Tối đa 23,4 triệu đồng 4 Tổn thất tinh thần do do xâm phạm thi thể khoản 3 Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở => Tối đa 70,2 triệu đồng 5 Tổn thất tinh thần do do xâm phạm mồ mả khoản 3 Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở => Tối đa 23,4 triệu đồng Như vậy, hiện nay mức bồi thường tổn thất tinh thần cao nhất có thể lên đến 234 triệu đồng, tức 100 lần mức lương cơ sở trong trường hợp tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Thiệt hại do người dưới 18 tuổi gây ra thì ai phải chịu bồi thường? Theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì vẫn phải tự bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường. Người chưa thành niên mà có người giám hộ thì người giám hộ dùng tài sản của người đó để bồi thường.
Từ 01/7/2020: Chửi người khác NGU NHƯ BÒ phải bồi thường tổn thất tinh thần đến 16 triệu đồng
Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Chửi người khác 'NGU NHƯ BÒ' có thể xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người đó. Tùy tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác. Ngoài ra, người thực hiện hành vi đó còn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người bị chửi "ngu như bò" theo quy định và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu do hành vi đó gây ra. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 1 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: "2... Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." Và ngày 12/11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Theo đó, quyết nghị về việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/ tháng lên 1,6 triệu đồng/ tháng kể từ ngày 01/7/2020. Như vậy, từ ngày 01/7/2020, chửi người khác 'ngu như bò' phải bồi thương tổn thất tinh thần mà người đó phải gánh chịu do hành vi đó gây ra đến 16 triệu đồng.
Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm.
Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm không được bồi thường. Nhưng trên thực tế, việc bồi thường nên được công nhận. Cụ thể Điều 608 BLDS 2005: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: 1. Tài sản bị mất; 2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” Quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ liệt kê thiệt hại vật chất không đề cập tới tổn thất về tinh thần. Khi mồ mả bị xâm phạm Điều 629 BLDS 2005: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” cũng chỉ đề cập tới thiệt hại vật chất mà không đề cập tới thiệt hại về tinh thần. Nhìn từ góc độ văn bản, tuy thiệt hại về tài sản và mồ mả bị xâm phạm không được bồi thường nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp tồn tại tổn thất về tinh thần trong những trường hợp trên. Đối với thiệt hại về tài sản: Tổn thất về tinh thần không hoàn toàn bị loại trừ khi tài sản bị xâm phạm. Bởi trên thực tế có những tài sản có giá trị rất lớn về tinh thần đối với một chủ thể như kỷ vật của gia đình. Việc làm hư hỏng, mất mát tài sản có thể gây tổn thất về tinh thần cho chủ sở hữu như mất ăn, mất ngủ, đau buồn…. Thiết nghĩ nếu tổn thất về tinh thần tồn tại thực tế thì nên được bồi thường. Ở nước ngoài, chẳng hạn như Pháp, bên cạnh việc chấp nhận thiệt hại về vật chất, Tòa án không ít lần buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần khi ai đó làm chết động vật gần gũi với người như chó, ngựa đua… Ở Châu Âu, Tòa án Châu Âu về quyền con người đã cho rằng tổn thất về tinh thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm. Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta chấp nhận sự tồn tại tổn thất về tinh thần và cho người bị thiệt hại được quyền bồi thường. Đối với thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm: Việc xâm phạm mồ mả có thể để lại những tổn thất về tinh thần bởi mồ mả thuộc về truyền thống tâm linh của người Việt. Việc thờ cúng, mồ mả của người Việt là hết sức thiêng liêng, thể hiện sự tưởng nhớ, yêu quí của người còn sống đối với người đã khuất. Vì vậy, khi mồ mả bị xâm phạm, không ít trường hợp chủ thể luôn ray rứt, áy náy không yên. Cho nên tổn thất về tinh thần do mồ mả bị xâm phạm có tồn tại trong thực tế. Thực tiễn xét xử cũng theo hướng công nhận có tổn thất về tinh thần tồn tại. Vì vậy, việc xâm phạm mồ mả nên được bồi thường tổn thất về tinh thần trong những trường hợp chứng minh được thiệt hại Qua đây, việc pháp luật không quy định việc bồi thường tổn thất về tinh thần là một điều còn thiếu sót, cần được khắc phục. Minh Trang
Mức bồi thường tổn thất tinh thần theo mức lương cơ sở mới
Theo quy định pháp luật hiện hành, không chỉ những tổn thương về sức khỏe, tài sản mà tổn thất về tinh thần cũng được yêu cầu bồi thường. Đi cùng với tăng lương cơ sở, mức bồi thường tổn thất tinh thần cũng tăng lên đáng kể. Mức lương cơ sở hiện nay Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng với cán bộ, CCVC và lực lượng vũ trang có hiệu lực từ 01/7/2024. Theo đó, quy định mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Xem thêm: Nghị định 73/2024/NĐ-CP: 10 đối tượng được tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu Mức bồi thường tổn thất tinh thần theo mức lương cơ sở mới Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, chi tiết các mức bồi thường tổn thất tinh thần như sau: STT Thiệt hại được bồi thường tổn thất tinh thần CCPL Mức bồi thường tổn thất tinh thần 1 Tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở => Tối đa 117 triệu đồng 2 Tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở => Tối đa 234 triệu đồng 3 Tổn thất tinh thần do do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở => Tối đa 23,4 triệu đồng 4 Tổn thất tinh thần do do xâm phạm thi thể khoản 3 Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở => Tối đa 70,2 triệu đồng 5 Tổn thất tinh thần do do xâm phạm mồ mả khoản 3 Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 - Các bên tự thoả thuận - Không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở => Tối đa 23,4 triệu đồng Như vậy, hiện nay mức bồi thường tổn thất tinh thần cao nhất có thể lên đến 234 triệu đồng, tức 100 lần mức lương cơ sở trong trường hợp tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Thiệt hại do người dưới 18 tuổi gây ra thì ai phải chịu bồi thường? Theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì vẫn phải tự bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường. Người chưa thành niên mà có người giám hộ thì người giám hộ dùng tài sản của người đó để bồi thường.
Từ 01/7/2020: Chửi người khác NGU NHƯ BÒ phải bồi thường tổn thất tinh thần đến 16 triệu đồng
Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Chửi người khác 'NGU NHƯ BÒ' có thể xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người đó. Tùy tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác. Ngoài ra, người thực hiện hành vi đó còn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người bị chửi "ngu như bò" theo quy định và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu do hành vi đó gây ra. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 1 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: "2... Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định." Và ngày 12/11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Theo đó, quyết nghị về việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/ tháng lên 1,6 triệu đồng/ tháng kể từ ngày 01/7/2020. Như vậy, từ ngày 01/7/2020, chửi người khác 'ngu như bò' phải bồi thương tổn thất tinh thần mà người đó phải gánh chịu do hành vi đó gây ra đến 16 triệu đồng.
Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm.
Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm không được bồi thường. Nhưng trên thực tế, việc bồi thường nên được công nhận. Cụ thể Điều 608 BLDS 2005: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: 1. Tài sản bị mất; 2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” Quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ liệt kê thiệt hại vật chất không đề cập tới tổn thất về tinh thần. Khi mồ mả bị xâm phạm Điều 629 BLDS 2005: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” cũng chỉ đề cập tới thiệt hại vật chất mà không đề cập tới thiệt hại về tinh thần. Nhìn từ góc độ văn bản, tuy thiệt hại về tài sản và mồ mả bị xâm phạm không được bồi thường nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp tồn tại tổn thất về tinh thần trong những trường hợp trên. Đối với thiệt hại về tài sản: Tổn thất về tinh thần không hoàn toàn bị loại trừ khi tài sản bị xâm phạm. Bởi trên thực tế có những tài sản có giá trị rất lớn về tinh thần đối với một chủ thể như kỷ vật của gia đình. Việc làm hư hỏng, mất mát tài sản có thể gây tổn thất về tinh thần cho chủ sở hữu như mất ăn, mất ngủ, đau buồn…. Thiết nghĩ nếu tổn thất về tinh thần tồn tại thực tế thì nên được bồi thường. Ở nước ngoài, chẳng hạn như Pháp, bên cạnh việc chấp nhận thiệt hại về vật chất, Tòa án không ít lần buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần khi ai đó làm chết động vật gần gũi với người như chó, ngựa đua… Ở Châu Âu, Tòa án Châu Âu về quyền con người đã cho rằng tổn thất về tinh thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm. Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta chấp nhận sự tồn tại tổn thất về tinh thần và cho người bị thiệt hại được quyền bồi thường. Đối với thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm: Việc xâm phạm mồ mả có thể để lại những tổn thất về tinh thần bởi mồ mả thuộc về truyền thống tâm linh của người Việt. Việc thờ cúng, mồ mả của người Việt là hết sức thiêng liêng, thể hiện sự tưởng nhớ, yêu quí của người còn sống đối với người đã khuất. Vì vậy, khi mồ mả bị xâm phạm, không ít trường hợp chủ thể luôn ray rứt, áy náy không yên. Cho nên tổn thất về tinh thần do mồ mả bị xâm phạm có tồn tại trong thực tế. Thực tiễn xét xử cũng theo hướng công nhận có tổn thất về tinh thần tồn tại. Vì vậy, việc xâm phạm mồ mả nên được bồi thường tổn thất về tinh thần trong những trường hợp chứng minh được thiệt hại Qua đây, việc pháp luật không quy định việc bồi thường tổn thất về tinh thần là một điều còn thiếu sót, cần được khắc phục. Minh Trang