Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm
Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Tổ chức đảng vi phạm Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, tổ chức đảng vi phạm là tổ chức đảng không làm theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn,… của Đảng (gọi chung là chủ trương, quy định của Đảng) và Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, chỉ thị, quy định, quyết định,... của Nhà nước (gọi chung là pháp luật của Nhà nước). 2. Một số hành vi vi phạm quy định về phòng chống tội phạm của tổ chức đảng Tại tiểu mục 4 Mục II Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm có đưa ra một số hành vi vi phạm quy định về phòng chống tội phạm của tổ chức đảng như sau: - Không chỉ đạo xử lý đảng viên thuộc tổ chức mình khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, giám định tư pháp, định giá tài sản trong tố tụng hình sự, xét ân xá, đặc xá, thi hành án, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn và áp dụng các biện pháp ngăn chặn. - Chỉ đạo hoặc trực tiếp xây dựng, thu thập tài liệu, văn bản, hồ sơ, chứng cứ không đúng bản chất vụ việc, vụ án đã xảy ra hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục nhằm làm thay đổi hướng điều tra, làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để lọt tội phạm hoặc giảm nhẹ hậu quả của hành vi vi phạm để được giảm án, xét ân xá, đặc xá, tha tù trước thời hạn. - Chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử không đúng quy định hoặc chỉ đạo làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để bao che cho hành vi sai trái của tổ chức, cá nhân có liên quan. - Chỉ đạo cấp dưới hoặc cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm bao che hoặc tiếp tay cho tội phạm. 3. Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm được quy định tại Điều 19 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau: (1) Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Không lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; không chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp dưới trực tiếp thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm. - Không chỉ đạo xử lý thông tin, báo cáo, tin báo, tin tố giác về tội phạm, hoạt động của tội phạm trên địa bàn; không chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống tội phạm. - Chỉ đạo thực hiện không đúng quy định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, giám định, xét ân xá, đặc xá, thi hành án, tha tù trước thời hạn. - Để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên thuộc quyền trực tiếp lãnh đạo, quản lý vi phạm pháp luật nhưng không chỉ đạo khắc phục, xử lý dứt điểm hoặc bao che vi phạm. (2) Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại mục (1) gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo: - Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định về phòng, chống tội phạm trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Chỉ đạo cấp dưới che giấu, không báo cáo hoặc tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu vụ án; cho chủ trương hoặc chỉ đạo việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố, xét xử trái quy định. - Chỉ đạo cấp dưới, cán bộ trực tiếp điều tra, kiểm sát, xét xử, xét ân xá, đặc xá không đúng quy định, làm sai lệch hồ sơ vụ án để không điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử hoặc miễn, giảm tội, trách nhiệm, thay đổi tội danh cho người phạm tội được ân xá, đặc xá hoặc cản trở, bao che, tiếp tay cho tội phạm, tha tù trước thời hạn. - Cho chủ trương, chỉ đạo khởi tố hoặc không khởi tố, truy tố, xét xử, thay đổi các biện pháp ngăn chặn, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn, giảm trách nhiệm trái pháp luật. - Chỉ đạo không điều tra, khởi tố, truy tố hoặc xét xử vụ án trái quy định dẫn đến quá thời hạn hoặc hết thời hiệu xử lý vụ việc. - Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý để cán bộ, đảng viên thuộc quyền trực tiếp quản lý lợi dụng cương vị công tác, chức vụ, quyền hạn gây tổn hại lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân hoặc bị lệ thuộc, lôi kéo bởi tội phạm. (3) Kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp có chủ trương, hành động chống lại chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tóm lại, tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo và nặng nhất là giải tán tổ chức đảng.
Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng
Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm định nghĩa tổ chức đảng vi phạm như sau: Tổ chức đảng vi phạm là tổ chức đảng không làm theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn,… của Đảng (gọi chung là chủ trương, quy định của Đảng) và Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, chỉ thị, quy định, quyết định,... của Nhà nước (gọi chung là pháp luật của Nhà nước). Tại tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đưa ra một số hành vi cụ thể về vấn đề không giữ vai trò lãnh đạo, để nội bộ mất đoàn kết, làm giảm sút ý chí chiến đấu như sau: - Mâu thuẫn giữa các đảng viên, cấp ủy viên trong tổ chức đảng đến mức chia rẽ, bè phái, đối phó, bôi nhọ danh dự, tố cáo bịa đặt, vu khống lẫn nhau, đố kỵ, không tổ chức họp lãnh đạo theo quy định. - Đấu tranh tự phê bình và phê bình không mang tính xây dựng, thấy đúng không bảo vệ, sai không đấu tranh, vì lợi ích cục bộ, “lợi ích nhóm” hoặc thủ tiêu tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình. 2. Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng được quy định tại Điều 10 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau: (1) Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Chậm ban hành quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng theo quy định. Thiếu trách nhiệm trong việc ban hành hoặc chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng dẫn đến vi phạm. Không đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện khắc phục vi phạm, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận. - Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; thiếu trách nhiệm để một số ít người hoặc cá nhân lợi dụng quyết định thay tập thể; ủy quyền cấp dưới thực hiện nhiệm vụ không đúng hoặc trái thẩm quyền. - Không giữ vững vai trò lãnh đạo, để nội bộ mất đoàn kết, giảm sút ý chí chiến đấu; để một số ít người hoặc cá nhân lợi dụng, thao túng dẫn đến có quyết định sai trái hoặc áp dụng không đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, không tổ chức họp đảng bộ, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng theo quy định mà không có lý do chính đáng. - Không chấp hành chế độ báo cáo, chế độ thông tin và trả lời chất vấn theo quy định của Đảng và Nhà nước. (2) Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại mục (1) gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo: - Không ban hành quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng theo quy định; ban hành quy chế làm việc có nội dung sai trái, trao quyền không đúng quy định của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu, để người đứng đầu lạm quyền, lộng quyền, làm trái quy định. - Cục bộ, bè phái, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự phê bình và phê bình yếu kém làm giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nội bộ mất đoàn kết. - Dung túng, bao che, không đấu tranh, xử lý kịp thời đảng viên có khuyết điểm dẫn đến đảng viên vi phạm; báo cáo sai sự thật, bao che khuyết điểm, vi phạm của cấp dưới. - Ban hành văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. (3) Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức giải tán: - Không tổ chức sinh hoạt đảng ba kỳ liên tiếp mà không có lý do chính đáng dẫn đến xảy ra vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, - Nội bộ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng kéo dài, không còn vai trò lãnh đạo đối với địa phương, cơ quan, đơn vị. - Ban hành nghị quyết chống lại chủ trương, quy định của Đảng, phủ định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Tóm lại, trường hợp vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, tùy theo từng trường hợp cụ thể, tổ chức đảng có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo và nặng nhất là giải tán tổ chức đảng.
Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm
Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Tổ chức đảng vi phạm Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, tổ chức đảng vi phạm là tổ chức đảng không làm theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn,… của Đảng (gọi chung là chủ trương, quy định của Đảng) và Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, chỉ thị, quy định, quyết định,... của Nhà nước (gọi chung là pháp luật của Nhà nước). 2. Một số hành vi vi phạm quy định về phòng chống tội phạm của tổ chức đảng Tại tiểu mục 4 Mục II Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm có đưa ra một số hành vi vi phạm quy định về phòng chống tội phạm của tổ chức đảng như sau: - Không chỉ đạo xử lý đảng viên thuộc tổ chức mình khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, giám định tư pháp, định giá tài sản trong tố tụng hình sự, xét ân xá, đặc xá, thi hành án, xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn và áp dụng các biện pháp ngăn chặn. - Chỉ đạo hoặc trực tiếp xây dựng, thu thập tài liệu, văn bản, hồ sơ, chứng cứ không đúng bản chất vụ việc, vụ án đã xảy ra hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục nhằm làm thay đổi hướng điều tra, làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để lọt tội phạm hoặc giảm nhẹ hậu quả của hành vi vi phạm để được giảm án, xét ân xá, đặc xá, tha tù trước thời hạn. - Chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử không đúng quy định hoặc chỉ đạo làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để bao che cho hành vi sai trái của tổ chức, cá nhân có liên quan. - Chỉ đạo cấp dưới hoặc cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án để cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm bao che hoặc tiếp tay cho tội phạm. 3. Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm được quy định tại Điều 19 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau: (1) Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Không lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; không chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp dưới trực tiếp thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm. - Không chỉ đạo xử lý thông tin, báo cáo, tin báo, tin tố giác về tội phạm, hoạt động của tội phạm trên địa bàn; không chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống tội phạm. - Chỉ đạo thực hiện không đúng quy định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, giám định, xét ân xá, đặc xá, thi hành án, tha tù trước thời hạn. - Để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên thuộc quyền trực tiếp lãnh đạo, quản lý vi phạm pháp luật nhưng không chỉ đạo khắc phục, xử lý dứt điểm hoặc bao che vi phạm. (2) Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại mục (1) gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo: - Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định về phòng, chống tội phạm trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Chỉ đạo cấp dưới che giấu, không báo cáo hoặc tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu vụ án; cho chủ trương hoặc chỉ đạo việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố, xét xử trái quy định. - Chỉ đạo cấp dưới, cán bộ trực tiếp điều tra, kiểm sát, xét xử, xét ân xá, đặc xá không đúng quy định, làm sai lệch hồ sơ vụ án để không điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử hoặc miễn, giảm tội, trách nhiệm, thay đổi tội danh cho người phạm tội được ân xá, đặc xá hoặc cản trở, bao che, tiếp tay cho tội phạm, tha tù trước thời hạn. - Cho chủ trương, chỉ đạo khởi tố hoặc không khởi tố, truy tố, xét xử, thay đổi các biện pháp ngăn chặn, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn, giảm trách nhiệm trái pháp luật. - Chỉ đạo không điều tra, khởi tố, truy tố hoặc xét xử vụ án trái quy định dẫn đến quá thời hạn hoặc hết thời hiệu xử lý vụ việc. - Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý để cán bộ, đảng viên thuộc quyền trực tiếp quản lý lợi dụng cương vị công tác, chức vụ, quyền hạn gây tổn hại lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân hoặc bị lệ thuộc, lôi kéo bởi tội phạm. (3) Kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp có chủ trương, hành động chống lại chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tóm lại, tổ chức đảng vi phạm quy định về phòng chống tội phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo và nặng nhất là giải tán tổ chức đảng.
Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng
Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 1. Tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm định nghĩa tổ chức đảng vi phạm như sau: Tổ chức đảng vi phạm là tổ chức đảng không làm theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn,… của Đảng (gọi chung là chủ trương, quy định của Đảng) và Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, chỉ thị, quy định, quyết định,... của Nhà nước (gọi chung là pháp luật của Nhà nước). Tại tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đưa ra một số hành vi cụ thể về vấn đề không giữ vai trò lãnh đạo, để nội bộ mất đoàn kết, làm giảm sút ý chí chiến đấu như sau: - Mâu thuẫn giữa các đảng viên, cấp ủy viên trong tổ chức đảng đến mức chia rẽ, bè phái, đối phó, bôi nhọ danh dự, tố cáo bịa đặt, vu khống lẫn nhau, đố kỵ, không tổ chức họp lãnh đạo theo quy định. - Đấu tranh tự phê bình và phê bình không mang tính xây dựng, thấy đúng không bảo vệ, sai không đấu tranh, vì lợi ích cục bộ, “lợi ích nhóm” hoặc thủ tiêu tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình. 2. Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Hình thức xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng được quy định tại Điều 10 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau: (1) Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Chậm ban hành quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng theo quy định. Thiếu trách nhiệm trong việc ban hành hoặc chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng dẫn đến vi phạm. Không đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện khắc phục vi phạm, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận. - Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; thiếu trách nhiệm để một số ít người hoặc cá nhân lợi dụng quyết định thay tập thể; ủy quyền cấp dưới thực hiện nhiệm vụ không đúng hoặc trái thẩm quyền. - Không giữ vững vai trò lãnh đạo, để nội bộ mất đoàn kết, giảm sút ý chí chiến đấu; để một số ít người hoặc cá nhân lợi dụng, thao túng dẫn đến có quyết định sai trái hoặc áp dụng không đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, không tổ chức họp đảng bộ, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng theo quy định mà không có lý do chính đáng. - Không chấp hành chế độ báo cáo, chế độ thông tin và trả lời chất vấn theo quy định của Đảng và Nhà nước. (2) Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại mục (1) gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo: - Không ban hành quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng theo quy định; ban hành quy chế làm việc có nội dung sai trái, trao quyền không đúng quy định của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu, để người đứng đầu lạm quyền, lộng quyền, làm trái quy định. - Cục bộ, bè phái, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự phê bình và phê bình yếu kém làm giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nội bộ mất đoàn kết. - Dung túng, bao che, không đấu tranh, xử lý kịp thời đảng viên có khuyết điểm dẫn đến đảng viên vi phạm; báo cáo sai sự thật, bao che khuyết điểm, vi phạm của cấp dưới. - Ban hành văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. (3) Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức giải tán: - Không tổ chức sinh hoạt đảng ba kỳ liên tiếp mà không có lý do chính đáng dẫn đến xảy ra vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, - Nội bộ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng kéo dài, không còn vai trò lãnh đạo đối với địa phương, cơ quan, đơn vị. - Ban hành nghị quyết chống lại chủ trương, quy định của Đảng, phủ định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Tóm lại, trường hợp vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, tùy theo từng trường hợp cụ thể, tổ chức đảng có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo và nặng nhất là giải tán tổ chức đảng.