Một người bị phạt do dựng rạp đám cưới dưới tuyến Metro số 1 TPHCM
Vừa qua, lan truyền hình ảnh một gia đình tổ chức dựng rạp đám cưới dài hàng trăm bàn dưới tuyến đường Metro số 1 tại TP Thủ Đức. Điều này làm nhiều người bức xúc vì khi tổ chức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến an toàn trật tự giao thông tại đường bộ dưới tuyến Metro số 1. Sau khi phát hiện sự việc cơ quan UBND phường Linh Trung cho biết, quyết định xử phạt cá nhân nói trên do vi phạm khi sử dụng, khai thác đường bộ không đúng quy định pháp luật hiện hành. (1) Trường hợp được sử dụng hè phố (lề đường) cho đám cưới Căn cứ khoản 2 Điều 25a Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 100/2013/NĐ-CP) Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông - Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông bao gồm: + Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ; + Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ; - Lưu ý: Đối với trường hợp sử dụng hè phố đám tang, đám cưới thì hộ gia đình phải thông báo với UBND phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Các trường hợp khác thì xin phép UBND tỉnh. Như vậy, hộ gia đình được sử dụng lề đường, vỉa hè để tổ chức rạp đám cưới trong 48h nhưng phải xin phép UBND phường, xã. Có chấp thuận và đảm bảo an toàn giao thông mới được phép. (2) Trường hợp được sử dụng lòng đường cho đám cưới Theo Điều 25b Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông thực hiện như sau: - Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây: + Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; + Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. - Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: + Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; + Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi; + Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời. - Lưu ý: Việc sử dụng lòng phải xin phép UBND dân tỉnh, Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường. Từ quy tắc sử dụng lòng đường không cho mục đích giao thông nêu trên không có quy định nào cho phép người dân, hộ gia đình sử dụng lòng đường để tổ chức đám cưới. Các hành vi sử dụng lòng đường để tổ chức đám cưới được xem là vi phạm pháp luật. (3) Mức phạt hộ gia đình chiếm dụng lòng đường để dựng rạp đám cưới Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định việc cá nhân, hộ gia đình dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Thì Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Ngoài ra, buộc gia đình tổ chức đám cưới phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Như vậy, các gia đình, cá nhân tổ chức đám cưới tại gia mà có ý định dựng rạp lớn ra ngoài đường thì cần lưu ý chỉ được phép sử dụng lề đường, vỉa hè để dựng rạp và có xin phép UBND phường, xã chứ không được tổ chức dưới lòng đường.
Đám cưới bật nhạc quá to có bị xử phạt không?
Khi kết hôn, hẳn cô dâu, chú rể nào cũng muốn đám cưới của mình vui vẻ, náo nhiệt. Tuy nhiên nên lưu ý rằng không được bật nhạc quá to, nếu không có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 1. Những nguyên tắc trong tổ chức việc cưới Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL, tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan. - Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình. - Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng. - Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. - Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang. 2. Quy định về việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới được quy định như sau: - Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; - Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật; - Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí; - Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc; - Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. 3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi bật nhạc to trong đám cưới Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP việc vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, nếu có hành vi bật nhạc quá lớn trong đám cưới có thể coi là hành vi gây ồn ào tại khu dân cư và hành vi này thực hiện trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau có thể sẽ bị phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm.
Một người bị phạt do dựng rạp đám cưới dưới tuyến Metro số 1 TPHCM
Vừa qua, lan truyền hình ảnh một gia đình tổ chức dựng rạp đám cưới dài hàng trăm bàn dưới tuyến đường Metro số 1 tại TP Thủ Đức. Điều này làm nhiều người bức xúc vì khi tổ chức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến an toàn trật tự giao thông tại đường bộ dưới tuyến Metro số 1. Sau khi phát hiện sự việc cơ quan UBND phường Linh Trung cho biết, quyết định xử phạt cá nhân nói trên do vi phạm khi sử dụng, khai thác đường bộ không đúng quy định pháp luật hiện hành. (1) Trường hợp được sử dụng hè phố (lề đường) cho đám cưới Căn cứ khoản 2 Điều 25a Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 100/2013/NĐ-CP) Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông - Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông bao gồm: + Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ; + Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ; - Lưu ý: Đối với trường hợp sử dụng hè phố đám tang, đám cưới thì hộ gia đình phải thông báo với UBND phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Các trường hợp khác thì xin phép UBND tỉnh. Như vậy, hộ gia đình được sử dụng lề đường, vỉa hè để tổ chức rạp đám cưới trong 48h nhưng phải xin phép UBND phường, xã. Có chấp thuận và đảm bảo an toàn giao thông mới được phép. (2) Trường hợp được sử dụng lòng đường cho đám cưới Theo Điều 25b Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông thực hiện như sau: - Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây: + Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; + Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. - Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: + Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; + Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi; + Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời. - Lưu ý: Việc sử dụng lòng phải xin phép UBND dân tỉnh, Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường. Từ quy tắc sử dụng lòng đường không cho mục đích giao thông nêu trên không có quy định nào cho phép người dân, hộ gia đình sử dụng lòng đường để tổ chức đám cưới. Các hành vi sử dụng lòng đường để tổ chức đám cưới được xem là vi phạm pháp luật. (3) Mức phạt hộ gia đình chiếm dụng lòng đường để dựng rạp đám cưới Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định việc cá nhân, hộ gia đình dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Thì Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Ngoài ra, buộc gia đình tổ chức đám cưới phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Như vậy, các gia đình, cá nhân tổ chức đám cưới tại gia mà có ý định dựng rạp lớn ra ngoài đường thì cần lưu ý chỉ được phép sử dụng lề đường, vỉa hè để dựng rạp và có xin phép UBND phường, xã chứ không được tổ chức dưới lòng đường.
Đám cưới bật nhạc quá to có bị xử phạt không?
Khi kết hôn, hẳn cô dâu, chú rể nào cũng muốn đám cưới của mình vui vẻ, náo nhiệt. Tuy nhiên nên lưu ý rằng không được bật nhạc quá to, nếu không có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 1. Những nguyên tắc trong tổ chức việc cưới Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL, tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan. - Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình. - Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng. - Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. - Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang. 2. Quy định về việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới được quy định như sau: - Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; - Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật; - Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí; - Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc; - Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. 3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi bật nhạc to trong đám cưới Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP việc vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, nếu có hành vi bật nhạc quá lớn trong đám cưới có thể coi là hành vi gây ồn ào tại khu dân cư và hành vi này thực hiện trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau có thể sẽ bị phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm.