Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024
Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 14/2023/TT-NHNN. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024 Căn cứ Điều 32 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cụ thể bao gồm các nội dung như sau: - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; + Có kinh nghiệm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu là 02 năm đối với kiểm toán viên nội bộ và 03 năm đối với Trưởng kiểm toán nội bộ. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Có bằng đại học trở lên về ngành công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành phù hợp; + Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tối thiểu là 02 năm. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên công nghệ thông tin của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải tối thiểu bao gồm những nội dung gì từ ngày 01/10/2024? Căn cứ Điều 33 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên kiểm toán viên nội bộ (bao gồm cả Trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của bộ phận kiểm toán nội bộ), theo đó phải tối thiểu bao gồm các quy tắc sau đây: - Chính trực: thực hiện công việc được giao một cách thẳng thắn, trung thực. - Khách quan: thực hiện công việc được giao khách quan; đánh giá công bằng không vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của người khác. - Bảo mật: tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. - Trách nhiệm: thực hiện công việc được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng. - Thận trọng: thực hiện công việc được giao một cách thận trọng trên cơ sở đánh giá các yếu tố sau đây: + Mức độ phức tạp, tầm quan trọng của nội dung được kiểm toán nội bộ; + Khả năng xảy ra các sai sót nghiêm trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải tối thiểu bao gồm những nội dung nêu trên. Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng có nhiệm vụ gì theo quy định tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN? Căn cứ khoản 2 Điều 34 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về nhiệm vụ của Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cụ thể tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây: - Thực hiện kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất đối với trụ sở chính, chi nhánh và đơn vị phụ thuộc khác của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Xây dựng, rà soát để trình Ban kiểm soát ban hành, sửa đổi, bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 14/2023/TT-NHNN; quy định nội bộ của Ban kiểm soát; kế hoạch kiểm toán nội bộ; - Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của Ban kiểm soát đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), các cá nhân, bộ phận; - Thực hiện các kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác đối với kiểm toán nội bộ; - Lập báo cáo nội bộ về kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2023/TT-NHNN. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thực hiện tối thiểu các nhiệm vụ nêu trên. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thực hiện tối thiểu các nhiệm vụ được nêu tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN.
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào?
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các cụm từ nào? Tổ chức tín dụng là gì? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng? Tổ chức tín dụng là gì? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 5, 21, 30, 37, 38, 41 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì: (1) Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm: - Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành. - Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. - Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. (2) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào? Theo quy định tại Điều 5 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng: Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể như sau: (1) Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. (2) Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (3) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. (4) Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. (5) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. (6) Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Tóm lại, Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro. Theo đó để hoạt động kiểm soát nội bộ được thực hiện có hiệu quả thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin theo quy định tại Điều 17 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2024 bao gồm: - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có hệ thống thông tin quản lý để cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN. Nội dung tối thiểu của hệ thống thông tin Hệ thống thông tin quản lý tối thiểu bao gồm những nội dung sau: - Các báo cáo nội bộ và các thông tin quản lý khác theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm sử dụng hệ thống thông tin quản lý của cá nhân, bộ phận có liên quan; - Thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin; xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý phải đảm bảo: - Hỗ trợ thực hiện cơ chế trao đổi thông tin theo quy định; - Thông tin, dữ liệu cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng các yêu cầu quản lý theo quy định tại Thông tư này, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Cập nhật tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Được rà soát, đánh giá, nâng cấp, cập nhật thường xuyên phù hợp với nhu cầu thông tin quản lý trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu và có hệ thống dự phòng để đảm bảo việc lưu trữ, sử dụng thông tin được an toàn, hiệu quả và không bị gián đoạn. Yêu cầu khác - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cơ chế trao đổi thông tin thông qua hệ thống thông tin quản lý và các cơ chế trao đổi thông tin khác, đảm bảo mọi cá nhân ở tất cả các cấp, các bộ phận có liên quan được thông báo, phổ biến, tuyên truyền về hệ thống kiểm soát nội bộ để hiểu rõ, nhận thức thống nhất, đầy đủ về chính sách, quy trình, mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận đảm bảo bảo mật thông tin và bảo vệ người cung cấp thông tin phù hợp với quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. =>> Theo đó hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần đảm bảo những nội dung tối tiểu nêu trên cho hoạt động của mình.
Thông tư 14/2023/TT-NHNN: Quy định mới quản lý nội bộ về rủi ro tín dụng
Ngày 20/11/2023 Thống đốc NHNNVN đã ban hành Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. (1) Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây: - Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu. - Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. - Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng). (2) Hạn mức rủi ro tín dụng - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải ban hành hạn mức rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây: + Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng; + Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm. - Hạn mức rủi ro tín dụng phải được rà soát, đánh giá lại (điều chỉnh nếu cần thiết) tối thiểu 01 năm một lần theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. (3) Theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục cấp tín dụng và có biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm, tối thiểu đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản cấp tín dụng; + Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây: + Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận thực hiện theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng; + Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng; + Kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổ đối với danh mục các khoản cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng và theo sản phẩm; + Tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng của từng danh mục cấp tín dụng; cơ chế cảnh báo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm. (4) Phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng đảm bảo: - Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được xác định theo các tiêu chí định lượng, định tính. - Trường hợp phê duyệt theo cơ chế hội đồng, hội đồng phê duyệt phải có biên bản phê duyệt hoặc hình thức tương đương, trong đó nêu rõ lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt và ghi nhận (hoặc đính kèm) ý kiến của các thành viên hội đồng. Thành viên hội đồng phê duyệt phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. - Thông tin cung cấp để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải đầy đủ, phù hợp với quy mô, loại hình cấp tín dụng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Quy định về danh mục thông tin làm cơ sở để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được bộ phận quản lý rủi ro đánh giá đảm bảo thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro tín dụng. Xem thêm Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2023
Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024
Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 14/2023/TT-NHNN. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng từ ngày 01/10/2024 Căn cứ Điều 32 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cụ thể bao gồm các nội dung như sau: - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; + Có kinh nghiệm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu là 02 năm đối với kiểm toán viên nội bộ và 03 năm đối với Trưởng kiểm toán nội bộ. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Có bằng đại học trở lên về ngành công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành phù hợp; + Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tối thiểu là 02 năm. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên công nghệ thông tin của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải tối thiểu bao gồm những nội dung gì từ ngày 01/10/2024? Căn cứ Điều 33 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên kiểm toán viên nội bộ (bao gồm cả Trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của bộ phận kiểm toán nội bộ), theo đó phải tối thiểu bao gồm các quy tắc sau đây: - Chính trực: thực hiện công việc được giao một cách thẳng thắn, trung thực. - Khách quan: thực hiện công việc được giao khách quan; đánh giá công bằng không vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của người khác. - Bảo mật: tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. - Trách nhiệm: thực hiện công việc được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng. - Thận trọng: thực hiện công việc được giao một cách thận trọng trên cơ sở đánh giá các yếu tố sau đây: + Mức độ phức tạp, tầm quan trọng của nội dung được kiểm toán nội bộ; + Khả năng xảy ra các sai sót nghiêm trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải tối thiểu bao gồm những nội dung nêu trên. Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng có nhiệm vụ gì theo quy định tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN? Căn cứ khoản 2 Điều 34 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có quy định về nhiệm vụ của Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cụ thể tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây: - Thực hiện kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất đối với trụ sở chính, chi nhánh và đơn vị phụ thuộc khác của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Xây dựng, rà soát để trình Ban kiểm soát ban hành, sửa đổi, bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 14/2023/TT-NHNN; quy định nội bộ của Ban kiểm soát; kế hoạch kiểm toán nội bộ; - Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của Ban kiểm soát đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), các cá nhân, bộ phận; - Thực hiện các kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác đối với kiểm toán nội bộ; - Lập báo cáo nội bộ về kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2023/TT-NHNN. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thực hiện tối thiểu các nhiệm vụ nêu trên. Như vậy, từ ngày 01/10/2024, kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thực hiện tối thiểu các nhiệm vụ được nêu tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN.
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào?
Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các cụm từ nào? Tổ chức tín dụng là gì? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng? Tổ chức tín dụng là gì? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 5, 21, 30, 37, 38, 41 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì: (1) Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm: - Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành. - Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. - Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. (2) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được sử dụng cụm từ nào? Theo quy định tại Điều 5 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng: Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể như sau: (1) Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. (2) Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (3) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. (4) Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. (5) Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. (6) Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Tóm lại, Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép sử dụng các cụm từ: - “Tổ chức tín dụng”, - “Ngân hàng” - “Công ty tài chính” - “Công ty cho thuê tài chính” - “Tổ chức tài chính vi mô” - “Quỹ tín dụng nhân dân” - Cụm từ, từ ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, từ ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức đó là một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro. Theo đó để hoạt động kiểm soát nội bộ được thực hiện có hiệu quả thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin theo quy định tại Điều 17 Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2024 bao gồm: - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có hệ thống thông tin quản lý để cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 14/2023/TT-NHNN. Nội dung tối thiểu của hệ thống thông tin Hệ thống thông tin quản lý tối thiểu bao gồm những nội dung sau: - Các báo cáo nội bộ và các thông tin quản lý khác theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm sử dụng hệ thống thông tin quản lý của cá nhân, bộ phận có liên quan; - Thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin; xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo. Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý phải đảm bảo: - Hỗ trợ thực hiện cơ chế trao đổi thông tin theo quy định; - Thông tin, dữ liệu cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng các yêu cầu quản lý theo quy định tại Thông tư này, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Cập nhật tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Được rà soát, đánh giá, nâng cấp, cập nhật thường xuyên phù hợp với nhu cầu thông tin quản lý trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu và có hệ thống dự phòng để đảm bảo việc lưu trữ, sử dụng thông tin được an toàn, hiệu quả và không bị gián đoạn. Yêu cầu khác - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cơ chế trao đổi thông tin thông qua hệ thống thông tin quản lý và các cơ chế trao đổi thông tin khác, đảm bảo mọi cá nhân ở tất cả các cấp, các bộ phận có liên quan được thông báo, phổ biến, tuyên truyền về hệ thống kiểm soát nội bộ để hiểu rõ, nhận thức thống nhất, đầy đủ về chính sách, quy trình, mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận đảm bảo bảo mật thông tin và bảo vệ người cung cấp thông tin phù hợp với quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. =>> Theo đó hệ thống thông tin quản lý và cơ chế trao đổi thông tin của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần đảm bảo những nội dung tối tiểu nêu trên cho hoạt động của mình.
Thông tư 14/2023/TT-NHNN: Quy định mới quản lý nội bộ về rủi ro tín dụng
Ngày 20/11/2023 Thống đốc NHNNVN đã ban hành Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. (1) Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây: - Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu. - Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. - Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng). (2) Hạn mức rủi ro tín dụng - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải ban hành hạn mức rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây: + Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng; + Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm. - Hạn mức rủi ro tín dụng phải được rà soát, đánh giá lại (điều chỉnh nếu cần thiết) tối thiểu 01 năm một lần theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. (3) Theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục cấp tín dụng và có biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm, tối thiểu đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản cấp tín dụng; + Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây: + Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận thực hiện theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng; + Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng; + Kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổ đối với danh mục các khoản cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng và theo sản phẩm; + Tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng của từng danh mục cấp tín dụng; cơ chế cảnh báo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm. (4) Phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng đảm bảo: - Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được xác định theo các tiêu chí định lượng, định tính. - Trường hợp phê duyệt theo cơ chế hội đồng, hội đồng phê duyệt phải có biên bản phê duyệt hoặc hình thức tương đương, trong đó nêu rõ lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt và ghi nhận (hoặc đính kèm) ý kiến của các thành viên hội đồng. Thành viên hội đồng phê duyệt phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. - Thông tin cung cấp để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải đầy đủ, phù hợp với quy mô, loại hình cấp tín dụng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Quy định về danh mục thông tin làm cơ sở để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được bộ phận quản lý rủi ro đánh giá đảm bảo thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro tín dụng. Xem thêm Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2023