Quy định về tổ chức quản lý chợ, quyền và nghĩa vụ
Nghị định 60/2024/NĐ-CP được ban hành quy định về phát triển và quản lý chợ. Trong đó, tổ chức quản lý chợ nắm giữ quyền và trách nhiệm quan trọng trong việc tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ, bài viết này cung cấp thêm thông tin cho đọc giả về tổ chức quản lý chợ. Đối tượng tổ chức quản lý chợ là ai? Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 60/2024/NĐ-CP tổ chức quản lý chợ bao gồm: + Chủ đầu tư xây dựng chợ; + Doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; + Tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP; + Tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Theo đó, các chủ thể là tổ chức quản lý chợ sẽ có các quyền và nghĩa vụ để thực hiện việc quản lý chợ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý chợ Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ được quy định như sau: + Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ theo quy định của Nghị định 60/2024/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. + Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh. + Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền. + Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. + Phổ biến, thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan cho thương nhân kinh doanh tại chợ. + Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. + Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của chợ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. + Duy trì hoạt động chợ nhằm bảo đảm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện bình thường cũng như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết. + Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tổ chức quản lý chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15, Điều 24, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật. Theo đó, tổ chức quản lý chợ được ghi nhận các quyền và trách nhiệm như trên để thực hiện việc tổ chức, quản lý và phát triển chợ. Như vậy, có thể thấy tổ chức quản lý chợ là các đối tượng điều hành hoạt động của chợ theo Nội quy chợ và thực hiện các công việc khác nhằm mục đích đảm bảo an ninh, trật tự, môi trường,.. góp phần xây dựng và phát triển chợ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý, thương nhân kinh doanh tại chợ
Chợ theo quy định tại Nghị định 60/2024/NĐ-CP được hiểu là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vậy thì tổ chức quản lý chợ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý hoạt động tại chợ? 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức quản lý chợ Tổ chức quản lý chợ bao gồm: chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Theo Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì Tổ chức quản lý chợ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ - Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; - Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh; - Xây dựng Nội quy chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền; - Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; - Phổ biến, thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan cho thương nhân kinh doanh tại chợ; - Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; - Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của chợ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; - Duy trì hoạt động chợ nhằm bảo đảm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện bình thường cũng như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết; Ngoài ra, tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ, tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ còn có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật. 2. Quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ Căn cứ Điều 12 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về Quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ như sau: Về quyền: - Thương nhân có hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ được quyền hoạt động kinh doanh theo hợp đồng đã ký; - Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng khi được tổ chức quản lý chợ chấp thuận bằng văn bản; - Những người kinh doanh không thường xuyên được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng và phải chấp hành Nội quy chợ. Về nghĩa vụ: - Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh của tổ chức quản lý chợ; - Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của tổ chức quản lý chợ; - Hàng hóa, dịch vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; - Ngành nghề kinh doanh của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc ngành, nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó thương nhân hoạt động kinh doanh tại chợ có quyền và nghĩa vụ như trên. Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý chợ có hiệu lực từ ngày 01/08/2024/ thay thế Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP.
Phân loại chợ theo 3 phương thức
Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý chợ. Chợ được phân loại theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn Nghị định này quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ, bao gồm: đầu tư xây dựng chợ (gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng); tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ; quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý. Nghị định phân loại chợ theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và đáp ứng các tiêu chí sau đây: - Quy mô (diện tích): Diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. - Vị trí: Kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. - Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: Bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: Phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Phân loại chợ theo quy mô Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. Phân loại chợ theo nguồn vốn Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này. Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tổ chức quản lý chợ Tổ chức quản lý chợ bao gồm: Chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này. Nội quy chợ Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: Thời gian mở cửa; quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ; quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; an ninh, trật tự tại chợ; vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm... Nghị định nêu rõ nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Link bài viết: https://baochinhphu.vn/phan-loai-cho-theo-3-phuong-thuc-102240607191724102.htm
Quy định về tổ chức quản lý chợ, quyền và nghĩa vụ
Nghị định 60/2024/NĐ-CP được ban hành quy định về phát triển và quản lý chợ. Trong đó, tổ chức quản lý chợ nắm giữ quyền và trách nhiệm quan trọng trong việc tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ, bài viết này cung cấp thêm thông tin cho đọc giả về tổ chức quản lý chợ. Đối tượng tổ chức quản lý chợ là ai? Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 60/2024/NĐ-CP tổ chức quản lý chợ bao gồm: + Chủ đầu tư xây dựng chợ; + Doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; + Tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP; + Tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Theo đó, các chủ thể là tổ chức quản lý chợ sẽ có các quyền và nghĩa vụ để thực hiện việc quản lý chợ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý chợ Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ được quy định như sau: + Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ theo quy định của Nghị định 60/2024/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. + Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh. + Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền. + Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. + Phổ biến, thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan cho thương nhân kinh doanh tại chợ. + Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. + Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của chợ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. + Duy trì hoạt động chợ nhằm bảo đảm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện bình thường cũng như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết. + Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tổ chức quản lý chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15, Điều 24, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật. Theo đó, tổ chức quản lý chợ được ghi nhận các quyền và trách nhiệm như trên để thực hiện việc tổ chức, quản lý và phát triển chợ. Như vậy, có thể thấy tổ chức quản lý chợ là các đối tượng điều hành hoạt động của chợ theo Nội quy chợ và thực hiện các công việc khác nhằm mục đích đảm bảo an ninh, trật tự, môi trường,.. góp phần xây dựng và phát triển chợ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý, thương nhân kinh doanh tại chợ
Chợ theo quy định tại Nghị định 60/2024/NĐ-CP được hiểu là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vậy thì tổ chức quản lý chợ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý hoạt động tại chợ? 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức quản lý chợ Tổ chức quản lý chợ bao gồm: chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Theo Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì Tổ chức quản lý chợ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ - Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; - Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh; - Xây dựng Nội quy chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền; - Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; - Phổ biến, thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan cho thương nhân kinh doanh tại chợ; - Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; - Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của chợ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; - Duy trì hoạt động chợ nhằm bảo đảm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện bình thường cũng như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết; Ngoài ra, tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ, tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ còn có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật. 2. Quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ Căn cứ Điều 12 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về Quyền, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ như sau: Về quyền: - Thương nhân có hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ được quyền hoạt động kinh doanh theo hợp đồng đã ký; - Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng khi được tổ chức quản lý chợ chấp thuận bằng văn bản; - Những người kinh doanh không thường xuyên được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng và phải chấp hành Nội quy chợ. Về nghĩa vụ: - Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh của tổ chức quản lý chợ; - Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của tổ chức quản lý chợ; - Hàng hóa, dịch vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; - Ngành nghề kinh doanh của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc ngành, nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó thương nhân hoạt động kinh doanh tại chợ có quyền và nghĩa vụ như trên. Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý chợ có hiệu lực từ ngày 01/08/2024/ thay thế Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP.
Phân loại chợ theo 3 phương thức
Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý chợ. Chợ được phân loại theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn Nghị định này quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ, bao gồm: đầu tư xây dựng chợ (gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng); tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ; quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý. Nghị định phân loại chợ theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và đáp ứng các tiêu chí sau đây: - Quy mô (diện tích): Diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. - Vị trí: Kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. - Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: Bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: Phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Phân loại chợ theo quy mô Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. Phân loại chợ theo nguồn vốn Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này. Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tổ chức quản lý chợ Tổ chức quản lý chợ bao gồm: Chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này. Nội quy chợ Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: Thời gian mở cửa; quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ; quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; an ninh, trật tự tại chợ; vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm... Nghị định nêu rõ nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Link bài viết: https://baochinhphu.vn/phan-loai-cho-theo-3-phuong-thuc-102240607191724102.htm