Tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt cần đáp ứng những điều kiện gì?
Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt phải được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Điều kiện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt Theo Điều 82 Nghị định 96/2023/NĐ-CP điều kiện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt được quy định như sau Điều kiện về cơ sở vật chất đối với trường hợp thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động, khám sức khỏe tại địa điểm không phải là địa điểm được ghi trong giấy phép hoạt động thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây - Có nơi tiếp đón, khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các điều kiện: + Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; + Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh. - Có đủ người hành nghề, thiết bị y tế và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Điều kiện về nhân sự đối với trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động, khám sức khỏe theo hình thức đoàn khám bệnh, chữa bệnh: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, lưu động phải có giấy phép hành nghề còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong giấy phép hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu 36 tháng tính đến thời điểm đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; - Các thành viên khác trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi hành nghề được phân công; - Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc người có giấy phép hành nghề với chức danh bác sỹ; - Trường hợp người khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là người nước ngoài thì phải có người phiên dịch, trừ trường hợp biết tiếng Việt thành thạo. Điều kiện về thiết bị y tế và thuốc - Có đủ thiết bị y tế, hộp cấp cứu phản vệ, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh; - Thiết bị y tế phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng. Trường hợp thuốc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam thì phải có văn bản cam kết thuốc đã được lưu hành hợp pháp ở nước ngoài (chỉ áp dụng đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của nước ngoài). Hồ sơ, thủ tục cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt Theo khoản 1 Điều 83 Nghị định 96/2023/NĐ-CP Hồ sơ đề nghị cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt bao gồm + Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt + Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, trong đó phải nêu rõ người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật kèm theo bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề của người được phân công là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám; + Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); + Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động + Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Vậy tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có quyền đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận khi đáp ứng đủ các điều kiện về giấp phép hoạt động, tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động?
Vấn đề về y tế luôn rất quan trọng đối với 1 quốc gia. Việc có 1 hệ thống pháp luật quy định về việc thành lập những cơ sở y tế đó cũng không kém phần quan trọng. Vì thế hiện nay cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động? Cơ sở khám chữa bệnh cần điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động? Cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động? Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: - Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: + Bệnh viện; + Cơ sở giám định y khoa; + Phòng khám đa khoa; + Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình; + Phòng chẩn trị y học cổ truyền; + Nhà hộ sinh; + Cơ sở chẩn đoán; + Cơ sở dịch vụ y tế; + Trạm y tế cấp xã và tương đương; + Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác. - Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội. Như vậy, theo quy định pháp luật thì hiện nay có các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân chia theo quy định nêu trên. Cơ sở khám chữa bệnh cần điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động? Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây: + Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. + Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; + Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng. - Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề. - Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý. Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung sẽ có điều kiện cấp giấy phép hoạt động theo quy định nêu trên. Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh có nội dung ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau: - Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. - Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm: + Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động; + Phạm vi hoạt động chuyên môn; + Thời gian làm việc hằng ngày. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động. - Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động. - Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu giấy phép hoạt động. - Chính phủ quy định lộ trình cấp giấy phép hoạt động để bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước đang hoạt động vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có giấy phép hoạt động. Như vậy, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh phải có đầy đủ những nội dung theo quy định. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy, muốn thành lập và đi vào hoạt động cơ sở khám chữa bệnh thì cơ sở đấy phải thỏa mãn được điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động. Ngoài ra, Giấy phép hoạt động cần phải có đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.
Thủ tướng ban hành Quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Ngày 18/9/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 23/2023/QĐ-TTg ban hành Quyết định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành. Theo đó, Quyết định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện như sau: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành - Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quyết định này. - Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. - Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy. Các trường hợp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành - Khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. - Khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức phối hợp liên ngành Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: - Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. - Chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. Thành phần tham gia tổ chức phối hợp liên ngành - Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành. - Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm: + Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; + Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên. - Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm: + Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; + Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương. - Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại khoản 2 và 3 Điều này. - Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Xem thêm Quyết định 23/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/12/2023
Tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt cần đáp ứng những điều kiện gì?
Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí hoàn toàn cho người bệnh. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt phải được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Điều kiện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt Theo Điều 82 Nghị định 96/2023/NĐ-CP điều kiện tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt được quy định như sau Điều kiện về cơ sở vật chất đối với trường hợp thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động, khám sức khỏe tại địa điểm không phải là địa điểm được ghi trong giấy phép hoạt động thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây - Có nơi tiếp đón, khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng các điều kiện: + Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; + Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh. - Có đủ người hành nghề, thiết bị y tế và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Điều kiện về nhân sự đối với trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động, khám sức khỏe theo hình thức đoàn khám bệnh, chữa bệnh: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, lưu động phải có giấy phép hành nghề còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong giấy phép hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tối thiểu 36 tháng tính đến thời điểm đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; - Các thành viên khác trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi hành nghề được phân công; - Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc người có giấy phép hành nghề với chức danh bác sỹ; - Trường hợp người khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo là người nước ngoài thì phải có người phiên dịch, trừ trường hợp biết tiếng Việt thành thạo. Điều kiện về thiết bị y tế và thuốc - Có đủ thiết bị y tế, hộp cấp cứu phản vệ, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh; - Thiết bị y tế phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng. Trường hợp thuốc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam thì phải có văn bản cam kết thuốc đã được lưu hành hợp pháp ở nước ngoài (chỉ áp dụng đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của nước ngoài). Hồ sơ, thủ tục cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt Theo khoản 1 Điều 83 Nghị định 96/2023/NĐ-CP Hồ sơ đề nghị cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt bao gồm + Đơn đề nghị cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt + Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, trong đó phải nêu rõ người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật kèm theo bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề của người được phân công là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám; + Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); + Kế hoạch tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc khám bệnh, chữa bệnh lưu động + Văn bản cho phép của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của người đứng đầu địa điểm nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Vậy tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có quyền đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận khi đáp ứng đủ các điều kiện về giấp phép hoạt động, tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động?
Vấn đề về y tế luôn rất quan trọng đối với 1 quốc gia. Việc có 1 hệ thống pháp luật quy định về việc thành lập những cơ sở y tế đó cũng không kém phần quan trọng. Vì thế hiện nay cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động? Cơ sở khám chữa bệnh cần điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động? Cơ sở khám chữa bệnh có bao nhiêu hình thức tổ chức hoạt động? Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: - Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: + Bệnh viện; + Cơ sở giám định y khoa; + Phòng khám đa khoa; + Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình; + Phòng chẩn trị y học cổ truyền; + Nhà hộ sinh; + Cơ sở chẩn đoán; + Cơ sở dịch vụ y tế; + Trạm y tế cấp xã và tương đương; + Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác. - Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quân đội. Như vậy, theo quy định pháp luật thì hiện nay có các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân chia theo quy định nêu trên. Cơ sở khám chữa bệnh cần điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động? Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây: + Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. + Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; + Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng. - Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề. - Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý. Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung sẽ có điều kiện cấp giấy phép hoạt động theo quy định nêu trên. Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh có nội dung ra sao? Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau: - Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. - Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm: + Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động; + Phạm vi hoạt động chuyên môn; + Thời gian làm việc hằng ngày. - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động. - Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động. - Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu giấy phép hoạt động. - Chính phủ quy định lộ trình cấp giấy phép hoạt động để bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước đang hoạt động vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có giấy phép hoạt động. Như vậy, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh phải có đầy đủ những nội dung theo quy định. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy, muốn thành lập và đi vào hoạt động cơ sở khám chữa bệnh thì cơ sở đấy phải thỏa mãn được điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động. Ngoài ra, Giấy phép hoạt động cần phải có đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.
Thủ tướng ban hành Quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
Ngày 18/9/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 23/2023/QĐ-TTg ban hành Quyết định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành. Theo đó, Quyết định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện như sau: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành - Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quyết định này. - Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. - Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy. Các trường hợp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành - Khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. - Khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức phối hợp liên ngành Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: - Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. - Chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. Thành phần tham gia tổ chức phối hợp liên ngành - Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành. - Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm: + Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; + Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên. - Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm: + Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; + Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương. - Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại khoản 2 và 3 Điều này. - Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Xem thêm Quyết định 23/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/12/2023