Trách nhiệm pháp lý khi nhận tội thay người khác
Có rất nhiều lý do để một người nhận tội thay cho người khác, vì tình cảm, đạo đức hay hoàn cảnh cá nhân,... Tuy nhiên trước khi nhận tội thay bạn nên xem qua bài viết này. Bộ luật hình sự hiện hành quy định đối với hành vi nhận tội thay người khác là vi phạm pháp và có thể phạm một trong ba tội gồm: Tội che giấu tội phạm (Điều 389) hoặc tội không tố giác tội phạm (Điều 390) hay Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382, Bộ luật Hình sự hiện hành). Đối với từng tội danh, cấu thành tội phạm sẽ khác nhau. Cụ thể: - Tội che giấu tội phạm: người phạm tội là bất kỳ ai không hứa hẹn mà che giấu tội phạm thuộc các điều tại BLHS thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Trừ trường hợp người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định về tội che giấu tội phạm. - Tội không tố giác tội phạm: Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 (Tội không tố giác tội phạm) BLHS đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”. - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối: Tội này áp dụng đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong việc kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 1 năm. Vì vậy, để xác định tội danh đối với trường hợp nhận tội thay người khác phải xác định: - Chủ thể nhận tội thay - Tội danh tương ứng với yếu tố cấu thành tội phạm - Mức độ của tội phạm
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm bao gồm: - Cơ quan điều tra; - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Viện kiểm sát các cấp; - Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; - Tòa án các cấp; - Cơ quan báo chí; - Cơ quan, tổ chức khác. Việc tố giác về tội phạm có thể thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Người nào cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Căn cứ pháp lý: Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC
Trách nhiệm pháp lý khi nhận tội thay người khác
Có rất nhiều lý do để một người nhận tội thay cho người khác, vì tình cảm, đạo đức hay hoàn cảnh cá nhân,... Tuy nhiên trước khi nhận tội thay bạn nên xem qua bài viết này. Bộ luật hình sự hiện hành quy định đối với hành vi nhận tội thay người khác là vi phạm pháp và có thể phạm một trong ba tội gồm: Tội che giấu tội phạm (Điều 389) hoặc tội không tố giác tội phạm (Điều 390) hay Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382, Bộ luật Hình sự hiện hành). Đối với từng tội danh, cấu thành tội phạm sẽ khác nhau. Cụ thể: - Tội che giấu tội phạm: người phạm tội là bất kỳ ai không hứa hẹn mà che giấu tội phạm thuộc các điều tại BLHS thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Trừ trường hợp người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định về tội che giấu tội phạm. - Tội không tố giác tội phạm: Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 (Tội không tố giác tội phạm) BLHS đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”. - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối: Tội này áp dụng đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong việc kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 1 năm. Vì vậy, để xác định tội danh đối với trường hợp nhận tội thay người khác phải xác định: - Chủ thể nhận tội thay - Tội danh tương ứng với yếu tố cấu thành tội phạm - Mức độ của tội phạm
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm bao gồm: - Cơ quan điều tra; - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Viện kiểm sát các cấp; - Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; - Tòa án các cấp; - Cơ quan báo chí; - Cơ quan, tổ chức khác. Việc tố giác về tội phạm có thể thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Người nào cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Căn cứ pháp lý: Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC