Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng
Trong những năm gần đây, nhiều hành vi tham nhũng của các cá nhân có chức vụ, quyền hạn được người dân trung thực tố cáo, phát huy quyền dân chủ trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật. Người dân không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước, ý thức được trách nhiệm của mình và biết đấu tranh góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn còn e ngại do sợ gánh chịu hậu quả. Vậy pháp luật có quy định gì về việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng này hay không? Tham nhũng là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó: - Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: + Cán bộ, công chức, viên chức; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; + Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; + Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; + Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. - Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Tố cáo tham nhũng là gì? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Vậy Tố cáo tham nhũng là việc tố cáo của các cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 về các vấn đề tham nhũng như: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Đối tượng nào tố cáo hành vi tham nhũng được pháp luật bảo vệ? Theo Thông tư 145/2020/TT-BCA tại Khoản 1 Điều 3 quy địnnh những người được bảo vệ gồm: - Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; - Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ). Lưu ý: Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư 145/2020/TT-BCA. Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ Theo đó, người tố cáo hành vi tham nhũng sẽ được cơ quan Công an các cấp; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện: bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Lưu ý: tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 145/2020/TT-BCA. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 145/2020/TT-BCA đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí. Tóm lại, mọi công dân đều có quyền khiếu nại, tố cáo. Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam. Vậy nên, thực hiện và tuân thủ đúng quy định về việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng là góp phần ổn định trật tự xã hội và xây dựng nước nhà.
Tố cáo tham nhũng như thế nào?
Xin các luật sư cho tôi hỏi một việc như sau ? Tôi và vợ tôi chưa đăng ký kết hôn và đã có một đứa con 4 tuổi trong thời gian vợ tôi chưa ly hôn nhưng ly thân đã hơn 10 năm , khi sinh vợ tôi đã làm giấy khai sinh mang họ chồng cũ vì thời gian đó chưa ly hôn được và bên tư pháp bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn mới làm năm 2020 vợ tôi đã ly hôn xong giờ tôi và vợ muốn chuyển họ cho con và cha nhận con nhưng bên tư pháp không giải quyết tôi có giấy xác nhận ADN , bên tư pháp nói phải có giấy xác nhận của tòa án mới giải quyết vậy có đúng hay không ? Hiện tại tôi và vợ tôi đã gửi đơn ra tòa án và đã nhận đơn nhưng chánh án tòa đã làm khó vợ chồng tôi và gợi ý lấy tiền đi lại . vợ chồng tôi đã đưa 7 triệu ngay trong phòng làm việc, nhưng sau một tháng không giải quyết được lại điện tôi và đòi thêm 8 triệu nữa mới giải quyết. Tôi xin các luật sư tư vấn cho tôi chánh án nhận số tiền đó là đúng hay sai ? nếu vợ chồng tôi gửi đơn kiện thì gửi ở cơ quan nào cần những giấy tờ gì ? các cuộc gọi ghi âm nói chuyện giữa tôi và chánh án tòa có được coi là bằng chứng hay không ? Rất mong Luật sư tư vấn giúp !
Tố cáo tham nhũng - thưởng hấp dẫn - mấy người dám?
Mới nhận được nguồn tin từ 01/05/2015, sẽ chính thức áp dụng chế độ khen thưởng cho những người tố cáo tham nhũng. Người tố cáo tham nhũng có thể được thưởng lên đến 3,4 tỷ đồng khi giúp thu hồi được cho Nhà nước tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở. Mức thưởng này nhằm mang tính chất khích lệ, động viên, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước. Đối với người có thu nhập khá thì mức này có thể không là bao, nhưng đối với người nghèo có khi là gia sản cả đời. Tuy nhiên, việc khích lệ bằng mức thưởng này liệu có mang lại hiệu quả? Khi mà người dân Việt Nam vẫn còn mang nặng tư tưởng sợ sệt khi tố cáo. Lấy ví dụ 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Ngày nhỏ mình đi học, thấy thầy cô phạt các bạn “nặng tay”. Biết đó là điều không đúng, nhưng chẳng học sinh nào trong lớp dám về méc ba mẹ, hoặc khiếu nại với nhà trường, hoặc nếu có méc thì cũng chỉ dặn ba mẹ im lặng. Vì nếu khiếu nại đến nhà trường, hay cấp trên thì không biết có giải quyết được vấn đề hay con mình sẽ bị “trù dập” hay dân gian còn gọi là bị “đì”. Hầu hết ba mẹ của các bạn học sinh đều là công nhân viên chức làm công ăn lương cũng không dám khiếu nại vì lý do đó. Có bạn thì có ba mẹ làm “quan to” thì may ra còn dám khiếu nại. => Tư tưởng này đã ăn sâu vào nhận thức chúng ta từ khi còn đi học. Trường hợp 02: Khi bắt gặp hành vi tham nhũng của người có chức quyền, mọi người thường làm lơ, mặc dù biết nhưng xem như mình không biết hoặc hơn một chút là dùng sim điện thoại rác (theo kiểu nặc danh), đơn nặc danh để tố cáo người đó. Những người bắt gặp hành vi đó không phải vì họ không muốn tố cáo mà vì nếu tố cáo có ghi rõ đích danh của mình thì liệu tính mạng, sự an toàn cho bản thân và gia đình mình có được bảo vệ. => Nhận thức này thấm nhuần trong tư tưởng của nhân dân ta. Từ 02 trường hợp trên, có thể thấy tư tưởng sợ sệt của người dân khi tố cáo vẫn còn rất nặng.Thiết nghĩ, để phòng chống tham nhũng bằng sự góp sức của người dân, trước tiên có nên khắc phục tình trạng này rồi mới tiếp tục bằng các chế độ khen thưởng, ưu đãi khích lệ người dân tham gia tố cáo nhằm phòng chống tham nhũng?
Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng
Trong những năm gần đây, nhiều hành vi tham nhũng của các cá nhân có chức vụ, quyền hạn được người dân trung thực tố cáo, phát huy quyền dân chủ trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật. Người dân không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước, ý thức được trách nhiệm của mình và biết đấu tranh góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn còn e ngại do sợ gánh chịu hậu quả. Vậy pháp luật có quy định gì về việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng này hay không? Tham nhũng là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Trong đó: - Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: + Cán bộ, công chức, viên chức; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; + Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; + Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; + Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. - Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Tố cáo tham nhũng là gì? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Vậy Tố cáo tham nhũng là việc tố cáo của các cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 về các vấn đề tham nhũng như: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Đối tượng nào tố cáo hành vi tham nhũng được pháp luật bảo vệ? Theo Thông tư 145/2020/TT-BCA tại Khoản 1 Điều 3 quy địnnh những người được bảo vệ gồm: - Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; - Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ). Lưu ý: Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư 145/2020/TT-BCA. Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ Theo đó, người tố cáo hành vi tham nhũng sẽ được cơ quan Công an các cấp; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện: bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Lưu ý: tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 145/2020/TT-BCA. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 145/2020/TT-BCA đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí. Tóm lại, mọi công dân đều có quyền khiếu nại, tố cáo. Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam. Vậy nên, thực hiện và tuân thủ đúng quy định về việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng là góp phần ổn định trật tự xã hội và xây dựng nước nhà.
Tố cáo tham nhũng như thế nào?
Xin các luật sư cho tôi hỏi một việc như sau ? Tôi và vợ tôi chưa đăng ký kết hôn và đã có một đứa con 4 tuổi trong thời gian vợ tôi chưa ly hôn nhưng ly thân đã hơn 10 năm , khi sinh vợ tôi đã làm giấy khai sinh mang họ chồng cũ vì thời gian đó chưa ly hôn được và bên tư pháp bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn mới làm năm 2020 vợ tôi đã ly hôn xong giờ tôi và vợ muốn chuyển họ cho con và cha nhận con nhưng bên tư pháp không giải quyết tôi có giấy xác nhận ADN , bên tư pháp nói phải có giấy xác nhận của tòa án mới giải quyết vậy có đúng hay không ? Hiện tại tôi và vợ tôi đã gửi đơn ra tòa án và đã nhận đơn nhưng chánh án tòa đã làm khó vợ chồng tôi và gợi ý lấy tiền đi lại . vợ chồng tôi đã đưa 7 triệu ngay trong phòng làm việc, nhưng sau một tháng không giải quyết được lại điện tôi và đòi thêm 8 triệu nữa mới giải quyết. Tôi xin các luật sư tư vấn cho tôi chánh án nhận số tiền đó là đúng hay sai ? nếu vợ chồng tôi gửi đơn kiện thì gửi ở cơ quan nào cần những giấy tờ gì ? các cuộc gọi ghi âm nói chuyện giữa tôi và chánh án tòa có được coi là bằng chứng hay không ? Rất mong Luật sư tư vấn giúp !
Tố cáo tham nhũng - thưởng hấp dẫn - mấy người dám?
Mới nhận được nguồn tin từ 01/05/2015, sẽ chính thức áp dụng chế độ khen thưởng cho những người tố cáo tham nhũng. Người tố cáo tham nhũng có thể được thưởng lên đến 3,4 tỷ đồng khi giúp thu hồi được cho Nhà nước tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở. Mức thưởng này nhằm mang tính chất khích lệ, động viên, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước. Đối với người có thu nhập khá thì mức này có thể không là bao, nhưng đối với người nghèo có khi là gia sản cả đời. Tuy nhiên, việc khích lệ bằng mức thưởng này liệu có mang lại hiệu quả? Khi mà người dân Việt Nam vẫn còn mang nặng tư tưởng sợ sệt khi tố cáo. Lấy ví dụ 02 trường hợp như sau: Trường hợp 01: Ngày nhỏ mình đi học, thấy thầy cô phạt các bạn “nặng tay”. Biết đó là điều không đúng, nhưng chẳng học sinh nào trong lớp dám về méc ba mẹ, hoặc khiếu nại với nhà trường, hoặc nếu có méc thì cũng chỉ dặn ba mẹ im lặng. Vì nếu khiếu nại đến nhà trường, hay cấp trên thì không biết có giải quyết được vấn đề hay con mình sẽ bị “trù dập” hay dân gian còn gọi là bị “đì”. Hầu hết ba mẹ của các bạn học sinh đều là công nhân viên chức làm công ăn lương cũng không dám khiếu nại vì lý do đó. Có bạn thì có ba mẹ làm “quan to” thì may ra còn dám khiếu nại. => Tư tưởng này đã ăn sâu vào nhận thức chúng ta từ khi còn đi học. Trường hợp 02: Khi bắt gặp hành vi tham nhũng của người có chức quyền, mọi người thường làm lơ, mặc dù biết nhưng xem như mình không biết hoặc hơn một chút là dùng sim điện thoại rác (theo kiểu nặc danh), đơn nặc danh để tố cáo người đó. Những người bắt gặp hành vi đó không phải vì họ không muốn tố cáo mà vì nếu tố cáo có ghi rõ đích danh của mình thì liệu tính mạng, sự an toàn cho bản thân và gia đình mình có được bảo vệ. => Nhận thức này thấm nhuần trong tư tưởng của nhân dân ta. Từ 02 trường hợp trên, có thể thấy tư tưởng sợ sệt của người dân khi tố cáo vẫn còn rất nặng.Thiết nghĩ, để phòng chống tham nhũng bằng sự góp sức của người dân, trước tiên có nên khắc phục tình trạng này rồi mới tiếp tục bằng các chế độ khen thưởng, ưu đãi khích lệ người dân tham gia tố cáo nhằm phòng chống tham nhũng?