Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất
Khi tham gia giao thông nếu người điều khiển phương tiện vi phạm thì bên cạnh việc bị phạt tiền sẽ còn có những hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Vậy, người đi xe máy vi phạm những lỗi nào thì bị tịch thu phương tiện? Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất Theo Điều 6, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những lỗi sau đây khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện: (1) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; (2) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; (3) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; (4) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; (5) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; (6) Thực hiện các hành vi sau đây mà không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay thì sẽ có 6 nhóm lỗi khi đi xe máy mà người vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện. Quy tắc tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy Theo khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Đồng thời, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc tham gia giao thông đường bộ đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: + Chở người bệnh đi cấp cứu; + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Trẻ em dưới 14 tuổi. - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô; + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy thì người tham gia giao thông phải tuân thủ những quy tắc chung và riêng theo quy định trên.
Xe độ như thế nào thì không bị phạt? Xe độ bị xử lý ra sao?
Độ xe là hành vi không được khuyến khích tại Việt Nam thậm chí nhiều chiếc xe đã thay đổi từ màu sắc, kiểu dáng đến động cơ bên trong. Việc tác động trực tiếp đến xe mà không đúng kỹ thuật có thể gây tai nạn. Tuy nhiên, không phải hành vi tự ý độ xe nào cũng vi phạm pháp luật về giao thông. Vậy làm sao thể độ xe mà không bị phạt? Điều khiển xe độ bị xử lý ra sao? 1. Độ xe là gì? Xu hướng chơi xe độ xuất phát từ nước ngoài đã từ lâu nhưng dạo gần đây đã du nhập vào Việt Nam đặc biệt là độ xe máy, khi chịu ảnh hưởng từ các nước như Thái Lan hay Malaysia. Theo đó, xe độ được hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ những chiếc xe đã được làm khác đi so với nguyên bản gốc được bán ra thị trường. Để hiểu rõ hơn thì người chơi xe độ đã tháo dỡ hoặc thêm vào các linh kiện mà không thuộc từ nhà sản xuất cho chiếc xe. Sau khi xử lý xong việc độ xe, thì ngoại hình không chỉ thay đổi mà cả động cơ, kết cấu của chiếc xe cũng được thay đổi để mạnh hơn, đẹp mắt hơn. 2. Tại Việt Nam có được tự ý độ xe không? Căn cứ Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định chủ phương tiện giao thông bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông đường bộ như sau: Cụ thể, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định). Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định. Do đó, chủ phương tiện giao thông không được thay đổi kết cấu, tổng thành hệ thống của xe được sản xuất chính hãng, việc thay đổi, cải tạo xe phải có cơ quan chuyên môn kiểm định và cấp phép. Đồng thời Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng có quy định cấm chủ phương tiện tham gia giao thông khi có các hành vi sau: - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. - Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. - Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. 3. Làm thế nào để thay đổi màu sơn xe? Đối với thay đổi bên ngoài thì chủ phương tiện được phép thay đổi màu sơn xe nhưng phải làm thủ tục thay đổi màu sơn của xe so với nguyên bản theo Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA như sau: Chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe; đến cơ quan đăng ký xe theo quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Kê khai đầy đủ nội dung trên giấy khai đăng ký xe và xuất trình giấy tờ bao gồm CMND hoặc thẻ CCCD hoặc Sổ hộ khẩu theo quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra đối với xe đăng ký lần đầu, xe đăng ký sang tên, xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn. Trước khi cải tạo xe, thay đổi màu sơn kể cả kẻ vẽ, quảng cáo, chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo cải tạo xe, thay đổi màu sơn hoặc trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện. Làm thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký xe khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được, thì chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo xe thu hồi và nộp trực tiếp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe. 4. Mức phạt tiền đối xe độ không đúng quy định Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị 123/2021/NĐ-CP) xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định về việc thay đổi kết cấu xe so với nguyên bản như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông. - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe. Ngoài ra, bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng. Đồng thời, buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định. Như vậy, tự ý độ xe tại Việt Nam là hành vi bị nghiêm cấm vì có thể dẫn đến tai nạn giao thông đối với những người tham gia giao thông khác và chủ xe. Việc thay đổi phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và cấp phép. Trường hợp độ xe không đúng quy định pháp luật có thể bị phạt tiền lên đến 4 triệu đồng và tịch thu phương tiện.
Khác biệt giữa tạm giữ và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
Tạm giữ và tịch thu phương tiện VPHC Ngoài việc tịch thu là không trả lại và tạm giữ là có thể được trả lại thì giữa 2 khái niệm này còn gì khác nhau không? Mời bạn đọc tham khảo bảng dưới đây. Tạm giữ phương tiện Tịch thu phương tiện Định nghĩa Là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữ lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong một thời gian nhất định. Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Căn cứ áp dụng - Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. - Để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt - Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Tính chất Là biện pháp để bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Là biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hệ quả Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được đem bán đấu giá hoặc: + Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý + Chuyển cho cơ quan được giao quản lý nếu là giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan. + Giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu là ma túy, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc các vật có giá trị văn hóa, lịch sử, cổ vật. + Lập biên bản xử lý nếu không có giá trị sử dụng. Căn cứ: - Điều 26; Khoản 1 Điều 82; Khoản 1, 3 Điều 125; Khoản 1 Điều 126, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 - Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP Mời bạn đọc cùng đóng góp bổ sung và đặt câu hỏi!
Căn cứ để xử lý hành vi đua ô tô trái phép
Đua xe trái phép là vấn nạn của toàn xã hội, là nỗi lo của các gia đình và người đi đường. Đây là trò chơi nguy hiểm mà những đối tượng chơi, họ thường xem thường tính mạng của bản thân và những người khác. Hậu quả của trò chơi một số đối tượng đã mất tính mạng, một số đối tượng khác phải mang thương tật suốt đời. Theo nội dung câu hỏi của Anh, em có một số thông tin trao đổi như sau: Căn cứ Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, theo đó hành vi bị cấm khi tham gia giao thông có: “… 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.” Như vậy, theo quy định người tham gia giao thông không được đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép. Do vậy, nếu người tham gia giao thông thực hiện các hành vi nêu trên thì sẽ bị xử lý như sau: Xử phạt hành chính: Đối với việc xử phạt hành vi đua ô tô trái phép, Điều 34 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: “... - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này (người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, ô tô trái phép) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.” Vậy, ngoài việc bị phạt tiền với lỗi đua xe trái phép, người tham gia đua xe trái phép còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng và tịch thu phương tiện. Mà theo Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”. Do đó, trong trường hợp này, chiếc xe không phải bị tạm giữ mà là bị tịch thu để sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý hình sự Căn cứ Điều 266 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đua xe trái phép như sau: "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ... 78. Sửa đổi, bổ sung Điều 266 như sau: “Điều 266. Tội đua xe trái phép 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. ...”" Như vậy, khi người đua xe trái phép mà gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích theo quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là thông tin trao đổi cùng Anh về căn cứ để xử lý hành vi đua ô tô trái phép!
Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất
Khi tham gia giao thông nếu người điều khiển phương tiện vi phạm thì bên cạnh việc bị phạt tiền sẽ còn có những hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Vậy, người đi xe máy vi phạm những lỗi nào thì bị tịch thu phương tiện? Các lỗi khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện mới nhất Theo Điều 6, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì những lỗi sau đây khi đi xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện: (1) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; (2) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; (3) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; (4) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; (5) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; (6) Thực hiện các hành vi sau đây mà không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay thì sẽ có 6 nhóm lỗi khi đi xe máy mà người vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện. Quy tắc tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy Theo khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Đồng thời, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc tham gia giao thông đường bộ đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau: - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: + Chở người bệnh đi cấp cứu; + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Trẻ em dưới 14 tuổi. - Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô; + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy thì người tham gia giao thông phải tuân thủ những quy tắc chung và riêng theo quy định trên.
Xe độ như thế nào thì không bị phạt? Xe độ bị xử lý ra sao?
Độ xe là hành vi không được khuyến khích tại Việt Nam thậm chí nhiều chiếc xe đã thay đổi từ màu sắc, kiểu dáng đến động cơ bên trong. Việc tác động trực tiếp đến xe mà không đúng kỹ thuật có thể gây tai nạn. Tuy nhiên, không phải hành vi tự ý độ xe nào cũng vi phạm pháp luật về giao thông. Vậy làm sao thể độ xe mà không bị phạt? Điều khiển xe độ bị xử lý ra sao? 1. Độ xe là gì? Xu hướng chơi xe độ xuất phát từ nước ngoài đã từ lâu nhưng dạo gần đây đã du nhập vào Việt Nam đặc biệt là độ xe máy, khi chịu ảnh hưởng từ các nước như Thái Lan hay Malaysia. Theo đó, xe độ được hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ những chiếc xe đã được làm khác đi so với nguyên bản gốc được bán ra thị trường. Để hiểu rõ hơn thì người chơi xe độ đã tháo dỡ hoặc thêm vào các linh kiện mà không thuộc từ nhà sản xuất cho chiếc xe. Sau khi xử lý xong việc độ xe, thì ngoại hình không chỉ thay đổi mà cả động cơ, kết cấu của chiếc xe cũng được thay đổi để mạnh hơn, đẹp mắt hơn. 2. Tại Việt Nam có được tự ý độ xe không? Căn cứ Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định chủ phương tiện giao thông bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông đường bộ như sau: Cụ thể, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định). Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định. Do đó, chủ phương tiện giao thông không được thay đổi kết cấu, tổng thành hệ thống của xe được sản xuất chính hãng, việc thay đổi, cải tạo xe phải có cơ quan chuyên môn kiểm định và cấp phép. Đồng thời Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng có quy định cấm chủ phương tiện tham gia giao thông khi có các hành vi sau: - Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. - Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. - Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. 3. Làm thế nào để thay đổi màu sơn xe? Đối với thay đổi bên ngoài thì chủ phương tiện được phép thay đổi màu sơn xe nhưng phải làm thủ tục thay đổi màu sơn của xe so với nguyên bản theo Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA như sau: Chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe; đến cơ quan đăng ký xe theo quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Kê khai đầy đủ nội dung trên giấy khai đăng ký xe và xuất trình giấy tờ bao gồm CMND hoặc thẻ CCCD hoặc Sổ hộ khẩu theo quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra đối với xe đăng ký lần đầu, xe đăng ký sang tên, xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn. Trước khi cải tạo xe, thay đổi màu sơn kể cả kẻ vẽ, quảng cáo, chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo cải tạo xe, thay đổi màu sơn hoặc trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện. Làm thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký xe khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được, thì chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo xe thu hồi và nộp trực tiếp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe. 4. Mức phạt tiền đối xe độ không đúng quy định Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị 123/2021/NĐ-CP) xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định về việc thay đổi kết cấu xe so với nguyên bản như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông. - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe. Ngoài ra, bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng. Đồng thời, buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định. Như vậy, tự ý độ xe tại Việt Nam là hành vi bị nghiêm cấm vì có thể dẫn đến tai nạn giao thông đối với những người tham gia giao thông khác và chủ xe. Việc thay đổi phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và cấp phép. Trường hợp độ xe không đúng quy định pháp luật có thể bị phạt tiền lên đến 4 triệu đồng và tịch thu phương tiện.
Khác biệt giữa tạm giữ và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
Tạm giữ và tịch thu phương tiện VPHC Ngoài việc tịch thu là không trả lại và tạm giữ là có thể được trả lại thì giữa 2 khái niệm này còn gì khác nhau không? Mời bạn đọc tham khảo bảng dưới đây. Tạm giữ phương tiện Tịch thu phương tiện Định nghĩa Là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữ lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong một thời gian nhất định. Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Căn cứ áp dụng - Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. - Để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt - Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Tính chất Là biện pháp để bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Là biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hệ quả Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được đem bán đấu giá hoặc: + Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý + Chuyển cho cơ quan được giao quản lý nếu là giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan. + Giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu là ma túy, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc các vật có giá trị văn hóa, lịch sử, cổ vật. + Lập biên bản xử lý nếu không có giá trị sử dụng. Căn cứ: - Điều 26; Khoản 1 Điều 82; Khoản 1, 3 Điều 125; Khoản 1 Điều 126, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 - Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP Mời bạn đọc cùng đóng góp bổ sung và đặt câu hỏi!
Căn cứ để xử lý hành vi đua ô tô trái phép
Đua xe trái phép là vấn nạn của toàn xã hội, là nỗi lo của các gia đình và người đi đường. Đây là trò chơi nguy hiểm mà những đối tượng chơi, họ thường xem thường tính mạng của bản thân và những người khác. Hậu quả của trò chơi một số đối tượng đã mất tính mạng, một số đối tượng khác phải mang thương tật suốt đời. Theo nội dung câu hỏi của Anh, em có một số thông tin trao đổi như sau: Căn cứ Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, theo đó hành vi bị cấm khi tham gia giao thông có: “… 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.” Như vậy, theo quy định người tham gia giao thông không được đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép. Do vậy, nếu người tham gia giao thông thực hiện các hành vi nêu trên thì sẽ bị xử lý như sau: Xử phạt hành chính: Đối với việc xử phạt hành vi đua ô tô trái phép, Điều 34 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau: “... - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này (người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, ô tô trái phép) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.” Vậy, ngoài việc bị phạt tiền với lỗi đua xe trái phép, người tham gia đua xe trái phép còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng và tịch thu phương tiện. Mà theo Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”. Do đó, trong trường hợp này, chiếc xe không phải bị tạm giữ mà là bị tịch thu để sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý hình sự Căn cứ Điều 266 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đua xe trái phép như sau: "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ... 78. Sửa đổi, bổ sung Điều 266 như sau: “Điều 266. Tội đua xe trái phép 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. ...”" Như vậy, khi người đua xe trái phép mà gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích theo quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là thông tin trao đổi cùng Anh về căn cứ để xử lý hành vi đua ô tô trái phép!