Tranh chấp đất đai có yêu cầu hủy sổ đỏ, sổ hồng thì nộp đơn khởi kiện ở đâu?
Trong những vụ án tranh chấp về lấn chiếm đất đai, đòi nhà, chia thừa kế, có một yêu cầu rất phổ biến của các đương sự là hủy sổ đỏ, sổ hồng bị cấp cho sai người. Lúc này phải nộp đơn khởi kiện ở đâu để mua được thụ lý nhất, tranh phải tốn công đi lại nhiều lần. Khởi kiện hủy sổ đỏ ở đâu - Minh họa 1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mục 1 Phần 1 Công văn 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của TANDTC đã nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính và có thể là đối tượng khởi kiện trong một vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi giải quyết tranh chấp dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Thẩm quyền của cấp Tòa án trong trường hợp này sẽ được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh. Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013 và Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì thẩm quyền cấp, hủy sổ đỏ, sổ hồng sẽ thuộc về một trong những cơ quan sau: - Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của nó. Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT/BTNMT-BNV-BTC thì đây là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường. - Sở TN&MT hoặc UBND, đối với địa phương chưa tổ chức hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai. Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy quyết định hành chính của cơ quan trên ban hành sẽ là TAND cấp tỉnh. Như vậy, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu hủy GCNQSDĐ sẽ thuộc về Tòa án cấp tỉnh nơi xảy ra tranh chấp, mà không phải Tòa án cấp huyện. Quá trình giải quyết vụ việc sẽ tuân thủ theo BLTTDS 2015. Do đó, cần nộp đơn tại Tòa án này để không bị trả, chuyển đơn. 2. Hồ sơ khởi kiện Một bộ hồ sơ khởi kiện tối thiểu cần có: - Đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015; - Bản sao CMND/CCCD của người khởi kiện; - Sổ đỏ, sổ hồng, quyết định giao đất hoặc tài liệu khác về quyền sử dụng đất là hợp pháp (nếu có); - Bản sao hộ khẩu, di chúc, bản thỏa thuận, hợp đồng bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp; - Đơn xin, miễn giảm tạm ứng án phí và bản sao tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm (nếu có) theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBNTVQH14. 3. Quy trình thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện 1. Người khởi kiện nộp đơn trực tiếp tại TAND cấp tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Trong vòng 03 ngày, kể từ thời điểm nhận đơn, Chánh án cử một thẩm phán xem xét. 3. Trong vòng 05 ngày, kể từ thời điểm được phân công, Thẩm phán phải tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện hợp lệ. 4. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ thời điểm nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan Thi hành án dân sự và nộp biên lai cho Tòa án. 5. Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được biên lai. 6. Trong vòng 03 ngày kể từ khi thụ lý, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. 7. Trong tối đa 06 tháng, kể từ ngày thụ lý, vụ án phải được mang ra xét xử sơ thẩm. Lưu ý, trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì vụ án được thụ lý từ khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ. Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai, và những trường hợp được miễn, không phải nộp tạm ứng án phí được quy định rõ tại Nghị quyết 326/2016/UBNTVQH14.
Những tỉnh nào trong diện sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ
Đề xuất sáp nhập một số tỉnh thành - Minh họa Theo Bộ Nội vụ, những tỉnh miền núi, vùng cao diện tích dưới 8.000km2, dân số dưới 900.000 người, những tỉnh còn lại có diện tích dưới 5.000km2, dân số dưới 1,4 triệu người sẽ thuộc diện sáp nhập thời gian tới. Dựa trên hai tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số, việc sáp nhập các tỉnh sẽ được Bộ Nội vụ đề xuất thí điểm thực hiện trong thời gian tới. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Đăng Minh - chánh Văn phòng Bộ Nội vụ - cho biết trong giai đoạn 2022-2025, bộ chỉ cố gắng hoàn thiện khung thể chế để thực hiện sáp nhập các tỉnh, trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Việc tổ chức sáp nhập các tỉnh sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2026-2030. Về lộ trình cụ thể, tháng 8-2021, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc sửa đổi nghị quyết về tiêu chuẩn đơn vị hành chính (ĐVHC), phân loại ĐVHC và việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021. Tiếp đó, tháng 9-2021, căn cứ các tiêu chuẩn ĐVHC theo nghị quyết sửa đổi để xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và thực hiện thí điểm sáp nhập một số tỉnh trong giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030 trình Thủ tướng xem xét. Dự kiến, trong quý 4 năm 2021, Ban Cán sự Đảng Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương xem xét thông qua đề án. Về chủ trương sáp nhập các tỉnh, theo Bộ Nội vụ, sẽ thí điểm sắp xếp các tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định. Trước mắt, sẽ thí điểm sáp nhập một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển. Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên. Hiện Bộ Nội vụ đang đề xuất sửa đổi nghị quyết 1211 theo hướng tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên rộng hơn 150% trở lên (12.000km2 trở lên) so với mức tiêu chuẩn chung thì quy mô dân số được giảm 25% (700.000 người trở lên) so với quy định để phù hợp với đặc thù của các tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên lớn, địa hình phức tạp, dân số ít. Xét theo tiêu chuẩn này, 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên, có thể bị sáp nhập gồm tỉnh Bắc Ninh 822,7km2; tỉnh Hà Nam 860,5km2, tỉnh Hưng Yên 926km2, tỉnh Vĩnh Phúc 1.238,6km2, TP Đà Nẵng 1.285,4km2, tỉnh Ninh Bình 1.378,1km2, TP Cần Thơ 1.409km2, tỉnh Vĩnh Long 1.475km2, tỉnh Thái Bình 1.570,5km2, tỉnh Nam Định 1.652km2. Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện sáp nhập gồm: tỉnh Bắc Kạn 313.905 người, tỉnh Lai Châu 460.196 người, tỉnh Cao Bằng 530.341 người, tỉnh Kon Tum 540.438 người, tỉnh Ninh Thuận 590.467 người, tỉnh Điện Biên 598.856 người, tỉnh Đắk Nông 622.168 người, tỉnh Quảng Trị 632.375 người, tỉnh Lào Cai 730.420 người, tỉnh Hậu Giang 733.017 người. Bảo Ngọc. Nguồn: Tuoitre
Lịch nghỉ Tết của học sinh TPHCM và 56 địa phương trên cả nước
57 tỉnh, thành trên cả nước đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ảnh: Hải Nguyễn Tính đến ngày 9.1 đã có 57 tỉnh, thành trên cả nước công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 cho học sinh, trong đó có TPHCM. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương trên cả nước đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 cho học sinh. Học sinh TPHCM nghỉ Tết Tân Sửu 2021 bắt đầu từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021. Ngày nghỉ Tết của các tỉnh, thành phố còn lại dao động từ 9 đến 14 ngày, tùy địa phương. Theo đó, Sở GDĐT tỉnh, thành phố yêu cầu các nhà trường tổ chức hoạt động mừng Đảng, mừng xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tránh lãng phí. Bên cạnh đó cần bảo đảm giữ gìn an toàn đơn vị trong thời gian trước, trong và sau Tết. Nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên của đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, thu hút học sinh tham gia. Đồng thời, tuyên truyền, nhắc nhở các em không tham gia các hình thức cờ bạc, các trò chơi có nguy cơ cao về tai nạn thương tích, không sử dụng các văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác. Theo cập nhật của Lao Động, tính đến ngày 9.1, đã có 57 địa phương công bố lịch nghỉ Tết Tân Sửu 2021 cho học sinh: 57. Hồ Chí Minh: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu từ ngày 8.2.2021 (27 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 16.2.2021 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch). Tính cả các ngày cuối tuần thì học sinh nghỉ tổng cộng 11 ngày, ít hơn so với thời gian nghỉ Tết của năm học trước là 5 ngày. 56. Bình Dương: Học sinh toàn tỉnh nghỉ tết từ ngày 8.2.2021 (tức 27 tháng chạp) đến hết ngày 16.2.2021 (tức ngày mùng 5 tháng giêng). Học sinh đi học lại vào ngày 17.2.2021 (ngày mùng 6 tháng giêng). 55. Bình Thuận: Học sinh các trường mầm non, phổ thông và giáo duc thường xuyên trên địa bàn tỉnh sẽ được nghỉ 9 ngày trong dịp Tết Nguyên đán 2021. Thời gian nghỉ Tết từ thứ hai ngày 8.2.2021 đến hết ngày thư ba ngày 16.2.2021 (tức từ ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 54. Thái Nguyên: học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục được nghỉ 9 ngày liên tục, kể từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của các nhà trường được nghỉ 7 ngày liên tục, từ ngày 10.2 đến hết ngày 16.2.2021. 53. Đồng Nai: Học sinh toàn tỉnh được nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu. 52. Đồng Tháp: Cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học được nghỉ 11 ngày liên tục, từ 6.2.2021 đến 16.2.2021. Cơ sở giáo dục trung học cơ sở, THPT và giáo dục thường xuyên nghỉ 10 ngày liên tục, từ 7.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021. 51. Thừa Thiên Huế: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 50. Hà Nội: Học sinh được nghỉ 9 ngày liên tục, kể từ ngày 8.2 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 49. Thái Bình: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 48. Quảng Trị: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 47. Phú Thọ: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn 46. Bình Định: Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán ít nhất là 7 ngày. 45. Nam Định: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định của văn bản dưới Luật. 44. Đăk Lăk: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Quyết định của UBND tỉnh. 43. Kiên Giang: Học sinh được nghỉ ít nhất 1 tuần, căn cứ vào thông báo của UBND tỉnh về nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Sở GDĐT sẽ có thông báo cụ thể sau. 42. Lạng Sơn: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm. 41. Ninh Bình: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và cập nhật khi Giám đốc sở GDĐT quyết định cụ thể đảm bảo kế hoạch thực học của học sinh phù hợp với quy định của Bộ GDĐT. 40. Hòa Bình: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và theo Quyết định của Sở GDĐT trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt. 39. Khánh Hòa: Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu ít nhất là 7 ngày, thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định tại các văn bản dưới Luật. 38. Vĩnh Long: Theo thông báo của Sở GDĐT Vĩnh Long, các trường mầm non, phổ thông và đơn vị trực thuộc sở nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 từ ngày 8.2 đến hết ngày 21.2.2021 (nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Sửu). Nếu tính cả ngày thứ bảy và chủ nhật (ngày 6 và 7.2) thì thời gian nghỉ tết của học sinh là 16 ngày. 37. Hải Phòng: Theo quyết định số 2350 của UBND TP. Hải Phòng về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu của học sinh, giáo viên Hải Phòng là ít nhất 7 ngày, theo quy định của Luật Lao động (có kế hoạch riêng). 36. Cao Bằng: Theo kế hoạch năm học 2020-2021, tỉnh Cao Bằng thực việc nghỉ tết với học sinh, giáo viên theo quy định của nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt cần thời gian nghỉ học kéo dài, Giám đốc Sở GDĐT trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. 35. Thanh Hóa: Thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh. 34. Sơn La: Được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. 33. Quảng Bình: Thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 và hướng dẫn hàng năm. 32. Lâm Đồng: Học sinh nghỉ Tết bắt đầu từ ngày 8.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu) 31. Hưng Yên: Thời gian nghỉ Tết thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. 30. Phú Yên: Học sinh, giáo viên tất cả các cấp được nghỉ Tết Âm lịch 2021 từ ngày 8.2.2020 đến ngày 21.2.2020. 29. Hà Nam: Thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 và hướng dẫn hàng năm, học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021 (tức 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 05 tháng Giêng năm tân Sửu. 28. Gia Lai: Thời gian nghỉ Tết là 2 tuần, từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 21.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu). 27. Tiền Giang: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 26. Bạc Liêu: Lịch nghỉ Tết năm 2021 của học sinh Bạc Liêu bắt đầu từ ngày 8.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (ngày 05 tháng Giêng năm Tân Sửu), theo Quyết định của Bộ luật Lao động 2019. 25. Bắc Kạn: Học sinh nghỉ Tết Âm lịch 2021 từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 24. Quảng Nam: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu là 8 ngày từ 7.2 đến 16.2.2021 (tức 26.12 đến 5.1 Âm lịch năm Tân Sửu). 23. Điện Biên: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán đối với tất cả các cấp học là từ ngày 8.2.2021 (tức 27.12 Âm lịch) đến hết ngày 16.2.2021 (tức 5.1 Âm lịch). 22. Hà Giang: Thời gian nghỉ tránh rét và nghỉ Tết Nguyên đán đối với cấp học Mầm non, cấp Tiểu học là 14 ngày liên tục; đối với cấp THCS và bổ túc THCS, cấp THPT và bổ túc THPT ít nhất là 9 ngày liên tục (không quá 14 ngày). 21. Lào Cai: Cấp học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nghỉ từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 20.2.2021, tức từ ngày 27.12.2020 Âm lịch đến hết ngày 9.1.2021 Âm lịch. 20. Quảng Ninh: Học sinh trên phạm vi toàn tỉnh sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2021 từ ngày 8.2.2021 (thứ hai, ngày 27 tháng Chạp) đến hết ngày 20.2.2021 (thứ Bảy, ngày 09 tháng Giêng). Tổng cộng là 13 ngày. 19. Yên Bái: Học sinh được nghỉ học 11 ngày. Cụ thể, từ 8.2 đến hết 18.2.2021 (tức 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng năm Tân Sửu). 18. Hải Dương: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 dự kiến bắt đầu từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021. 17. Bắc Ninh: Các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT và GDTX sẽ được nghỉ từ ngày 8.2.2021 (thứ Hai) đến hết ngày 16.2.2021 (thứ Ba), tức từ 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu. 16. Nghệ An: Các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An bắt đầu nghỉ từ ngày 8.2.2021 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (tức ngày mồng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 15. Hà Tĩnh: Đối với học sinh: Bắt đầu từ ngày 8.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 14. Đắk Nông: Học sinh sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2021 từ ngày 8.2 đến hết 16.2.2021. 13. Kon Tum: Học sinh nghỉ Tết Tân Sửu năm 2021 từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021. 12. Phú Yên: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 của học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ được nghỉ từ ngày 8.2 đến hết ngày 21.2.2021. 11. Bình Phước: Mầm non nghỉ từ 8.2 đến hết 19.2; Các cấp học khác từ ngày 10 đến hết 16.2. 10. Vĩnh Phúc: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động và sẽ cập nhật khi có hướng dẫn chi tiết. 9. Ninh Thuận: Thời gian nghỉ Tết đối với học sinh: Tối đa 10 ngày. Với giáo viên: Tối đa 7 ngày. 8. Bà Rịa - Vũng Tàu: Các cấp học, ngành học trên địa bàn nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày 4.2.2021 (23 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 17.2.2021 (Mùng 07 tháng Giêng Âm lịch). Tổng cộng 14 ngày. 7. Trà Vinh: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 2 tuần từ ngày 8.2.2021 đến ngày 20.2.2021. 6. Tây Ninh: Từ 8.2 đến hết 19.2 (từ 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày 8 tháng Giêng năm Tân Sửu). 5. Long An: Học sinh được nghỉ Tết Âm lịch 10 ngày, từ 7.2 đến 16.2 (từ 26 tháng Chạp năm Canh Tý đến mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 4. Bến Tre: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021 từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng 2021), tổng cộng 9 ngày. Cộng với hai ngày nghỉ trước đó là ngày thứ Bảy và Chủ nhật (6 và 7.2) là 10 hoặc 11 ngày (tùy theo cấp học). 3. Cần Thơ: Theo khung kế hoạch do UBND TP.Cần Thơ ban hành, học sinh các cấp học trên địa bàn Cần Thơ sẽ nghỉ Tết Tân Sửu 2021 từ ngày 8.2 đến hết 20.2. 2. Sóc Trăng: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 2021 kéo dài 2 tuần, từ ngày 8.2 đến hết 20.2. 1. Cà Mau: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 từ ngày 7.2.2021 đến ngày 21.2.2021. Theo báo Lao động
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau: “Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh 1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm ba mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu; b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu. Bên cạnh đó, thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Đồng thời, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Một số quy định trên được sửa đổi bổ sung: Cụ thể như Khoản 2 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 thì thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được quy định theo nguyên tắc tại Khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu từ nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Tranh chấp đất đai có yêu cầu hủy sổ đỏ, sổ hồng thì nộp đơn khởi kiện ở đâu?
Trong những vụ án tranh chấp về lấn chiếm đất đai, đòi nhà, chia thừa kế, có một yêu cầu rất phổ biến của các đương sự là hủy sổ đỏ, sổ hồng bị cấp cho sai người. Lúc này phải nộp đơn khởi kiện ở đâu để mua được thụ lý nhất, tranh phải tốn công đi lại nhiều lần. Khởi kiện hủy sổ đỏ ở đâu - Minh họa 1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mục 1 Phần 1 Công văn 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của TANDTC đã nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính và có thể là đối tượng khởi kiện trong một vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi giải quyết tranh chấp dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Thẩm quyền của cấp Tòa án trong trường hợp này sẽ được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh. Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013 và Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì thẩm quyền cấp, hủy sổ đỏ, sổ hồng sẽ thuộc về một trong những cơ quan sau: - Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của nó. Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT/BTNMT-BNV-BTC thì đây là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường. - Sở TN&MT hoặc UBND, đối với địa phương chưa tổ chức hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai. Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy quyết định hành chính của cơ quan trên ban hành sẽ là TAND cấp tỉnh. Như vậy, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu hủy GCNQSDĐ sẽ thuộc về Tòa án cấp tỉnh nơi xảy ra tranh chấp, mà không phải Tòa án cấp huyện. Quá trình giải quyết vụ việc sẽ tuân thủ theo BLTTDS 2015. Do đó, cần nộp đơn tại Tòa án này để không bị trả, chuyển đơn. 2. Hồ sơ khởi kiện Một bộ hồ sơ khởi kiện tối thiểu cần có: - Đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015; - Bản sao CMND/CCCD của người khởi kiện; - Sổ đỏ, sổ hồng, quyết định giao đất hoặc tài liệu khác về quyền sử dụng đất là hợp pháp (nếu có); - Bản sao hộ khẩu, di chúc, bản thỏa thuận, hợp đồng bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp; - Đơn xin, miễn giảm tạm ứng án phí và bản sao tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm (nếu có) theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBNTVQH14. 3. Quy trình thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện 1. Người khởi kiện nộp đơn trực tiếp tại TAND cấp tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện. 2. Trong vòng 03 ngày, kể từ thời điểm nhận đơn, Chánh án cử một thẩm phán xem xét. 3. Trong vòng 05 ngày, kể từ thời điểm được phân công, Thẩm phán phải tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện hợp lệ. 4. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ thời điểm nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan Thi hành án dân sự và nộp biên lai cho Tòa án. 5. Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được biên lai. 6. Trong vòng 03 ngày kể từ khi thụ lý, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. 7. Trong tối đa 06 tháng, kể từ ngày thụ lý, vụ án phải được mang ra xét xử sơ thẩm. Lưu ý, trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì vụ án được thụ lý từ khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ. Mức tạm ứng án phí tranh chấp đất đai, và những trường hợp được miễn, không phải nộp tạm ứng án phí được quy định rõ tại Nghị quyết 326/2016/UBNTVQH14.
Những tỉnh nào trong diện sáp nhập theo đề xuất của Bộ Nội vụ
Đề xuất sáp nhập một số tỉnh thành - Minh họa Theo Bộ Nội vụ, những tỉnh miền núi, vùng cao diện tích dưới 8.000km2, dân số dưới 900.000 người, những tỉnh còn lại có diện tích dưới 5.000km2, dân số dưới 1,4 triệu người sẽ thuộc diện sáp nhập thời gian tới. Dựa trên hai tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số, việc sáp nhập các tỉnh sẽ được Bộ Nội vụ đề xuất thí điểm thực hiện trong thời gian tới. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Đăng Minh - chánh Văn phòng Bộ Nội vụ - cho biết trong giai đoạn 2022-2025, bộ chỉ cố gắng hoàn thiện khung thể chế để thực hiện sáp nhập các tỉnh, trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Việc tổ chức sáp nhập các tỉnh sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2026-2030. Về lộ trình cụ thể, tháng 8-2021, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc sửa đổi nghị quyết về tiêu chuẩn đơn vị hành chính (ĐVHC), phân loại ĐVHC và việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021. Tiếp đó, tháng 9-2021, căn cứ các tiêu chuẩn ĐVHC theo nghị quyết sửa đổi để xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và thực hiện thí điểm sáp nhập một số tỉnh trong giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030 trình Thủ tướng xem xét. Dự kiến, trong quý 4 năm 2021, Ban Cán sự Đảng Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương xem xét thông qua đề án. Về chủ trương sáp nhập các tỉnh, theo Bộ Nội vụ, sẽ thí điểm sắp xếp các tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định. Trước mắt, sẽ thí điểm sáp nhập một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển. Theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 1.500km2 trở lên. Hiện Bộ Nội vụ đang đề xuất sửa đổi nghị quyết 1211 theo hướng tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên rộng hơn 150% trở lên (12.000km2 trở lên) so với mức tiêu chuẩn chung thì quy mô dân số được giảm 25% (700.000 người trở lên) so với quy định để phù hợp với đặc thù của các tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên lớn, địa hình phức tạp, dân số ít. Xét theo tiêu chuẩn này, 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên, có thể bị sáp nhập gồm tỉnh Bắc Ninh 822,7km2; tỉnh Hà Nam 860,5km2, tỉnh Hưng Yên 926km2, tỉnh Vĩnh Phúc 1.238,6km2, TP Đà Nẵng 1.285,4km2, tỉnh Ninh Bình 1.378,1km2, TP Cần Thơ 1.409km2, tỉnh Vĩnh Long 1.475km2, tỉnh Thái Bình 1.570,5km2, tỉnh Nam Định 1.652km2. Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện sáp nhập gồm: tỉnh Bắc Kạn 313.905 người, tỉnh Lai Châu 460.196 người, tỉnh Cao Bằng 530.341 người, tỉnh Kon Tum 540.438 người, tỉnh Ninh Thuận 590.467 người, tỉnh Điện Biên 598.856 người, tỉnh Đắk Nông 622.168 người, tỉnh Quảng Trị 632.375 người, tỉnh Lào Cai 730.420 người, tỉnh Hậu Giang 733.017 người. Bảo Ngọc. Nguồn: Tuoitre
Lịch nghỉ Tết của học sinh TPHCM và 56 địa phương trên cả nước
57 tỉnh, thành trên cả nước đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ảnh: Hải Nguyễn Tính đến ngày 9.1 đã có 57 tỉnh, thành trên cả nước công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 cho học sinh, trong đó có TPHCM. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương trên cả nước đã thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 cho học sinh. Học sinh TPHCM nghỉ Tết Tân Sửu 2021 bắt đầu từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021. Ngày nghỉ Tết của các tỉnh, thành phố còn lại dao động từ 9 đến 14 ngày, tùy địa phương. Theo đó, Sở GDĐT tỉnh, thành phố yêu cầu các nhà trường tổ chức hoạt động mừng Đảng, mừng xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tránh lãng phí. Bên cạnh đó cần bảo đảm giữ gìn an toàn đơn vị trong thời gian trước, trong và sau Tết. Nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên của đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, thu hút học sinh tham gia. Đồng thời, tuyên truyền, nhắc nhở các em không tham gia các hình thức cờ bạc, các trò chơi có nguy cơ cao về tai nạn thương tích, không sử dụng các văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác. Theo cập nhật của Lao Động, tính đến ngày 9.1, đã có 57 địa phương công bố lịch nghỉ Tết Tân Sửu 2021 cho học sinh: 57. Hồ Chí Minh: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu từ ngày 8.2.2021 (27 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 16.2.2021 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch). Tính cả các ngày cuối tuần thì học sinh nghỉ tổng cộng 11 ngày, ít hơn so với thời gian nghỉ Tết của năm học trước là 5 ngày. 56. Bình Dương: Học sinh toàn tỉnh nghỉ tết từ ngày 8.2.2021 (tức 27 tháng chạp) đến hết ngày 16.2.2021 (tức ngày mùng 5 tháng giêng). Học sinh đi học lại vào ngày 17.2.2021 (ngày mùng 6 tháng giêng). 55. Bình Thuận: Học sinh các trường mầm non, phổ thông và giáo duc thường xuyên trên địa bàn tỉnh sẽ được nghỉ 9 ngày trong dịp Tết Nguyên đán 2021. Thời gian nghỉ Tết từ thứ hai ngày 8.2.2021 đến hết ngày thư ba ngày 16.2.2021 (tức từ ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 54. Thái Nguyên: học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục được nghỉ 9 ngày liên tục, kể từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của các nhà trường được nghỉ 7 ngày liên tục, từ ngày 10.2 đến hết ngày 16.2.2021. 53. Đồng Nai: Học sinh toàn tỉnh được nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu. 52. Đồng Tháp: Cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học được nghỉ 11 ngày liên tục, từ 6.2.2021 đến 16.2.2021. Cơ sở giáo dục trung học cơ sở, THPT và giáo dục thường xuyên nghỉ 10 ngày liên tục, từ 7.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021. 51. Thừa Thiên Huế: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 50. Hà Nội: Học sinh được nghỉ 9 ngày liên tục, kể từ ngày 8.2 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 49. Thái Bình: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 48. Quảng Trị: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 47. Phú Thọ: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn 46. Bình Định: Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán ít nhất là 7 ngày. 45. Nam Định: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định của văn bản dưới Luật. 44. Đăk Lăk: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Quyết định của UBND tỉnh. 43. Kiên Giang: Học sinh được nghỉ ít nhất 1 tuần, căn cứ vào thông báo của UBND tỉnh về nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Sở GDĐT sẽ có thông báo cụ thể sau. 42. Lạng Sơn: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm. 41. Ninh Bình: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và cập nhật khi Giám đốc sở GDĐT quyết định cụ thể đảm bảo kế hoạch thực học của học sinh phù hợp với quy định của Bộ GDĐT. 40. Hòa Bình: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và theo Quyết định của Sở GDĐT trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt. 39. Khánh Hòa: Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu ít nhất là 7 ngày, thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định tại các văn bản dưới Luật. 38. Vĩnh Long: Theo thông báo của Sở GDĐT Vĩnh Long, các trường mầm non, phổ thông và đơn vị trực thuộc sở nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 từ ngày 8.2 đến hết ngày 21.2.2021 (nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Sửu). Nếu tính cả ngày thứ bảy và chủ nhật (ngày 6 và 7.2) thì thời gian nghỉ tết của học sinh là 16 ngày. 37. Hải Phòng: Theo quyết định số 2350 của UBND TP. Hải Phòng về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu của học sinh, giáo viên Hải Phòng là ít nhất 7 ngày, theo quy định của Luật Lao động (có kế hoạch riêng). 36. Cao Bằng: Theo kế hoạch năm học 2020-2021, tỉnh Cao Bằng thực việc nghỉ tết với học sinh, giáo viên theo quy định của nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt cần thời gian nghỉ học kéo dài, Giám đốc Sở GDĐT trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. 35. Thanh Hóa: Thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh. 34. Sơn La: Được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. 33. Quảng Bình: Thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 và hướng dẫn hàng năm. 32. Lâm Đồng: Học sinh nghỉ Tết bắt đầu từ ngày 8.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu) 31. Hưng Yên: Thời gian nghỉ Tết thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. 30. Phú Yên: Học sinh, giáo viên tất cả các cấp được nghỉ Tết Âm lịch 2021 từ ngày 8.2.2020 đến ngày 21.2.2020. 29. Hà Nam: Thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 và hướng dẫn hàng năm, học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021 (tức 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 05 tháng Giêng năm tân Sửu. 28. Gia Lai: Thời gian nghỉ Tết là 2 tuần, từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 21.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu). 27. Tiền Giang: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn hàng năm. 26. Bạc Liêu: Lịch nghỉ Tết năm 2021 của học sinh Bạc Liêu bắt đầu từ ngày 8.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (ngày 05 tháng Giêng năm Tân Sửu), theo Quyết định của Bộ luật Lao động 2019. 25. Bắc Kạn: Học sinh nghỉ Tết Âm lịch 2021 từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 24. Quảng Nam: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu là 8 ngày từ 7.2 đến 16.2.2021 (tức 26.12 đến 5.1 Âm lịch năm Tân Sửu). 23. Điện Biên: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán đối với tất cả các cấp học là từ ngày 8.2.2021 (tức 27.12 Âm lịch) đến hết ngày 16.2.2021 (tức 5.1 Âm lịch). 22. Hà Giang: Thời gian nghỉ tránh rét và nghỉ Tết Nguyên đán đối với cấp học Mầm non, cấp Tiểu học là 14 ngày liên tục; đối với cấp THCS và bổ túc THCS, cấp THPT và bổ túc THPT ít nhất là 9 ngày liên tục (không quá 14 ngày). 21. Lào Cai: Cấp học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nghỉ từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 20.2.2021, tức từ ngày 27.12.2020 Âm lịch đến hết ngày 9.1.2021 Âm lịch. 20. Quảng Ninh: Học sinh trên phạm vi toàn tỉnh sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2021 từ ngày 8.2.2021 (thứ hai, ngày 27 tháng Chạp) đến hết ngày 20.2.2021 (thứ Bảy, ngày 09 tháng Giêng). Tổng cộng là 13 ngày. 19. Yên Bái: Học sinh được nghỉ học 11 ngày. Cụ thể, từ 8.2 đến hết 18.2.2021 (tức 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng năm Tân Sửu). 18. Hải Dương: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 dự kiến bắt đầu từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021. 17. Bắc Ninh: Các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT và GDTX sẽ được nghỉ từ ngày 8.2.2021 (thứ Hai) đến hết ngày 16.2.2021 (thứ Ba), tức từ 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu. 16. Nghệ An: Các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An bắt đầu nghỉ từ ngày 8.2.2021 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (tức ngày mồng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 15. Hà Tĩnh: Đối với học sinh: Bắt đầu từ ngày 8.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16.2.2021 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 14. Đắk Nông: Học sinh sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2021 từ ngày 8.2 đến hết 16.2.2021. 13. Kon Tum: Học sinh nghỉ Tết Tân Sửu năm 2021 từ ngày 8.2 đến hết ngày 16.2.2021. 12. Phú Yên: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 của học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ được nghỉ từ ngày 8.2 đến hết ngày 21.2.2021. 11. Bình Phước: Mầm non nghỉ từ 8.2 đến hết 19.2; Các cấp học khác từ ngày 10 đến hết 16.2. 10. Vĩnh Phúc: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động và sẽ cập nhật khi có hướng dẫn chi tiết. 9. Ninh Thuận: Thời gian nghỉ Tết đối với học sinh: Tối đa 10 ngày. Với giáo viên: Tối đa 7 ngày. 8. Bà Rịa - Vũng Tàu: Các cấp học, ngành học trên địa bàn nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày 4.2.2021 (23 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 17.2.2021 (Mùng 07 tháng Giêng Âm lịch). Tổng cộng 14 ngày. 7. Trà Vinh: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 2 tuần từ ngày 8.2.2021 đến ngày 20.2.2021. 6. Tây Ninh: Từ 8.2 đến hết 19.2 (từ 27 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày 8 tháng Giêng năm Tân Sửu). 5. Long An: Học sinh được nghỉ Tết Âm lịch 10 ngày, từ 7.2 đến 16.2 (từ 26 tháng Chạp năm Canh Tý đến mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu). 4. Bến Tre: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021 từ ngày 8.2.2021 đến hết ngày 16.2.2021 (ngày 27 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng 2021), tổng cộng 9 ngày. Cộng với hai ngày nghỉ trước đó là ngày thứ Bảy và Chủ nhật (6 và 7.2) là 10 hoặc 11 ngày (tùy theo cấp học). 3. Cần Thơ: Theo khung kế hoạch do UBND TP.Cần Thơ ban hành, học sinh các cấp học trên địa bàn Cần Thơ sẽ nghỉ Tết Tân Sửu 2021 từ ngày 8.2 đến hết 20.2. 2. Sóc Trăng: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 2021 kéo dài 2 tuần, từ ngày 8.2 đến hết 20.2. 1. Cà Mau: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 từ ngày 7.2.2021 đến ngày 21.2.2021. Theo báo Lao động
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau: “Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh 1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm ba mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu; b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu. Bên cạnh đó, thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Đồng thời, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Một số quy định trên được sửa đổi bổ sung: Cụ thể như Khoản 2 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 thì thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được quy định theo nguyên tắc tại Khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu từ nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.