02 trường hợp bị cơ quan thanh tra phong tỏa tài sản từ 15/8/2023
Trước đó, ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Trong đó, quy định các trường hợp bị cơ quan thanh tra phong tỏa tài sản và bắt đầu được áp dụng từ ngày 15/8/2023. (1) Căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản Theo Điều 40 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định các căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản như sau: Thứ nhất, đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm: + Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận; + Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; + Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán dẫn đến thay đổi về tài sản. Thứ hai, đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. (2) Quyền yêu cầu và trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản Theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra quyết định phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra khi có căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản quy định tại Điều 40 Nghị định 43/2023/NĐ-CP để phục vụ cho hoạt động thanh tra. Quyết định phong tỏa tài khoản được gửi cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) nơi đối tượng thanh tra có tài khoản. Song, các tổ chức tín dụng, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện đầy đủ và kịp thời yêu cầu phong tỏa tài khoản của cơ quan thanh tra. Ngoài ra, đối với các bên cung cấp thông tin phục vụ việc phong tỏa tài khoản cũng phải có trách nhiệm như sau: - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của đối tượng thanh tra tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về thanh tra. - Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật. (3) Khi nào được hủy quyết định phong tỏa tài khoản Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa, người có thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản có trách nhiệm hủy quyết định phong tỏa tài khoản. Trong đó, quyết định hủy phong tỏa tài khoản phải được gửi tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản bị phong tỏa và đối tượng thanh tra. Đối với tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phải thực hiện hủy phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được quyết định hủy phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, đồng thời thông báo việc hủy quyết định phong tỏa tài khoản cho chủ tài khoản. Xem chi tiết tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường?
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản Liên quan đến vụ việc nữ tiếp viên hàng không bị Mercedes tông, mới đây Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP.HCM vừa tuyên phạt tù 7 năm 6 tháng đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”. Không bàn đến phán quyết của tòa về vụ án, ở đây vấn đề được quan tâm là bị cáo Phong đã kịp ký sang tên nửa căn nhà cho mẹ bị cáo, có công chứng. Trước khi có kết luận, nội dung dưới đây sẽ bàn về vấn đề trường hợp nào tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường. * Tẩu tán tài sản là gì? Tẩu tán tài sản là hành vi thực hiện xác lập các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc các biện pháp khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. * Đang bị tạm giam, tạm giữ vẫn được chuyển nhượng tài sản Về nguyên tắc theo quy định tại Luật Công chứng 2014 thì: "Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng." Như vậy trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam mà có yêu cầu thực hiện công chứng thì việc công chứng vẫn được thực hiện mà không cần đến trụ sở. * Xác định tài sản bị tẩu tán để trốn tránh nghĩa vụ Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “…2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.” Trường hợp thực hiện giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được dùng để thi hành án thì không bị coi là tẩu tán tài sản. Và ngược lại giao dịch sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không dùng để thi hành án và không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ). Trường hợp xác định hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (mà tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ 3 thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế để xác định điều này không phải là dễ dàng. * Xử lý hành vi tẩu tán tài sản Ngoài ra, hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo điểm a, khoản 5, điểm a khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Giải đáp thắc mắc vấn đề ngăn chặn tẩu tán tài sản?
Xin chào mọi người ! Cho em hỏi vấn đề này với ạ !! - Người khác nợ cô em số tiền 8 tỷ..., nhưng cô em vừa rồi bị lỗi bắt giữ người trái pháp luật, tòa tuyên án hình phạt 9 tháng tù treo. - Thời gian xét xử là ngày 30/09, đến nay đã hết thời gian kháng cáo, kháng nghị rồi. Nhưng đến hôm nay ngày 7/11 chưa thấy cơ quan thi hành án quyết định ? - Và thời gian tính ngày phạt tù treo như thế nào? - Trong thời gian này chưa nhận lệnh thi hành án thì, có thể làm đơn khởi kiện lại người nợ được không ạ ? - Làm cách nào để ngăn chặn người nợ tiền không được tẩu tán tài sản? Tìm hiểu người đó còn tài sản hay không ? Mong mọi người giải đáp thắc mắc giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người ạ.
“Mạnh tay” trong ngăn chặn tẩu tán tài sản của người phải thi hành án
(PLVN) -Ngày 01/5/2020, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành và việc áp dụng văn bản dưới luật này vào thực tiễn đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc trước đây không giải quyết được, dẫn đến án tồn động, kéo dài. Trong nhiều điểm mới có quy định tại Điều 24, khoản 1 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ. Điều khoản đã được sửa đổi góp phần cho các cơ quan tiến hành tố tụng được mạnh tay hơn, dễ áp dụng để bảo vệ được các quyền và nghĩa vụ của nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan một cách hợp pháp, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của người phải thi hành án nhằm trốn trách nghĩa vụ thi hành án dân sự. Liên quan đến điểm mới sửa đổi, bổ sung này thực tế gặp phải trường hợp mà lâu nay có nhiều quan điểm trái chiều nhau giữa các cơ quan nhà nước với ngân hàng, tổ chức tín dụng... làm cho chấp hành viên gặp nhiều khó khăn không thể xử lý án kịp thời được. Chấp hành viên gặp khó trong xử lý tài sản Đơn cử một trường hợp tranh chấp dân sự theo Quyết định số: 09/2015/QDDS ngày 20 tháng 04 năm 2015 của Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh P, giữa vợ chồng ông Nguyễn H, bà Phan Thị S với Vợ chồng ông Tô Văn N, bà Nguyễn Thị B. Sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thì ông H, bà S làm đơn yêu cầu thi hành án nhiều lần theo từng thời gian trả dần và Chi cục Thi hành án dân sự huyện X, đã thụ lý và ra các Quyết định thi hành án. Về khoản phải thi hành: Vợ chồng ông Tô Văn N, bà Nguyễn Thị B, có nghĩa vụ trả nợ cho vợ chồng ông Nguyễn H, bà Phan Thị S với tổng số tiền 150.000.000đ và lãi chậm thi hành án. Quá trình thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án về tài sản của vợ chồng ông N, bà B được biết tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng TMCP KL, sau thời điểm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Vợ chồng ông N, bà B không dùng số tiền vay được để thi hành án và không tự nguyện thi hành mà còn có hành vi chây ỳ, trốn tránh, xem thường pháp luật không thực hiện nghĩa vụ dân sự theo án tuyên. Do đó, sau một thời gian vận động, thuyết phục và cho thi hành án dần theo yêu cầu của các bên đương sự đến thời điểm không thực hiện nghĩa vụ cam kết nữa và đồng ý kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án. Ngày 29/6/2017, Chi cục thi hành án dân sự huyện X, đã tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản nhà và đất của vợ chồng ông N, bà B. Tài sản kê biên gồm: 01 ngôi nhà cấp 4 và diện tích đất tại thửa 619, tờ bản đồ 39, tọa lạc tại huyện X. Được UBND huyện X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AD 158081 ngày 29/01/2009 cho vợ chồng ông Tô Văn N, bà Nguyễn Thị B đứng tên chủ sở hữu. Trong quá trình kê biên, có đại diện Ngân hàng TMCP KL chứng kiến việc kê biên, ký tên vào biên bản kê biên đầy đủ. Đối chiếu với quy định pháp luật, Chi cục nhận thấy việc cưỡng chế, kê biên nhà và đất của vợ chông ông Tô Văn N, Nguyễn Thị B là đúng theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự. Hợp đồng thế chấp tài sản đã kê biên nêu trên với Ngân hàng TMCP KL, sau Quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật, thì vẫn tiến hành kê biên, xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Tại thời điểm kê biên có sự chứng kiến của Ngân hàng, các bên đương sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có tranh chấp. Sau khi kê biên Chấp hành viên có đề nghị các bên đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan được quyền tranh chấp theo quy định tại Điều 75 Luật Thi hành án dân sự. Nhưng các bên không yêu cầu khởi kiện, chấp hành viên tiếp tục các quy trình xử lý, hợp đồng thẩm định giá, bán đấu giá theo quy định… Nâng tính khả thi của bản án Trong quá trình bán đấu giá, Ngân hàng TMCP KL, yêu cầu dừng việc bán đấu giá khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện X thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản kê biên nêu trên và nhiều quan điểm không đồng nhất với cơ quan thi hành án bởi cho rằng Ngân hàng cho vay hợp pháp, khi xử lý tài sản phải ưu tiên thanh toán cho Ngân hàng. Có quan điểm của người được thi hành án cho rằng tài sản đó thế chấp sau khi có bản án, quyết định của Tòa án nên không thể ưu tiên theo quy định… Những khó khăn đó của Chấp hành viên đã được giải thoát phần nào khi (Điều 24, khoản 1 Nghị định 62/2015/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ. Điều luật đã quy định: “Trường hợp tài sản đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà phát sinh các giao dịch liên quan đến tài sản đó thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án. Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó. Trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án không sử dụng toàn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng không đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như sau: Trường hợp có giao dịch về tài sản nhưng chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo quy định…..” Như vậy với các quy định này, những hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dân sự sẽ bị ngăn chặn, góp phần làm cho bản án có hiệu lực, khả thi hơn trong thực tiễn.
Tôi có cho người hàng xóm vay số tiền là 900trieu nay là đã 7 năm nhưng k trả.Tôi xác định dc là họ đang bán đất để tẩu tán tài sản. Tôi đã làm đơn ra tòa để phong tỏa tài sản và dc toa ra quyết định phong tỏa tai san va phải nộp tiền vào ngân hàng để phong tỏa tài san. nhưng tôi đã bi câu thời gian để tôi k nộp tiền kip vao ngân hang vì đã thứ 6( thứ 7 chủ nhật k lam viec).thứ 2 tôi sợ k còn hiệu lực.Vì việc bán đất của họ đang làm giấy để sang tên nên toi sợ phong tỏa k kip.như vậy cho tôi hỏi là có thể phong tỏa dc không? (trong quá trình lam đơn bên kia quá mạnh nên khi lam đon toi đã bi làm khó rất nhiều và đến lúc nhận được quyết định thi toi vẫn bị câu giờ để k kip đóng tiền phong tỏa)
Tài sản tẩu tán khi đang bị kiện có được thu hồi và truy tố hình sự không???
Vì mối thâm tình hàng xóm Mẹ Em có cho Người hàng xóm vay 1 tỉ đồng và vợ chồng người đó có kí tên vào giấy nợ. Gần đây Người hàng xóm đó bị 1 chủ nợ khác kiện thưa ra tòa. Thấy vậy, Mẹ em có ý muốn lấy lại số tiền Mẹ Em cho mượn trước đó. Nhưng người hàng xóm đó có ý không trả và còn thách thức Gia đình em thưa đi vì đây chỉ là án dân sự. Thấy vậy gia đình em điều tra về tài sản của Người hàng xóm đó biết được bà ta vừa sang tên liên tiếp 3 lô đất và thời gian sang tên đó trong khi bà ta đang thiếu nợ rất nhiều và bị kiện thưa ra tòa. Vậy cho em hỏi tài sản đó có bị thu hồi hay không và Mẹ em thưa bà ta về tội tẩu tán tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không?
02 trường hợp bị cơ quan thanh tra phong tỏa tài sản từ 15/8/2023
Trước đó, ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Trong đó, quy định các trường hợp bị cơ quan thanh tra phong tỏa tài sản và bắt đầu được áp dụng từ ngày 15/8/2023. (1) Căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản Theo Điều 40 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định các căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản như sau: Thứ nhất, đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm: + Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận; + Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; + Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán dẫn đến thay đổi về tài sản. Thứ hai, đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. (2) Quyền yêu cầu và trách nhiệm thực hiện việc phong tỏa tài khoản Theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra quyết định phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra khi có căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản quy định tại Điều 40 Nghị định 43/2023/NĐ-CP để phục vụ cho hoạt động thanh tra. Quyết định phong tỏa tài khoản được gửi cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) nơi đối tượng thanh tra có tài khoản. Song, các tổ chức tín dụng, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện đầy đủ và kịp thời yêu cầu phong tỏa tài khoản của cơ quan thanh tra. Ngoài ra, đối với các bên cung cấp thông tin phục vụ việc phong tỏa tài khoản cũng phải có trách nhiệm như sau: - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của đối tượng thanh tra tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về thanh tra. - Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật. (3) Khi nào được hủy quyết định phong tỏa tài khoản Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa, người có thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản có trách nhiệm hủy quyết định phong tỏa tài khoản. Trong đó, quyết định hủy phong tỏa tài khoản phải được gửi tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản bị phong tỏa và đối tượng thanh tra. Đối với tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phải thực hiện hủy phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được quyết định hủy phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, đồng thời thông báo việc hủy quyết định phong tỏa tài khoản cho chủ tài khoản. Xem chi tiết tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường?
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản Liên quan đến vụ việc nữ tiếp viên hàng không bị Mercedes tông, mới đây Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP.HCM vừa tuyên phạt tù 7 năm 6 tháng đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”. Không bàn đến phán quyết của tòa về vụ án, ở đây vấn đề được quan tâm là bị cáo Phong đã kịp ký sang tên nửa căn nhà cho mẹ bị cáo, có công chứng. Trước khi có kết luận, nội dung dưới đây sẽ bàn về vấn đề trường hợp nào tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường. * Tẩu tán tài sản là gì? Tẩu tán tài sản là hành vi thực hiện xác lập các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc các biện pháp khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. * Đang bị tạm giam, tạm giữ vẫn được chuyển nhượng tài sản Về nguyên tắc theo quy định tại Luật Công chứng 2014 thì: "Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng." Như vậy trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam mà có yêu cầu thực hiện công chứng thì việc công chứng vẫn được thực hiện mà không cần đến trụ sở. * Xác định tài sản bị tẩu tán để trốn tránh nghĩa vụ Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “…2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.” Trường hợp thực hiện giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được dùng để thi hành án thì không bị coi là tẩu tán tài sản. Và ngược lại giao dịch sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không dùng để thi hành án và không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ). Trường hợp xác định hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (mà tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ 3 thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế để xác định điều này không phải là dễ dàng. * Xử lý hành vi tẩu tán tài sản Ngoài ra, hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo điểm a, khoản 5, điểm a khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Giải đáp thắc mắc vấn đề ngăn chặn tẩu tán tài sản?
Xin chào mọi người ! Cho em hỏi vấn đề này với ạ !! - Người khác nợ cô em số tiền 8 tỷ..., nhưng cô em vừa rồi bị lỗi bắt giữ người trái pháp luật, tòa tuyên án hình phạt 9 tháng tù treo. - Thời gian xét xử là ngày 30/09, đến nay đã hết thời gian kháng cáo, kháng nghị rồi. Nhưng đến hôm nay ngày 7/11 chưa thấy cơ quan thi hành án quyết định ? - Và thời gian tính ngày phạt tù treo như thế nào? - Trong thời gian này chưa nhận lệnh thi hành án thì, có thể làm đơn khởi kiện lại người nợ được không ạ ? - Làm cách nào để ngăn chặn người nợ tiền không được tẩu tán tài sản? Tìm hiểu người đó còn tài sản hay không ? Mong mọi người giải đáp thắc mắc giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người ạ.
“Mạnh tay” trong ngăn chặn tẩu tán tài sản của người phải thi hành án
(PLVN) -Ngày 01/5/2020, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành và việc áp dụng văn bản dưới luật này vào thực tiễn đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc trước đây không giải quyết được, dẫn đến án tồn động, kéo dài. Trong nhiều điểm mới có quy định tại Điều 24, khoản 1 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ. Điều khoản đã được sửa đổi góp phần cho các cơ quan tiến hành tố tụng được mạnh tay hơn, dễ áp dụng để bảo vệ được các quyền và nghĩa vụ của nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan một cách hợp pháp, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của người phải thi hành án nhằm trốn trách nghĩa vụ thi hành án dân sự. Liên quan đến điểm mới sửa đổi, bổ sung này thực tế gặp phải trường hợp mà lâu nay có nhiều quan điểm trái chiều nhau giữa các cơ quan nhà nước với ngân hàng, tổ chức tín dụng... làm cho chấp hành viên gặp nhiều khó khăn không thể xử lý án kịp thời được. Chấp hành viên gặp khó trong xử lý tài sản Đơn cử một trường hợp tranh chấp dân sự theo Quyết định số: 09/2015/QDDS ngày 20 tháng 04 năm 2015 của Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh P, giữa vợ chồng ông Nguyễn H, bà Phan Thị S với Vợ chồng ông Tô Văn N, bà Nguyễn Thị B. Sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thì ông H, bà S làm đơn yêu cầu thi hành án nhiều lần theo từng thời gian trả dần và Chi cục Thi hành án dân sự huyện X, đã thụ lý và ra các Quyết định thi hành án. Về khoản phải thi hành: Vợ chồng ông Tô Văn N, bà Nguyễn Thị B, có nghĩa vụ trả nợ cho vợ chồng ông Nguyễn H, bà Phan Thị S với tổng số tiền 150.000.000đ và lãi chậm thi hành án. Quá trình thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án về tài sản của vợ chồng ông N, bà B được biết tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng TMCP KL, sau thời điểm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Vợ chồng ông N, bà B không dùng số tiền vay được để thi hành án và không tự nguyện thi hành mà còn có hành vi chây ỳ, trốn tránh, xem thường pháp luật không thực hiện nghĩa vụ dân sự theo án tuyên. Do đó, sau một thời gian vận động, thuyết phục và cho thi hành án dần theo yêu cầu của các bên đương sự đến thời điểm không thực hiện nghĩa vụ cam kết nữa và đồng ý kê biên, xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án. Ngày 29/6/2017, Chi cục thi hành án dân sự huyện X, đã tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản nhà và đất của vợ chồng ông N, bà B. Tài sản kê biên gồm: 01 ngôi nhà cấp 4 và diện tích đất tại thửa 619, tờ bản đồ 39, tọa lạc tại huyện X. Được UBND huyện X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AD 158081 ngày 29/01/2009 cho vợ chồng ông Tô Văn N, bà Nguyễn Thị B đứng tên chủ sở hữu. Trong quá trình kê biên, có đại diện Ngân hàng TMCP KL chứng kiến việc kê biên, ký tên vào biên bản kê biên đầy đủ. Đối chiếu với quy định pháp luật, Chi cục nhận thấy việc cưỡng chế, kê biên nhà và đất của vợ chông ông Tô Văn N, Nguyễn Thị B là đúng theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự. Hợp đồng thế chấp tài sản đã kê biên nêu trên với Ngân hàng TMCP KL, sau Quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật, thì vẫn tiến hành kê biên, xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Tại thời điểm kê biên có sự chứng kiến của Ngân hàng, các bên đương sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có tranh chấp. Sau khi kê biên Chấp hành viên có đề nghị các bên đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan được quyền tranh chấp theo quy định tại Điều 75 Luật Thi hành án dân sự. Nhưng các bên không yêu cầu khởi kiện, chấp hành viên tiếp tục các quy trình xử lý, hợp đồng thẩm định giá, bán đấu giá theo quy định… Nâng tính khả thi của bản án Trong quá trình bán đấu giá, Ngân hàng TMCP KL, yêu cầu dừng việc bán đấu giá khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện X thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản kê biên nêu trên và nhiều quan điểm không đồng nhất với cơ quan thi hành án bởi cho rằng Ngân hàng cho vay hợp pháp, khi xử lý tài sản phải ưu tiên thanh toán cho Ngân hàng. Có quan điểm của người được thi hành án cho rằng tài sản đó thế chấp sau khi có bản án, quyết định của Tòa án nên không thể ưu tiên theo quy định… Những khó khăn đó của Chấp hành viên đã được giải thoát phần nào khi (Điều 24, khoản 1 Nghị định 62/2015/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ. Điều luật đã quy định: “Trường hợp tài sản đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà phát sinh các giao dịch liên quan đến tài sản đó thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án. Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó. Trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án không sử dụng toàn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng không đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như sau: Trường hợp có giao dịch về tài sản nhưng chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo quy định…..” Như vậy với các quy định này, những hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dân sự sẽ bị ngăn chặn, góp phần làm cho bản án có hiệu lực, khả thi hơn trong thực tiễn.
Tôi có cho người hàng xóm vay số tiền là 900trieu nay là đã 7 năm nhưng k trả.Tôi xác định dc là họ đang bán đất để tẩu tán tài sản. Tôi đã làm đơn ra tòa để phong tỏa tài sản và dc toa ra quyết định phong tỏa tai san va phải nộp tiền vào ngân hàng để phong tỏa tài san. nhưng tôi đã bi câu thời gian để tôi k nộp tiền kip vao ngân hang vì đã thứ 6( thứ 7 chủ nhật k lam viec).thứ 2 tôi sợ k còn hiệu lực.Vì việc bán đất của họ đang làm giấy để sang tên nên toi sợ phong tỏa k kip.như vậy cho tôi hỏi là có thể phong tỏa dc không? (trong quá trình lam đơn bên kia quá mạnh nên khi lam đon toi đã bi làm khó rất nhiều và đến lúc nhận được quyết định thi toi vẫn bị câu giờ để k kip đóng tiền phong tỏa)
Tài sản tẩu tán khi đang bị kiện có được thu hồi và truy tố hình sự không???
Vì mối thâm tình hàng xóm Mẹ Em có cho Người hàng xóm vay 1 tỉ đồng và vợ chồng người đó có kí tên vào giấy nợ. Gần đây Người hàng xóm đó bị 1 chủ nợ khác kiện thưa ra tòa. Thấy vậy, Mẹ em có ý muốn lấy lại số tiền Mẹ Em cho mượn trước đó. Nhưng người hàng xóm đó có ý không trả và còn thách thức Gia đình em thưa đi vì đây chỉ là án dân sự. Thấy vậy gia đình em điều tra về tài sản của Người hàng xóm đó biết được bà ta vừa sang tên liên tiếp 3 lô đất và thời gian sang tên đó trong khi bà ta đang thiếu nợ rất nhiều và bị kiện thưa ra tòa. Vậy cho em hỏi tài sản đó có bị thu hồi hay không và Mẹ em thưa bà ta về tội tẩu tán tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không?