Bị khủng bố đòi nợ dù không vay tiền, phải làm sao?
Bỗng một ngày, một nhóm người bặm trợn đến đập cửa nhà bạn và đòi nợ, lấy lý do người thân của bạn vay tiền nhưng không còn khả năng trả, bây giờ bạn phải trả nợ thay, thì bạn nên làm gì? (1) Bị khủng bố đòi nợ dù không vay tiền, phải làm sao? Liên quan đến vấn đề này, Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Bên cạnh đó, trong quy định về nghĩa vụ của bên vay tài sản theo quy định tại Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 chỉ nêu nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Có thể thấy, pháp luật quy định bên vay tài sản là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không quy định trường hợp không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ nữa thì người thân phải trả thay, trả dùm. Do đó, nếu bạn không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả tiền vay này. Cho nên, với hành vi khủng bố tinh thần, đe dọa đòi nợ như chửi bới, tạt sơn, bắt loa để đòi nợ,...v.v thì bên đòi nợ đã vi phạm pháp luật, đối với hành vi này, họ sẽ bị xử phạt hành chính, nếu hậu quả thiệt hại nặng nề, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, khi gặp trường hợp này, nếu bạn cảm thấy rằng sự việc đang diễn ra có thể gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình, bạn cần trình báo sự việc đến công an xã, phường nởi xảy ra sự việc ngay lập tức. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của bạn mà còn tạo điều kiện cho cơ quan chức năng can thiệp kịp thời, đảm bảo an ninh và trật tự tại khu vực cư trú của bạn. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn cần lưu giữ mọi bằng chứng liên quan đến hành vi đe dọa này để hỗ trợ cho việc điều tra và xử lý. (2) Mức phạt đối với hành vi khủng bố tinh thần để đòi nợ Hành vi khủng bố tinh thần người khác để đòi nợ như: chửi bởi, tạt sơn, hắt mắm tôm, bắt loa để đòi nợ,...v.v là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt như sau: Xử phạt hành chính: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: khi có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: + Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác; + Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu cho tài sản đã phá hoại và chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu có gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác. (Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) Xử lý hình sự: Căn cứ theo quy định tại Điều 318 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, nếu phạm tội có tổ chức, dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách, tái phạm,...v.v thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm - 07 năm. Do đó, khi bạn gặp phải trường hợp này, hãy bình tĩnh thông báo ngay sự việc đến cơ quan chức năng (công an xã, phường) để được hỗ trợ giải quyết và bảo vệ khỏi sự nguy hiểm, manh động của các đối tượng đòi nợ.
Tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác để đòi nợ có bị truy cứu TNHS?
Những hành vi tạt sơn hay chất bẩn như dầu, mắm tôm,… vào nhà người khác nhằm trả thù chuyện riêng hay đe dọa đòi nợ cũng không còn hiếm đối với người dân. Các đối tượng thực hiện hành vi này ngày càng bạo gan, theo đó người dân càng lo sợ, hoang mang hơn khi không biết tiếp theo các đối tượng này sẽ còn làm ra những chuyện như thế nào nữa? Liệu hành vi này có vi phạm pháp luật hay không và có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Theo đó, sơn dầu đều là các chất khó tẩy rửa và có mùi do đó khi tạt sơn dầu vào nhà người khác sẽ làm bẩn, hư hỏng tài sản nhà người đó gây thiệt hại về vật chất cho gia đình đó. Còn về tinh thần việc luôn bị tạt sơn, dầu vào khiến khiến cho những người trong nhà lo sợ; bất an, hoang hoang làm tâm lý của họ luôn bất ổn. Hành vi tạt sơn dầu vào nhà người khác nhằm mục đích nào đều là hành vi vi phạm pháp luật; là hành vi gây rối và làm hư hỏng tài sản nhà người khác. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi tạt sơn, dầu vào nhà Hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác bị xử phạt ra sao? Xử phạt hành chính hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác Việc ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác sẽ làm bẩn và gây mất vệ sinh chung. Trong đó, để xử lý hành vi gây mất vệ sinh chung tại nhà ở, cơ quan, nơi làm việc… tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với một trong những hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu. Như vậy, hành vi ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác để đòi nợ có thể bị phạt đến 05 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trục xuất đối với người thực hiện hành vi này là người nước ngoài. Biện pháp khắc phục hậu quả Theo đó, người vi phạm hành chính tại hành vi này, ngoài phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt mà còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu. Hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác có bị truy cứu TNHS? Tội gây rối trật tự công cộng Trên thực tế, hành vi tạt sơn, chất bẩn để đòi nợ không chỉ ảnh hưởng riêng đến tâm lý. thậm chí là sức khỏe của người bị đe dọa mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Vì vậy, ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ ở nơi có nhiều người qua lại, nơi công cộng chính là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng. Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội gây rối trật tự công cộng. Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng… thì phạt tù từ 02 - 07 năm. Như vậy, hành vi ném mắm tôm, tạt sơn gây mất trật tự nơi công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 07 năm. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Nếu việc ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ khiến tài sản của người khác bị hư hỏng, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể, tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổi sung bới khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 - 10 năm. Đặc biệt, nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 - 20 năm. Hình phạt bổ sung được áp dụng với tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm mà người tạt sơn, chất bẩn để đòi nợ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kiện công ty đòi nợ thuê vì tạt sơn, xịt mắm tôm?
>>> Tạt sơn, vứt rác vào nhà người khác thì phạt bao nhiêu? Theo hồ sơ, năm 2010, ông N. đã ba lần cho ông G. vay tổng số 3,8 tỉ đồng và 450.000 USD, có thỏa thuận lãi suất và thời hạn vay là một năm. Theo ông G., sau đó ông đã trả tiền nợ vào tài khoản của cháu ông N. theo yêu cầu của ông N. Tuy nhiên, ông N. lại tiếp tục ủy quyền cho công ty đòi nợ thuê tên L. để đòi tiền ông. Yêu cầu xin lỗi công khai Ngày 29-2-2016, Công ty L. cho người đến nhà ông G. để đòi nợ và chửi bới. Do nhân viên Công ty L. không có giấy tờ chứng minh nên ông G. không tiếp. Ba ngày sau, nhân viên Công ty L. lại đến và do có giấy ủy quyền của ông N. nên ông G. đã làm việc và ngay trong ngày đã trả 186 triệu đồng thông qua Công ty L. Về phần tiền lãi, ông G. cho biết không đồng ý trả vì đã hết thời hiệu khởi kiện và đã có gửi thông báo cho phía ông N. Tiếp đó, sáng 22-3-2016, Công ty L. cho người tụ tập trước cửa la lối, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông G. Sự việc này có sự chứng kiến của tổ trưởng dân phố và những người hàng xóm. Nhóm người này còn chặn đầu xe taxi yêu cầu ông G. xuống xe. Sau đó các bên đã đến công an phường làm việc. Cũng theo ông G., người của Công ty L. có hành vi tạt sơn vào nhà mẹ ông G. vào ngày 25-3-2016, trước đó một ngày thì tạt sơn và mắm tôm vào ô tô của mẹ ông G. Ông G. có báo với công an và chính quyền địa phương. Theo ông G., mặc dù ông N. ủy quyền cho công ty đòi nợ nhưng sau khi ông G. trả nợ rồi thì ông N. vẫn yêu cầu công ty này đòi. Nếu ông N. không yêu cầu thì Công ty L. sẽ không thực hiện các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông. Ngoài ra, khi nhân viên Công ty L. đến nhà xúc phạm thì ông có gọi điện thoại báo nhưng ông N. không ngăn cản. Do đó, ông G. khởi kiện yêu cầu ông N. và Công ty L. phải liên đới bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm và xin lỗi công khai ông G. tại UBND phường và đăng tin xin lỗi trên một tờ báo ngày trong ba kỳ liên tiếp. Vụ kiện được TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) thụ lý giải quyết bằng vụ án dân sự về tranh chấp yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm Bị đơn nói không xúc phạm Phía bị đơn là ông N. trình bày do ông G. không trả nợ đúng thời hạn nên ông đã ký hợp đồng để ủy quyền cho Công ty L. đòi nợ. Công ty L. được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đòi nợ và có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng. Theo hợp đồng thì Công ty L. chỉ đại diện cho ông N. đòi nợ mà không ủy quyền hay yêu cầu có hành vi trái pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông G. Trong quá trình đòi nợ, ông N. không gặp gỡ, nói chuyện với ông G. nên việc ông G. khởi kiện là không có cơ sở. Đại diện của Công ty L. thì trình bày để thực hiện hợp đồng với ông N. thì đã cử đội nghiệp vụ thu nợ gồm sáu nhân viên thực hiện. Công ty cũng quy định đội nghiệp vụ chỉ được thực hiện thu hồi nợ theo quy định, nếu vi phạm phải tự chịu trách nhiệm. Đội nghiệp vụ đã đến nhà ông G. để thu hồi nợ, ngày 1-3-2016 thông qua công ty ông G. đã trả cho ông N. 186 triệu đồng. Hai bên có lập biên bản về việc ông G. đã trả ông N. số tiền là hơn 13 tỉ đồng theo ba giấy mượn tiền các ngày 8-5, 17-6 và 6-8-2010. theo hợp đồng dịch vụ thu hồi nợ thì số tiền ông N. ủy quyền cho Công ty L. thu hồi là hơn 21 tỉ đồng nên đội nghiệp vụ thu nợ đã đến nhà ông G. yêu cầu trả. Công ty L. có nhận được thông báo của văn phòng luật sư xác định đã hết thời hiệu khởi kiện đối với phần tiền lãi nhưng đây chỉ là ý kiến của phía khách nợ. Vì thế Công ty L. vẫn tiếp tục đòi nợ cho ông N. Ngày 20-9-2016, Công ty L. và ông N. đã ký biên bản thanh lý hợp đồng và công ty đã gửi thông báo cho ông G. và công an phường. Đại diện Công ty L. cho rằng nhân viên của mình không đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông G. Người của công ty cũng không tạt sơn vào nhà, vào xe của mẹ ông G. như ông G. đã trình bày. Do đó, công ty không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông G. Xử sơ thẩm mới đây, TAND quận Bình Thạnh đã tuyên bác yêu cầu của ông G. vì không có căn cứ để xác định Công ty L. khi thực hiện đòi nợ đã có những hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của ông. Nguồn: Pháp luật Tp.HCM
Bị khủng bố đòi nợ dù không vay tiền, phải làm sao?
Bỗng một ngày, một nhóm người bặm trợn đến đập cửa nhà bạn và đòi nợ, lấy lý do người thân của bạn vay tiền nhưng không còn khả năng trả, bây giờ bạn phải trả nợ thay, thì bạn nên làm gì? (1) Bị khủng bố đòi nợ dù không vay tiền, phải làm sao? Liên quan đến vấn đề này, Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Bên cạnh đó, trong quy định về nghĩa vụ của bên vay tài sản theo quy định tại Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 chỉ nêu nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Có thể thấy, pháp luật quy định bên vay tài sản là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không quy định trường hợp không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ nữa thì người thân phải trả thay, trả dùm. Do đó, nếu bạn không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả tiền vay này. Cho nên, với hành vi khủng bố tinh thần, đe dọa đòi nợ như chửi bới, tạt sơn, bắt loa để đòi nợ,...v.v thì bên đòi nợ đã vi phạm pháp luật, đối với hành vi này, họ sẽ bị xử phạt hành chính, nếu hậu quả thiệt hại nặng nề, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, khi gặp trường hợp này, nếu bạn cảm thấy rằng sự việc đang diễn ra có thể gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình, bạn cần trình báo sự việc đến công an xã, phường nởi xảy ra sự việc ngay lập tức. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của bạn mà còn tạo điều kiện cho cơ quan chức năng can thiệp kịp thời, đảm bảo an ninh và trật tự tại khu vực cư trú của bạn. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn cần lưu giữ mọi bằng chứng liên quan đến hành vi đe dọa này để hỗ trợ cho việc điều tra và xử lý. (2) Mức phạt đối với hành vi khủng bố tinh thần để đòi nợ Hành vi khủng bố tinh thần người khác để đòi nợ như: chửi bởi, tạt sơn, hắt mắm tôm, bắt loa để đòi nợ,...v.v là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt như sau: Xử phạt hành chính: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: khi có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác; - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: + Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác; + Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu cho tài sản đã phá hoại và chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu có gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác. (Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) Xử lý hình sự: Căn cứ theo quy định tại Điều 318 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, nếu phạm tội có tổ chức, dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách, tái phạm,...v.v thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm - 07 năm. Do đó, khi bạn gặp phải trường hợp này, hãy bình tĩnh thông báo ngay sự việc đến cơ quan chức năng (công an xã, phường) để được hỗ trợ giải quyết và bảo vệ khỏi sự nguy hiểm, manh động của các đối tượng đòi nợ.
Tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác để đòi nợ có bị truy cứu TNHS?
Những hành vi tạt sơn hay chất bẩn như dầu, mắm tôm,… vào nhà người khác nhằm trả thù chuyện riêng hay đe dọa đòi nợ cũng không còn hiếm đối với người dân. Các đối tượng thực hiện hành vi này ngày càng bạo gan, theo đó người dân càng lo sợ, hoang mang hơn khi không biết tiếp theo các đối tượng này sẽ còn làm ra những chuyện như thế nào nữa? Liệu hành vi này có vi phạm pháp luật hay không và có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Theo đó, sơn dầu đều là các chất khó tẩy rửa và có mùi do đó khi tạt sơn dầu vào nhà người khác sẽ làm bẩn, hư hỏng tài sản nhà người đó gây thiệt hại về vật chất cho gia đình đó. Còn về tinh thần việc luôn bị tạt sơn, dầu vào khiến khiến cho những người trong nhà lo sợ; bất an, hoang hoang làm tâm lý của họ luôn bất ổn. Hành vi tạt sơn dầu vào nhà người khác nhằm mục đích nào đều là hành vi vi phạm pháp luật; là hành vi gây rối và làm hư hỏng tài sản nhà người khác. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi tạt sơn, dầu vào nhà Hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác bị xử phạt ra sao? Xử phạt hành chính hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác Việc ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác sẽ làm bẩn và gây mất vệ sinh chung. Trong đó, để xử lý hành vi gây mất vệ sinh chung tại nhà ở, cơ quan, nơi làm việc… tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với một trong những hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu. Như vậy, hành vi ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác để đòi nợ có thể bị phạt đến 05 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trục xuất đối với người thực hiện hành vi này là người nước ngoài. Biện pháp khắc phục hậu quả Theo đó, người vi phạm hành chính tại hành vi này, ngoài phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt mà còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu. Hành vi tạt sơn, chất bẩn vào nhà người khác có bị truy cứu TNHS? Tội gây rối trật tự công cộng Trên thực tế, hành vi tạt sơn, chất bẩn để đòi nợ không chỉ ảnh hưởng riêng đến tâm lý. thậm chí là sức khỏe của người bị đe dọa mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Vì vậy, ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ ở nơi có nhiều người qua lại, nơi công cộng chính là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng. Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội gây rối trật tự công cộng. Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng… thì phạt tù từ 02 - 07 năm. Như vậy, hành vi ném mắm tôm, tạt sơn gây mất trật tự nơi công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 07 năm. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Nếu việc ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ khiến tài sản của người khác bị hư hỏng, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể, tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổi sung bới khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 - 10 năm. Đặc biệt, nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 - 20 năm. Hình phạt bổ sung được áp dụng với tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm mà người tạt sơn, chất bẩn để đòi nợ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kiện công ty đòi nợ thuê vì tạt sơn, xịt mắm tôm?
>>> Tạt sơn, vứt rác vào nhà người khác thì phạt bao nhiêu? Theo hồ sơ, năm 2010, ông N. đã ba lần cho ông G. vay tổng số 3,8 tỉ đồng và 450.000 USD, có thỏa thuận lãi suất và thời hạn vay là một năm. Theo ông G., sau đó ông đã trả tiền nợ vào tài khoản của cháu ông N. theo yêu cầu của ông N. Tuy nhiên, ông N. lại tiếp tục ủy quyền cho công ty đòi nợ thuê tên L. để đòi tiền ông. Yêu cầu xin lỗi công khai Ngày 29-2-2016, Công ty L. cho người đến nhà ông G. để đòi nợ và chửi bới. Do nhân viên Công ty L. không có giấy tờ chứng minh nên ông G. không tiếp. Ba ngày sau, nhân viên Công ty L. lại đến và do có giấy ủy quyền của ông N. nên ông G. đã làm việc và ngay trong ngày đã trả 186 triệu đồng thông qua Công ty L. Về phần tiền lãi, ông G. cho biết không đồng ý trả vì đã hết thời hiệu khởi kiện và đã có gửi thông báo cho phía ông N. Tiếp đó, sáng 22-3-2016, Công ty L. cho người tụ tập trước cửa la lối, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông G. Sự việc này có sự chứng kiến của tổ trưởng dân phố và những người hàng xóm. Nhóm người này còn chặn đầu xe taxi yêu cầu ông G. xuống xe. Sau đó các bên đã đến công an phường làm việc. Cũng theo ông G., người của Công ty L. có hành vi tạt sơn vào nhà mẹ ông G. vào ngày 25-3-2016, trước đó một ngày thì tạt sơn và mắm tôm vào ô tô của mẹ ông G. Ông G. có báo với công an và chính quyền địa phương. Theo ông G., mặc dù ông N. ủy quyền cho công ty đòi nợ nhưng sau khi ông G. trả nợ rồi thì ông N. vẫn yêu cầu công ty này đòi. Nếu ông N. không yêu cầu thì Công ty L. sẽ không thực hiện các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông. Ngoài ra, khi nhân viên Công ty L. đến nhà xúc phạm thì ông có gọi điện thoại báo nhưng ông N. không ngăn cản. Do đó, ông G. khởi kiện yêu cầu ông N. và Công ty L. phải liên đới bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm và xin lỗi công khai ông G. tại UBND phường và đăng tin xin lỗi trên một tờ báo ngày trong ba kỳ liên tiếp. Vụ kiện được TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) thụ lý giải quyết bằng vụ án dân sự về tranh chấp yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm Bị đơn nói không xúc phạm Phía bị đơn là ông N. trình bày do ông G. không trả nợ đúng thời hạn nên ông đã ký hợp đồng để ủy quyền cho Công ty L. đòi nợ. Công ty L. được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đòi nợ và có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng. Theo hợp đồng thì Công ty L. chỉ đại diện cho ông N. đòi nợ mà không ủy quyền hay yêu cầu có hành vi trái pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông G. Trong quá trình đòi nợ, ông N. không gặp gỡ, nói chuyện với ông G. nên việc ông G. khởi kiện là không có cơ sở. Đại diện của Công ty L. thì trình bày để thực hiện hợp đồng với ông N. thì đã cử đội nghiệp vụ thu nợ gồm sáu nhân viên thực hiện. Công ty cũng quy định đội nghiệp vụ chỉ được thực hiện thu hồi nợ theo quy định, nếu vi phạm phải tự chịu trách nhiệm. Đội nghiệp vụ đã đến nhà ông G. để thu hồi nợ, ngày 1-3-2016 thông qua công ty ông G. đã trả cho ông N. 186 triệu đồng. Hai bên có lập biên bản về việc ông G. đã trả ông N. số tiền là hơn 13 tỉ đồng theo ba giấy mượn tiền các ngày 8-5, 17-6 và 6-8-2010. theo hợp đồng dịch vụ thu hồi nợ thì số tiền ông N. ủy quyền cho Công ty L. thu hồi là hơn 21 tỉ đồng nên đội nghiệp vụ thu nợ đã đến nhà ông G. yêu cầu trả. Công ty L. có nhận được thông báo của văn phòng luật sư xác định đã hết thời hiệu khởi kiện đối với phần tiền lãi nhưng đây chỉ là ý kiến của phía khách nợ. Vì thế Công ty L. vẫn tiếp tục đòi nợ cho ông N. Ngày 20-9-2016, Công ty L. và ông N. đã ký biên bản thanh lý hợp đồng và công ty đã gửi thông báo cho ông G. và công an phường. Đại diện Công ty L. cho rằng nhân viên của mình không đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông G. Người của công ty cũng không tạt sơn vào nhà, vào xe của mẹ ông G. như ông G. đã trình bày. Do đó, công ty không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông G. Xử sơ thẩm mới đây, TAND quận Bình Thạnh đã tuyên bác yêu cầu của ông G. vì không có căn cứ để xác định Công ty L. khi thực hiện đòi nợ đã có những hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của ông. Nguồn: Pháp luật Tp.HCM