Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu?
Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu? Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng là gì? Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu? Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 9 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định mức tạm ứng hợp đồng thi công hiện nay như sau: Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau: (1) Đối với hợp đồng tư vấn: - 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng. - 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng. Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết. (2) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình: - 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng. - 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng. - 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng. (3) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng. Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a, b, c khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng. Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết. Lưu ý: Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng là gì? Theo khoản 1 Điều 139 Luật Xây dựng 2014 quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau: Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng; - Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận. Trân trọng!
Trường hợp nào được tăng giá trị tạm ứng hợp đồng thi công lên 50%?
Tạm ứng là khoản tiền được ứng trước để chi trả thực hiện công việc nhằm phục vụ bước đầu hợp đồng. Vậy nhà thầu có được tăng giá trị tạm ứng hợp đồng thi công lên 50% 1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP) quy định tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. 2. Khi nào nhà thầu được tạm ứng tiền thực hiện hợp đồng? Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP). Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận. Đồng thời, mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất. 3. Các mức tạm ứng tối đa đối với hợp đồng thi công là bao nhiêu? Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP) thì mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau: - Đối với hợp đồng tư vấn: + 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng. + 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng. - Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình: + 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng. + 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng. + 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng. - Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng. - Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại Điểm a, b, c Khoản này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng. - Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết. - Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết. Lưu ý: Bên nhận thầu phải sử dụng tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký. Như vậy, hợp đồng thi công xây dựng được tạm ứng hợp đồng tối đa không quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.
Tạm ứng hợp đồng có phải xuất hóa đơn không?
Về vấn đề xuất hóa đơn đối với tiền đặt cọc/ tạm ứng anh có thể tham khảo hướng dẫn tại Công văn 75543/CT-TTHT, Công văn 609/CT-TTHT năm 2016,Công văn 13675/BTC-CST. Theo như hướng dẫn trên thì có thể chia hai trường hợp như sau: Trường hợp Công ty thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì Công ty phải lập hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền (Nghĩa là trường hợp nhận tiền thanh toán trước một phần giá trị hợp đồng thì phải xuất hóa đơn). Trường hợp Công ty nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì Công ty chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (Việc nhận tiền tạm ứng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì sẽ không cần phải xuất hóa đơn).
Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu?
Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu? Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng là gì? Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng mới nhất 2024 là bao nhiêu? Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 9 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định mức tạm ứng hợp đồng thi công hiện nay như sau: Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau: (1) Đối với hợp đồng tư vấn: - 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng. - 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng. Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết. (2) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình: - 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng. - 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng. - 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng. (3) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng. Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a, b, c khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng. Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết. Lưu ý: Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng là gì? Theo khoản 1 Điều 139 Luật Xây dựng 2014 quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau: Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng; - Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận. Trân trọng!
Trường hợp nào được tăng giá trị tạm ứng hợp đồng thi công lên 50%?
Tạm ứng là khoản tiền được ứng trước để chi trả thực hiện công việc nhằm phục vụ bước đầu hợp đồng. Vậy nhà thầu có được tăng giá trị tạm ứng hợp đồng thi công lên 50% 1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP) quy định tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. 2. Khi nào nhà thầu được tạm ứng tiền thực hiện hợp đồng? Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP). Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận. Đồng thời, mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất. 3. Các mức tạm ứng tối đa đối với hợp đồng thi công là bao nhiêu? Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP) thì mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau: - Đối với hợp đồng tư vấn: + 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng. + 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng. - Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình: + 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng. + 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng. + 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng. - Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng. - Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại Điểm a, b, c Khoản này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng. - Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết. - Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết. Lưu ý: Bên nhận thầu phải sử dụng tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký. Như vậy, hợp đồng thi công xây dựng được tạm ứng hợp đồng tối đa không quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.
Tạm ứng hợp đồng có phải xuất hóa đơn không?
Về vấn đề xuất hóa đơn đối với tiền đặt cọc/ tạm ứng anh có thể tham khảo hướng dẫn tại Công văn 75543/CT-TTHT, Công văn 609/CT-TTHT năm 2016,Công văn 13675/BTC-CST. Theo như hướng dẫn trên thì có thể chia hai trường hợp như sau: Trường hợp Công ty thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì Công ty phải lập hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền (Nghĩa là trường hợp nhận tiền thanh toán trước một phần giá trị hợp đồng thì phải xuất hóa đơn). Trường hợp Công ty nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì Công ty chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (Việc nhận tiền tạm ứng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì sẽ không cần phải xuất hóa đơn).