Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm nồng độ cồn còn có thể bị tạm giữ phương tiện. Khi đến cơ quan giải quyết thì ngoài việc đóng tiền phạt, người vi phạm còn phải trả thêm khoản phí nào? Mọi mức phạt vi phạm nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ phương tiện Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: - Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 100/2019/NĐ-CP: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; + Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8; + Khoản 9 Điều 11; + Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16; + Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17; + Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19; + Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; + Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30; + Điểm b khoản 5 Điều 33. - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Như vậy, đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt và cả sau khi ra quyết định xử phạt để đảm bảo thi hành quyết định. Xem thêm: Tổng hợp mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau: - Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP; - Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ; - Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Như vậy, khi người vi phạm nồng độ cồn đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ thì phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Chi phí tạm giữ xe vi phạm giao thông 2024 ở thành phố Hồ Chí Minh Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông khác nhau do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó quy định. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định 35/2018/QĐ-UBND, mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông được quy định như sau: - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với quận 1, quận 3, quận 5: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/4 giờ/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/4 giờ/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa 02 giờ đầu đồng/xe/02giờ/lượt 35.000 Các giờ tiếp theo đồng/xe/01giờ/lượt 20.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở >1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với các khu vực còn lại, gồm các quận, huyện còn lại: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 35.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 2.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở > 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Đồng thời, các mức giá quy định trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
CSGT có được bất ngờ kiểm tra nồng độ cồn và mang xe của người vi phạm về trụ sở không?
Khi người dân đang lưu thông trên đường thì CSGT có được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, phát hiện vi phạm mang xe của người vi phạm về trụ sở không? Hiệu lệnh dừng phương tiện trong trường hợp này được quy định thế nào? CSGT có được bất ngờ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn không? Theo Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát tại trường hợp này như sau: - Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; Kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ. - Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định. - Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định. Theo đó, Khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về tuần tra, kiểm soát cơ động như sau: Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định. Như vậy, nếu kế hoạch tuần tra đã được duyệt thì khi đang tuần tra, kiểm soát cơ động, dù không trực tiếp chứng kiến vi phạm xảy ra nhưng CSGT hoàn toàn có quyền yêu cầu dừng phương tiện và sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy thổi nồng độ cồn) để phát hiện vi phạm. Khi yêu cầu dừng phương tiện CSGT phải dùng hiệu lệnh gì? Theo Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang tuần tra, kiểm soát cơ động như sau: - Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau: + Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; + Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn. - Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động: + Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát: Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; Sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông; + Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; Hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định cùng chiều và ở phía trước. Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông. Như vậy, khi đang tiến hành tuần tra, kiểm soát cơ động thì CSGT phải thực hiện các hiệu lệnh theo quy định để yêu cầu dừng xe. CSGT có được tự ý mang xe của người vi phạm về trụ sở không? Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: - Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 100/2019/NĐ-CP: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; Theo đó, CSGT được quyền tạm giữ phương tiện vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 có quy định: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Như vậy, mặc dù khi phát hiện vi phạm nồng độ cồn thì CSGT được quyền mang xe của người vi phạm về trụ sở để tạm giữ trước khi ra quyết định xử phạt nhưng việc mang xe này phải được lập biên bản. CSGT không được tự ý mang phương tiện vi phạm về trụ sở mà không có biên bản.
Bộ Công an trả lời về những trường hợp bị tạm giữ phương tiện khi vi phạm giao thông
Một số người dân thắc mắc về vấn đề tạm giữ phương tiện khi vi phạm giao thông. Trường hợp dừng xe do lỗi không xi nhan khi rẽ trái, đến khi lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ phát hiện không đem thì tạm giữ xe. Trong trường hợp này, CSGT đã làm đúng hay không? Về những trường hợp vi phạm giao thông mà bị tạm giữ phương tiện, Bộ Công an cho biết như sau: - Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bị tạm giữ phương tiện được quy định cụ thể tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ), như sau: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; + Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8; + Khoản 9 Điều 11; + Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16; + Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17; + Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19; + Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; + Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30; + Điểm b khoản 5 Điều 33.”; - Đối với trường hợp tạm giữ phương tiện bạn đọc nêu ra, khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, người có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tạm giữ phương tiện theo quy định. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Xe gắn bánh căm nếu bị CSGT bắt có bị giữ phương tiện không?
Cho em hỏi nếu xe em gắn bánh căm nếu bị CSGT bắt có bị giữ phương tiện ko ạ?
Mất biên bản tạm giữ phương tiện thì có lấy xe được không?
Hôm 07/11/2020, mình có bị csgt xử phạt do lái xe không gương chiếu hậu, chưa có GPLX và lái xe chưa đủ tuổi. CSGT lập biên bản giao cho mình 2 tờ biên bản gồm: Biên bản xử phạt vi phạm giao thông và biên bản tạm giữ phương tiện. Do sơ ý mình làm mất biên bản tạm giữ phương tiện thì có lấy xe được không ạ ?
Khác biệt giữa tạm giữ và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
Tạm giữ và tịch thu phương tiện VPHC Ngoài việc tịch thu là không trả lại và tạm giữ là có thể được trả lại thì giữa 2 khái niệm này còn gì khác nhau không? Mời bạn đọc tham khảo bảng dưới đây. Tạm giữ phương tiện Tịch thu phương tiện Định nghĩa Là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữ lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong một thời gian nhất định. Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Căn cứ áp dụng - Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. - Để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt - Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Tính chất Là biện pháp để bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Là biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hệ quả Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được đem bán đấu giá hoặc: + Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý + Chuyển cho cơ quan được giao quản lý nếu là giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan. + Giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu là ma túy, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc các vật có giá trị văn hóa, lịch sử, cổ vật. + Lập biên bản xử lý nếu không có giá trị sử dụng. Căn cứ: - Điều 26; Khoản 1 Điều 82; Khoản 1, 3 Điều 125; Khoản 1 Điều 126, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 - Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP Mời bạn đọc cùng đóng góp bổ sung và đặt câu hỏi!
Công an thuộc cấp nào được quyền tạm giữ xe?
Một trong những hình thức xử phạt khi vi phạm luật giao thông là “tạm giữ phương tiện”. Biện pháp này thậm chí còn có tính răn đe mạnh hơn là nộp phạt, tuy vậy nhiều người vẫn nhầm lẫn về thẩm quyền áp dụng “tạm giữ phương tiện”. Khi nào bạn bị tạm giữ phương tiện? Theo quy định của Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tạm giữ xe được hiểu là tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính. Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết sau: (1) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. (2) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. (3) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong. Tuy nhiên, trường hợp cần áp dụng phải tuân thủ thứ tự tạm giữ như sau: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Riêng đối với các vi phạm hành chính về giao thông, cụ thể những hành vi sẽ bị tạm giữ xe ngay được thống kê TẠI ĐÂY Những ai sẽ có quyền ra quyết định xử phạt bằng hình thức này? Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ đồng thời có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. (Khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính) Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 76 quy định về thẩm quyền của các chiến sĩ Công an như sau: 1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền Ngoài ra, những người cũng có thẩm quyền trong việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm giao thông quy định tại Điều này là Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Như vậy, cấp bậc thấp nhất có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạm tạm giữ phương tiện là Trường Công an cấp xã (tức trưởng công an phường) và Trưởng đồn Công an. Nếu người dân bị áp dụng hình thức xử phạt này, nên yêu cầu người xử phạt xuất trình giấy tờ về cấp bậc, chức vụ để chắc chắn mình không bị xử phạt sai quy định.
Chạy ô tô sử dụng ma túy có bị tạm giữ phương tiện không?
Tôi là người cho thuê xe ô tô du lịch.Vừa rồi con trai tôi chạy điều khiển xe innova bảy chỗ, lúc đó trong người cháu có dương tính với ma túy. Sau khi bị công an kiểm tra thì các đồng chí này lập biên bản xử phạt con tôi 35 triệu và tước bằng lái của nó tận 02 năm, ngoài ra còn lấy luôn xe làm ăn của tôi.. Anh chị cho tôi hỏi trường hợp này thì họ lập biên bản và xử phạt như vậy là có đúng quy định của pháp luật không? tôi cảm ơn. Theo quy định tại Điểm c Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy Căn cứ Điểm h Khoản 11 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng và Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt con bạn 35.000.000 đồng và tước bằng lái 24 tháng và tạm giữ xe bảy ngày là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật.
Có bằng c chạy được xe máy trên 175cm3 không?
Chào anh chị. Em đã có bằng xe tải hạng c thì em có được lấy bằng này chạy xe phân khối lớn không? mong anh chị tư vấn ạ. Theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức: - Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này bạn có thể bị xử phạt ở mức 3.500.000 đồng ngoài ra còn có thể bị tạm giữ phương tiện tối đa lên đến 7 ngày bạn nhé.
Từ 01/05/2020: Sửa đổi điều kiện để cá nhân vi phạm giao thông có thể tự giữ phương tiện vi phạm
Đây là nội dung được sửa đổi tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2020. Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau thì có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính giao thông tự giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ trong trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định XPVPHC (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 1), cụ thể như sau: - Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện. - Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện. Như vậy so với quy định hiện hành, Nghị định 31/2020/NĐ-CP đã có sự linh hoạt hơn, cụ thể: - Đối với cá nhân vi phạm, thay thế cụm từ phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú bằng cụm từ có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú, việc xuất trình sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú sẽ được bổ sung vào hồ sơ đề nghị được tự bảo quản phương tiện của cá nhân vi phạm. - Đối với tổ chức vi phạm, vẫn yêu cầu việc chứng minh có địa chỉ hoạt động rõ ràng, cụ thể nhưng không yêu cầu phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận nữa. *Trình tự, thủ tục để tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm khi đáp ứng đủ điều kiện như sau: - Các loại giấy tờ cần chuẩn bị: + Tổ chức, cá nhân làm đơn gửi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện cho cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phương tiện (phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, thông tin về phương tiện vi phạm và nêu rõ nơi sẽ bảo quản phương tiện vi phạm) + Bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao có bản chính đối chiếu đối với Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc CMND/CCCD/Số định danh cá nhân + Đối với tổ chức vi phạm phải kèm theo giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi trụ sở hoạt động - Thời hạn giải quyết: 02 ngày (đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì là 03 ngày) - Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, các nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do *Lưu ý: Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ, tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm thig KHÔNG được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm Nghị định 31/2020/NĐ-CP khi có hiệu lực sẽ bãi bỏ khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 19 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu theo TTHC.
Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm nồng độ cồn còn có thể bị tạm giữ phương tiện. Khi đến cơ quan giải quyết thì ngoài việc đóng tiền phạt, người vi phạm còn phải trả thêm khoản phí nào? Mọi mức phạt vi phạm nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ phương tiện Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: - Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 100/2019/NĐ-CP: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; + Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8; + Khoản 9 Điều 11; + Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16; + Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17; + Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19; + Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; + Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30; + Điểm b khoản 5 Điều 33. - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Như vậy, đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn thì người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt và cả sau khi ra quyết định xử phạt để đảm bảo thi hành quyết định. Xem thêm: Tổng hợp mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe ô tô, xe máy, xe đạp Khoản phí phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau: - Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP; - Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ; - Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Như vậy, khi người vi phạm nồng độ cồn đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ thì phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ. Chi phí tạm giữ xe vi phạm giao thông 2024 ở thành phố Hồ Chí Minh Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông khác nhau do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó quy định. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định 35/2018/QĐ-UBND, mức phí tạm giữ xe vi phạm giao thông được quy định như sau: - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với quận 1, quận 3, quận 5: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/4 giờ/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/4 giờ/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa 02 giờ đầu đồng/xe/02giờ/lượt 35.000 Các giờ tiếp theo đồng/xe/01giờ/lượt 20.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở >1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) - Mức giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đối với các khu vực còn lại, gồm các quận, huyện còn lại: + Xe đạp (kể cả xe đạp điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 2.000 Đêm đồng/xe/lượt 4.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 100.000 + Xe máy (kể cả xe máy điện): Thời gian Đơn vị tính Mức giá tối đa Ngày đồng/xe/lượt 6.000 Đêm đồng/xe/lượt 9.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 310.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) + Xe ô tô: Xe ô tô đến 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở ≤ 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 35.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 2.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở > 1,5 tấn: Nội dung Đơn vị tính Mức giá tối đa Đơn giá theo lượt đồng/xe/4giờ/lượt 100.000 Đơn giá theo tháng đồng/xe/tháng 5.000.000 (Ghi chú: quá thời gian 4 giờ thu theo các lượt 4 giờ tiếp theo) Đồng thời, các mức giá quy định trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
CSGT có được bất ngờ kiểm tra nồng độ cồn và mang xe của người vi phạm về trụ sở không?
Khi người dân đang lưu thông trên đường thì CSGT có được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, phát hiện vi phạm mang xe của người vi phạm về trụ sở không? Hiệu lệnh dừng phương tiện trong trường hợp này được quy định thế nào? CSGT có được bất ngờ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn không? Theo Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát tại trường hợp này như sau: - Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; Kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ. - Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định. - Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định. Theo đó, Khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về tuần tra, kiểm soát cơ động như sau: Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định. Như vậy, nếu kế hoạch tuần tra đã được duyệt thì khi đang tuần tra, kiểm soát cơ động, dù không trực tiếp chứng kiến vi phạm xảy ra nhưng CSGT hoàn toàn có quyền yêu cầu dừng phương tiện và sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy thổi nồng độ cồn) để phát hiện vi phạm. Khi yêu cầu dừng phương tiện CSGT phải dùng hiệu lệnh gì? Theo Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang tuần tra, kiểm soát cơ động như sau: - Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau: + Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; + Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn. - Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động: + Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát: Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; Sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông; + Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; Hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định cùng chiều và ở phía trước. Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông. Như vậy, khi đang tiến hành tuần tra, kiểm soát cơ động thì CSGT phải thực hiện các hiệu lệnh theo quy định để yêu cầu dừng xe. CSGT có được tự ý mang xe của người vi phạm về trụ sở không? Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: - Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 100/2019/NĐ-CP: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; Theo đó, CSGT được quyền tạm giữ phương tiện vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 có quy định: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Như vậy, mặc dù khi phát hiện vi phạm nồng độ cồn thì CSGT được quyền mang xe của người vi phạm về trụ sở để tạm giữ trước khi ra quyết định xử phạt nhưng việc mang xe này phải được lập biên bản. CSGT không được tự ý mang phương tiện vi phạm về trụ sở mà không có biên bản.
Bộ Công an trả lời về những trường hợp bị tạm giữ phương tiện khi vi phạm giao thông
Một số người dân thắc mắc về vấn đề tạm giữ phương tiện khi vi phạm giao thông. Trường hợp dừng xe do lỗi không xi nhan khi rẽ trái, đến khi lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ phát hiện không đem thì tạm giữ xe. Trong trường hợp này, CSGT đã làm đúng hay không? Về những trường hợp vi phạm giao thông mà bị tạm giữ phương tiện, Bộ Công an cho biết như sau: - Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bị tạm giữ phương tiện được quy định cụ thể tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ), như sau: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây: + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5; + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6; + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7; + Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8; + Khoản 9 Điều 11; + Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16; + Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17; + Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19; + Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; + Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30; + Điểm b khoản 5 Điều 33.”; - Đối với trường hợp tạm giữ phương tiện bạn đọc nêu ra, khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, người có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tạm giữ phương tiện theo quy định. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Xe gắn bánh căm nếu bị CSGT bắt có bị giữ phương tiện không?
Cho em hỏi nếu xe em gắn bánh căm nếu bị CSGT bắt có bị giữ phương tiện ko ạ?
Mất biên bản tạm giữ phương tiện thì có lấy xe được không?
Hôm 07/11/2020, mình có bị csgt xử phạt do lái xe không gương chiếu hậu, chưa có GPLX và lái xe chưa đủ tuổi. CSGT lập biên bản giao cho mình 2 tờ biên bản gồm: Biên bản xử phạt vi phạm giao thông và biên bản tạm giữ phương tiện. Do sơ ý mình làm mất biên bản tạm giữ phương tiện thì có lấy xe được không ạ ?
Khác biệt giữa tạm giữ và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính
Tạm giữ và tịch thu phương tiện VPHC Ngoài việc tịch thu là không trả lại và tạm giữ là có thể được trả lại thì giữa 2 khái niệm này còn gì khác nhau không? Mời bạn đọc tham khảo bảng dưới đây. Tạm giữ phương tiện Tịch thu phương tiện Định nghĩa Là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữ lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong một thời gian nhất định. Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Căn cứ áp dụng - Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. - Để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt - Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội - Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Tính chất Là biện pháp để bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Là biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hệ quả Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được đem bán đấu giá hoặc: + Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý + Chuyển cho cơ quan được giao quản lý nếu là giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan. + Giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nếu là ma túy, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hoặc các vật có giá trị văn hóa, lịch sử, cổ vật. + Lập biên bản xử lý nếu không có giá trị sử dụng. Căn cứ: - Điều 26; Khoản 1 Điều 82; Khoản 1, 3 Điều 125; Khoản 1 Điều 126, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 - Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP Mời bạn đọc cùng đóng góp bổ sung và đặt câu hỏi!
Công an thuộc cấp nào được quyền tạm giữ xe?
Một trong những hình thức xử phạt khi vi phạm luật giao thông là “tạm giữ phương tiện”. Biện pháp này thậm chí còn có tính răn đe mạnh hơn là nộp phạt, tuy vậy nhiều người vẫn nhầm lẫn về thẩm quyền áp dụng “tạm giữ phương tiện”. Khi nào bạn bị tạm giữ phương tiện? Theo quy định của Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tạm giữ xe được hiểu là tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính. Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết sau: (1) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. (2) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. (3) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong. Tuy nhiên, trường hợp cần áp dụng phải tuân thủ thứ tự tạm giữ như sau: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Riêng đối với các vi phạm hành chính về giao thông, cụ thể những hành vi sẽ bị tạm giữ xe ngay được thống kê TẠI ĐÂY Những ai sẽ có quyền ra quyết định xử phạt bằng hình thức này? Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ đồng thời có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. (Khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính) Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 76 quy định về thẩm quyền của các chiến sĩ Công an như sau: 1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền: - Phạt cảnh cáo - Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền Ngoài ra, những người cũng có thẩm quyền trong việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm giao thông quy định tại Điều này là Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Như vậy, cấp bậc thấp nhất có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạm tạm giữ phương tiện là Trường Công an cấp xã (tức trưởng công an phường) và Trưởng đồn Công an. Nếu người dân bị áp dụng hình thức xử phạt này, nên yêu cầu người xử phạt xuất trình giấy tờ về cấp bậc, chức vụ để chắc chắn mình không bị xử phạt sai quy định.
Chạy ô tô sử dụng ma túy có bị tạm giữ phương tiện không?
Tôi là người cho thuê xe ô tô du lịch.Vừa rồi con trai tôi chạy điều khiển xe innova bảy chỗ, lúc đó trong người cháu có dương tính với ma túy. Sau khi bị công an kiểm tra thì các đồng chí này lập biên bản xử phạt con tôi 35 triệu và tước bằng lái của nó tận 02 năm, ngoài ra còn lấy luôn xe làm ăn của tôi.. Anh chị cho tôi hỏi trường hợp này thì họ lập biên bản và xử phạt như vậy là có đúng quy định của pháp luật không? tôi cảm ơn. Theo quy định tại Điểm c Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy Căn cứ Điểm h Khoản 11 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng và Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt con bạn 35.000.000 đồng và tước bằng lái 24 tháng và tạm giữ xe bảy ngày là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật.
Có bằng c chạy được xe máy trên 175cm3 không?
Chào anh chị. Em đã có bằng xe tải hạng c thì em có được lấy bằng này chạy xe phân khối lớn không? mong anh chị tư vấn ạ. Theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức: - Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này bạn có thể bị xử phạt ở mức 3.500.000 đồng ngoài ra còn có thể bị tạm giữ phương tiện tối đa lên đến 7 ngày bạn nhé.
Từ 01/05/2020: Sửa đổi điều kiện để cá nhân vi phạm giao thông có thể tự giữ phương tiện vi phạm
Đây là nội dung được sửa đổi tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2020. Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau thì có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính giao thông tự giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ trong trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định XPVPHC (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 1), cụ thể như sau: - Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện. - Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện. Như vậy so với quy định hiện hành, Nghị định 31/2020/NĐ-CP đã có sự linh hoạt hơn, cụ thể: - Đối với cá nhân vi phạm, thay thế cụm từ phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú bằng cụm từ có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú, việc xuất trình sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú sẽ được bổ sung vào hồ sơ đề nghị được tự bảo quản phương tiện của cá nhân vi phạm. - Đối với tổ chức vi phạm, vẫn yêu cầu việc chứng minh có địa chỉ hoạt động rõ ràng, cụ thể nhưng không yêu cầu phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận nữa. *Trình tự, thủ tục để tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm khi đáp ứng đủ điều kiện như sau: - Các loại giấy tờ cần chuẩn bị: + Tổ chức, cá nhân làm đơn gửi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện cho cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phương tiện (phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, thông tin về phương tiện vi phạm và nêu rõ nơi sẽ bảo quản phương tiện vi phạm) + Bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao có bản chính đối chiếu đối với Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc CMND/CCCD/Số định danh cá nhân + Đối với tổ chức vi phạm phải kèm theo giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi trụ sở hoạt động - Thời hạn giải quyết: 02 ngày (đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì là 03 ngày) - Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, các nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do *Lưu ý: Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ, tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm thig KHÔNG được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm Nghị định 31/2020/NĐ-CP khi có hiệu lực sẽ bãi bỏ khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 19 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu theo TTHC.