Có được điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ bằng lái trên VNeID không?
Nhiều người thắc mắc trong thời gian bị CSGT tạm giữ bằng lái thì không được điều khiển xe tham gia giao thông không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Tạm giữ, tước bằng lái xe trên ứng dụng VNeID từ ngày 01/7/2024 Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA đã sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, kể từ ngày 01/7/2024, người dân có thể xuất trình bằng lái xe đã được tích hợp trên Ứng dụng VNeID khi lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra thông tin giấy tờ. Trong trường hợp người dân xuất trình bằng lái bản cứng, lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra bản cứng và sau đó đối chiếu với thông tin có trên cơ sở dữ liệu. Theo đó, khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 21 và điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định, lực lượng chức năng được tạm giữ, tước GPLX trên môi trường điện tử. Người có thẩm quyền xử phạt cập nhật thông tin về việc tạm giữ GPLX lên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với VNeID để người vi phạm biết được thông tin GPLX đang bị tạm giữ. Vì vậy, khi bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng của người vi phạm cũng sẽ bị mất giá trị sử dụng. (2) Có được điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ bằng lái trên VNeID? Trong cuộc sống hiện đại, việc điều khiển phương tiện giao thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, việc bị tạm giữ giấy phép lái xe do vi phạm giao thông hay các lý do khác có thể gây ra nhiều băn khoăn cho người lái. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu có được phép điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ bằng lái trên VNeID hay không, vì nhiều người cho rằng trong người không có bằng lái thì không được phép điều khiển xe tham gia giao thông. Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xác minh các tình tiết liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan đến người vi phạm. Nếu người vi phạm không đến giải quyết vụ việc trong thời hạn quy định và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện, họ sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ. Như vậy, nếu giấy tờ bị tạm giữ và người vi phạm không đến giải quyết vụ việc trong thời hạn ghi trong biên bản vi phạm, nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc tham gia giao thông, họ sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ. Điều này đồng nghĩa với việc, người vi phạm giao thông bị tạm giữ giấy phép lái xe trên VNeID vẫn được điều khiển xe phù hợp với loại bằng lái bị tạm giữ, tuy nhiên khi tham gia giao thông cần lưu ý mang theo biên nhận về việc bị tạm giữ giấy tờ để xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ. (3) Cách kiểm tra bằng lái xe bị tước hoặc tạm giữ trên VNeID Khi bị CSGT áp dụng hình thức xử phạt tước hoặc tạm giữ bằng lái xe, người dân có thể xem thông tin về việc tạm giữ bằng lái thông qua ứng dụng VNeID. Theo đó, người dân có thể xem và kiểm tra lại thông tin về quyết định xử phạt, thời gian hẹn trả lại giấy tờ trên ứng dụng VNeID bằng các bước sau: Bước 1: Truy cập ứng dụng VNeID - Tải và cài đăng ứng dụng VNeID - Đăng nhập tài khoản vào ứng dụng; đăng ký tài khoản nếu chưa có tài khoản Bước 2: Tại góc dưới của màn hình trang chủ tài khoản định danh điện tử mức 02 nhấn chọn “Ví giấy tờ” Bước 3: Xác thực passcode, vân tay Bước 4: Chọn “Giấy phép lái xe” để xem bằng lái đã xác thực và đang bị tạm giữ Khi kiểm tra bằng lái xe bị tước hoặc tạm giữ trên ứng dụng VNeID, người dân sẽ được cung cấp các thông tin về biên bản, quyết định xử phạt của người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, thời gian trả lại giấy tờ được thực hiện theo biểu mẫu quy định của pháp luật.
Có thể tạm giữ bằng lái trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi lái xe?
Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: "Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ ... 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;" Theo đó, đối với trường hợp người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Liên quan đến vấn đề tạm giữ giấy phép lái xe khi vi phạm giao thông tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau: "Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây: ... c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này. ... 6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này." Như vậy, trường hợp người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt còn có thể giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm. Khi bị tạm giữ giấy tờ nếu quá hạn đến lấy giấy phép lái xe và người vi phạm không đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Trường hợp vẫn trong thời hạn hẹn để giải quyết vi phạm trong biên bản thì vẫn được điều khiển xe (không bị xử phạt).
Đi xe máy không có gương chiếu hậu có bị tạm giữ bằng lái không?
Chào anh chị, hôm qua em đi đường thì bị giao thông hàng xanh chặn lại và xử phạt lỗi không có gương chiếu hậu, họ nói lỗi này phạt tại chỗ bảo em đưa 150.000 rồi đi. Nhưng do em không đủ tiền nên em năn nỉ họ thì họ bảo em đưa bằng lái rồi họ bảo mai đem tiền qua nộp phạt rồi lấy bằng về. Anh chị cho em hỏi lỗi không có gương của em có tạm giữ bằng không ạ. Theo quy định tạiĐiểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn 150.000 đồng về lỗi không gương chiếu hậu là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên đối với lỗi này thì không thuộc trường hợp tạm giữ bằng lái theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân bạn bị giữ bằng là vì bạn chưa có tiền nộp phạt việc giữ bằng lái của bạn là nhằm mục đích đảm bảo bạn liên hệ nộp phạt chứ không phải nhằm mục đích tước hoặc tạm giữ bằng lái của bạn.
Có được điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ bằng lái trên VNeID không?
Nhiều người thắc mắc trong thời gian bị CSGT tạm giữ bằng lái thì không được điều khiển xe tham gia giao thông không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Tạm giữ, tước bằng lái xe trên ứng dụng VNeID từ ngày 01/7/2024 Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA đã sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, kể từ ngày 01/7/2024, người dân có thể xuất trình bằng lái xe đã được tích hợp trên Ứng dụng VNeID khi lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra thông tin giấy tờ. Trong trường hợp người dân xuất trình bằng lái bản cứng, lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra bản cứng và sau đó đối chiếu với thông tin có trên cơ sở dữ liệu. Theo đó, khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 21 và điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định, lực lượng chức năng được tạm giữ, tước GPLX trên môi trường điện tử. Người có thẩm quyền xử phạt cập nhật thông tin về việc tạm giữ GPLX lên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với VNeID để người vi phạm biết được thông tin GPLX đang bị tạm giữ. Vì vậy, khi bị tước GPLX trên VNeID thì bằng lái cứng của người vi phạm cũng sẽ bị mất giá trị sử dụng. (2) Có được điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ bằng lái trên VNeID? Trong cuộc sống hiện đại, việc điều khiển phương tiện giao thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, việc bị tạm giữ giấy phép lái xe do vi phạm giao thông hay các lý do khác có thể gây ra nhiều băn khoăn cho người lái. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu có được phép điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ bằng lái trên VNeID hay không, vì nhiều người cho rằng trong người không có bằng lái thì không được phép điều khiển xe tham gia giao thông. Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xác minh các tình tiết liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể tạm giữ phương tiện và giấy tờ liên quan đến người vi phạm. Nếu người vi phạm không đến giải quyết vụ việc trong thời hạn quy định và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện, họ sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ. Như vậy, nếu giấy tờ bị tạm giữ và người vi phạm không đến giải quyết vụ việc trong thời hạn ghi trong biên bản vi phạm, nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc tham gia giao thông, họ sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ. Điều này đồng nghĩa với việc, người vi phạm giao thông bị tạm giữ giấy phép lái xe trên VNeID vẫn được điều khiển xe phù hợp với loại bằng lái bị tạm giữ, tuy nhiên khi tham gia giao thông cần lưu ý mang theo biên nhận về việc bị tạm giữ giấy tờ để xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ. (3) Cách kiểm tra bằng lái xe bị tước hoặc tạm giữ trên VNeID Khi bị CSGT áp dụng hình thức xử phạt tước hoặc tạm giữ bằng lái xe, người dân có thể xem thông tin về việc tạm giữ bằng lái thông qua ứng dụng VNeID. Theo đó, người dân có thể xem và kiểm tra lại thông tin về quyết định xử phạt, thời gian hẹn trả lại giấy tờ trên ứng dụng VNeID bằng các bước sau: Bước 1: Truy cập ứng dụng VNeID - Tải và cài đăng ứng dụng VNeID - Đăng nhập tài khoản vào ứng dụng; đăng ký tài khoản nếu chưa có tài khoản Bước 2: Tại góc dưới của màn hình trang chủ tài khoản định danh điện tử mức 02 nhấn chọn “Ví giấy tờ” Bước 3: Xác thực passcode, vân tay Bước 4: Chọn “Giấy phép lái xe” để xem bằng lái đã xác thực và đang bị tạm giữ Khi kiểm tra bằng lái xe bị tước hoặc tạm giữ trên ứng dụng VNeID, người dân sẽ được cung cấp các thông tin về biên bản, quyết định xử phạt của người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, thời gian trả lại giấy tờ được thực hiện theo biểu mẫu quy định của pháp luật.
Có thể tạm giữ bằng lái trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi lái xe?
Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: "Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ ... 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;" Theo đó, đối với trường hợp người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Liên quan đến vấn đề tạm giữ giấy phép lái xe khi vi phạm giao thông tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau: "Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây: ... c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này. ... 6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này." Như vậy, trường hợp người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt còn có thể giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm. Khi bị tạm giữ giấy tờ nếu quá hạn đến lấy giấy phép lái xe và người vi phạm không đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Trường hợp vẫn trong thời hạn hẹn để giải quyết vi phạm trong biên bản thì vẫn được điều khiển xe (không bị xử phạt).
Đi xe máy không có gương chiếu hậu có bị tạm giữ bằng lái không?
Chào anh chị, hôm qua em đi đường thì bị giao thông hàng xanh chặn lại và xử phạt lỗi không có gương chiếu hậu, họ nói lỗi này phạt tại chỗ bảo em đưa 150.000 rồi đi. Nhưng do em không đủ tiền nên em năn nỉ họ thì họ bảo em đưa bằng lái rồi họ bảo mai đem tiền qua nộp phạt rồi lấy bằng về. Anh chị cho em hỏi lỗi không có gương của em có tạm giữ bằng không ạ. Theo quy định tạiĐiểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn 150.000 đồng về lỗi không gương chiếu hậu là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên đối với lỗi này thì không thuộc trường hợp tạm giữ bằng lái theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân bạn bị giữ bằng là vì bạn chưa có tiền nộp phạt việc giữ bằng lái của bạn là nhằm mục đích đảm bảo bạn liên hệ nộp phạt chứ không phải nhằm mục đích tước hoặc tạm giữ bằng lái của bạn.