Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Xem màu sắc hợp với bản mệnh là một trong những quan niệm dân gian, khi chọn được màu sắc phù hợp thì công việc cũng sẽ thuận lợi. Bài viết sau đây sẽ liệt kê các màu sắc hợp và khắc của mệnh kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan thế nào? Xem thêm: Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? (1) Mệnh Kim - Màu bản mệnh: Màu trắng - Màu hợp (màu tương sinh): Theo Ngũ hành, “Thổ sinh Kim” (đất bao bọc và nuôi dưỡng kim loại) nên những màu sắc của mệnh Thổ như màu vàng, màu nâu sẽ tương hợp với người mệnh Kim. - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Hỏa khắc Kim” nên người mệnh Kim cần tránh những màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím. (2) Mệnh Mộc - Màu bản mệnh: Màu xanh lá, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh lá, xanh biển và màu nâu - Màu khắc (màu tương khắc: Người mệnh Mộc cần tránh các màu trắng, bạc, kem thuộc hành Kim. (3) Mệnh Thuỷ - Màu bản mệnh: Màu đen, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Người mang mệnh Thủy hợp với các tông màu trắng, những sắc ánh kim, màu đen huyền bí. - Màu khắc (màu tương khắc: “Thổ khắc Thuỷ” nên người mệnh Thủy cần tránh các màu nâu đất, nâu nhạt, xanh lá cây (vì quan niệm đất, cây hút nước). Ngoài ra, còn có các màu đỏ, cam, tím của mệnh Hỏa cũng tương khắc với mệnh Thủy. (4) Mệnh Hoả - Màu bản mệnh: Màu đỏ, cam, tím. - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh, nâu, vàng của Mộc (vì Mộc sinh ra Hỏa - Gỗ cháy thành lửa) - Màu khắc (màu tương khắc: “Hoả khắc Thuỷ” nên mệnh Hoả cần tránh màu đen, màu xanh biển sẫm (5) Mệnh Thổ - Màu bản mệnh: Màu vàng đất, màu nâu - Màu hợp (màu tương sinh): “Hoả sinh Thổ” nên màu hồng, màu đỏ, màu tím sẽ hợp với người mệnh Thổ - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Mộc khắc Thổ” nên người mệnh Thổ nên tránh dùng những màu của Mộc như xanh lục, xanh da trời. Thông tin mang tính chất tham khảo Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau: - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn mê tín dị đoan hiện nay chưa được pháp luật định nghĩa, nhưng có thể hiểu mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, không có căn cứ khoa học, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Các hình thức mê tín dị đoan có thể gây hậu quả xấu cho cá nhân và cộng đồng về sức khỏe, tài chính và tinh thần. Như vậy, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là khác nhau, bởi mê tín dị đoan liên quan đến những niềm tin không có căn cứ, trong khi tín ngưỡng thường dựa vào các giá trị văn hóa, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng của mọi người được thể hiện như thế nào? Theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. - Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và có quyền bày tỏ niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Xem màu sắc hợp với bản mệnh là một trong những quan niệm dân gian, khi chọn được màu sắc phù hợp thì công việc cũng sẽ thuận lợi. Bài viết sau đây sẽ liệt kê các màu sắc hợp và khắc của mệnh kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan thế nào? Xem thêm: Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? (1) Mệnh Kim - Màu bản mệnh: Màu trắng - Màu hợp (màu tương sinh): Theo Ngũ hành, “Thổ sinh Kim” (đất bao bọc và nuôi dưỡng kim loại) nên những màu sắc của mệnh Thổ như màu vàng, màu nâu sẽ tương hợp với người mệnh Kim. - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Hỏa khắc Kim” nên người mệnh Kim cần tránh những màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím. (2) Mệnh Mộc - Màu bản mệnh: Màu xanh lá, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh lá, xanh biển và màu nâu - Màu khắc (màu tương khắc: Người mệnh Mộc cần tránh các màu trắng, bạc, kem thuộc hành Kim. (3) Mệnh Thuỷ - Màu bản mệnh: Màu đen, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Người mang mệnh Thủy hợp với các tông màu trắng, những sắc ánh kim, màu đen huyền bí. - Màu khắc (màu tương khắc: “Thổ khắc Thuỷ” nên người mệnh Thủy cần tránh các màu nâu đất, nâu nhạt, xanh lá cây (vì quan niệm đất, cây hút nước). Ngoài ra, còn có các màu đỏ, cam, tím của mệnh Hỏa cũng tương khắc với mệnh Thủy. (4) Mệnh Hoả - Màu bản mệnh: Màu đỏ, cam, tím. - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh, nâu, vàng của Mộc (vì Mộc sinh ra Hỏa - Gỗ cháy thành lửa) - Màu khắc (màu tương khắc: “Hoả khắc Thuỷ” nên mệnh Hoả cần tránh màu đen, màu xanh biển sẫm (5) Mệnh Thổ - Màu bản mệnh: Màu vàng đất, màu nâu - Màu hợp (màu tương sinh): “Hoả sinh Thổ” nên màu hồng, màu đỏ, màu tím sẽ hợp với người mệnh Thổ - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Mộc khắc Thổ” nên người mệnh Thổ nên tránh dùng những màu của Mộc như xanh lục, xanh da trời. Thông tin mang tính chất tham khảo Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau: - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn mê tín dị đoan hiện nay chưa được pháp luật định nghĩa, nhưng có thể hiểu mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, không có căn cứ khoa học, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Các hình thức mê tín dị đoan có thể gây hậu quả xấu cho cá nhân và cộng đồng về sức khỏe, tài chính và tinh thần. Như vậy, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là khác nhau, bởi mê tín dị đoan liên quan đến những niềm tin không có căn cứ, trong khi tín ngưỡng thường dựa vào các giá trị văn hóa, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng của mọi người được thể hiện như thế nào? Theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. - Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và có quyền bày tỏ niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo đó.