Nhà thầu nợ thuế có đủ tư cách tham gia đấu thầu không?
Trường hợp nhà thầu đang nợ thuế thì có đủ tư cách tham gia đấu thầu không? Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Nhà thầu nợ thuế có đủ tư cách tham gia đấu thầu không? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 có quy định nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài; - Hạch toán tài chính độc lập; - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản; - Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; - Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này; - Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023 - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; - Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trườn Từ quy định nêu trên, có thể thấy, một trong những điều kiện để đánh giá tư cách hợp lệ của nhà thầu là không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật hiện hành về đấu thầu chỉ có quy định nhà thầu bị kết luận đang lâm vào tình trạng nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật thì mới được coi là không đáp ứng tư cách hợp lệ để tham gia dự thầu. Tóm lại, việc nợ thuế không làm ảnh hưởng đến tư cách hợp lệ của nhà thầu. Tuy nhiên, nợ thuế và đang bị cưỡng chế thuế có thể liên quan đến các vấn đề khác trong đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu (năng lực tài chính) và rất dễ rơi vào trường hợp không đạt yêu cầu hoặc không cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến chứng minh năng lực tài chính. Thế nên, để các cuộc đấu thầu được hiệu quả, tránh được tình trạng nợ thuế, cưỡng chế thuế nhà thầu cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về nộp thuế. (2) Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào? Căn cứ khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 có quy định bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp như sau: - Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; - Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023; - Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 và Điều 75 Luật Đấu thầu 2023; - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng. Theo đó, hiện nay, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong 08 trường hợp theo quy định như đã nêu trên.
Có được ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ không nằm trong hồ sơ dự thầu?
Thông thường khi tham gia đấu thầu thì các nhà thầu chính và nhà thầu phụ phải gửi hồ sơ dự thầu để nhà đầu tư đánh giá lựa chọn thực hiện theo hợp đồng. Vậy, có được ký kết với nhà thầu phụ không nằm trong danh sách hồ sơ dự thầu không? 1. Nhà thầu chính và nhà thầu phụ là gì? Cụ thể tại khoản 26, khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có giải thích nhà thầu chính và nhà thầu phụ được hiểu như sau: - Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu. - Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Ngoài ra, tại khoản 28 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) còn quy định nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 2. Nhà thầu cần đáp ứng những tiêu chí nào để có tư cách hợp lệ? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài; - Hạch toán tài chính độc lập; - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản; - Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; - Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; - Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu. Đối với nhà thầu là tổ chức tham gia trong hợp đồng đấu thầu cần đáp ứng các tiêu chí nêu trên thì được xem là nhà thầu có tư cách hợp lệ. 3. Trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo Điều 82 Luật Đấu thầu 2023 trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm: - Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. - Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây: + Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. - Thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. - Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Có được ký kết với nhà thầu phụ không có trong hồ sơ dự thầu không? Căn cứ khoản 1 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quản lý nhà thầu phụ được thực hiện như sau: - Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện; - Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ. Như vậy, không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trường hợp thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
Nhà thầu nợ thuế có đủ tư cách tham gia đấu thầu không?
Trường hợp nhà thầu đang nợ thuế thì có đủ tư cách tham gia đấu thầu không? Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Nhà thầu nợ thuế có đủ tư cách tham gia đấu thầu không? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 có quy định nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài; - Hạch toán tài chính độc lập; - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản; - Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; - Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này; - Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023 - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; - Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trườn Từ quy định nêu trên, có thể thấy, một trong những điều kiện để đánh giá tư cách hợp lệ của nhà thầu là không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật hiện hành về đấu thầu chỉ có quy định nhà thầu bị kết luận đang lâm vào tình trạng nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật thì mới được coi là không đáp ứng tư cách hợp lệ để tham gia dự thầu. Tóm lại, việc nợ thuế không làm ảnh hưởng đến tư cách hợp lệ của nhà thầu. Tuy nhiên, nợ thuế và đang bị cưỡng chế thuế có thể liên quan đến các vấn đề khác trong đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu (năng lực tài chính) và rất dễ rơi vào trường hợp không đạt yêu cầu hoặc không cung cấp được các giấy tờ cần thiết liên quan đến chứng minh năng lực tài chính. Thế nên, để các cuộc đấu thầu được hiệu quả, tránh được tình trạng nợ thuế, cưỡng chế thuế nhà thầu cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về nộp thuế. (2) Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào? Căn cứ khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 có quy định bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp như sau: - Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; - Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023; - Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 và Điều 75 Luật Đấu thầu 2023; - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng; - Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng. Theo đó, hiện nay, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong 08 trường hợp theo quy định như đã nêu trên.
Có được ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ không nằm trong hồ sơ dự thầu?
Thông thường khi tham gia đấu thầu thì các nhà thầu chính và nhà thầu phụ phải gửi hồ sơ dự thầu để nhà đầu tư đánh giá lựa chọn thực hiện theo hợp đồng. Vậy, có được ký kết với nhà thầu phụ không nằm trong danh sách hồ sơ dự thầu không? 1. Nhà thầu chính và nhà thầu phụ là gì? Cụ thể tại khoản 26, khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có giải thích nhà thầu chính và nhà thầu phụ được hiểu như sau: - Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu. - Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Ngoài ra, tại khoản 28 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) còn quy định nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 2. Nhà thầu cần đáp ứng những tiêu chí nào để có tư cách hợp lệ? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài; - Hạch toán tài chính độc lập; - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản; - Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; - Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; - Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu. Đối với nhà thầu là tổ chức tham gia trong hợp đồng đấu thầu cần đáp ứng các tiêu chí nêu trên thì được xem là nhà thầu có tư cách hợp lệ. 3. Trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo Điều 82 Luật Đấu thầu 2023 trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm: - Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. - Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây: + Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. - Thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. - Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Có được ký kết với nhà thầu phụ không có trong hồ sơ dự thầu không? Căn cứ khoản 1 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quản lý nhà thầu phụ được thực hiện như sau: - Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện; - Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ. Như vậy, không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trường hợp thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.