05 điểm cần lưu ý khi xây dựng thang, bảng lương mới từ 01/7
Khi xây dựng thang, bảng lương mới từ 01/7 cần tuân thủ nguyên tắc nào? Có những điểm gì đáng chú ý khi xây dựng, thang bảng lương mới? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương Trước tiên, tại Điều 93 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau: - Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. - Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. - Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Theo đó, khi tiến hành xây dựng thang, bảng lương thì cần tuân thủ theo nguyên tắc như đã nêu trên. (2) Cần lưu ý những gì khi xây dựng thang lương, bảng lương mới từ 01/7? Từ nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương như đã có nêu tại mục (1), hộ kinh doanh, doanh nghiệp khi xây dựng thang lương, bảng lương cho đơn vị của mình cần lưu ý các nội dung như sau: - Bậc 1 hay bậc thấp nhất của thang lương, bảng lương từ ngày 01/7/2024 phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Cụ thể: + Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng + Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng + Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng + Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng. Tại đây, nếu bậc 1 của thang, bảng lương do hộ kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới nêu trên thì phải thực hiện điều chỉnh lại thang lương, bảng lương. - Trước đây, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) đã không bắt buộc phải trả lương cao hơn ít nhất 7% cho người lao động đã qua đào tạo, ngoại trừ trường hợp trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được nhận lương cao hơn 7% so với mức tối thiểu vùng” Theo đó, Nghị định 74/2024/NĐ-CP đã kế thừa nội dung nêu trên. Chính vì thế, sẽ có 02 trường hợp như sau: + Trường hợp hộ kinh doanh, doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi: Khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề. + Trường hợp hộ kinh doanh, doanh nghiệp được thành lập trước ngày 01/7/2022: Nếu trước đó trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Bộ Luật Lao động 2019 hiện hành đã không còn bắt buộc khoảng cách giữa 02 bậc lương liền kề nhau tối thiểu là 5%. Theo đó, hộ kinh doanh, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. - Tùy vào tình hình thực tế mà có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau để đảm bảo tiền lương tương xứng với hiệu quả làm việc, thâm niên... của người lao động. Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì khi thực hiện mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2024, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động như: + Chế độ trả lương cho người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu. - Chế độ trả lương cho người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%. - Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Thì sẽ tiếp tục được thực hiện, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Người sử dụng lao động cũng không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện có 05 điểm cần lưu ý khi xây dựng thang lương, bảng lương mới từ 01/7.
Chi tiết mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất theo tiền lương mới
Nghị định 73/2024/NĐ-CP vừa qua đã chính thức tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ tăng thêm 6% so với trước ngày 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Theo đó, từ việc tăng 02 loại tiền lương là lương cơ sở và lương tối thiểu vùng nêu trên sẽ kéo theo mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ có vài sự thay đổi, cụ thể như sau: (1) Chi tiết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất theo tiền lương mới Đối với mức đóng, hiện nay, tại Điều 58 Luật Việc làm 2013 có quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Có thể thấy, điểm chung của 02 trường hợp nêu trên đều là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên có sự khác nhau về mức đóng tối đa Theo đó, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức đóng tối đa sẽ là 2,34 triệu đồng x 20= 46,8 triệu đồng. Còn đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ như sau: Vùng I: 4.960.000 đồng x 20= 99.200.000 đồng. Vùng II: 4.410.000 đồng x 20= 88.200.000 đồng/tháng. Vùng III: 3.860.000 đồng x 20 = 77.200.000 đồng/tháng. Vùng IV: 3.450.000 x 20 = 69.000.000 đồng/tháng. (2) Chi tiết mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất theo tiền lương mới Mức hưởng thất nghiệp hiện nay được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 như sau: “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.” Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp là người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng tối đa sẽ không quá 5 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ như sau: Vùng I: 4.960.000 đồng x 5 = 24.800.000 đồng/tháng. Vùng II: 4.410.000 đồng x 5 = 22.050.000 đồng/tháng. Vùng III: 3.860.000 đồng x 5 = 19.300.000 đồng/tháng. Vùng IV: 3.450.000 x 5 = 17.250.000 đồng/tháng. Còn đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa sẽ là 2,34 triệu đồng x 5 = 11,7 triệu đồng/tháng.
Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 01/7/2024
Mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng được tăng từ 01/07/2024. Vậy mức hưởng trợ cấp thất nghiệp có tăng hay không? Cách tính trợ cấp thất nghiệp như thế nào? 1. Cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc Như vậy, cách tính trợ cấp thất nghiệp (hay còn gọi là mức hưởng trợ cấp thất nghiệp) hằng tháng được thực hiện theo công thức sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ không vượt quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động hưởng lương theo chế đồ tiền lương Nhà nước quy định hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu đóng đủ từ 12 đến 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm từ 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp, cộng dồn tối đa không quá 12 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp. 2. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 01/7/2024 Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 74/2024/NĐ-CP về việc tăng lương tối thiểu vùng và tăng mức lương cơ sở từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng. Theo như cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đã đề cập ở nội dung nêu trên thì Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp là yêu tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng từ 01/07/2024 nên người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định hay do người sử dụng lao động chi trả mà được tăng lương theo chính sách mới này thì sẽ dẫn đến việc tăng mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng từ 01/07/2024, dẫn đến mức lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp từ thời điểm này trở đi có thể tăng. Vì vậy, có thể nói việc tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng cũng dẫn đến tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 01/07/2024. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 cũng quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ không vượt quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động hưởng lương theo chế đồ tiền lương Nhà nước quy định hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Như vậy, tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng từ 01/07/2024 cũng sẽ làm tăng mức hưởng tối đa của trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
07 quyền lợi khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7
Trường hợp đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% được thông qua thì người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có tờ trình Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động gửi Chính phủ. Theo đó, tại Dự thảo tờ trình, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024 (như phương án Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị Chính phủ tại Báo cáo 02/BC-HĐTLQG ngày 12/2/2024). Cụ thể mức lương tối thiểu theo tháng như sau: - Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng. - Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng. - Vùng III là 3.860.000 đồng/tháng. - Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng. Theo đó mức lương tối thiểu theo giờ tại các vùng như sau: - Vùng I: 23.800 đồng/giờ. - Vùng II: 21.200 đồng/giờ. - Vùng III: 18.600 đồng/giờ. - Vùng IV là 16.600 đồng/giờ. Mức lương tối thiểu nêu trên được tính dựa trên cơ sở các yếu tố thực tế theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, bao gồm: - Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình. - Nhóm yếu tố về kinh tế, thị trường lao động (tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, giá cả tiêu dùng, tình hình lao động, việc làm). - Nhóm yếu tố về mức lương trên thị trường và khả năng của doanh nghiệp (tiền lương, thu nhập bình quân của người lao động, tình hình phát triển của doanh nghiệp và xu hướng kinh doanh, sản xuất, đơn đặt hàng). (2) 07 quyền lợi khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7 Cụ thể, khi đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% chính thức được thông qua, người lao động sẽ được 07 lợi thế như sau: Tăng tiền lương hằng tháng: Tại Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 có nêu rõ, tiền lương được trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận bao gồm: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó, mức lương theo công việc/chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu, còn phụ cấp lương và khoản bổ sung khác là những khoản tiền không bắt buộc. Vì lẽ đó, mức lương thấp nhất phải trả cho người lao động sẽ phải bằng lương tối thiểu vùng. Tăng tiền lương khi phải ngừng việc: Cụ thể, tại Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định trường hợp do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trường hợp vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: - Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; - Phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người lao động khác hoặc phải dừng bởi các yếu tố khách quan như sự cố điện nước, thiên tai, hỏa hoạn,... thì người lao động sẽ được trả lương trong thời gian ngừng việc. Mà việc ngừng việc do lỗi của người lao động khác thì được nhận lương ít nhất bằng lương tối thiểu vùng. Còn ngừng việc do sự cố điện, nước, thiên tai,…thì trong 14 ngày đầu được nhận lương ít bằng lương tối thiểu vùng. Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương ngừng việc tối thiểu trả cho người lao động cũng vì lẽ đó mà tăng theo. Tăng lương tối thiểu khi điều chuyển việc: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019 thì người lao động khi chuyển sang làm một công việc khác so với HĐLĐ thì được trả lương theo công việc mới. Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn là 30 ngày làm việc. Ngoài ra, tiền lương theo công việc mới phải ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, khi được chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng ban đầu thì người lao động sẽ được trả theo lương mới và tiền lương theo công việc mới không thấp hơn mức lương tối thiểu. Đồng nghĩa với việc tăng lương tối thiểu vùng thì tiền lương tối thiểu trả cho người lao động bị điều chuyển công việc cũng phải điều chỉnh tăng thêm. Tăng mức đóng BHXH Tại Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định mức đóng BHXH hàng tháng sẽ được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH. Đồng thời, tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng có nêu rõ: Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Trường hợp làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) thì phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Còn công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Như vậy, lương tối thiểu vùng tăng cũng sẽ là cơ sở để buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng. Cũng chính nhờ việc tăng mức đóng BHXH mà mức hưởng các chế độ BHXH cũng sẽ tăng theo. Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp Tại Khoản 2 Điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN sẽ là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Có thể thấy, tương tự như việc đóng BHXH bắt buộc, mức đóng BHTN cũng phụ thuộc vào tiền lương tháng để làm căn cứ đóng BHXH. Theo đó, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu sẽ tăng. Kéo theo đó là mức đóng BHTN tối thiểu cũng tăng. Từ đó, góp phần làm cho mức hưởng BHTN của người lao động sau này tăng theo. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa. Đối với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 có nêu rõ mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc. Có thể thấy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động được nhận hằng tháng sẽ không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, trường hợp lương tối thiểu vùng được tăng thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo. Gây thiệt hại lớn hơn mới phải bồi thường Tại Khoản 1 Điều 129 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về bồi thường thiệt hại như sau: Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định pháp luật hoặc nội quy lao động. Trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Bộ Luật Lao động 2019. Theo đó, điều này đồng nghĩa với việc khi lương tối thiểu vùng tăng thì giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn thì người lao động mới phải bồi thường.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2024 mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và NLĐ
Trong thời gian sắp tới đây Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên để đề xuất tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) vào năm 2024 cho người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực doanh nghiệp. NLĐ đa phần muốn tăng lương tối thiểu vùng sớm từ đầu năm 2024 Do tình hình biến động kinh tế khó khăn trong năm 2023 nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất bị cắt giảm đơn hàng. Do đó ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình, đời sống của NLĐ cũng bị kéo theo. Theo khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cụ thể thời gian làm việc bình thường của NLĐ giảm từ 8 giờ/ngày xuống còn 7,25 giờ/ngày và không làm thêm giờ. Số giờ làm việc giảm đồng nghĩa với mức thu nhập cũng giảm, chỉ còn 5,9 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu nhập gồm lương và phụ cấp lương khoảng 8,74 triệu đồng/tháng, nhưng mức chi tiêu cho cuộc sống là 10,3 triệu đồng/tháng. Tức là mức thu nhập chỉ bằng 84% của mức chi tiêu, không đủ sống. Khó khăn về việc làm, thu nhập khiến 18% NLĐ đã từng hoặc có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần. Về mức tăng LTT vùng, lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN nêu cụ thể là bao nhiêu sẽ thông qua thương lượng, trao đổi trong phiên họp hội đồng tiền lương tới đây. Các bên sẽ bàn thảo trên tinh thần thiện chí. "Công đoàn chia sẻ với doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh thiếu đơn hàng, nhưng cuộc sống của NLĐ cũng rất bí bách khi việc làm bị cắt giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao. Chúng tôi tin rằng DN cũng sẽ chia sẻ, thấu hiểu NLĐ, để có tiếng nói chung", ông Hiểu nói. Nhiều doanh nghiệp muốn hoãn tăng lương tối thiểu vùng vào năm sau Mặc dù phía công đoàn mong muốn tăng LTTV cho NLĐ, song nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong các ngành thâm dụng lao động bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, đơn hàng cắt giảm lại bày tỏ nguyện vọng Chính phủ nên giữ nguyên mức lương như hiện tại. Nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ việc duy trì việc làm 8 tiếng cho NLĐ đã là rất cố gắng và không có làm thêm giờ. Mong muốn tăng lương của NLĐ là chính đáng, nhưng tăng từ 01/01/2024 là không thể, doanh nghiệp khó khăn, không có đơn hàng, không có tiền thì không thể tăng được. Một ý kiến khác cho hay, năm nay, doanh nghiệp nào giảm thu nhập của NLĐ dưới 2 triệu đã là thành công. Theo dự đoán từ giờ đến cuối năm, DN sẽ khó khăn hơn do đơn hàng mới chưa có. Để giảm bớt gánh nặng cho các DN nên lùi thời gian tăng LTTV lại sauị. Trước mắt, duy trì được hoạt động cho DN tức là NLĐ có việc làm. NLĐ có việc làm dù thu nhập ở mức tối thiểu còn hơn là không có việc làm. Mức lương tối thiểu vùng mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 hiện được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP với số tiền cụ thể như sau: Vùng Mức lương tối thiểu tháng (đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (đồng/giờ) Vùng I 4.680.000 22.500 Vùng II 4.160.000 20.000 Vùng III 3.640.000 17.500 Vùng IV 3.250.000 15.600
05 điểm cần lưu ý khi xây dựng thang, bảng lương mới từ 01/7
Khi xây dựng thang, bảng lương mới từ 01/7 cần tuân thủ nguyên tắc nào? Có những điểm gì đáng chú ý khi xây dựng, thang bảng lương mới? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương Trước tiên, tại Điều 93 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau: - Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. - Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. - Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Theo đó, khi tiến hành xây dựng thang, bảng lương thì cần tuân thủ theo nguyên tắc như đã nêu trên. (2) Cần lưu ý những gì khi xây dựng thang lương, bảng lương mới từ 01/7? Từ nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương như đã có nêu tại mục (1), hộ kinh doanh, doanh nghiệp khi xây dựng thang lương, bảng lương cho đơn vị của mình cần lưu ý các nội dung như sau: - Bậc 1 hay bậc thấp nhất của thang lương, bảng lương từ ngày 01/7/2024 phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Cụ thể: + Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng + Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng + Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng + Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng. Tại đây, nếu bậc 1 của thang, bảng lương do hộ kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới nêu trên thì phải thực hiện điều chỉnh lại thang lương, bảng lương. - Trước đây, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) đã không bắt buộc phải trả lương cao hơn ít nhất 7% cho người lao động đã qua đào tạo, ngoại trừ trường hợp trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được nhận lương cao hơn 7% so với mức tối thiểu vùng” Theo đó, Nghị định 74/2024/NĐ-CP đã kế thừa nội dung nêu trên. Chính vì thế, sẽ có 02 trường hợp như sau: + Trường hợp hộ kinh doanh, doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi: Khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề. + Trường hợp hộ kinh doanh, doanh nghiệp được thành lập trước ngày 01/7/2022: Nếu trước đó trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Bộ Luật Lao động 2019 hiện hành đã không còn bắt buộc khoảng cách giữa 02 bậc lương liền kề nhau tối thiểu là 5%. Theo đó, hộ kinh doanh, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình. - Tùy vào tình hình thực tế mà có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau để đảm bảo tiền lương tương xứng với hiệu quả làm việc, thâm niên... của người lao động. Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì khi thực hiện mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2024, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động như: + Chế độ trả lương cho người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu. - Chế độ trả lương cho người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%. - Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Thì sẽ tiếp tục được thực hiện, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Người sử dụng lao động cũng không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện có 05 điểm cần lưu ý khi xây dựng thang lương, bảng lương mới từ 01/7.
Chi tiết mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất theo tiền lương mới
Nghị định 73/2024/NĐ-CP vừa qua đã chính thức tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ tăng thêm 6% so với trước ngày 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Theo đó, từ việc tăng 02 loại tiền lương là lương cơ sở và lương tối thiểu vùng nêu trên sẽ kéo theo mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ có vài sự thay đổi, cụ thể như sau: (1) Chi tiết mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất theo tiền lương mới Đối với mức đóng, hiện nay, tại Điều 58 Luật Việc làm 2013 có quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Có thể thấy, điểm chung của 02 trường hợp nêu trên đều là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên có sự khác nhau về mức đóng tối đa Theo đó, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức đóng tối đa sẽ là 2,34 triệu đồng x 20= 46,8 triệu đồng. Còn đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ như sau: Vùng I: 4.960.000 đồng x 20= 99.200.000 đồng. Vùng II: 4.410.000 đồng x 20= 88.200.000 đồng/tháng. Vùng III: 3.860.000 đồng x 20 = 77.200.000 đồng/tháng. Vùng IV: 3.450.000 x 20 = 69.000.000 đồng/tháng. (2) Chi tiết mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất theo tiền lương mới Mức hưởng thất nghiệp hiện nay được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 như sau: “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.” Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp là người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng tối đa sẽ không quá 5 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ như sau: Vùng I: 4.960.000 đồng x 5 = 24.800.000 đồng/tháng. Vùng II: 4.410.000 đồng x 5 = 22.050.000 đồng/tháng. Vùng III: 3.860.000 đồng x 5 = 19.300.000 đồng/tháng. Vùng IV: 3.450.000 x 5 = 17.250.000 đồng/tháng. Còn đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa sẽ là 2,34 triệu đồng x 5 = 11,7 triệu đồng/tháng.
Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 01/7/2024
Mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng được tăng từ 01/07/2024. Vậy mức hưởng trợ cấp thất nghiệp có tăng hay không? Cách tính trợ cấp thất nghiệp như thế nào? 1. Cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc Như vậy, cách tính trợ cấp thất nghiệp (hay còn gọi là mức hưởng trợ cấp thất nghiệp) hằng tháng được thực hiện theo công thức sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ không vượt quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động hưởng lương theo chế đồ tiền lương Nhà nước quy định hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu đóng đủ từ 12 đến 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm từ 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp, cộng dồn tối đa không quá 12 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp. 2. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 01/7/2024 Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 74/2024/NĐ-CP về việc tăng lương tối thiểu vùng và tăng mức lương cơ sở từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng. Theo như cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đã đề cập ở nội dung nêu trên thì Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp là yêu tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng từ 01/07/2024 nên người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định hay do người sử dụng lao động chi trả mà được tăng lương theo chính sách mới này thì sẽ dẫn đến việc tăng mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng từ 01/07/2024, dẫn đến mức lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp từ thời điểm này trở đi có thể tăng. Vì vậy, có thể nói việc tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng cũng dẫn đến tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 01/07/2024. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 cũng quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ không vượt quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động hưởng lương theo chế đồ tiền lương Nhà nước quy định hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Như vậy, tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng từ 01/07/2024 cũng sẽ làm tăng mức hưởng tối đa của trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
07 quyền lợi khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7
Trường hợp đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% được thông qua thì người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có tờ trình Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động gửi Chính phủ. Theo đó, tại Dự thảo tờ trình, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024 (như phương án Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị Chính phủ tại Báo cáo 02/BC-HĐTLQG ngày 12/2/2024). Cụ thể mức lương tối thiểu theo tháng như sau: - Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng. - Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng. - Vùng III là 3.860.000 đồng/tháng. - Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng. Theo đó mức lương tối thiểu theo giờ tại các vùng như sau: - Vùng I: 23.800 đồng/giờ. - Vùng II: 21.200 đồng/giờ. - Vùng III: 18.600 đồng/giờ. - Vùng IV là 16.600 đồng/giờ. Mức lương tối thiểu nêu trên được tính dựa trên cơ sở các yếu tố thực tế theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, bao gồm: - Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình. - Nhóm yếu tố về kinh tế, thị trường lao động (tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, giá cả tiêu dùng, tình hình lao động, việc làm). - Nhóm yếu tố về mức lương trên thị trường và khả năng của doanh nghiệp (tiền lương, thu nhập bình quân của người lao động, tình hình phát triển của doanh nghiệp và xu hướng kinh doanh, sản xuất, đơn đặt hàng). (2) 07 quyền lợi khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7 Cụ thể, khi đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6% chính thức được thông qua, người lao động sẽ được 07 lợi thế như sau: Tăng tiền lương hằng tháng: Tại Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 có nêu rõ, tiền lương được trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận bao gồm: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó, mức lương theo công việc/chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu, còn phụ cấp lương và khoản bổ sung khác là những khoản tiền không bắt buộc. Vì lẽ đó, mức lương thấp nhất phải trả cho người lao động sẽ phải bằng lương tối thiểu vùng. Tăng tiền lương khi phải ngừng việc: Cụ thể, tại Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định trường hợp do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trường hợp vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: - Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; - Phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người lao động khác hoặc phải dừng bởi các yếu tố khách quan như sự cố điện nước, thiên tai, hỏa hoạn,... thì người lao động sẽ được trả lương trong thời gian ngừng việc. Mà việc ngừng việc do lỗi của người lao động khác thì được nhận lương ít nhất bằng lương tối thiểu vùng. Còn ngừng việc do sự cố điện, nước, thiên tai,…thì trong 14 ngày đầu được nhận lương ít bằng lương tối thiểu vùng. Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương ngừng việc tối thiểu trả cho người lao động cũng vì lẽ đó mà tăng theo. Tăng lương tối thiểu khi điều chuyển việc: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019 thì người lao động khi chuyển sang làm một công việc khác so với HĐLĐ thì được trả lương theo công việc mới. Trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn là 30 ngày làm việc. Ngoài ra, tiền lương theo công việc mới phải ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, khi được chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng ban đầu thì người lao động sẽ được trả theo lương mới và tiền lương theo công việc mới không thấp hơn mức lương tối thiểu. Đồng nghĩa với việc tăng lương tối thiểu vùng thì tiền lương tối thiểu trả cho người lao động bị điều chuyển công việc cũng phải điều chỉnh tăng thêm. Tăng mức đóng BHXH Tại Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định mức đóng BHXH hàng tháng sẽ được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH. Đồng thời, tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng có nêu rõ: Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Trường hợp làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) thì phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Còn công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Như vậy, lương tối thiểu vùng tăng cũng sẽ là cơ sở để buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng. Cũng chính nhờ việc tăng mức đóng BHXH mà mức hưởng các chế độ BHXH cũng sẽ tăng theo. Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp Tại Khoản 2 Điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN sẽ là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Có thể thấy, tương tự như việc đóng BHXH bắt buộc, mức đóng BHTN cũng phụ thuộc vào tiền lương tháng để làm căn cứ đóng BHXH. Theo đó, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu sẽ tăng. Kéo theo đó là mức đóng BHTN tối thiểu cũng tăng. Từ đó, góp phần làm cho mức hưởng BHTN của người lao động sau này tăng theo. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa. Đối với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 có nêu rõ mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc. Có thể thấy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động được nhận hằng tháng sẽ không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, trường hợp lương tối thiểu vùng được tăng thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo. Gây thiệt hại lớn hơn mới phải bồi thường Tại Khoản 1 Điều 129 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về bồi thường thiệt hại như sau: Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định pháp luật hoặc nội quy lao động. Trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Bộ Luật Lao động 2019. Theo đó, điều này đồng nghĩa với việc khi lương tối thiểu vùng tăng thì giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn thì người lao động mới phải bồi thường.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2024 mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và NLĐ
Trong thời gian sắp tới đây Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên đầu tiên để đề xuất tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) vào năm 2024 cho người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực doanh nghiệp. NLĐ đa phần muốn tăng lương tối thiểu vùng sớm từ đầu năm 2024 Do tình hình biến động kinh tế khó khăn trong năm 2023 nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất bị cắt giảm đơn hàng. Do đó ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình, đời sống của NLĐ cũng bị kéo theo. Theo khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cụ thể thời gian làm việc bình thường của NLĐ giảm từ 8 giờ/ngày xuống còn 7,25 giờ/ngày và không làm thêm giờ. Số giờ làm việc giảm đồng nghĩa với mức thu nhập cũng giảm, chỉ còn 5,9 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu nhập gồm lương và phụ cấp lương khoảng 8,74 triệu đồng/tháng, nhưng mức chi tiêu cho cuộc sống là 10,3 triệu đồng/tháng. Tức là mức thu nhập chỉ bằng 84% của mức chi tiêu, không đủ sống. Khó khăn về việc làm, thu nhập khiến 18% NLĐ đã từng hoặc có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần. Về mức tăng LTT vùng, lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN nêu cụ thể là bao nhiêu sẽ thông qua thương lượng, trao đổi trong phiên họp hội đồng tiền lương tới đây. Các bên sẽ bàn thảo trên tinh thần thiện chí. "Công đoàn chia sẻ với doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh thiếu đơn hàng, nhưng cuộc sống của NLĐ cũng rất bí bách khi việc làm bị cắt giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao. Chúng tôi tin rằng DN cũng sẽ chia sẻ, thấu hiểu NLĐ, để có tiếng nói chung", ông Hiểu nói. Nhiều doanh nghiệp muốn hoãn tăng lương tối thiểu vùng vào năm sau Mặc dù phía công đoàn mong muốn tăng LTTV cho NLĐ, song nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong các ngành thâm dụng lao động bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, đơn hàng cắt giảm lại bày tỏ nguyện vọng Chính phủ nên giữ nguyên mức lương như hiện tại. Nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ việc duy trì việc làm 8 tiếng cho NLĐ đã là rất cố gắng và không có làm thêm giờ. Mong muốn tăng lương của NLĐ là chính đáng, nhưng tăng từ 01/01/2024 là không thể, doanh nghiệp khó khăn, không có đơn hàng, không có tiền thì không thể tăng được. Một ý kiến khác cho hay, năm nay, doanh nghiệp nào giảm thu nhập của NLĐ dưới 2 triệu đã là thành công. Theo dự đoán từ giờ đến cuối năm, DN sẽ khó khăn hơn do đơn hàng mới chưa có. Để giảm bớt gánh nặng cho các DN nên lùi thời gian tăng LTTV lại sauị. Trước mắt, duy trì được hoạt động cho DN tức là NLĐ có việc làm. NLĐ có việc làm dù thu nhập ở mức tối thiểu còn hơn là không có việc làm. Mức lương tối thiểu vùng mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 hiện được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP với số tiền cụ thể như sau: Vùng Mức lương tối thiểu tháng (đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (đồng/giờ) Vùng I 4.680.000 22.500 Vùng II 4.160.000 20.000 Vùng III 3.640.000 17.500 Vùng IV 3.250.000 15.600