Xe buýt Hà Nội tăng giá vé lên cao nhất 20.000 đồng/lượt
Ngày 09/10/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 5290/QĐ-UBND về việc ban hành giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định 5290/QĐ-UBND năm 2024 có hiệu lực từ ngày 09/10/2024 nhưng giá vé mới sẽ được áp dụng từ ngày 01/11/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/quyet-dinh-5290-qd-ubnd-hn-gia-ve-xe-bus.pdf Xe buýt Hà Nội tăng giá vé lên cao nhất 20.000 đồng/lượt Theo Quyết định 5290/QĐ-UBND năm 2024 giá xe buýt Hà nội sẽ tăng như sau: (1) Vé lượt - Cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; - Cự ly từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt. - Cự ly từ 25km đến dưới 30km, giá vé tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; - Cự ly từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt - Cự ly từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt. (2) Vé tháng - Vé tháng bán cho đối tượng ưu tiên bao gồm: Học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể hệ đào tạo vừa học vừa làm), công nhân khu công nghiệp đi một tuyến tăng từ 55.000 đồng) lên 70.000 đồng; liên tuyến tăng từ 100.000 đồng lên 140.000 đồng. - Vé mua theo hình thức tập thể (không ưu tiên) đi một tuyến tăng từ 70.000 đồng lên 100.000 đồng, liên tuyến tăng từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng. - Giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi một tuyến tăng từ 100.000 đồng lên 140.000 đồng, liên tuyến tăng từ 200.000 đồng lên 280.000 đồng. Theo đó, kể từ ngày 01/11/2024 thì xe buýt Hà Nội sẽ áp dụng bảng giá vé mới như trên. Đồng thời, sẽ miễn tiền vé cho các đối tượng ưu tiên gồm: người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo. Có phải niêm yết giá vé xe buýt bên trong xe không? Theo Điều 29 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định đối với xe buýt như sau: - Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. - Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định. - Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe. - Niêm yết thông tin: + Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm; Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;”. Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến; Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; số điện thoại di động đường dây nóng của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách; + Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Như vậy, bắt buộc phải niêm yết giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu bên trong xe buýt.
Nhà xe có được tăng giá vé vào ngày Tết không?
Lợi dụng nhu cầu đi lại trong dịp Tết gia tăng, nhiều nhà xe tự ý đẩy giá vé cao hơn ngày thường. Điều này có được phép không? Quy định niêm yết về giá? Không niêm yết bị xử phạt ra sao? (1) Nhà xe có được tăng giá vé vào ngày Tết không? Theo Khoản 5 Điều 14 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT có quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách như sau: “Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.” Đồng thời, tại Điều 3 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT cũng có định nghĩa về quyết định giá cước vận tải như sau: “Quyết định giá cước vận tải là việc đơn vị kinh doanh vận tải xác định giá cước vận tải để thông tin cho khách hàng hoặc trực tiếp thoả thuận với khách hàng để thống nhất mức giá trước khi thực hiện vận chuyển.” Căn cứ theo quy định nêu trên, những đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có quyền tự quyết định giá vé của đơn vị mình. Trong đó bao gồm cả việc tăng giá vé vào ngày Tết. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì các đơn vị phải thông tin cho khách hàng hoặc trực tiếp thoả thuận với khách hàng để thống nhất mức giá trước khi thực hiện vận chuyển và mức giá này phải đồng thời tuân thủ quy định về niêm yết thông tin về giá theo quy định của pháp luật. (2) Quy định niêm yết thông tin về giá xe ngày Tết. Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT thì các thông tin cần được niêm yết đối với doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định, bao gồm: - Niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải về: + Danh mục các tuyến trên địa bàn địa phương. + Danh sách tuyến đang khai thác. + Tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động trên từng tuyến và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động. + Danh sách các đơn vị vận tải hoạt động trên tuyến. + Biểu đồ chạy xe theo tuyến. Số điện thoại di động đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải. - Niêm yết tại bến xe: + Danh sách các tuyến, lịch xuất bến của các chuyến xe đang hoạt động tại bến. + Danh sách các đơn vị vận tải kinh doanh khai thác trên từng tuyến. + Số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở GTVT địa phương. - Niêm yết tại quầy bán vé: + Tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT + Lịch xe xuất bến của từng chuyến xe + Dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình + Khối lượng hành lý miễn cước. - Niêm yết trên xe: + Kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến, chiều cao chữ tối thiểu 06 cm. + Mặt ngoài hai bên thân xe hoặc cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở GTVT nơi cấp phù hiệu, biển hiệu. - Trách nhiệm niêm yết và cung cấp thông tin niêm yết: + Sở GTVT thực hiện niêm yết theo Khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Bến xe thực hiện niêm yết tại bến xe và niêm yết tại quầy bán vé của tuyến do bến xe nhận ủy thác bán vé theo Khoản 2 và 3 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện niêm yết trên xe và niêm yết tại quầy bán vé do đơn vị tự bán vé theo Khoản 3 và 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải cung cấp cho bến xe liên quan các thông tin quy định phải niêm yết tại bến xe. Như vậy, trường hợp nhà xe muốn tăng giá vé ngày Tết thì cần phải thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm như sau: - Niêm yết giá vé Tết đã kê khai tại quầy bán vé của đơn vị. - Niêm yết giá vé Tết ở trong xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định của đơn vị. Xem và Tải xuống Mẫu thông tin niêm yết giá vé tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/MAU-THONG-TIN-NIEM-YET-GIA-VE.docx (3) Nhà xe không thực hiện niêm yết giá xe ngày Tết bị xử phạt như thế nào? Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền cho các hành vi không thực hiện đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo các quy định về: - Hành trình chạy xe - Điểm đầu, điểm cuối của tuyến - Giá cước; Giá dịch vụ - Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải Thì sẽ chịu mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 03 triệu đồng đến 04 triệu đồng và đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải là từ 06 triệu đồng đến 08 triệu đồng. Ngoại trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, các đơn vị vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm tại Điểm a Khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định. Để tổng kết lại, nhà xe chỉ được phép tăng giá vé xe ngày Tết khi đã thông tin cho hoặc trực tiếp thoả thuận với khách hàng để thống nhất mức giá. Đồng thời, nhà xe còn phải tuân thủ quy định về niêm yết thông tin về giá. Trường hợp xảy ra vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bộ GTVT chấp thuận tăng giá vé tại 41 dự án/48 trạm thu phí BOT kể từ ngày 29/12/2023
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam và các doanh nghiệp dự án BOT về việc điều chỉnh giá vé tại các hợp đồng BOT do Bộ quản lý. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh giá vé của 44 dự án BOT trên tổng số 48 trạm. Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu doanh nghiệp dự án kiểm tra, rà soát danh sách các đối tượng thu, mức thu, đối tượng miễn, giảm giá vé và hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giá vé dự án và trạm thu phí theo đúng quy định; thực hiện thông báo công khai việc điều chỉnh giá vé trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan. Đối với Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ yêu cầu đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, giám sát, thống nhất với doanh nghiệp dự án về mức giá, thời điểm điều chỉnh giá vé của từng dự án, trạm thu phí, bảo đảm không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT. Theo Cục Đường bộ Việt Nam, sau khi có chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục đã tổ chức họp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và đã thống nhất kế hoạch triển khai công tác điều chỉnh giá vé tại các trạm thu phí thuộc danh sách. Tại cuộc họp có 3 nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án kiến nghị không điều chỉnh giá vé, gồm: Trạm Cù Mông thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; Trạm Km 1747 thuộc Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14), đoạn Km1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk; Trạm Km11+625 thuộc Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp QL38 đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương theo hình thức hợp đồng BOT). Căn cứ kiến nghị trên, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổng hợp số dự án điều chỉnh giá vé là 41 /48 trạm thu phí. Trên cơ sở này, Cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thông báo công khai và niêm yết mức giá, thời điểm áp dụng mức giá mới theo quy định... Sau khi hoàn thiện thủ tục điều chỉnh giá vé, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ đúng mức giá, đúng thời điểm, thực hiện công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đúng quy định. Thời gian điều chỉnh giá vé dự kiến từ 0 giờ ngày 29/12/2023, với mức tăng tùy theo từng dự án.
Tự ý tăng giá vé trong dịp Tết Nguyên đán bị xử lý ra sao?
Ngày Tết là dịp có lưu lượng người di chuyển lớn, trong đó về quê ăn Tết bằng xe khách vẫn là lựa chọn tốt đối công nhân đi làm xa nhà. Đặc biệt là vì giá thành rẻ, di chuyển nhanh và an toàn hơn đi xe máy. Tuy nhiên, lợi dụng dịp này nhiều nhà xe tự ý tăng giá vé lên so với niêm yết giá vé thường ngày, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hành khách và nhu cầu đi lại của người dân. Vậy hành vi nêu trên sẽ bị xử lý ra sao? Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi tăng giá vé trái quy định Nhằm đảm bảo người lao động được sử dụng dịch vụ di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán được đúng giá và an toàn thì Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công điện 1174/CĐ-TTg năm 2022 về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội xuân 2023. Theo đó, yêu cầu nhà xe nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm ATGT và phòng dịch Covid-19. Đặc biệt, giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến, không để hành khách về quê ăn Tết chậm do thiếu phương tiện; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tới tình trạng xe dù, bến cóc, hành vi tăng giá vé trái quy định. Lưu ý: Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cơ sở giáo dục, đào tạo chủ động phối hợp với các đơn vị vận tải tổ chức bán vé tàu, xe trực tiếp cho công nhân, người lao động và sinh viên. Qua đó, nhà xe có hành vi tự ý tăng giá vé so với giá niêm yết vào dịp Tết này sẽ bị xử lý nghiêm bởi lực lượng chức năng. Mức phạt tiền hành vi tự ý tăng giá vé xe (1) Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ Cụ thể tại điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp xe khách Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ sẽ bị xử phạt như sau: - Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 03 triệu đồng - 04 triệu đồng. - Đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải: Phạt tiền 06 triệu đồng - 08 triệu đồng. Khi không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Trừ các hành vi không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng. (2) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết Theo điểm d khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nhà xe không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết sẽ bị xử lý như sau: - Đối với cá nhân: Phạt tiền 05 triệu đồng - 06 triệu đồng. - Đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải: Phạt 10 triệu - 12 triệu đồng. Khi không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Ngoài việc xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền thì nhà xe còn buộc phải phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định. Đồng thời đối với trường hợp thu tiền cước, tiền dịch vụ cao hơn quy định buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. (3) Xử phạt đối với tài xế lái xe, nhân viên phục vụ Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định một số mức phạt áp dụng với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe trong trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định: - Phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng: Đối với lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định. - Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng: Đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định. Nhà xe tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng tăng giá vé ra sao? Các Sở Giao thông vận tải địa phương đều đã có kế hoạch về việc kiểm tra, giám sát ngăn chặn tình trạng nhà xe lợi dụng nhu cầu đi lại của người dân tăng cao để bán vé xe khách không theo giá niêm yết. Theo đó: - Tại TP. Hà Nội: Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội yêu cầu các bến xe làm việc với đơn vị vận tải bán vé điện tử và thực hiện quy định về giá vé, các đơn vị nếu có tăng giá vé phải gửi đăng ký giá vé và vé trước ngày 11/01/2023 (tức ngày 20 tháng Chạp). Đồng thời, không thu tiền cao hơn giá vé đã đăng ký, không chở quá số ghế quy định. - Tại TP. Hồ Chí Minh: Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị vận tải có nhu cầu điều chỉnh giá vé trong dịp phục vụ Tết Nguyên đán cần thực hiện việc kê khai giá theo quy định. - Tại TP. Đà Nẵng: Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định niêm yết công khai giá vé tại nơi bán vé và trên phương tiện theo quy định, bán đúng giá vé đã đăng ký với cơ quan chức năng. Đồng thời, yêu cầu bến xe tổ chức bán vé và giám sát việc chấp hành bán vé theo đúng giá đã đăng ký của các doanh nghiệp vận tải, kịp thời báo cáo các hành vi vi phạm về giá vé. Như vậy, người dân sẽ yên tâm dịp Tết không có việc giá vé sẽ tăng cao bất tượng mà không được niêm yết giá trên trang chủ và cổng dịch vụ của các nhà xe. Trường hợp mà nhà xe được tăng giá vé dịch vụ đã được Sở GTVT chấp thuận tăng giá vé thì phải niêm yết và thông báo đến khách hàng.
Alo! nhồi nhét khách hãy gọi tới đường dây nóng
Mỗi dịp về quê nghỉ lễ, tết, tình trạng bị xe khách “nhồi nhét”, “chặt chém” lại trở thành nỗi ám ảnh của không ít người dân ngoại tỉnh, để khắc phục tình trạng này, thực hiện Công điện số 1882/CĐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội xuân 2018, Ủy ban ATGT Quốc gia thông báo điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông xảy ra trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2018 như sau: Phản ánh các thông tin về vận tải hành khách đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa (về tăng giá xe, chở quá số người quy định…), liên hệ theo các số: 0913432383 0915869900 0917908085 0962665953 0964045445 0977497891 0166623357 Phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên hệ các số: 0868911911 0989088719 0941329634 0936198387 Phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông liên hệ: Cục Cảnh sát giao thông - 0692342608. Với trường hợp chở quá số người quy định: Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP “ Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá, tổng mức tiền phạt không quá 40 triệu đồng đối với xe khách chở quá từ 02 người nếu là xe 9 chỗ; 03 người nếu là xe từ 10 chỗ đến 15 chỗ; 04 người nếu xe từ 16 chỗ đến 30 chỗ; chở quá từ 05 người trở lên nếu xe từ trên 30 chỗ. Riêng trường hợp xe khách chạy tuyến đường trên 300km, mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng trên mỗi người chở vượt quá, tổng mức tiền phạt không quá 40 triệu đồng” Với trường hợp tăng giá vé: Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP “ Trường hợp tăng giá vé cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đã đăng ký, nhà xe cũng sẽ phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng nếu tổng giá vé đến 50 triệu đồng. Nếu tổng giá vé từ 50 triệu đồng trở lên, mức phạt đối với nhà xe dao động từ 05 triệu đồng - 60 triệu đồng”. Mỗi hành khách hãy lưu lại những số điện thoại này để bảo vệ quyền lợi của chính mình trong những ngày gần Tết nguyên đán.
Xe buýt Hà Nội tăng giá vé lên cao nhất 20.000 đồng/lượt
Ngày 09/10/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 5290/QĐ-UBND về việc ban hành giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định 5290/QĐ-UBND năm 2024 có hiệu lực từ ngày 09/10/2024 nhưng giá vé mới sẽ được áp dụng từ ngày 01/11/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/quyet-dinh-5290-qd-ubnd-hn-gia-ve-xe-bus.pdf Xe buýt Hà Nội tăng giá vé lên cao nhất 20.000 đồng/lượt Theo Quyết định 5290/QĐ-UBND năm 2024 giá xe buýt Hà nội sẽ tăng như sau: (1) Vé lượt - Cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; - Cự ly từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt. - Cự ly từ 25km đến dưới 30km, giá vé tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; - Cự ly từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt - Cự ly từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt. (2) Vé tháng - Vé tháng bán cho đối tượng ưu tiên bao gồm: Học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể hệ đào tạo vừa học vừa làm), công nhân khu công nghiệp đi một tuyến tăng từ 55.000 đồng) lên 70.000 đồng; liên tuyến tăng từ 100.000 đồng lên 140.000 đồng. - Vé mua theo hình thức tập thể (không ưu tiên) đi một tuyến tăng từ 70.000 đồng lên 100.000 đồng, liên tuyến tăng từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng. - Giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi một tuyến tăng từ 100.000 đồng lên 140.000 đồng, liên tuyến tăng từ 200.000 đồng lên 280.000 đồng. Theo đó, kể từ ngày 01/11/2024 thì xe buýt Hà Nội sẽ áp dụng bảng giá vé mới như trên. Đồng thời, sẽ miễn tiền vé cho các đối tượng ưu tiên gồm: người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo. Có phải niêm yết giá vé xe buýt bên trong xe không? Theo Điều 29 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định đối với xe buýt như sau: - Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. - Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định. - Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe. - Niêm yết thông tin: + Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm; Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;”. Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến; Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; số điện thoại di động đường dây nóng của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách; + Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Như vậy, bắt buộc phải niêm yết giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu bên trong xe buýt.
Nhà xe có được tăng giá vé vào ngày Tết không?
Lợi dụng nhu cầu đi lại trong dịp Tết gia tăng, nhiều nhà xe tự ý đẩy giá vé cao hơn ngày thường. Điều này có được phép không? Quy định niêm yết về giá? Không niêm yết bị xử phạt ra sao? (1) Nhà xe có được tăng giá vé vào ngày Tết không? Theo Khoản 5 Điều 14 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT có quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách như sau: “Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.” Đồng thời, tại Điều 3 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT cũng có định nghĩa về quyết định giá cước vận tải như sau: “Quyết định giá cước vận tải là việc đơn vị kinh doanh vận tải xác định giá cước vận tải để thông tin cho khách hàng hoặc trực tiếp thoả thuận với khách hàng để thống nhất mức giá trước khi thực hiện vận chuyển.” Căn cứ theo quy định nêu trên, những đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có quyền tự quyết định giá vé của đơn vị mình. Trong đó bao gồm cả việc tăng giá vé vào ngày Tết. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì các đơn vị phải thông tin cho khách hàng hoặc trực tiếp thoả thuận với khách hàng để thống nhất mức giá trước khi thực hiện vận chuyển và mức giá này phải đồng thời tuân thủ quy định về niêm yết thông tin về giá theo quy định của pháp luật. (2) Quy định niêm yết thông tin về giá xe ngày Tết. Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT thì các thông tin cần được niêm yết đối với doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định, bao gồm: - Niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải về: + Danh mục các tuyến trên địa bàn địa phương. + Danh sách tuyến đang khai thác. + Tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động trên từng tuyến và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động. + Danh sách các đơn vị vận tải hoạt động trên tuyến. + Biểu đồ chạy xe theo tuyến. Số điện thoại di động đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải. - Niêm yết tại bến xe: + Danh sách các tuyến, lịch xuất bến của các chuyến xe đang hoạt động tại bến. + Danh sách các đơn vị vận tải kinh doanh khai thác trên từng tuyến. + Số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở GTVT địa phương. - Niêm yết tại quầy bán vé: + Tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT + Lịch xe xuất bến của từng chuyến xe + Dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình + Khối lượng hành lý miễn cước. - Niêm yết trên xe: + Kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến, chiều cao chữ tối thiểu 06 cm. + Mặt ngoài hai bên thân xe hoặc cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở GTVT nơi cấp phù hiệu, biển hiệu. - Trách nhiệm niêm yết và cung cấp thông tin niêm yết: + Sở GTVT thực hiện niêm yết theo Khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Bến xe thực hiện niêm yết tại bến xe và niêm yết tại quầy bán vé của tuyến do bến xe nhận ủy thác bán vé theo Khoản 2 và 3 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện niêm yết trên xe và niêm yết tại quầy bán vé do đơn vị tự bán vé theo Khoản 3 và 4 Điều 19 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. + Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải cung cấp cho bến xe liên quan các thông tin quy định phải niêm yết tại bến xe. Như vậy, trường hợp nhà xe muốn tăng giá vé ngày Tết thì cần phải thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm như sau: - Niêm yết giá vé Tết đã kê khai tại quầy bán vé của đơn vị. - Niêm yết giá vé Tết ở trong xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định của đơn vị. Xem và Tải xuống Mẫu thông tin niêm yết giá vé tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/MAU-THONG-TIN-NIEM-YET-GIA-VE.docx (3) Nhà xe không thực hiện niêm yết giá xe ngày Tết bị xử phạt như thế nào? Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền cho các hành vi không thực hiện đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo các quy định về: - Hành trình chạy xe - Điểm đầu, điểm cuối của tuyến - Giá cước; Giá dịch vụ - Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải Thì sẽ chịu mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 03 triệu đồng đến 04 triệu đồng và đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải là từ 06 triệu đồng đến 08 triệu đồng. Ngoại trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, các đơn vị vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm tại Điểm a Khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định. Để tổng kết lại, nhà xe chỉ được phép tăng giá vé xe ngày Tết khi đã thông tin cho hoặc trực tiếp thoả thuận với khách hàng để thống nhất mức giá. Đồng thời, nhà xe còn phải tuân thủ quy định về niêm yết thông tin về giá. Trường hợp xảy ra vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bộ GTVT chấp thuận tăng giá vé tại 41 dự án/48 trạm thu phí BOT kể từ ngày 29/12/2023
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam và các doanh nghiệp dự án BOT về việc điều chỉnh giá vé tại các hợp đồng BOT do Bộ quản lý. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh giá vé của 44 dự án BOT trên tổng số 48 trạm. Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu doanh nghiệp dự án kiểm tra, rà soát danh sách các đối tượng thu, mức thu, đối tượng miễn, giảm giá vé và hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giá vé dự án và trạm thu phí theo đúng quy định; thực hiện thông báo công khai việc điều chỉnh giá vé trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan. Đối với Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ yêu cầu đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, giám sát, thống nhất với doanh nghiệp dự án về mức giá, thời điểm điều chỉnh giá vé của từng dự án, trạm thu phí, bảo đảm không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT. Theo Cục Đường bộ Việt Nam, sau khi có chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục đã tổ chức họp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và đã thống nhất kế hoạch triển khai công tác điều chỉnh giá vé tại các trạm thu phí thuộc danh sách. Tại cuộc họp có 3 nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án kiến nghị không điều chỉnh giá vé, gồm: Trạm Cù Mông thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; Trạm Km 1747 thuộc Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14), đoạn Km1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk; Trạm Km11+625 thuộc Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp QL38 đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương theo hình thức hợp đồng BOT). Căn cứ kiến nghị trên, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổng hợp số dự án điều chỉnh giá vé là 41 /48 trạm thu phí. Trên cơ sở này, Cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thông báo công khai và niêm yết mức giá, thời điểm áp dụng mức giá mới theo quy định... Sau khi hoàn thiện thủ tục điều chỉnh giá vé, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ đúng mức giá, đúng thời điểm, thực hiện công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đúng quy định. Thời gian điều chỉnh giá vé dự kiến từ 0 giờ ngày 29/12/2023, với mức tăng tùy theo từng dự án.
Tự ý tăng giá vé trong dịp Tết Nguyên đán bị xử lý ra sao?
Ngày Tết là dịp có lưu lượng người di chuyển lớn, trong đó về quê ăn Tết bằng xe khách vẫn là lựa chọn tốt đối công nhân đi làm xa nhà. Đặc biệt là vì giá thành rẻ, di chuyển nhanh và an toàn hơn đi xe máy. Tuy nhiên, lợi dụng dịp này nhiều nhà xe tự ý tăng giá vé lên so với niêm yết giá vé thường ngày, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hành khách và nhu cầu đi lại của người dân. Vậy hành vi nêu trên sẽ bị xử lý ra sao? Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi tăng giá vé trái quy định Nhằm đảm bảo người lao động được sử dụng dịch vụ di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán được đúng giá và an toàn thì Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công điện 1174/CĐ-TTg năm 2022 về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội xuân 2023. Theo đó, yêu cầu nhà xe nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm ATGT và phòng dịch Covid-19. Đặc biệt, giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến, không để hành khách về quê ăn Tết chậm do thiếu phương tiện; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tới tình trạng xe dù, bến cóc, hành vi tăng giá vé trái quy định. Lưu ý: Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cơ sở giáo dục, đào tạo chủ động phối hợp với các đơn vị vận tải tổ chức bán vé tàu, xe trực tiếp cho công nhân, người lao động và sinh viên. Qua đó, nhà xe có hành vi tự ý tăng giá vé so với giá niêm yết vào dịp Tết này sẽ bị xử lý nghiêm bởi lực lượng chức năng. Mức phạt tiền hành vi tự ý tăng giá vé xe (1) Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ Cụ thể tại điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp xe khách Không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ sẽ bị xử phạt như sau: - Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 03 triệu đồng - 04 triệu đồng. - Đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải: Phạt tiền 06 triệu đồng - 08 triệu đồng. Khi không thực hiện việc đăng ký, niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Trừ các hành vi không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng. (2) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết Theo điểm d khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nhà xe không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết sẽ bị xử lý như sau: - Đối với cá nhân: Phạt tiền 05 triệu đồng - 06 triệu đồng. - Đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải: Phạt 10 triệu - 12 triệu đồng. Khi không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Ngoài việc xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền thì nhà xe còn buộc phải phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định. Đồng thời đối với trường hợp thu tiền cước, tiền dịch vụ cao hơn quy định buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. (3) Xử phạt đối với tài xế lái xe, nhân viên phục vụ Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định một số mức phạt áp dụng với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe trong trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định: - Phạt tiền từ 600.000 đồng - 800.000 đồng: Đối với lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định. - Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng: Đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định. Nhà xe tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng tăng giá vé ra sao? Các Sở Giao thông vận tải địa phương đều đã có kế hoạch về việc kiểm tra, giám sát ngăn chặn tình trạng nhà xe lợi dụng nhu cầu đi lại của người dân tăng cao để bán vé xe khách không theo giá niêm yết. Theo đó: - Tại TP. Hà Nội: Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội yêu cầu các bến xe làm việc với đơn vị vận tải bán vé điện tử và thực hiện quy định về giá vé, các đơn vị nếu có tăng giá vé phải gửi đăng ký giá vé và vé trước ngày 11/01/2023 (tức ngày 20 tháng Chạp). Đồng thời, không thu tiền cao hơn giá vé đã đăng ký, không chở quá số ghế quy định. - Tại TP. Hồ Chí Minh: Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị vận tải có nhu cầu điều chỉnh giá vé trong dịp phục vụ Tết Nguyên đán cần thực hiện việc kê khai giá theo quy định. - Tại TP. Đà Nẵng: Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định niêm yết công khai giá vé tại nơi bán vé và trên phương tiện theo quy định, bán đúng giá vé đã đăng ký với cơ quan chức năng. Đồng thời, yêu cầu bến xe tổ chức bán vé và giám sát việc chấp hành bán vé theo đúng giá đã đăng ký của các doanh nghiệp vận tải, kịp thời báo cáo các hành vi vi phạm về giá vé. Như vậy, người dân sẽ yên tâm dịp Tết không có việc giá vé sẽ tăng cao bất tượng mà không được niêm yết giá trên trang chủ và cổng dịch vụ của các nhà xe. Trường hợp mà nhà xe được tăng giá vé dịch vụ đã được Sở GTVT chấp thuận tăng giá vé thì phải niêm yết và thông báo đến khách hàng.
Alo! nhồi nhét khách hãy gọi tới đường dây nóng
Mỗi dịp về quê nghỉ lễ, tết, tình trạng bị xe khách “nhồi nhét”, “chặt chém” lại trở thành nỗi ám ảnh của không ít người dân ngoại tỉnh, để khắc phục tình trạng này, thực hiện Công điện số 1882/CĐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội xuân 2018, Ủy ban ATGT Quốc gia thông báo điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông xảy ra trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2018 như sau: Phản ánh các thông tin về vận tải hành khách đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa (về tăng giá xe, chở quá số người quy định…), liên hệ theo các số: 0913432383 0915869900 0917908085 0962665953 0964045445 0977497891 0166623357 Phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên hệ các số: 0868911911 0989088719 0941329634 0936198387 Phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông liên hệ: Cục Cảnh sát giao thông - 0692342608. Với trường hợp chở quá số người quy định: Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP “ Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá, tổng mức tiền phạt không quá 40 triệu đồng đối với xe khách chở quá từ 02 người nếu là xe 9 chỗ; 03 người nếu là xe từ 10 chỗ đến 15 chỗ; 04 người nếu xe từ 16 chỗ đến 30 chỗ; chở quá từ 05 người trở lên nếu xe từ trên 30 chỗ. Riêng trường hợp xe khách chạy tuyến đường trên 300km, mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng trên mỗi người chở vượt quá, tổng mức tiền phạt không quá 40 triệu đồng” Với trường hợp tăng giá vé: Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP “ Trường hợp tăng giá vé cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đã đăng ký, nhà xe cũng sẽ phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng nếu tổng giá vé đến 50 triệu đồng. Nếu tổng giá vé từ 50 triệu đồng trở lên, mức phạt đối với nhà xe dao động từ 05 triệu đồng - 60 triệu đồng”. Mỗi hành khách hãy lưu lại những số điện thoại này để bảo vệ quyền lợi của chính mình trong những ngày gần Tết nguyên đán.