Hệ thống báo hiệu đường bộ mới áp dụng từ ngày 01/01/2025
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 được ban hành có nhiều nội dung mới trong đó bổ sung thêm nhiều báo hiệu đường bộ. Báo hiệu đường bộ và thứ tự ưu tiên chấp hành mới nhất Theo quy định tại Điều 11 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì báo hiệu đường bộ và thứ tự ưu tiên chấp hành báo hiệu đường bộ khi tham gia giao thông như sau: - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; - Tín hiệu đèn giao thông; - Biển báo hiệu đường bộ; - Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; - Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; - Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ. Đối với tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau: - Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; - Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác; - Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi. Nội dung này được quy định chi tiết, rõ ràng hơn so với quy định cũ, khi luật cũ (còn hiệu lực tới ngày 31/12/2024) nêu tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: - Tín hiệu xanh là được đi; - Tín hiệu đỏ là cấm đi; - Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Trường hợp phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn. Các trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo Điều 12 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024: - Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường; - Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; - Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; - Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc; - Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ; - Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; - Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường; - Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước; - Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe; - Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ; - Gặp xe ưu tiên; - Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
Xe cứu thương gây tai nạn giao thông cho người khác thì có phải chịu trách nhiệm?
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe cứu thương thì sẽ bị xử phạt, nhưng còn trường hợp xe cứu thương “lái ẩu” gây tai nạn giao thông thì có phải chịu trách nhiệm không? 1. Quyền ưu tiên của một số loại xe Theo đó, tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau: - Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự: (1) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; (2) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; (3) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; (4) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; (5) Đoàn xe tang. - Những xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Xe cứu thương được mọi người biết đến là loại xe ưu tiên, theo đó khi xe cứu thương đi làm nhiệm vụ mà phát tín hiệu ưu tiên thì người đang tham gia giao thông phải có trách nhiệm là nhường đường và không được gây cản trở cho xe cứu thương. 2. Xe cứu thương gây tai nạn giao thông thì có phải chịu trách nhiệm không? Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên hơn một số loại xe khác là nó có nhiệm vụ đưa nạn nhân nơi cứu chữa một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người lái xe cứu thương được chạy bất chấp xung quanh rồi gây tai nạn giao thông cho người khác. Nhưng về nguyên tắc khi tham gia giao thông, thì tại khoản 5 Điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định rằng: - Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. - Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, theo quy định này có thể hiểu rằng dù xe cứu thương đang làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên nhưng về nguyên tắc thì vẫn phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn chung như các phương tiện tham gia giao thông khác. Trên thực tế xe cứu thương đang làm nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông nhưng không ai bị thương hoặc có tổn thất gì thì người cơ quan chức năng sẽ lập biên bản tạm giữ các giấy tờ liên quan, ghi lại các thông tin cần thiết của cả hai bên như thông tin cá nhân, số phương tiện đơn vị công tác, dấu vết hiện trường,... Sau đó, cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ. Người lái xe cứu thương vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu như phát hiện có vi phạm quy định pháp luật khi gây tai nạn giao thông cho người khác như đang làm nhiệm vụ mà không bật tín hiệu theo quy định, cố ý không chú ý đến sự an toàn của người tham gia giao thông khác hoặc không làm nhiệm vụ nhưng lại bật tín hiệu quyền ưu tiên,... 3. Quy định về việc sử dụng tín hiệu ưu tiên Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 109/2009/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của xe cứu thương như sau: - Xe cứu thương được quyền ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ; việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của từng loại xe cứu thương được quyền ưu tiên phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 8 Nghị định 109/2009/NĐ-CP, là phải có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Nghiêm cấm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, cờ, đèn phát tín hiệu ưu tiên hoặc xe được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên không đúng quy định của Nghị định 109/2009/NĐ-CP. Như vậy, xe cứu thương chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu. Mọi hành vi sử dụng tín hiệu ưu tiên mà không nhầm mục đích thực hiện nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông thì người lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm.
KINH DOANH THIẾT BỊ PHÁT TÍN HIỆU CỦA XE ĐƯỢC QUYỀN ƯU TIÊN
1. Phạm vi: Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới. 2. Giấy phép: GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN) Cấp mới Cấp đổi Cấp lại Do bị mất Do bị thu hồi Điều kiện - Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN. - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đối với người VN: + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án. + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú. - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC. - GCN bị hư hỏng, sai thông tin; - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN GCN bị mất; Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do: 1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh. 2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT; 3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn; CQ cấp phép Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Hồ sơ - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD; - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT: · + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: · + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài + VB đề nghị cấp đổi GCN; + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có); + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD: o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: + Bản chính GCN đã được cấp. VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT Biên lai nộp tiền phạt (nếu có) - Bị thu hồi theo trường hợp 1: + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi. + Thành phần hồ sơ: o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT; o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có). - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: + Thời hạn nộp: o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT: > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi; > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án) + Thành phần: như cấp mới Hình thức nộp hồ sơ + Nộp trực tiếp; + Nộp qua đường bưu chính; + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định. Phí thẩm định 300.000 đồng Thời hạn giải quyết 5 ngày làm việc 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do; 3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh. - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây: + Danh sách những người làm việc trong CSKD; + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT; + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định; - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an. - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động. - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an. 4) Lưu ý: - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD; - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải: + Không được nhập khẩu, sản xuất các loại thiết bị vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn được quy định. + Bán đúng số lượng, chủng loại thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 5. Căn cứ pháp lý - Nghị định 109/2009/NĐ-CP; - Khoản 19 Điều 3, Điều 7, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 31 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;
Hệ thống báo hiệu đường bộ mới áp dụng từ ngày 01/01/2025
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 được ban hành có nhiều nội dung mới trong đó bổ sung thêm nhiều báo hiệu đường bộ. Báo hiệu đường bộ và thứ tự ưu tiên chấp hành mới nhất Theo quy định tại Điều 11 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì báo hiệu đường bộ và thứ tự ưu tiên chấp hành báo hiệu đường bộ khi tham gia giao thông như sau: - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; - Tín hiệu đèn giao thông; - Biển báo hiệu đường bộ; - Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; - Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; - Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ. Đối với tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau: - Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường; - Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác; - Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi. Nội dung này được quy định chi tiết, rõ ràng hơn so với quy định cũ, khi luật cũ (còn hiệu lực tới ngày 31/12/2024) nêu tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: - Tín hiệu xanh là được đi; - Tín hiệu đỏ là cấm đi; - Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Trường hợp phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn. Các trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo Điều 12 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024: - Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường; - Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; - Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; - Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc; - Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ; - Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; - Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường; - Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước; - Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe; - Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ; - Gặp xe ưu tiên; - Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
Xe cứu thương gây tai nạn giao thông cho người khác thì có phải chịu trách nhiệm?
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe cứu thương thì sẽ bị xử phạt, nhưng còn trường hợp xe cứu thương “lái ẩu” gây tai nạn giao thông thì có phải chịu trách nhiệm không? 1. Quyền ưu tiên của một số loại xe Theo đó, tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau: - Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự: (1) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; (2) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; (3) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; (4) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; (5) Đoàn xe tang. - Những xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. - Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. Xe cứu thương được mọi người biết đến là loại xe ưu tiên, theo đó khi xe cứu thương đi làm nhiệm vụ mà phát tín hiệu ưu tiên thì người đang tham gia giao thông phải có trách nhiệm là nhường đường và không được gây cản trở cho xe cứu thương. 2. Xe cứu thương gây tai nạn giao thông thì có phải chịu trách nhiệm không? Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên hơn một số loại xe khác là nó có nhiệm vụ đưa nạn nhân nơi cứu chữa một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người lái xe cứu thương được chạy bất chấp xung quanh rồi gây tai nạn giao thông cho người khác. Nhưng về nguyên tắc khi tham gia giao thông, thì tại khoản 5 Điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định rằng: - Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. - Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, theo quy định này có thể hiểu rằng dù xe cứu thương đang làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên nhưng về nguyên tắc thì vẫn phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn chung như các phương tiện tham gia giao thông khác. Trên thực tế xe cứu thương đang làm nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông nhưng không ai bị thương hoặc có tổn thất gì thì người cơ quan chức năng sẽ lập biên bản tạm giữ các giấy tờ liên quan, ghi lại các thông tin cần thiết của cả hai bên như thông tin cá nhân, số phương tiện đơn vị công tác, dấu vết hiện trường,... Sau đó, cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ. Người lái xe cứu thương vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu như phát hiện có vi phạm quy định pháp luật khi gây tai nạn giao thông cho người khác như đang làm nhiệm vụ mà không bật tín hiệu theo quy định, cố ý không chú ý đến sự an toàn của người tham gia giao thông khác hoặc không làm nhiệm vụ nhưng lại bật tín hiệu quyền ưu tiên,... 3. Quy định về việc sử dụng tín hiệu ưu tiên Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 109/2009/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của xe cứu thương như sau: - Xe cứu thương được quyền ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ; việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của từng loại xe cứu thương được quyền ưu tiên phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 8 Nghị định 109/2009/NĐ-CP, là phải có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Nghiêm cấm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, cờ, đèn phát tín hiệu ưu tiên hoặc xe được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên không đúng quy định của Nghị định 109/2009/NĐ-CP. Như vậy, xe cứu thương chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu. Mọi hành vi sử dụng tín hiệu ưu tiên mà không nhầm mục đích thực hiện nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông thì người lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm.
KINH DOANH THIẾT BỊ PHÁT TÍN HIỆU CỦA XE ĐƯỢC QUYỀN ƯU TIÊN
1. Phạm vi: Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới. 2. Giấy phép: GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN) Cấp mới Cấp đổi Cấp lại Do bị mất Do bị thu hồi Điều kiện - Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN. - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đối với người VN: + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án. + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú. - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC. - GCN bị hư hỏng, sai thông tin; - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN GCN bị mất; Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do: 1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh. 2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT; 3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn; CQ cấp phép Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Hồ sơ - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD; - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT: · + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: · + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài + VB đề nghị cấp đổi GCN; + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có); + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD: o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: + Bản chính GCN đã được cấp. VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT Biên lai nộp tiền phạt (nếu có) - Bị thu hồi theo trường hợp 1: + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi. + Thành phần hồ sơ: o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT; o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có). - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: + Thời hạn nộp: o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT: > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi; > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án) + Thành phần: như cấp mới Hình thức nộp hồ sơ + Nộp trực tiếp; + Nộp qua đường bưu chính; + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định. Phí thẩm định 300.000 đồng Thời hạn giải quyết 5 ngày làm việc 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do; 3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh. - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây: + Danh sách những người làm việc trong CSKD; + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT; + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định; - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an. - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động. - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an. 4) Lưu ý: - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD; - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải: + Không được nhập khẩu, sản xuất các loại thiết bị vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn được quy định. + Bán đúng số lượng, chủng loại thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 5. Căn cứ pháp lý - Nghị định 109/2009/NĐ-CP; - Khoản 19 Điều 3, Điều 7, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 31 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;