Siết chặt quy định về bên nước ngoài trong liên kết giáo dục từ 20/11/2024
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/11/2024 Siết chặt quy định về bên nước ngoài trong liên kết giáo dục từ 20/11/2024 Theo quy định hiện hành tại Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng liên kết giáo dục như sau: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định trên như sau: Đối tượng liên kết giáo dục - Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. - Bên nước ngoài: + Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục; + Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục. Như vậy, từ 20/11/2024 thì quy định về đối tượng liên kết giáo dục được siết chặt hơn. Đặc biệt đổi với bên nước ngoài phải đáp ứng điều kiện cụ thể là hoạt động ít nhất 5 năm ở nước ngoài, không vi phạm pháp luật, có giảng dạy trực tiếp, giấy chứng nhận,... Chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng những yêu cầu nào? Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP (trong đó điểm b khoản 1 Điều 7 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP) quy định về chương trình giáo dục như sau: - Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục; - Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh; - Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài. Như vậy, từ 20/11/2024 thì chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng các yêu cầu như trên. Đội ngũ nhà giáo giảng dạy chương trình tích hợp có yêu cầu thế nào? Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đội ngũ nhà giáo như sau: - Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; - Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Như vậy, quy định về đội ngũ nhà giáo giảng dạy chương trình tích hợp vẫn được giữ nguyên. Theo đó, đội ngũ nhà giáo giảng dạy chương trình tích hợp phải đáp ứng các yêu cầu quy định trên.
Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không?
Nếu người tham gia giao thông vi phạm lỗi bị tước bằng lái xe máy, tuy nhiên người đó đang sử dụng bằng lái xe tích hợp thì có bị cấm điều khiển các loại xe khác trong bằng lái tích hợp đó không? Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không? Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BGTVT quy định về hướng dẫn cách viết nội dung liên quan của biểu mẫu trong trường hợp tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép tích hợp nhiều thông tin, dữ liệu cụ thể như sau: - Trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định, người có thẩm quyền lập biên bản tạm giữ, ra quyết định tạm giữ ghi rõ các hạng xe, các năng định theo giấy phép trong biên bản tạm giữ và trong quyết định tạm giữ. - Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt ghi rõ hạng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô), loại năng định liên quan đến việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Người vi phạm hành chính được điều khiển những loại xe, được thực hiện các loại năng định còn lại ghi trong giấy phép. Như vậy, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng sẽ ghi rõ là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy trong giấy phép lái xe tích hợp. Do đó, người tham gia giao thông vẫn có thể chạy những loại xe khác nếu không có quyết định tước giấy phép đối với loại này. Nếu có nhiều loại bằng lái thì có bắt buộc sử dụng bằng lái xe tích hợp không? Theo Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về giấy phép lái xe, trong đó: - Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. - Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe. Như vậy, giấy phép lái xe tích hợp sẽ được cấp nếu người tham gia giao thông có nhu cầu và thực hiện các thủ tục theo quy định, không bắt buộc phải sử dụng bằng lái xe tích hợp khi có nhiều loại giấy phép lái xe. Thủ tục đăng ký cấp giấy phép lái xe tích hợp Cách 1: Đăng ký đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe Mẫu đơn đề nghị theo Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-7-tich-hop.doc Theo đó, nếu muốn học bằng lái xe mới và tích hợp với bằng lái xe đã có thì người dùng điền vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe và tick vào ô đăng ký tích hợp giấy phép lái xe. Và thực hiện các bước đăng ký học lái xe như bình thường. Xem tại: Đăng ký dự thi cấp Giấy phép lái xe lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ ra sao? Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì? Cách 2: làm thủ tục đổi giấy phép lái xe Theo Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm: - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-19-tich-hop.doc - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: + Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; + Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; - Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Bước 2: Nộp hồ sơ Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (https://dvc4.gplx.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html) hoặc Sở Giao thông vận tải. - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ đơn đề nghị và giấy khám sức khỏe đã nộp. - Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.
Thẻ căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?
Thẻ căn cước công dân gắn chip không còn xa lạ đối với người dân, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà CCCD gắn chip mang lại hãy xem qua bài viết sau đây. (1) Thẻ căn cước công dân gắn chip có điểm mới gì? Điểm khác biệt cơ bản CCCD gắn chip so với chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch là có thêm mã QR Code và chíp điện tử. Mã QR Code được in ở mặt trước, phía góc phải trên cùng của thẻ CCCD gắn chíp, lưu thông tin về số thẻ căn cước công dân, mã hóa toàn bộ các thông tin của người dân như: Họ tên, năm sinh, địa chỉ và ngày cấp căn cước công dân. Với mã QR Code , bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh đều có thể quét được các thông tin như số chứng minh thư cũ, họ tên của người được cấp, do vậy công dân không cần xin giấy xác nhận số chứng minh thư cũ khi thực hiện những thủ tục hành chính có liên quan. (2) Chip điện tử trên thẻ CCCD gắn chip chứa những thông tin gì? Thông tin lưu trữ trong chip điện tử gồm: Số căn cước công dân; họ và tên, họ và tên khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi đăng ký thường trú; đặc điểm nhận dạng; ngày cấp; ngày hết hạn; họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; số chứng minh nhân dân đã được cấp; ảnh chân dung; đặc điểm vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt và các thông tin khác (mở rộng ứng dụng cho các bộ, ngành khác). Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật CCCD năm 2014 quy định CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD. Bởi lẽ, CCCD gắn chíp đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân để thống nhất quản lý trên Cơ sở dữ liệu dân cư. Vậy nên thông qua các thiết bị đọc chíp, cơ quan có thẩm quyền có thể dễ dàng xác thực ngay danh tính của công dân và những thông tin cá nhân, thường trú mà không phải cần thêm những giấy tờ khác để chứng minh. Hiện nay, các thông tin đã tích hợp trên thẻ CCCD là: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu… - CCCD gắn chip cũng được tích hợp thông tin về người phụ thuộc đi cùng với người có thẻ CCCD như con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự,... - Ngoài những giấy tờ tích hợp trên thì thẻ CCCD gắn chíp còn có thể xác thực điện tử với các ứng dụng công nghệ khác như: ví điện tử, chứng khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, thậm chí là thẻ ngân hàng, ... - Tại thời điểm Covid - 19 thẻ CCCD còn được tích hợp thông tin thẻ xanh, thông tin tiêm chủng, giấy đi đường, … (3) Thẻ căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì? So với CCCD dùng mã vạch, Chứng minh nhân dân 9 số và 12 số, CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm, tạo thuận lợi và tiện tích cho người sử dụng, chẳng hạn: - Độ bảo mật cao: đối với thẻ cccd gắn chip chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng, nếu bị mất cũng không gặp rủi do việc lưu trữ các thông tin liên quan đến cá nhân trên con chip của thẻ CCCD thì chỉ các cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chíp chuyên dụng để trích xuất thông tin trên thẻ Căn cước công dân. Trường hợp có làm mất thẻ thì thông tin của người chủ thẻ căn cước cũng không bị đọc được bởi một cá nhân, tổ chức khác mà không đúng thẩm quyền. - Truy cập dễ dàng, thống nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Con chip trên thẻ CCCD giúp việc sửa đổi, bổ sung thông tin công dân một cách dễ dàng, thống nhất quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dữ liệu trên chip có thể truy cập được ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng vì chỉ thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác định danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính. - Tích hợp thêm nhiều thông tin giấy tờ cá nhân: hiện nay, các thông tin đã tích hợp trên thẻ CCCD là: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu… nên người sử dụng ít phải mang theo giấy tờ theo người, không sợ cồng kềnh, mất hay thất lạc. - Giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ: việc có thẻ CCCD gắn chip sẽ giảm thiểu việc phải cung cấp với các cơ quan, tổ chức bản công chứng giấy tờ cá nhân. - Xác định danh tính nhanh hơn, chính xác hơn: Việc cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, xác thực sinh trắc học sẽ giúp việc xác định danh tính qua giao dịch nhanh hơn, an toàn và độ chính xác cao hơn. Có thể sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch cụ công cộng và tư nhân. Ngoài ra, cũng phòng tránh giả mạo giấy tờ. Như vậy, thẻ CCCD gắn chip không chỉ mang lại lợi ích cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý về dân cư mà còn thuận tiện cho công dân sử dụng giúp giảm tải các thủ tục hành chính không đáng có, vừa tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả trong việc sử dụng.
Dự kiến từ 2024 nhiều hãng tivi sẽ tích hợp phím tắt VTVgo trên điều khiển
Vừa qua Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, dự kiến năm 2024 sẽ xuất hiện các thế hệ tivi thông minh mới của các hãng như Sony, Casper... có tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa. Cụ thể, trong thông tin mới chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử abei.gov.vn, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết, với mục tiêu đảm bảo những thông tin chính thống trên báo chí phải là dòng chảy chính. Đặc biệt là trên các phương tiện nghe, phát thanh truyền hình, Bộ TT&TT đã và đang thúc đẩy để đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo có thể tiếp cận với đông đảo người dân hơn nữa. (1) Đề nghị các doanh nghiệp phân phối Smart TV lớn tại Việt Nam tích hợp phím tắt VTVGo Một trong những giải pháp cụ thể Bộ TT&TT đang thực hiện là đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối tivi thông minh (Smart TV) tại Việt Nam thực hiện việc cài đặt ứng dụng nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo lên giao diện màn hình tivi thông minh và tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa. Cụ thể, đầu tháng 8/2023, Bộ TT&TT đã có văn bản gửi các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối Smart TV lớn tại Việt Nam, đề nghị các doanh nghiệp này sớm thực hiện việc cài đặt ứng dụng nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo lên giao diện màn hình tivi thông minh, với thời hạn chậm nhất hết quý III/2023. Đồng thời, Bộ TT&TT cũng đề nghị các doanh nghiệp có kế hoạch bổ sung thiết kế và các biện pháp kỹ thuật để các dòng Smart TV sản xuất mới từ năm 2024 có tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa. (2) Dự kiến năm 2024 sẽ xuất hiện các thế hệ tivi mới có tích hợp phím tắt VTVGo Theo Cục PTTH&TTĐT, đề nghị nêu trên của Bộ TT&TT đã nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối Smart TV. Thời điểm hiện tại, người dùng đã có thể dễ dàng cài đặt ứng dụng VTVGo từ kho ứng dụng Smart TV của các hãng. Đặc biệt, dự kiến năm 2024 sẽ xuất hiện các thế hệ tivi mới có tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa như Sony, Casper… “Có thể nói, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối Smart TV đều đã nắm bắt được các quy định của pháp luật về quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet, định hướng của Chính phủ và Bộ TT&TT về chiến lược chuyển đổi số quốc gia, phát triển các nền tảng số, trong đó có nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo để sẵn sàng thực hiện việc cài đặt ứng dụng VTVGo”, Cục PTTH&TTĐT nhận xét. Thời gian qua, Bộ TT&TT đã tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số Quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó đặc biệt phải kể đến nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo. Việc này nhằm thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. (3) Dự kiến tích hợp VTVGo sẽ đạt 450 triệu lượt xem hàng tháng Cụ thể, Kế hoạch hành động thúc đẩy phát triển nền tảng truyền hình số quốc gia đã được Bộ TT&TT ra quyết định phê duyệt vào tháng 7/2022. Sau 15 tháng phát triển, nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Số liệu của Đài Truyền hình Việt Nam cho hay, nền tảng VTVGo được cài đặt trên 28,5 triệu thiết bị điện tử, có tới gần 10 triệu người theo dõi và sử dụng, với trung bình 450 triệu lượt xem hằng tháng và có hơn 1 triệu kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới sử dụng. Hiện nay, mọi khán giả có thể dễ dàng tiếp cận miễn phí với toàn bộ 7 kênh truyền hình thiết yếu của quốc gia và gần 50 kênh truyền hình thiết yếu của địa phương hiện đang được cung cấp trên nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo. Cục PTTH&TTĐT nhận định, nền tảng VTVGo không chỉ góp phần lan tỏa các chương trình truyền hình chính luận trên các kênh truyền hình thiết yếu của các Đài phát thanh truyền hình đến với nhiều khán giả truyền hình trong và ngoài nước hơn. Mà còn trở thành phương tiện truyền thông chính sách hiệu quả trên truyền hình, giúp các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ truyền thông chính sách, đặc biệt truyền thông trên nền tảng số.
Có bắt buộc đổi bằng lái xe cũ sang loại có mã QR không? Không đổi có bị phạt?
Hiện nay nhiều người dân thắc mắc rằng nếu đang sử dụng bằng lái cũ (bằng lái không có mã QR) thì có bắt buộc đổi sang bằng lái có mã QR hay không? Nếu không đổi thì có bị phạt không và cách tích hợp bằng lái xe vào VNeID như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Bằng lái xe được cấp sau ngày 01/6/2020 phải có mã QR Căn cứ theo khoản 6 Điều 47 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT do Bộ giao thông vận tải ban hành quy định tất cả các giấy phép lái xe được cấp sau thời điểm 01/6/2020 phải được in mã QR (mã hai chiều) vào mặt sau của giấy phép lái xe. Cụ thể, giấy phép lái xe được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có mã hai chiều (QR) được tích hợp giúp cho các lực lượng chức năng có thể nhanh chóng đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe, thực hiện từ ngày 01/06/2020. Xem và tải Phụ lục 17 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/04/phu-luc-17.docx Quy định này có hiệu lực từ 0g00 ngày 1/6/2020, điều này có nghĩa rằng bất kỳ giấy phép lái xe nào được cấp sau thời điểm này mà không có mã QR sẽ không hợp lệ. Mã QR được in ở góc trái của mặt sau trên tất cả các loại GPLX như A1, B1, B2, D...bằng thẻ nhựa PET. Người dùng cũng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã và tra cứu thông tin từ hệ thống. Bằng lái xe cũ không đổi sang loại có mã QR có bị phạt không? Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, giấy phép lái xe được cấp trước ngày Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe. Theo đó, những bằng lái xe được cấp trước ngày 01/6/2020 (ngày Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có hiệu lực) thì vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe mà không bắt buộc phải đổi sang loại giấy phép lái xe có mã QR. Như vậy, không bắt buộc đổi bằng lái xe cũ sang loại có mã QR, song sẽ không bị phạt nếu chủ xe không đổi sang bằng lái có mã QR nếu bằng lái cũ còn hạn sử dụng. Tuy nhiên trong trường hợp mọi người có nhu cầu đổi bằng lái xe cũ sang loại bằng lái có mã QR thì vẫn có thể thực hiện. Chi phí tương tự như việc cấp mới, cấp đổi hiện nay. Lệ phí cấp đổi bằng lái xe: Căn cứ Thông tư 37/2023/TT-BTC , lệ phí cho việc cấp đổi Bằng lái xe là 135.000 đồng. Hướng dẫn tích hợp bằng lái xe vào VNeID So với bằng lái xe, hầu hết mọi người đều luôn nhớ để mang theo smartphone bên mình mỗi khi ra đường, do vậy, nếu tích hợp thông tin GPLX vào ứng dụng VNeID sẽ giúp người dùng không còn gặp phải tình trạng quên bằng lái ở nhà, giúp dễ dàng xuất trình khi cần. Để tích hợp thông tin bằng lái xe vào ứng dụng VNeID, bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào ứng dụng VNeID trên smartphone, chọn mục "Ví giấy tờ" và nhấn chọn mục "Tích hợp thông tin" từ giao diện hiện ra. Bước 2: Tại giao diện tiếp theo, bạn chọn "Tạo yêu cầu mới", sau đó chọn "Giấy phép lái xe" để bắt đầu tích hợp bằng lái xe vào ứng dụng. Bước 3: Bạn điền số giấy phép lái xe, hạng giấy phép, đánh dấu vào tùy chọn "Tôi xác nhận các thông tin ở trên là đúng", sau đó nhấn nút "Gửi yêu cầu". Sau khi gửi yêu cầu thành công, người dùng sẽ phải chờ một thời gian để được phê duyệt. Nếu thông tin nhập chính xác và không gặp lỗi gì, người dùng sẽ nhận được thông báo thông tin được phê duyệt và giấy phép lái xe sẽ được tích hợp thành công vào ứng dụng VNeID. Lưu ý: Để tích hợp thông tin giấy phép lái xe vào ứng dụng VNeID đòi hỏi người dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp độ 2. Công dân không thể tự đăng ký tài khoản cấp độ 2, mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký. Xem bài viết chi tiết tại: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 Có đăng ký định danh điện tử mức 2 tại nhà được không? Bộ Công an hướng dẫn sử dụng thông tin, giấy tờ tích hợp trên VNeID
Cách sử dụng giấy tờ tích hợp trên VNeID thay thế thẻ giấy
Bộ Công an hướng dẫn cán bộ, người dân, cơ quan về kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID. (1) Các bước kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VNelD bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 và bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code” trong mục “Cá nhân”. Bước 2: Công dân quay lại “Trang chủ” để tạo QR code định danh điện tử. * Lưu ý: Mã QR code chỉ có hiệu lực trong vòng 01 phút. Hết 01 phút, công dân phải thực hiện tạo lại mã QR code. Bước 3: Cán bộ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện đăng nhập vào ứng dụng VNelD bằng tài khoản định danh điện tử mức 2; Sau đó thực hiện quét mã QR của công dân ở Bước 1 để xác định ứng dụng VNelD của công dân là thật hay giả. Kết quả hiển thị trên màn hình ngay sau khi quét mã QR. Bước 4: Sau khi chứng minh ứng dụng VNelD của mình là ứng dụng do Bộ Công an phát triển, công dân có thể sử dụng chức năng hiển thị thông tin, giấy tờ tích hợp của mình trong mục “Ví, giấy tờ” để xuất trình cho cán bộ giải quyết thủ tục hành chính. (Căn cứ tại tại Công văn 1101/BCA-QLHC) (2) Những lưu ý về sử dụng giấy tờ tích hợp trên VNeID thay thẻ giấy Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau: *Đối với cá nhân: Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử: - Đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam: có giá trị chứng minh các thông tin của người đó quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP; - Đối với chủ thể là người nước ngoài: có giá trị chứng minh các thông tin của người đó quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử: - Đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam: có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; Ngoài ra, có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. - Đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài: có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; Ngoài ra, có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. *Đối với tổ chức: Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là tổ chức do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc giao cho người được ủy quyền sử dụng. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức có giá trị chứng minh danh tính điện tử của tổ chức khi thực hiện giao dịch có yêu cầu chứng minh thông tin về tổ chức đó; Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của tổ chức được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. Như vậy, khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Bài viết liên quan: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 Có đăng ký định danh điện tử mức 2 tại nhà được không? Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính
Hướng dẫn tích thẻ BHYT và GPLX trên ứng dụng VNeID đơn giản tại nhà
Cụ thể sau khi Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023 ban hành thì việc triển khai thí điểm tích hợp GPLX vào tài khoản định danh điện tử đã được người dân hưởng ứng thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay việc tích hợp BHYT và GPLX chưa bắt buộc nên việc thông tin đến người dân còn hạn chế nhất là cách hướng dẫn sử dụng cách tích hợp GPLX. Thì sau đây là hướng dẫn đơn giản tích thẻ BHYT và GPLX trên ứng dụng VNeID đơn giản. Để tích hợp thẻ BHYT và GPLX vào ứng dụng định danh điện tử, bạn cần có tài khoản VNeID mức 2. Trong trường hợp bạn chưa đăng ký tài khoản định danh điện tử trên VNeID, có thể tham khảo cách kích hoạt tài khoản Tại đây. Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID Sau khi đăng nhập ứng dụng VNeID thành công và đang có tài khoản định danh điện tử mức 2, bạn vào mục Ví giấy tờ. Bước 2: Tạo yêu cầu Để tích hợp thẻ BHYT và GPLX vào VNeID, tại mục Ví giấy tờ, bạn nhấn vào mục Tích hợp thông tin. Tại đây, bạn nhấn vào Tạo mới yêu cầu, như hình dưới: Sau đó, tại phần Nhập thông tin tích hợp - Loại thông tin, bạn nhấn vào dòng Chọn thông tin. Hiện tại, ứng dụng định danh điện tử VNeID hỗ trợ tích hợp các thông tin: Người phụ thuộc; Giấy phép lái xe; Thẻ bảo hiểm y tế,... Bước 3: Chọn thông tin cần tích hợp vào VNeID Bạn sẽ chọn 1 trong các loại thông tin muốn tích hợp, trong hướng dẫn này là chọn tích hợp Thẻ bảo hiểm y tế. Bước 4: Gửi yêu cầu tích hợp thông tin Sau khi nhập 10 ký tự cuối trên mã số thẻ BHYT vào dòng Số thẻ BHYT, bạn nhấn Gửi yêu cầu. Thông báo trả về là "Gửi yêu cầu thành công - Hệ thống sẽ gửi thông tin đi tra cứu để phê duyệt trước khi hiển thị lên ứng dụng". Bạn có thể tiếp tục thực hiện Tích hợp thêm thông tin khác (như GPLX) hoặc Quay về trang chủ của ứng dụng. Bước 4: Kiểm tra thông tin đã tích hợp trên VNeID Quay trở lại phần Tích hợp thông tin trên ứng dụng VNeID, bạn sẽ thấy yêu cầu vừa gửi ở trạng thái "Đang kiểm tra", ở đây là Thẻ BHYT. Trong khoảng 24 giờ sau, bạn sẽ thấy thông tin tích hợp Đã phê duyệt. Như vậy là việc tích hợp thông tin đã thành công. Bạn có thể trở lại trang chủ ứng dụng VNeID, vào mục Ví giấy tờ, nhấn chọn mục Thẻ BHYT. Lúc này ứng dụng yêu cầu người dùng nhập passcode để truy cập thông tin Thẻ BHYT của bạn trên ứng dụng. Sau khi nhập passcode thành công, thông tin trả về sẽ là "Bảo hiểm y tế" đã được xác thực bao gồm: Mã số thẻ; Ngày bắt đầu hiệu lực; Nơi đăng ký khám chữa bệnh và Ngày hết hiệu lực. Nếu muốn xem ảnh thẻ BHYT, bạn nhấn vào Xem ảnh thẻ BHYT ở cuối trang. Lưu ý: Để tích hợp các thông tin khác vào Ví giấy tờ trên ứng dụng định danh điện tử VNeID, các bước thực hiện tương tự như trên.
Bộ Công an hướng dẫn sử dụng thông tin, giấy tờ tích hợp trên VNeID
Vừa qua, Bộ Công an có ban hành Công văn 1101/BCA-QLHC ngày 11/4/2023 về việc sử dụng thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Cụ thể, tại Công văn 1101/BCA-QLHC Bộ Công an có hướng dẫn đến cán bộ, người dân, cơ quan về kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Căn cứ tại khoản 8 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định: Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Xem bài viết liên quan: Tài khoản định danh điện tử sẽ thay thế thẻ CCCD Vì vậy, để tạo thuận lợi trong việc nhận biết đảm bảo chính xác ứng dụng VNeID và thông tin của người dân trên ứng dụng này, Bộ Công an đã cập nhật thêm tính năng giúp công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Các bước kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID: Xem bài viết liên quan: Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 và bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code” trong mục “Cá nhân”. Bước 2: Công dân quay lại “Trang chủ” để tạo QR code định danh điện tử. * Lưu ý: Mã QR code chỉ có hiệu lực trong vòng 01 phút. Hết 01 phút, công dân phải thực hiện tạo lại mã QR code. Bước 3: Cán bộ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tử mức 2, sau đó thực hiện quét mã QR code của công dân ở Bước 1 để xác định ứng dụng VNeID của công dân là thật hay giả. Kết quả hiển thị trên màn hình ngay sau khi quét mã QR code. Bước 4: Sau khi chứng minh ứng dụng VNeID của mình là ứng dụng do Bộ Công an phát triển, công dân có thể sử dụng chức năng hiển thị thông tin, giấy tờ tích hợp của mình trong mục “Ví, giấy tờ” để xuất trình cho cán bộ giải quyết thủ tục hành chính. Xem chi tiết tại Công văn 1101/BCA-QLHC ban hành ngày 11/4/2023. Xem bài viết liên quan: Ai phải thông báo lưu trú? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID
Siết chặt quy định về bên nước ngoài trong liên kết giáo dục từ 20/11/2024
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/11/2024 Siết chặt quy định về bên nước ngoài trong liên kết giáo dục từ 20/11/2024 Theo quy định hiện hành tại Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng liên kết giáo dục như sau: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định trên như sau: Đối tượng liên kết giáo dục - Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. - Bên nước ngoài: + Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục; + Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục. Như vậy, từ 20/11/2024 thì quy định về đối tượng liên kết giáo dục được siết chặt hơn. Đặc biệt đổi với bên nước ngoài phải đáp ứng điều kiện cụ thể là hoạt động ít nhất 5 năm ở nước ngoài, không vi phạm pháp luật, có giảng dạy trực tiếp, giấy chứng nhận,... Chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng những yêu cầu nào? Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP (trong đó điểm b khoản 1 Điều 7 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP) quy định về chương trình giáo dục như sau: - Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục; - Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh; - Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài. Như vậy, từ 20/11/2024 thì chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng các yêu cầu như trên. Đội ngũ nhà giáo giảng dạy chương trình tích hợp có yêu cầu thế nào? Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đội ngũ nhà giáo như sau: - Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; - Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Như vậy, quy định về đội ngũ nhà giáo giảng dạy chương trình tích hợp vẫn được giữ nguyên. Theo đó, đội ngũ nhà giáo giảng dạy chương trình tích hợp phải đáp ứng các yêu cầu quy định trên.
Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không?
Nếu người tham gia giao thông vi phạm lỗi bị tước bằng lái xe máy, tuy nhiên người đó đang sử dụng bằng lái xe tích hợp thì có bị cấm điều khiển các loại xe khác trong bằng lái tích hợp đó không? Bị tước bằng lái xe máy trong bằng lái xe tích hợp có được chạy xe khác không? Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BGTVT quy định về hướng dẫn cách viết nội dung liên quan của biểu mẫu trong trường hợp tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép tích hợp nhiều thông tin, dữ liệu cụ thể như sau: - Trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định, người có thẩm quyền lập biên bản tạm giữ, ra quyết định tạm giữ ghi rõ các hạng xe, các năng định theo giấy phép trong biên bản tạm giữ và trong quyết định tạm giữ. - Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt ghi rõ hạng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô), loại năng định liên quan đến việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Người vi phạm hành chính được điều khiển những loại xe, được thực hiện các loại năng định còn lại ghi trong giấy phép. Như vậy, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng sẽ ghi rõ là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy trong giấy phép lái xe tích hợp. Do đó, người tham gia giao thông vẫn có thể chạy những loại xe khác nếu không có quyết định tước giấy phép đối với loại này. Nếu có nhiều loại bằng lái thì có bắt buộc sử dụng bằng lái xe tích hợp không? Theo Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về giấy phép lái xe, trong đó: - Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. - Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. - Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe. Như vậy, giấy phép lái xe tích hợp sẽ được cấp nếu người tham gia giao thông có nhu cầu và thực hiện các thủ tục theo quy định, không bắt buộc phải sử dụng bằng lái xe tích hợp khi có nhiều loại giấy phép lái xe. Thủ tục đăng ký cấp giấy phép lái xe tích hợp Cách 1: Đăng ký đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe Mẫu đơn đề nghị theo Phụ lục 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-7-tich-hop.doc Theo đó, nếu muốn học bằng lái xe mới và tích hợp với bằng lái xe đã có thì người dùng điền vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe và tick vào ô đăng ký tích hợp giấy phép lái xe. Và thực hiện các bước đăng ký học lái xe như bình thường. Xem tại: Đăng ký dự thi cấp Giấy phép lái xe lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ ra sao? Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì? Cách 2: làm thủ tục đổi giấy phép lái xe Theo Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm: - Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/22/phu-luc-19-tich-hop.doc - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau: + Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; + Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn; - Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Bước 2: Nộp hồ sơ Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (https://dvc4.gplx.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html) hoặc Sở Giao thông vận tải. - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ đơn đề nghị và giấy khám sức khỏe đã nộp. - Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ. Bước 3: Trả kết quả Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.
Thẻ căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?
Thẻ căn cước công dân gắn chip không còn xa lạ đối với người dân, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà CCCD gắn chip mang lại hãy xem qua bài viết sau đây. (1) Thẻ căn cước công dân gắn chip có điểm mới gì? Điểm khác biệt cơ bản CCCD gắn chip so với chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch là có thêm mã QR Code và chíp điện tử. Mã QR Code được in ở mặt trước, phía góc phải trên cùng của thẻ CCCD gắn chíp, lưu thông tin về số thẻ căn cước công dân, mã hóa toàn bộ các thông tin của người dân như: Họ tên, năm sinh, địa chỉ và ngày cấp căn cước công dân. Với mã QR Code , bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh đều có thể quét được các thông tin như số chứng minh thư cũ, họ tên của người được cấp, do vậy công dân không cần xin giấy xác nhận số chứng minh thư cũ khi thực hiện những thủ tục hành chính có liên quan. (2) Chip điện tử trên thẻ CCCD gắn chip chứa những thông tin gì? Thông tin lưu trữ trong chip điện tử gồm: Số căn cước công dân; họ và tên, họ và tên khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi đăng ký thường trú; đặc điểm nhận dạng; ngày cấp; ngày hết hạn; họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; số chứng minh nhân dân đã được cấp; ảnh chân dung; đặc điểm vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt và các thông tin khác (mở rộng ứng dụng cho các bộ, ngành khác). Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật CCCD năm 2014 quy định CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD. Bởi lẽ, CCCD gắn chíp đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân để thống nhất quản lý trên Cơ sở dữ liệu dân cư. Vậy nên thông qua các thiết bị đọc chíp, cơ quan có thẩm quyền có thể dễ dàng xác thực ngay danh tính của công dân và những thông tin cá nhân, thường trú mà không phải cần thêm những giấy tờ khác để chứng minh. Hiện nay, các thông tin đã tích hợp trên thẻ CCCD là: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu… - CCCD gắn chip cũng được tích hợp thông tin về người phụ thuộc đi cùng với người có thẻ CCCD như con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự,... - Ngoài những giấy tờ tích hợp trên thì thẻ CCCD gắn chíp còn có thể xác thực điện tử với các ứng dụng công nghệ khác như: ví điện tử, chứng khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, thậm chí là thẻ ngân hàng, ... - Tại thời điểm Covid - 19 thẻ CCCD còn được tích hợp thông tin thẻ xanh, thông tin tiêm chủng, giấy đi đường, … (3) Thẻ căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì? So với CCCD dùng mã vạch, Chứng minh nhân dân 9 số và 12 số, CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm, tạo thuận lợi và tiện tích cho người sử dụng, chẳng hạn: - Độ bảo mật cao: đối với thẻ cccd gắn chip chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng, nếu bị mất cũng không gặp rủi do việc lưu trữ các thông tin liên quan đến cá nhân trên con chip của thẻ CCCD thì chỉ các cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chíp chuyên dụng để trích xuất thông tin trên thẻ Căn cước công dân. Trường hợp có làm mất thẻ thì thông tin của người chủ thẻ căn cước cũng không bị đọc được bởi một cá nhân, tổ chức khác mà không đúng thẩm quyền. - Truy cập dễ dàng, thống nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Con chip trên thẻ CCCD giúp việc sửa đổi, bổ sung thông tin công dân một cách dễ dàng, thống nhất quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dữ liệu trên chip có thể truy cập được ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng vì chỉ thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác định danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính. - Tích hợp thêm nhiều thông tin giấy tờ cá nhân: hiện nay, các thông tin đã tích hợp trên thẻ CCCD là: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu… nên người sử dụng ít phải mang theo giấy tờ theo người, không sợ cồng kềnh, mất hay thất lạc. - Giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ: việc có thẻ CCCD gắn chip sẽ giảm thiểu việc phải cung cấp với các cơ quan, tổ chức bản công chứng giấy tờ cá nhân. - Xác định danh tính nhanh hơn, chính xác hơn: Việc cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, xác thực sinh trắc học sẽ giúp việc xác định danh tính qua giao dịch nhanh hơn, an toàn và độ chính xác cao hơn. Có thể sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch cụ công cộng và tư nhân. Ngoài ra, cũng phòng tránh giả mạo giấy tờ. Như vậy, thẻ CCCD gắn chip không chỉ mang lại lợi ích cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý về dân cư mà còn thuận tiện cho công dân sử dụng giúp giảm tải các thủ tục hành chính không đáng có, vừa tiết kiệm chi phí vừa hiệu quả trong việc sử dụng.
Dự kiến từ 2024 nhiều hãng tivi sẽ tích hợp phím tắt VTVgo trên điều khiển
Vừa qua Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, dự kiến năm 2024 sẽ xuất hiện các thế hệ tivi thông minh mới của các hãng như Sony, Casper... có tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa. Cụ thể, trong thông tin mới chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử abei.gov.vn, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết, với mục tiêu đảm bảo những thông tin chính thống trên báo chí phải là dòng chảy chính. Đặc biệt là trên các phương tiện nghe, phát thanh truyền hình, Bộ TT&TT đã và đang thúc đẩy để đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo có thể tiếp cận với đông đảo người dân hơn nữa. (1) Đề nghị các doanh nghiệp phân phối Smart TV lớn tại Việt Nam tích hợp phím tắt VTVGo Một trong những giải pháp cụ thể Bộ TT&TT đang thực hiện là đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối tivi thông minh (Smart TV) tại Việt Nam thực hiện việc cài đặt ứng dụng nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo lên giao diện màn hình tivi thông minh và tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa. Cụ thể, đầu tháng 8/2023, Bộ TT&TT đã có văn bản gửi các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối Smart TV lớn tại Việt Nam, đề nghị các doanh nghiệp này sớm thực hiện việc cài đặt ứng dụng nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo lên giao diện màn hình tivi thông minh, với thời hạn chậm nhất hết quý III/2023. Đồng thời, Bộ TT&TT cũng đề nghị các doanh nghiệp có kế hoạch bổ sung thiết kế và các biện pháp kỹ thuật để các dòng Smart TV sản xuất mới từ năm 2024 có tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa. (2) Dự kiến năm 2024 sẽ xuất hiện các thế hệ tivi mới có tích hợp phím tắt VTVGo Theo Cục PTTH&TTĐT, đề nghị nêu trên của Bộ TT&TT đã nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối Smart TV. Thời điểm hiện tại, người dùng đã có thể dễ dàng cài đặt ứng dụng VTVGo từ kho ứng dụng Smart TV của các hãng. Đặc biệt, dự kiến năm 2024 sẽ xuất hiện các thế hệ tivi mới có tích hợp phím tắt VTVGo trên điều khiển từ xa như Sony, Casper… “Có thể nói, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối Smart TV đều đã nắm bắt được các quy định của pháp luật về quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet, định hướng của Chính phủ và Bộ TT&TT về chiến lược chuyển đổi số quốc gia, phát triển các nền tảng số, trong đó có nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo để sẵn sàng thực hiện việc cài đặt ứng dụng VTVGo”, Cục PTTH&TTĐT nhận xét. Thời gian qua, Bộ TT&TT đã tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số Quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó đặc biệt phải kể đến nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo. Việc này nhằm thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. (3) Dự kiến tích hợp VTVGo sẽ đạt 450 triệu lượt xem hàng tháng Cụ thể, Kế hoạch hành động thúc đẩy phát triển nền tảng truyền hình số quốc gia đã được Bộ TT&TT ra quyết định phê duyệt vào tháng 7/2022. Sau 15 tháng phát triển, nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Số liệu của Đài Truyền hình Việt Nam cho hay, nền tảng VTVGo được cài đặt trên 28,5 triệu thiết bị điện tử, có tới gần 10 triệu người theo dõi và sử dụng, với trung bình 450 triệu lượt xem hằng tháng và có hơn 1 triệu kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới sử dụng. Hiện nay, mọi khán giả có thể dễ dàng tiếp cận miễn phí với toàn bộ 7 kênh truyền hình thiết yếu của quốc gia và gần 50 kênh truyền hình thiết yếu của địa phương hiện đang được cung cấp trên nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo. Cục PTTH&TTĐT nhận định, nền tảng VTVGo không chỉ góp phần lan tỏa các chương trình truyền hình chính luận trên các kênh truyền hình thiết yếu của các Đài phát thanh truyền hình đến với nhiều khán giả truyền hình trong và ngoài nước hơn. Mà còn trở thành phương tiện truyền thông chính sách hiệu quả trên truyền hình, giúp các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ truyền thông chính sách, đặc biệt truyền thông trên nền tảng số.
Có bắt buộc đổi bằng lái xe cũ sang loại có mã QR không? Không đổi có bị phạt?
Hiện nay nhiều người dân thắc mắc rằng nếu đang sử dụng bằng lái cũ (bằng lái không có mã QR) thì có bắt buộc đổi sang bằng lái có mã QR hay không? Nếu không đổi thì có bị phạt không và cách tích hợp bằng lái xe vào VNeID như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Bằng lái xe được cấp sau ngày 01/6/2020 phải có mã QR Căn cứ theo khoản 6 Điều 47 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT do Bộ giao thông vận tải ban hành quy định tất cả các giấy phép lái xe được cấp sau thời điểm 01/6/2020 phải được in mã QR (mã hai chiều) vào mặt sau của giấy phép lái xe. Cụ thể, giấy phép lái xe được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có mã hai chiều (QR) được tích hợp giúp cho các lực lượng chức năng có thể nhanh chóng đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe, thực hiện từ ngày 01/06/2020. Xem và tải Phụ lục 17 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/09/04/phu-luc-17.docx Quy định này có hiệu lực từ 0g00 ngày 1/6/2020, điều này có nghĩa rằng bất kỳ giấy phép lái xe nào được cấp sau thời điểm này mà không có mã QR sẽ không hợp lệ. Mã QR được in ở góc trái của mặt sau trên tất cả các loại GPLX như A1, B1, B2, D...bằng thẻ nhựa PET. Người dùng cũng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét mã và tra cứu thông tin từ hệ thống. Bằng lái xe cũ không đổi sang loại có mã QR có bị phạt không? Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, giấy phép lái xe được cấp trước ngày Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe. Theo đó, những bằng lái xe được cấp trước ngày 01/6/2020 (ngày Thông tư 38/2019/TT-BGTVT có hiệu lực) thì vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe mà không bắt buộc phải đổi sang loại giấy phép lái xe có mã QR. Như vậy, không bắt buộc đổi bằng lái xe cũ sang loại có mã QR, song sẽ không bị phạt nếu chủ xe không đổi sang bằng lái có mã QR nếu bằng lái cũ còn hạn sử dụng. Tuy nhiên trong trường hợp mọi người có nhu cầu đổi bằng lái xe cũ sang loại bằng lái có mã QR thì vẫn có thể thực hiện. Chi phí tương tự như việc cấp mới, cấp đổi hiện nay. Lệ phí cấp đổi bằng lái xe: Căn cứ Thông tư 37/2023/TT-BTC , lệ phí cho việc cấp đổi Bằng lái xe là 135.000 đồng. Hướng dẫn tích hợp bằng lái xe vào VNeID So với bằng lái xe, hầu hết mọi người đều luôn nhớ để mang theo smartphone bên mình mỗi khi ra đường, do vậy, nếu tích hợp thông tin GPLX vào ứng dụng VNeID sẽ giúp người dùng không còn gặp phải tình trạng quên bằng lái ở nhà, giúp dễ dàng xuất trình khi cần. Để tích hợp thông tin bằng lái xe vào ứng dụng VNeID, bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào ứng dụng VNeID trên smartphone, chọn mục "Ví giấy tờ" và nhấn chọn mục "Tích hợp thông tin" từ giao diện hiện ra. Bước 2: Tại giao diện tiếp theo, bạn chọn "Tạo yêu cầu mới", sau đó chọn "Giấy phép lái xe" để bắt đầu tích hợp bằng lái xe vào ứng dụng. Bước 3: Bạn điền số giấy phép lái xe, hạng giấy phép, đánh dấu vào tùy chọn "Tôi xác nhận các thông tin ở trên là đúng", sau đó nhấn nút "Gửi yêu cầu". Sau khi gửi yêu cầu thành công, người dùng sẽ phải chờ một thời gian để được phê duyệt. Nếu thông tin nhập chính xác và không gặp lỗi gì, người dùng sẽ nhận được thông báo thông tin được phê duyệt và giấy phép lái xe sẽ được tích hợp thành công vào ứng dụng VNeID. Lưu ý: Để tích hợp thông tin giấy phép lái xe vào ứng dụng VNeID đòi hỏi người dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử cấp độ 2. Công dân không thể tự đăng ký tài khoản cấp độ 2, mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký. Xem bài viết chi tiết tại: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 Có đăng ký định danh điện tử mức 2 tại nhà được không? Bộ Công an hướng dẫn sử dụng thông tin, giấy tờ tích hợp trên VNeID
Cách sử dụng giấy tờ tích hợp trên VNeID thay thế thẻ giấy
Bộ Công an hướng dẫn cán bộ, người dân, cơ quan về kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID. (1) Các bước kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VNelD bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 và bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code” trong mục “Cá nhân”. Bước 2: Công dân quay lại “Trang chủ” để tạo QR code định danh điện tử. * Lưu ý: Mã QR code chỉ có hiệu lực trong vòng 01 phút. Hết 01 phút, công dân phải thực hiện tạo lại mã QR code. Bước 3: Cán bộ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện đăng nhập vào ứng dụng VNelD bằng tài khoản định danh điện tử mức 2; Sau đó thực hiện quét mã QR của công dân ở Bước 1 để xác định ứng dụng VNelD của công dân là thật hay giả. Kết quả hiển thị trên màn hình ngay sau khi quét mã QR. Bước 4: Sau khi chứng minh ứng dụng VNelD của mình là ứng dụng do Bộ Công an phát triển, công dân có thể sử dụng chức năng hiển thị thông tin, giấy tờ tích hợp của mình trong mục “Ví, giấy tờ” để xuất trình cho cán bộ giải quyết thủ tục hành chính. (Căn cứ tại tại Công văn 1101/BCA-QLHC) (2) Những lưu ý về sử dụng giấy tờ tích hợp trên VNeID thay thẻ giấy Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau: *Đối với cá nhân: Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử: - Đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam: có giá trị chứng minh các thông tin của người đó quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP; - Đối với chủ thể là người nước ngoài: có giá trị chứng minh các thông tin của người đó quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân của chủ thể danh tính điện tử. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử: - Đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam: có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; Ngoài ra, có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. - Đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài: có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; Ngoài ra, có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. *Đối với tổ chức: Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là tổ chức do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc giao cho người được ủy quyền sử dụng. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức có giá trị chứng minh danh tính điện tử của tổ chức khi thực hiện giao dịch có yêu cầu chứng minh thông tin về tổ chức đó; Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của tổ chức được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. Như vậy, khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Bài viết liên quan: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2 Có đăng ký định danh điện tử mức 2 tại nhà được không? Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính
Hướng dẫn tích thẻ BHYT và GPLX trên ứng dụng VNeID đơn giản tại nhà
Cụ thể sau khi Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023 ban hành thì việc triển khai thí điểm tích hợp GPLX vào tài khoản định danh điện tử đã được người dân hưởng ứng thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay việc tích hợp BHYT và GPLX chưa bắt buộc nên việc thông tin đến người dân còn hạn chế nhất là cách hướng dẫn sử dụng cách tích hợp GPLX. Thì sau đây là hướng dẫn đơn giản tích thẻ BHYT và GPLX trên ứng dụng VNeID đơn giản. Để tích hợp thẻ BHYT và GPLX vào ứng dụng định danh điện tử, bạn cần có tài khoản VNeID mức 2. Trong trường hợp bạn chưa đăng ký tài khoản định danh điện tử trên VNeID, có thể tham khảo cách kích hoạt tài khoản Tại đây. Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID Sau khi đăng nhập ứng dụng VNeID thành công và đang có tài khoản định danh điện tử mức 2, bạn vào mục Ví giấy tờ. Bước 2: Tạo yêu cầu Để tích hợp thẻ BHYT và GPLX vào VNeID, tại mục Ví giấy tờ, bạn nhấn vào mục Tích hợp thông tin. Tại đây, bạn nhấn vào Tạo mới yêu cầu, như hình dưới: Sau đó, tại phần Nhập thông tin tích hợp - Loại thông tin, bạn nhấn vào dòng Chọn thông tin. Hiện tại, ứng dụng định danh điện tử VNeID hỗ trợ tích hợp các thông tin: Người phụ thuộc; Giấy phép lái xe; Thẻ bảo hiểm y tế,... Bước 3: Chọn thông tin cần tích hợp vào VNeID Bạn sẽ chọn 1 trong các loại thông tin muốn tích hợp, trong hướng dẫn này là chọn tích hợp Thẻ bảo hiểm y tế. Bước 4: Gửi yêu cầu tích hợp thông tin Sau khi nhập 10 ký tự cuối trên mã số thẻ BHYT vào dòng Số thẻ BHYT, bạn nhấn Gửi yêu cầu. Thông báo trả về là "Gửi yêu cầu thành công - Hệ thống sẽ gửi thông tin đi tra cứu để phê duyệt trước khi hiển thị lên ứng dụng". Bạn có thể tiếp tục thực hiện Tích hợp thêm thông tin khác (như GPLX) hoặc Quay về trang chủ của ứng dụng. Bước 4: Kiểm tra thông tin đã tích hợp trên VNeID Quay trở lại phần Tích hợp thông tin trên ứng dụng VNeID, bạn sẽ thấy yêu cầu vừa gửi ở trạng thái "Đang kiểm tra", ở đây là Thẻ BHYT. Trong khoảng 24 giờ sau, bạn sẽ thấy thông tin tích hợp Đã phê duyệt. Như vậy là việc tích hợp thông tin đã thành công. Bạn có thể trở lại trang chủ ứng dụng VNeID, vào mục Ví giấy tờ, nhấn chọn mục Thẻ BHYT. Lúc này ứng dụng yêu cầu người dùng nhập passcode để truy cập thông tin Thẻ BHYT của bạn trên ứng dụng. Sau khi nhập passcode thành công, thông tin trả về sẽ là "Bảo hiểm y tế" đã được xác thực bao gồm: Mã số thẻ; Ngày bắt đầu hiệu lực; Nơi đăng ký khám chữa bệnh và Ngày hết hiệu lực. Nếu muốn xem ảnh thẻ BHYT, bạn nhấn vào Xem ảnh thẻ BHYT ở cuối trang. Lưu ý: Để tích hợp các thông tin khác vào Ví giấy tờ trên ứng dụng định danh điện tử VNeID, các bước thực hiện tương tự như trên.
Bộ Công an hướng dẫn sử dụng thông tin, giấy tờ tích hợp trên VNeID
Vừa qua, Bộ Công an có ban hành Công văn 1101/BCA-QLHC ngày 11/4/2023 về việc sử dụng thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Cụ thể, tại Công văn 1101/BCA-QLHC Bộ Công an có hướng dẫn đến cán bộ, người dân, cơ quan về kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Căn cứ tại khoản 8 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định: Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử. Xem bài viết liên quan: Tài khoản định danh điện tử sẽ thay thế thẻ CCCD Vì vậy, để tạo thuận lợi trong việc nhận biết đảm bảo chính xác ứng dụng VNeID và thông tin của người dân trên ứng dụng này, Bộ Công an đã cập nhật thêm tính năng giúp công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Các bước kiểm tra ứng dụng VNeID và các thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng VNeID: Xem bài viết liên quan: Kể tên những ứng dụng thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ BHXH hay CCCD khi thực hiện thủ tục hành chính Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 và bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code” trong mục “Cá nhân”. Bước 2: Công dân quay lại “Trang chủ” để tạo QR code định danh điện tử. * Lưu ý: Mã QR code chỉ có hiệu lực trong vòng 01 phút. Hết 01 phút, công dân phải thực hiện tạo lại mã QR code. Bước 3: Cán bộ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tử mức 2, sau đó thực hiện quét mã QR code của công dân ở Bước 1 để xác định ứng dụng VNeID của công dân là thật hay giả. Kết quả hiển thị trên màn hình ngay sau khi quét mã QR code. Bước 4: Sau khi chứng minh ứng dụng VNeID của mình là ứng dụng do Bộ Công an phát triển, công dân có thể sử dụng chức năng hiển thị thông tin, giấy tờ tích hợp của mình trong mục “Ví, giấy tờ” để xuất trình cho cán bộ giải quyết thủ tục hành chính. Xem chi tiết tại Công văn 1101/BCA-QLHC ban hành ngày 11/4/2023. Xem bài viết liên quan: Ai phải thông báo lưu trú? Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID