Có ai cấm quảng cáo thuốc lá đâu?
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013, Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn, Bộ Y tế và Công thương cũng có Thông tư liên tịch quy định chi tiết nhưng Luật vẫn bị thực tiễn bỏ bên lề xã hội. Theo khoản 2 điều 9 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: “Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức”. Thực tế ở Hà Nội, xuất hiện những Promotion Girl (PG) tiếp thị thuốc lá. Bất kể trời nắng hay mưa, tại các quán cà phê, quán nhậu, quán bar... đều có các PG đi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng. Các PG trong những bộ đồ gợi cảm, chạy đôn chạy đáo mời chào, quảng cáo, bán các sản phẩm thuốc lá có thương hiệu. Một nhân viên tiếp thị thuốc lá cho biết: “Tiếp thị thuốc lá là vi phạm luật. Nhưng ở đây bọn em lách luật bằng cách tự nhận là nhân viên của quán, khi không có lực lượng chức năng thì tiếp thị thuốc lá còn nếu có thì lại là nhân viên chạy bàn”. Rõ ràng, những cô gái tiếp thị thuốc lá dễ dàng “qua mắt” gần 500 đại biểu quốc hội. Một điều đáng bàn ở đây là: Chính phủ cần có giải pháp nào để lắp vào câu chuyện “lách luật” nêu trên? Thật sự mà nói chuyện lách luật như trên mới là trò cỏn con, nếu giải quyết được nó thì vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn phía trước. “Dẫu sao xử muốn nên sự nghiệp lớn trước hết phải xử lý điều cỏn con ấy!” Phải nói nhiều hãng phim hiện nay đang quảng cáo miễn phí cho các công ty thuốc lá mà cơ quan nhà nước không hề hay biết, hoặc biết mà bất lực làm ngơ. Chúng ta đều biết điện ảnh là một trong những phương tiện giúp con người truyền và nhận thông tin một cách hiệu quả, việc quảng cáo thuốc lá trở nên linh nghiệm hơn khi được thông qua các bộ phim. Hầu như phim Việt luôn chứa hình ảnh thuốc lá; buồn hút thuốc, vui hút thuốc, thất tình hút thuốc, thậm chí người thành đạt cũng hút thuốc … Giới trẻ mới lớn tình cờ thấy được hình ảnh hút thuốc đó nên muốn “học hỏi” và để rồi các em dấn mình vào thuốc lá. Không thể nói Hãng phim quảng cáo thuốc lá thuộc trường hợp cấm của Luật, nhưng đây là điều đáng để chúng ta, những nhà làm luật suy ngẫm!
Từ ngày 01/5/2013, Luật phòng chống tác hại thuốc lá chính thức có hiệu lực; đây là nỗ lực của Nhà nước ta kể từ khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC). Những địa điểm cấm và địa điểm được hút thuốc lá được luật quy định như sau: - Khái niệm địa điểm công cộng: Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Theo khái niệm này thì địa điểm công cộng rất mênh mông. - Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: a) Cơ sở y tế; b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: a) Nơi làm việc; b) Trường cao đẳng, đại học, học viện; c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. - Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. 2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. 3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
Có ai cấm quảng cáo thuốc lá đâu?
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013, Chính phủ đã có Nghị định hướng dẫn, Bộ Y tế và Công thương cũng có Thông tư liên tịch quy định chi tiết nhưng Luật vẫn bị thực tiễn bỏ bên lề xã hội. Theo khoản 2 điều 9 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: “Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức”. Thực tế ở Hà Nội, xuất hiện những Promotion Girl (PG) tiếp thị thuốc lá. Bất kể trời nắng hay mưa, tại các quán cà phê, quán nhậu, quán bar... đều có các PG đi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng. Các PG trong những bộ đồ gợi cảm, chạy đôn chạy đáo mời chào, quảng cáo, bán các sản phẩm thuốc lá có thương hiệu. Một nhân viên tiếp thị thuốc lá cho biết: “Tiếp thị thuốc lá là vi phạm luật. Nhưng ở đây bọn em lách luật bằng cách tự nhận là nhân viên của quán, khi không có lực lượng chức năng thì tiếp thị thuốc lá còn nếu có thì lại là nhân viên chạy bàn”. Rõ ràng, những cô gái tiếp thị thuốc lá dễ dàng “qua mắt” gần 500 đại biểu quốc hội. Một điều đáng bàn ở đây là: Chính phủ cần có giải pháp nào để lắp vào câu chuyện “lách luật” nêu trên? Thật sự mà nói chuyện lách luật như trên mới là trò cỏn con, nếu giải quyết được nó thì vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn phía trước. “Dẫu sao xử muốn nên sự nghiệp lớn trước hết phải xử lý điều cỏn con ấy!” Phải nói nhiều hãng phim hiện nay đang quảng cáo miễn phí cho các công ty thuốc lá mà cơ quan nhà nước không hề hay biết, hoặc biết mà bất lực làm ngơ. Chúng ta đều biết điện ảnh là một trong những phương tiện giúp con người truyền và nhận thông tin một cách hiệu quả, việc quảng cáo thuốc lá trở nên linh nghiệm hơn khi được thông qua các bộ phim. Hầu như phim Việt luôn chứa hình ảnh thuốc lá; buồn hút thuốc, vui hút thuốc, thất tình hút thuốc, thậm chí người thành đạt cũng hút thuốc … Giới trẻ mới lớn tình cờ thấy được hình ảnh hút thuốc đó nên muốn “học hỏi” và để rồi các em dấn mình vào thuốc lá. Không thể nói Hãng phim quảng cáo thuốc lá thuộc trường hợp cấm của Luật, nhưng đây là điều đáng để chúng ta, những nhà làm luật suy ngẫm!
Từ ngày 01/5/2013, Luật phòng chống tác hại thuốc lá chính thức có hiệu lực; đây là nỗ lực của Nhà nước ta kể từ khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC). Những địa điểm cấm và địa điểm được hút thuốc lá được luật quy định như sau: - Khái niệm địa điểm công cộng: Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Theo khái niệm này thì địa điểm công cộng rất mênh mông. - Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: a) Cơ sở y tế; b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: a) Nơi làm việc; b) Trường cao đẳng, đại học, học viện; c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này. 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. - Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. 2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. 3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.