Tiến hành đăng kiểm đối với tàu biển không động cơ có tổng dung tích từ 50 GT trở lên
Tàu biển không có động cơ thì có phải đăng kiểm không?Những nguyên tắc nào cần tuân thủ khi đăng kiểm tàu biển? Yêu cầu về triển khai công nghệ thông tin trong công tác đăng kiểm tàu biển là trách nhiệm của cơ quan nào? 1.Tàu biển không có động cơ có thực hiện đăng kiểm? Căn cứ Điều 30 Bộ Luật hàng hải 2015 quy định các loại tàu biển phải đăng kiểm như sau: Các loại tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ Luật hàng hải 2015 phải được đăng kiểm bao gồm: -Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên; - Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên; - Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại hai loại trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài. Việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Theo đó tàu biển có không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên thì phải tiến hành đăng kiểm. 2. Nguyên tắc khi đăng kiểm tàu biển Căn cứ Điều 29 Bộ Luật hàng hải 2015 quy định nguyên tắc khi đăng kiểm tàu biển như sau: - Tàu biển Việt Nam phải được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động nhằm bảo đảm tình trạng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Việc kiểm định, đánh giá tàu biển Việt Nam được thực hiện tại nơi tàu biển đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, neo đậu hoặc đang hoạt động. - Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. - Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo đó khi đăng kiểm tàu biển cần tuân thủ các nguyên tắc như trên. 3. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển Căn cứ Điều 20 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau: 1. Thực hiện chức năng tổ chức đăng kiểm Việt Nam; tổ chức hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định của Thông tư này. 2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải liên quan đến tàu biển. 3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, đánh giá, công nhận đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 4. Thực hiện ủy quyền, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến quốc tế. 5. Thực hiện đăng kiểm các tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển và quản lý dữ liệu liên quan; báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định. Theo đó Cục đăng kiểm Việt Nam sẽ có trách nhiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển và quản lý dữ liệu liên quan
Yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng hoán cải tàu biển
Theo quy định hiện nay hoán cải tàu biển được hiểu là hoạt động thế nào? Yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng hoán cải ra sao và hệ thống quản lý chất lượng phải đáp ứng những gì? 1.Hoạt động hoán cải tàu biển được hiểu thế nào Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định về hoán cải tàu biển như sau: Hoán cải tàu biển là việc làm thay đổi một trong số các thông số sau của tàu: - Kích thước chính; - Công dụng; - Mức độ phân khoang thân tàu; - Thể tích chứa hàng; - Khu vực chở khách. Theo đó hoạt động hoán cải tàu biển sẽ là những hoạt động nhằm thay đổi một trong các thông số như trên của tàu biển. 2. Yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng hoán cải tàu biển Căn cứ Điều 5 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu của ngành nghề hoán cải tàu biển 1. Cơ sở đóng tàu phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, với số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau: - Đối với cơ sở đóng tàu loại 1: 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy; - Đối với cơ sở đóng tàu loại 2: 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy. 2. Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển. 3. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 05 thợ hàn kim loại, 02 thợ cơ khí, 03 thợ điện và 03 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương. 4. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Theo đó, cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của dịch vụ hoán cải tàu biển phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển 3.Hệ thống quản lý chất lượng hoán cải tàu biển Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định hệ thống quản lý chất lượng của dịch vụ hóa cải tàu biển như sau: - Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá trình hoạt động. - Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động Theo đó hệ thống quản lý chất lượng của dịch vụ hoán cải tàu biển sẽ phải đáp ứng thiết lập hệ thống quản lý theo quy định trên.
Ủy quyền tổ chức đăng kiểm nước ngoài cấp GCN an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ÔNMT cho tàu biển
Việc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển hiện nay được quy định như thế nào? 1. Nguyên tắc thực hiện ủy quyền Nguyên tắc thực hiện ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam được quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT như sau: - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam. - Khi có nhu cầu, chủ tàu biển đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện ủy quyền cho một tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam phù hợp theo quy phạm phân cấp tàu biển của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của quy phạm phân cấp tàu biển của tổ chức đăng kiểm nước ngoài không được thấp hơn các yêu cầu tương ứng của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền phải ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam theo Luật Tổ chức đăng kiểm (Luật RO) của IMO. Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo danh sách các tổ chức đăng kiểm đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tại Hệ thống thông tin vận tải biển tích hợp toàn cầu (GISIS) của IMO. - Việc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận cho tàu biển được thực hiện theo một trong các nội dung sau đây: + Kiểm định và cấp giấy chứng nhận phân cấp theo quy phạm của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền; + Kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam; + Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Thủ tục cấp văn bản ủy quyền Thủ tục cấp văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam được quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT như sau: - Hồ sơ đề nghị ủy quyền bao gồm: + 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử giấy đề nghị theo Mẫu 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGTVT; + 01 (một) bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc văn bản chấp thuận đặt tên tàu biển của cơ quan đăng ký tàu biển (trường hợp nộp hồ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (trường hợp nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến) đối với tàu đăng ký lần đầu mang cờ quốc tịch Việt Nam. - Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. - Tiếp nhận hồ sơ: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì ngay trong ngày làm việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến), hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả. - Xem xét hồ sơ và cấp văn bản ủy quyền: Sau khi tiến hành xem xét hồ sơ: nếu kết quả không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu kết quả đạt yêu cầu, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp văn bản ủy quyền theo Mẫu 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGTVT. - Trả kết quả: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác. * Trên đây là quy định hiện hành về nguyên tắc, hồ sơ và thủ tục ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam.
Quy định về hoạt động kinh doanh ngành nghề cung ứng thuyền viên hàng hải
Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải trong trường hợp nào? Thủ tục cấp Giấy xác nhận được thực hiện như thế nào? 1. Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định: Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là Giấy xác nhận) là văn bản do Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải để xác nhận sự phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải theo quy định của Công ước MLC. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 29/2017/NĐ-CP thì Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực: Tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật như sau: - Cho thuê lao động; - Cho thuê lại lao động; - Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Điều 13 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Chi cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm: (1) Tờ khai theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP; (2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy phép đưa thuyền viên đi làm việc ở nước ngoài hoặc giấy phép cho thuê hoặc cho thuê lại thuyền viên làm việc trên tàu biển dưới hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; (3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Quy định 1.4 của Công ước MLC về dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận Chi cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thông báo và hướng dẫn tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam phải cấp Giấy xác nhận theo Mẫu 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Bước 3: Thông báo thông tin Chi cục Hàng hải Việt Nam thông báo thông tin về tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp Giấy xác nhận trên Cổng thông tin điện tử của Chi cục Hàng hải Việt Nam. Như vậy, tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật thì được đề nghị xin cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải lập 01 bộ hồ sơ như trên và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Chi cục Hàng hải Việt Nam. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chị cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận.
Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Vận tải đường biển có thể được xem là cầu nối giữa các quốc gia trên thế giới, chiếm giữ vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao. Do đó, tàu biển là một phương tiện có vai trò quan trọng và được Nhà nước quan tâm, quản lý. Vậy việc thế chấp tàu biển hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? 1. Thế chấp tàu biển Việt Nam Theo Điều 37 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 việc thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định như sau: - Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp. - Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam. - Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng. 2. Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam Theo Điều 38 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 việc thế chấp tàu biển phải tuân thủ những nguyên tắc sau: - Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển. - Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác. - Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng. - Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. - Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây: + Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; + Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; + Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật; + Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ; + Theo thỏa thuận của các bên. - Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp. 3. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam Căn cứ Điều 39 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định như sau: - Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây: + Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu; + Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp; + Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ. - Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. - Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu. - Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. - Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam. Như vậy, tàu biển có vai trò quan trọng trong công đoạn trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế. Do đó, việc thế chấp tàu biển phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 38 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
05 yêu cầu an toàn kỹ thuật trong thiết kế buồng lái cho người lái tàu
Buồng lái hay lầu lái của tàu là khu vực thiết yếu điều khiển toàn bộ con tàu. Đây được xem là đầu não của cả con tàu. Do đó, khi thiết kế buồng lái phải đáp ứng được 5 yêu cầu an toàn kỹ thuật sau đây. 1. Môi trường làm việc trong buồng lái phải đáp ứng tiêu chí nào? Theo Mục 3.2 QCVN 62:2013/BGTVT môi trường làm việc trong lầu lái phải được thiết kế đáp ứng các tiêu chí sau: - Quy định chung + Lầu lái phải được thiết kế và lắp đặt đảm bảo môi trường làm việc tốt cho các thuyền viên làm việc trên lầu. + Trần và tường trong buồng lái phải được thiết kế để đảm bảo không gây trở ngại khi đọc các tín hiệu chỉ báo của thiết bị. + Buồng vệ sinh phải được bố trí ở lầu lái hoặc kề cận với lầu lái. - Chấn động Mức độ chấn động trong lầu lái phải không được gây trở ngại đến các thuyền viên làm việc trên lầu lái. - Tiếng ồn Tiếng ồn ở lầu lái phải không được gây ảnh hưởng đến thông tin bằng lời, các tín hiệu âm thanh hoặc gây trở ngại cho các thuyền viên làm việc trên lầu lái. - Tín hiệu âm thanh bên ngoài Các tín hiệu âm thanh bên ngoài như tín hiệu sương mù nghe thấy được tại cánh gà lầu lái cũng phải được nghe thấy được ở bên trong buồng lái. - Hệ thống chiếu sáng + Hệ thống chiếu sáng trên lầu lái phải được thiết kế sao cho không làm giảm khả năng quan sát ban đêm của sỹ quan điều động. + Ánh sáng sử dụng trong các khu vực và các bộ phận thiết bị yêu cầu ánh sáng liên tục để điều khiển tàu phải sao cho không làm giảm khả năng quan sát ban đêm, ví dụ như ánh sáng đỏ. Hệ thống chiếu sáng này phải được bố trí sao cho các tàu khác không bị nhầm là đèn hàng hải. Cần lưu ý rằng không được sử dụng ánh sáng đỏ trên các bàn hải đồ để tránh hiện tượng nhầm màu. - Hệ thống điều hòa không khí Trong buồng lái phải được trang bị hệ thống điều hoà không khí được điều khiển một cách dễ dàng. - An toàn cá nhân (1) Không được có các gờ cạnh sắc nhọn và lồi lõm trên bề mặt các trang thiết bị lắp đặt trong lầu lái để tránh gây nguy hiểm cho con người làm việc trên lầu lái. (2) Phải lắp đặt các tay vịn hoặc thiết bị tương đương bên trong buồng lái hoặc xung quanh các thiết bị hàng hải đặt trong buồng lái để đảm bảo an toàn trong thời tiết xấu. (3) Phải có các biện pháp chống trượt ngã thích hợp cho sàn lầu lái trong điều kiện sàn lầu lái khô hoặc ướt. (4) Cửa ra vào cánh gà lầu lái phải đóng mở dễ dàng. Phải trang bị các phương tiện để cố định cửa khi mở tại mọi vị trí. (5) Nếu trong buồng lái trang bị ghế ngồi cho sĩ quan điều động thì phải có biện pháp cố định chắc chắn đảm bảo cho sĩ quan điều động thao tác công việc trong mọi điều kiện thời tiết. 2. Quy định chung đối với thiết kế buồng lái tàu Theo Mục 3.1.2 QCVN 62:2013/BGTVT quy định chung khi thiết kế buồng lái tàu phải đáp ứng: - Cấu trúc lầu lái, bố trí công xon điều khiển, vị trí hệ thống và môi trường làm việc trong lầu lái phải có khả năng cho phép sỹ quan điều động thực hiện tốt các nhiệm vụ hàng hải và bao quát các công việc khác từ các vị trí làm việc trên lầu lái. - Các vị trí lái và điều động tàu phải được bố trí sao cho mọi thao tác thuận tiện trong điều kiện làm việc bình thường. Tất cả các trang thiết bị và dụng cụ chỉ báo thích hợp phải dễ thấy, dễ nhìn và dễ tới được từ vị trí làm việc. - Nhằm mục đích thực hiện các công việc liên quan tới lái và điều động tàu, phạm vi quan sát từ vị trí lái và điều động tàu, và vị trí hô lái phải đảm bảo có khả năng quan sát được tất cả vật thể có thể tác động tới sự an toàn của tàu. - Sĩ quan điều động, trong chừng mực có thể được, phải có khả năng tiến lại ít nhất một cửa sổ phía trước của lầu lái để quan sát trực tiếp khu vực phía trước thượng tầng từ lầu lái. - Nếu có thể thực hiện được, lầu lái phải được đặt ở phía trên tất cả các kết cấu khác bố trí ở trên hoặc ở phía trên của boong mạn khô, trừ ống khói. - Bất kể chiều dài tàu, tầm nhìn từ lầu lái phải phù hợp với Phần 12, QCVN 21:2010/BGTVT.
Hệ thống chuông lặn của tàu phải được kiểm tra chu kỳ mấy lần mỗi năm?
Hệ thống chuông lặn hay hệ thống buồng lặn là một bộ phận không thể thiếu đối với tàu biển. Hệ thống chuông lặn phải được đăng kiểm thường xuyên. Vậy hệ thống chuông lặn phải được kiểm tra theo chu kỳ mấy lần mỗi năm? 1. Hệ thống chuông lặn là gì? Theo tiểu mục 1.2.2 Mục 1.2 QCVN 58:2013/BGTVT có giải thích hệ thống chuông lặn của tàu biển như sau: Cụ thể, hệ thống chuông lặn được hiểu là hệ thống gồm chuông lặn có thể lặn xuống và nổi lên không phụ thuộc vào việc điều khiển tính nổi của nó và các trang thiết bị như buồng giảm áp trên boong, hệ thống nâng hạ và hệ thống cấp khí thở lắp trên tàu phục vụ. Thường tàu phục vụ sẽ có trang bị hệ thống chuông lặn, trong đó chuông lặn là buồng có thể lặn xuống nước, bao gồm các thiết bị như trọng vật rơi và hệ thống cấp khí thở sự cố để đưa thợ lặn lên xuống giữa vị trí làm việc ngầm dưới nước và tàu phục vụ. 2. Hệ thống chuông lặn được kiểm tra mấy lần? Theo 2.1.1 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT phân loại kiểm tra hệ thống chuông lặn như sau: Các dạng kiểm tra sau đây được áp dụng cho hệ thống chuông lặn đã đăng ký hoặc dự định đăng ký: (1) Kiểm tra để đăng ký hệ thống chuông lặn (sau đây gọi là “kiểm tra lần đầu”). Kiểm tra để duy trì cấp đăng ký cho hệ thống chuông lặn (gọi là “kiểm tra chu kỳ”) và được phân ra: - Kiểm tra định kỳ; - Kiểm tra hàng năm; - Kiểm tra bất thường. Do đó, hệ thống chuông lặn của tàu biển có thể được kiểm tra 3 lần mỗi năm bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra hằng năm và kiểm tra bất thường. 2. Thời hạn kiểm tra chuông lặn là khi nào? Tại tiểu mục 2.1.2 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT quy định thời hạn kiểm tra như sau: - Kiểm tra lần đầu được tiến hành khi có đơn xin đăng ký. - Kiểm tra chu kỳ phải được tiến hành phù hợp với khoảng thời gian sau: (1) Kiểm tra định kỳ phải được tiến hành trong khoảng thời gian phù hợp với quy định ở 1.1.3-1(3) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. (2) Kiểm tra hàng năm phải được tiến hành trong khoảng thời gian phù hợp với quy định ở 1.1.3-1(1) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. (3) Kiểm tra bất thường không phụ thuộc vào kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra hàng năm và được tiến hành khi xảy ra một trong các trường hợp (a), (b) hoặc (c) dưới đây: (a) Bộ phận chính của hệ thống bị hỏng, sửa chữa hoặc thay mới; (b) Sửa đổi hoặc thay thế hệ thống; (c) Đăng kiểm xét thấy cần thiết. 3. Trường hợp nào phải kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm hệ thống chuông lặn trước thời hạn? Căn cứ tiểu mục 2.1.3 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm trước thời hạn - Thực hiện kiểm tra trước thời hạn Các yêu cầu đối với kiểm tra định kỳ và hàng năm trước thời hạn phải thoả mãn các quy định nêu ở 1.1.4 Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. - Hoãn kiểm tra định kỳ Các yêu cầu đối với việc hoãn kiểm tra định kỳ phải thoả mãn các quy định nêu ở 1.1.5-1(1) hoặc 1.1.5-1(2) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. 4. Công việc chuẩn bị phục vụ cho kiểm tra và các việc khác cho kiểm tra hệ thống chuông lặn Theo tiểu mục 2.1.4 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT quy định công việc chuẩn bị phục vụ cho kiểm tra và các việc khác như sau: - Người đề nghị kiểm tra phải thực hiện các công tác chuẩn bị theo yêu cầu của kiểm tra cũng như những yêu cầu mà Đăng kiểm viên cho là cần thiết phù hợp với Quy chuẩn. - Người đề nghị kiểm tra phải bố trí một nhân viên biết rõ về các quy trình kiểm tra trong công tác chuẩn bị để trợ giúp Đăng kiểm viên trong suốt quá trình kiểm tra. - Công việc kiểm tra có thể bị hoãn lại nếu chưa có sự chuẩn bị cần thiết hay chủ hệ thống chuông lặn hoặc nhân viên như yêu cầu ở mục -2 không có mặt khi tiến hành kiểm tra hoặc Đăng kiểm viên thấy chưa có sự đảm bảo an toàn cho việc tiến hành kiểm tra. - Trong quá trình kiểm tra Đăng kiểm viên sẽ thông báo những chỗ cần thiết phải sửa chữa cho người yêu cầu kiểm tra trong khuyến nghị của mình. Việc sửa chữa phải được thực hiện thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm viên. - Trong trường hợp cần thay thế phụ kiện, thiết bị hoặc bộ phận nào đó, v.v… được sử dụng trên hệ thống chuông lặn thì việc thay thế phải phù hợp với quy định đã áp dụng trong việc chế tạo hệ thống chuông lặn đó. Tuy nhiên, trong trường hợp quy định mới quy định cụ thể hoặc khi Đăng kiểm thấy cần thiết, Đăng kiểm có thể yêu cầu việc thay thế đó phải tuân theo các quy định mới đã có hiệu lực. Ngoài ra, việc thay thế không được sử dụng vật liệu có chứa amiăng. 5. Có phải kiểm tra hệ thống chuông lặn khi tàu ngừng hoạt động? Theo 2.1.5 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT đối với tàu ngừng hoạt động thì thực hiện như sau: - Tàu ngừng hoạt động không thuộc đối tượng kiểm tra chu kỳ. Tuy nhiên, theo yêu cầu của chủ tàu, Đăng kiểm có thể thực hiện kiểm tra bất thường. - Khi tàu ngừng hoạt động dự định hoạt động trở lại, phải thực hiện việc kiểm tra sau đây và việc kiểm tra các hạng mục được hoãn lại trước đây do tàu ngừng hoạt động, nếu có. (1) Nếu trong thời gian tàu ngừng hoạt động, chưa quá hạn kiểm tra chu kỳ thì cần thực hiện việc kiểm tra tương đương với việc kiểm tra hàng năm nêu ở mục 2.3.2. (2) Nếu trong thời gian tàu ngừng hoạt động, đã quá hạn kiểm tra chu kỳ thì theo nguyên tắc cần thực hiện các việc kiểm tra duy trì. Tuy nhiên, nếu đã đến hạn kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm thì có thể chỉ thực hiện kiểm tra định kỳ. Như vậy, đối với tàu đã ngừng hoạt động thì không phải kiểm tra hệ thống chuông lặn theo chu kỳ. Dù vậy, theo yêu cầu của chủ tàu, Đăng kiểm có thể thực hiện kiểm tra bất thường.
Một số yêu cầu chung đối với hệ thống báo động và chỉ báo trên tàu biển
Trên tàu biển, hệ thống báo động và chỉ báo cần đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại QCVN 94:2016/BGTVT về báo động và chỉ báo trên tàu biển. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Các yêu cầu chung đối với hệ thống báo động và chỉ báo trên tàu biển, bao gồm: (1) Việc phát báo các báo động và chỉ báo phải rõ ràng, dễ phân biệt, không gây nhầm lẫn và ổn định. (2) Tất cả các báo động yêu cầu phải được phát báo bằng cả báo động bằng âm thanh và ánh sáng, trừ báo động sự cố chủ yếu phải được phát báo bằng một tín hiệu. Trong các buồng máy nơi có tiếng ồn lớn, thì các tín hiệu nêu trên phải được bổ sung các chỉ báo. Trong khu vực sinh hoạt, các tín hiệu và thông báo cũng có thể được bổ sung bằng chỉ báo. (3) Ở những chỗ mà các báo động bằng âm thanh bị ngắt quãng bởi các thông báo công cộng thì các báo động bằng ánh sáng phải không bị ảnh hưởng. (4) Một trạng thái báo động mới phải được phân biệt rõ ràng với các báo động hiện có mà đã được xác nhận, ví dụ như các báo động hiện có đã được xác nhận được chỉ báo bằng đèn sáng đều và các báo động mới (chưa được xác nhận) được chỉ báo bằng đèn nhấp nháy và báo động âm thanh. Báo động âm thanh phải dừng được khi bị ngắt hoặc được xác nhận. Tại những vị trí điều khiển hoặc các vị trí phù hợp khác khi được yêu cầu, các hệ thống báo động phải được phân biệt rõ ràng giữa các trạng thái làm việc bình thường (không có báo động), báo động, bị ngắt và xác nhận báo động. (5) Các báo động phải được duy trì tới khi chúng được xác nhận và các chỉ báo bằng ánh sáng của các chỉ báo riêng rẽ vẫn phải được duy trì cho đến khi hư hỏng được khắc phục. Nếu một báo động đã được chấp nhận mà hư hỏng vẫn xảy ra lần thứ hai trước khi hư hỏng lần thứ nhất được khắc phục thì báo động bằng âm thanh và ánh sáng phải được nhắc lại. (6) Chỉ có thể đặt lại được các báo động và báo động được xác nhận khi trạng thái không bình thường đã được khắc phục. (7) Sự thể hiện và phát đi các báo động, cảnh báo và lưu ý được thực hiện từ buồng lái phải thỏa mãn mô đun C của MSC.252(83) áp dụng cho các tàu biển có hệ thống hàng hải tích hợp (INS), và ở trên các tàu có hệ thống này phải thỏa mãn yêu cầu đối với hệ thống điều khiển báo động từ buồng lái. (8) Các hệ thống báo động theo yêu cầu phải được cung cấp năng lượng một cách liên tục và phải có thiết bị tự động chuyển sang nguồn cấp dự phòng khi mất nguồn năng lượng thông thường. Các báo động sự cố và báo động phải được cung cấp năng lượng từ nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tàu, trừ khi có sự bố trí khác được chấp nhận và trừ các trường hợp sau: - Nguồn cung cấp cho báo động đóng các cửa kín nước dạng trượt hoạt động bằng cơ giới có thể sử dụng từ nguồn năng lượng đóng mở các cửa này. - Nguồn năng lượng cung cấp cho báo động trước khi xả chất dập cháy có thể bằng chính chất dập cháy. - Các ắc quy chuyên dụng được nạp liên tục, được thiết kế, bố trí và có dung lượng cung cấp tương đương nguồn điện sự cố có thể sử dụng để thay thế nguồn năng lượng sự cố. (9) Các chỉ báo góc lái yêu cầu và các chỉ báo vị trí cửa trượt kín nước hoạt động bằng cơ giới phải được cung cấp năng lượng từ nguồn điện chính và phải có thiết bị tự động chuyển sang nguồn điện sự cố khi mất nguồn điện chính. (10) Hư hỏng nguồn năng lượng cung cấp thông thường cho các hệ thống báo động phải được chỉ báo bằng báo động hoặc cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng. (11) Các hệ thống báo động theo yêu cầu, đến mức có thể được, phải được thiết kế theo nguyên lý “an toàn khi hư hỏng”, ví dụ: một mạch phát hiện bị hở phải có báo động bằng âm thanh và ánh sáng. (12) Chương trình phần mềm của các hệ thống báo động và chỉ báo được máy tính hóa phải không bị ảnh hưởng hoặc thay đổi do nguồn năng lượng cung cấp bị mất hoặc dao động. Phải có biện pháp ngăn ngừa sự thay đổi chương trình do vô tình hay người không có trách nhiệm gây ra. (13) Phải có các biện pháp ngăn ngừa các báo động giả do ảnh hưởng của các điều kiện hoạt động bình thường, ví dụ, thời gian trễ do các quá trình quá độ thông thường. (14) Hệ thống phải được thiết kế sao cho mọi tín hiệu báo động chỉ có thể chấp nhận và ngắt tại các vị trí điều khiển cho phép. Tất cả các tín hiệu báo động được phát báo trên buồng lái phải có khả năng được chấp nhận và ngắt theo yêu cầu của mô đun C MSC.252(83) áp dụng cho các tàu biển có hệ thống hàng hải tích hợp (INS), và ở trên các tàu có hệ thống này phải thỏa mãn yêu cầu đối với hệ thống điều khiển báo động từ buồng lái. (15) Nếu có thể được, các báo động sự cố chung, báo động cháy và báo động trước khi xả chất dập cháy phải được bố trí sao cho tín hiệu báo động bằng âm thanh không bị ảnh hưởng bởi hư hỏng của bất kỳ một mạch điện hay bộ phận thiết bị nào. (16) Phải có quy trình thử chức năng báo động và chỉ báo được yêu cầu. (17) Phải giảm thiểu các báo động và chỉ báo không được yêu cầu được phát báo ở trên buồng lái. (18) Cáp điện dùng cho báo động sự cố chung toàn tàu, báo động cháy và hệ thống loa toàn tàu và nguồn cấp năng lượng cho chúng phải là loại chịu cháy khi được lắp đặt trong vùng có nguy cơ cháy cao (với tàu khách, tại các vùng chống cháy thẳng đứng chính). Các hệ thống tự kiểm tra, dự phòng, trang bị đúp có đường cáp điện được đi tách biệt nhau thỏa đáng có thể được miễn giảm quy định trên với điều kiện chức năng của các hệ thống này vẫn có thể dược duy trì. Thiết bị và cáp điện của các báo động và chỉ báo sự cố (ví dụ, chỉ báo vị trí cửa kín nước) phải được bố trí sao cho giảm thiểu nguy cơ mất an toàn chức năng phục vụ do cháy cục bộ, đâm va, ngập nước hoặc các hư hỏng tương tự. (19) Để đơn giản hóa công việc bảo dưỡng và giảm thiểu nguy cơ cháy hoặc gây nguy hiểm đến con người, cần phải có biện pháp kiểm soát sự cách ly về nguy cơ cháy của các đầu cảm biến lắp đặt tại các két và hệ thống đường ống có chất lỏng dễ cháy hoặc chất lỏng ở nhiệt độ hoặc áp lực cao (chẳng hạn tại các van, vòi, hốc để lắp đặt đầu cảm biến nhiệt độ). Trên đây là một số yêu cầu chung đối với báo động và chỉ báo trên tàu biển theo QCVN 94:2016/BGTVT.
Hồ sơ đăng kiểm cho trang bị an toàn tàu biển theo QCVN 42:2015/BGTVT
Tàu biển cần trang bị an toàn đúng quy chuẩn kỹ thuốc qua gia, vậy theo QCVN 42:2015/BGTVT, trang bị an toàn tàu biển cần đáp ứng những điều kiện gì về giám sát kỹ thuật và hồ sơ đăng kiểm? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2015/BGTVT về trang bị an toàn tàu biển, theo đó quy định về quản lý trang bị an toàn tàu biển, cụ thể về giám sát kỹ thuật và hồ sơ đăng kiểm như sau: Quy định về giám sát kỹ thuật và hồ sơ đăng kiểm (1) Quy định về giám kỹ thuật Trang bị an toàn tàu biển phải được Đăng kiểm kiểm tra, thử nghiệm trong chế tạo mới và sau khi lắp đặt lên tàu phù hợp với các yêu cầu tương ứng quy định ở Mục II Quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này. (2) Hồ sơ đăng kiểm - Giấy chứng nhận trong chế tạo Quy định về cấp Giấy chứng nhận cho thiết bị an toàn phải phù hợp với các quy định hiện hành của Đăng kiểm. - Giấy chứng nhận cấp cho tàu + Các tàu khách chạy tuyến quốc tế không kể kích thước, các tàu hàng có tổng dung tích bằng và lớn hơn 500 chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận tương ứng nêu ở 3.2.1-1(3) và 3.2.1-1 (6), Chương 3 Phần 1A của QCVN 21:2015/BGTVT. + Tất cả các tàu hàng có tổng dung tích bằng và lớn hơn 300 chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận tương ứng nêu ở 3.2.1-1(4) Chương 3 Phần 1A của QCVN 21:2015/BGTVT. + Các tàu hàng có tổng dung tích nhỏ hơn 500 chạy tuyến quốc tế và các tàu hàng có tổng dung tích bất kỳ hoạt động tuyến nội địa khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị. + Tất cả các tàu khách không chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận an toàn tàu khách. - Thời hạn hiệu lực của các Giấy chứng nhận + Giấy chứng nhận nêu tại 1.2.2-1, 1.2.2-2 có hiệu lực, được gia hạn và được xác nhận như nêu trong mục 3.2.2 Chương 3 Phần 1A của QCVN 21:2015/BGTVT với điều kiện thiết bị an toàn phải được kiểm tra phù hợp với 1.3.3 Mục I của Quy chuẩn này. + Các Giấy chứng nhận nêu tại 1.2.2-3 và 1.2.2-4 có hiệu lực tối đa 5 năm với điều kiện thiết bị an toàn phải được kiểm tra phù hợp với 1.3.3 Mục I của QCVN 42:2015/BGTVT. Quản lý hồ sơ (1) Lưu giữ hồ sơ kiểm tra Tất cả hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho tàu phải được lưu giữ và bảo quản trên tàu. Các hồ sơ này phải được trình cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét khi có yêu cầu. (2) Bảo mật Tất cả các hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho tàu sẽ được Đăng kiểm bảo mật và không cung cấp bất kỳ bản tính, bản vẽ, thuyết minh hay nội dung chi tiết nào (kể cả bản sao của chúng) cho bất kỳ ai khi chưa có sự đồng ý trước của chủ tàu, trừ trường hợp đặc biệt - do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Xem chi tiết tại QCVN 42:2015/BGTVT về trang bị an toàn tàu biển
Đăng ký tàu biển là gì? Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn như thế nào?
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đến đăng ký tàu biển phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đăng ký tàu biển. Vậy khi những chủ thể này muốn đăng ký tàu biển không thời hạn thì phải thực hiện như thế nào? 1. Đăng ký tàu biển là gì Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật. Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các Điều kiện quy định tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các quy định tại Nghị định 171/2016/NĐ-CP. (Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP) 2. Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP, thì thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn được thực hiện như sau: Về Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp cho tàu biển đăng ký không thời hạn có đủ các Điều kiện và đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này; - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP; - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được cấp, mất hiệu lực kể từ ngày bị mất hoặc ngày tàu biển được xóa đăng ký. Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn, bao gồm: - Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; - Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính); - Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài); - Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Hình thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau: - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;” - Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; - Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản. Như vậy, chủ tàu biển cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định trên, nộp tại cơ quan đăng ký tàu biển và đóng lệ phí đăng ký tàu biển để được đăng ký tàu biển không thời hạn.
Quy định về việc hồi hương của thuyền viên tàu biển theo pháp luật hàng hải
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích hồi hương là gì, tuy nhiên có thể hiểu hồi hương thuyền viên là việc thuyền viên của một quốc gia trở lại đất nước mà thuyền viên đó có Quốc tịch. Theo các quy định liên quan đến hồi hương thuyền viên được quy định tại Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 bao gồm những nội dung sau: Những trường hợp chủ tàu phải bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 thì chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây: - Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn; - Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương; - Tàu bị chìm đắm; - Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu; - Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu; - Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. Ngoài ra trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu. Các khoản chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán Khi thuyền viên hồi hương theo những trường hợp nêu trên thì chủ tàu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc hồi hương theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BTC bao gồm: - Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng. - Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. - Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Tiền lương và trợ cấp đi lại tính theo quy định hợp đồng. - Chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế. - Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế. Bên cạnh đó chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú. Một số trách nhiệm khác của chủ tàu: - Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương. - Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật. - Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó. =>> Theo đó khi thuyền viên hồi hương thì chủ tàu phải có những trách nhiệm nêu trên để đảm bảo cho thuyền viên được hồi hương đúng quy định.
Tàu của tôi có thể làm thủ tục nhập cảnh trong điều kiện này không?
Tôi có một thắc mắc muốn trình bày với quý cơ quan như sau: Tôi hiện tại đang làm đại lý , khi tàu vào cảng chúng tôi sẽ làm thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu. Khi làm thủ tục cho tàu, các đồng chi Biên Phòng có kiểm tra hộ chiếu của thuyền viên và phát hiện hạn hộ chiếu của thuyền viên dưới 6 tháng ( thuyền viên nước ngoài). Theo như cá nhân tôi tìm hiểu thì hạn hộ chiếu đối với người nhập cảnh phải có hạn ít nhất 6 tháng, tuy nhiên thuyền viên của chúng tôi không nhập cảnh vào Việt Nam mà chỉ đi trên tàu biển (tàu biển nhập cảnh vào việt nam). Vậy kính mong quý cơ quan hỗ trợ giải đáp,
Tàu biển là gì? Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Khái niệm tàu biển Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam. Lưu ý: Tàu biển được đề cập trong bài viết này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi. 2. Các loại tàu biển phải đăng ký Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 , các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam: - Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên; - Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên; - Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài. 3. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây: - Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển; - Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; - Tên gọi riêng của tàu biển; - Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời; - Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; - Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ; - Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Tàu biển đang đóng thì có được đi đăng ký thế chấp?
Theo Điều 31 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về tàu biển được thế chấp như sau: Các loại tàu biển sau đây được thế chấp: "1. Tàu biển đăng ký không thời hạn; 2. Tàu biển đăng ký có thời hạn; 3. Tàu biển đang đóng; 4. Tàu biển đăng ký tạm thời; 5. Tàu biển loại nhỏ." Như vậy, tàu biển đang đóng có thể thế chấp được theo quy định hiện hành. **Về hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển bao gồm: - Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính); - Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). ***Trường hợp sau khi thực hiện nghĩa vụ xong thì có yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển sau đây: - Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính); - Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); - Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Re:Bộ luật Hàng hải 2015 - Tổng hợp điểm mới bạn cần biết
Cập nhật Phần 1: - Chương I: Những quy định chung - Chương II: Tàu biển
Tiến hành đăng kiểm đối với tàu biển không động cơ có tổng dung tích từ 50 GT trở lên
Tàu biển không có động cơ thì có phải đăng kiểm không?Những nguyên tắc nào cần tuân thủ khi đăng kiểm tàu biển? Yêu cầu về triển khai công nghệ thông tin trong công tác đăng kiểm tàu biển là trách nhiệm của cơ quan nào? 1.Tàu biển không có động cơ có thực hiện đăng kiểm? Căn cứ Điều 30 Bộ Luật hàng hải 2015 quy định các loại tàu biển phải đăng kiểm như sau: Các loại tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ Luật hàng hải 2015 phải được đăng kiểm bao gồm: -Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên; - Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên; - Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại hai loại trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài. Việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Theo đó tàu biển có không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên thì phải tiến hành đăng kiểm. 2. Nguyên tắc khi đăng kiểm tàu biển Căn cứ Điều 29 Bộ Luật hàng hải 2015 quy định nguyên tắc khi đăng kiểm tàu biển như sau: - Tàu biển Việt Nam phải được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động nhằm bảo đảm tình trạng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Việc kiểm định, đánh giá tàu biển Việt Nam được thực hiện tại nơi tàu biển đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, neo đậu hoặc đang hoạt động. - Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. - Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo đó khi đăng kiểm tàu biển cần tuân thủ các nguyên tắc như trên. 3. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển Căn cứ Điều 20 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau: 1. Thực hiện chức năng tổ chức đăng kiểm Việt Nam; tổ chức hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định của Thông tư này. 2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải liên quan đến tàu biển. 3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, đánh giá, công nhận đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 4. Thực hiện ủy quyền, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến quốc tế. 5. Thực hiện đăng kiểm các tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển và quản lý dữ liệu liên quan; báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định. Theo đó Cục đăng kiểm Việt Nam sẽ có trách nhiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển và quản lý dữ liệu liên quan
Yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng hoán cải tàu biển
Theo quy định hiện nay hoán cải tàu biển được hiểu là hoạt động thế nào? Yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng hoán cải ra sao và hệ thống quản lý chất lượng phải đáp ứng những gì? 1.Hoạt động hoán cải tàu biển được hiểu thế nào Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định về hoán cải tàu biển như sau: Hoán cải tàu biển là việc làm thay đổi một trong số các thông số sau của tàu: - Kích thước chính; - Công dụng; - Mức độ phân khoang thân tàu; - Thể tích chứa hàng; - Khu vực chở khách. Theo đó hoạt động hoán cải tàu biển sẽ là những hoạt động nhằm thay đổi một trong các thông số như trên của tàu biển. 2. Yêu cầu đối với cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng hoán cải tàu biển Căn cứ Điều 5 Nghị định 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu của ngành nghề hoán cải tàu biển 1. Cơ sở đóng tàu phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, với số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau: - Đối với cơ sở đóng tàu loại 1: 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy; - Đối với cơ sở đóng tàu loại 2: 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy. 2. Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển. 3. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 05 thợ hàn kim loại, 02 thợ cơ khí, 03 thợ điện và 03 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương. 4. Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Theo đó, cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của dịch vụ hoán cải tàu biển phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển 3.Hệ thống quản lý chất lượng hoán cải tàu biển Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định hệ thống quản lý chất lượng của dịch vụ hóa cải tàu biển như sau: - Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá trình hoạt động. - Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động Theo đó hệ thống quản lý chất lượng của dịch vụ hoán cải tàu biển sẽ phải đáp ứng thiết lập hệ thống quản lý theo quy định trên.
Ủy quyền tổ chức đăng kiểm nước ngoài cấp GCN an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ÔNMT cho tàu biển
Việc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển hiện nay được quy định như thế nào? 1. Nguyên tắc thực hiện ủy quyền Nguyên tắc thực hiện ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam được quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT như sau: - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam. - Khi có nhu cầu, chủ tàu biển đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện ủy quyền cho một tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam phù hợp theo quy phạm phân cấp tàu biển của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của quy phạm phân cấp tàu biển của tổ chức đăng kiểm nước ngoài không được thấp hơn các yêu cầu tương ứng của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền phải ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam theo Luật Tổ chức đăng kiểm (Luật RO) của IMO. Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo danh sách các tổ chức đăng kiểm đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tại Hệ thống thông tin vận tải biển tích hợp toàn cầu (GISIS) của IMO. - Việc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận cho tàu biển được thực hiện theo một trong các nội dung sau đây: + Kiểm định và cấp giấy chứng nhận phân cấp theo quy phạm của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền; + Kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam; + Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Thủ tục cấp văn bản ủy quyền Thủ tục cấp văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam được quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT như sau: - Hồ sơ đề nghị ủy quyền bao gồm: + 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử giấy đề nghị theo Mẫu 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGTVT; + 01 (một) bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam hoặc văn bản chấp thuận đặt tên tàu biển của cơ quan đăng ký tàu biển (trường hợp nộp hồ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (trường hợp nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến) đối với tàu đăng ký lần đầu mang cờ quốc tịch Việt Nam. - Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. - Tiếp nhận hồ sơ: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì ngay trong ngày làm việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến), hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả. - Xem xét hồ sơ và cấp văn bản ủy quyền: Sau khi tiến hành xem xét hồ sơ: nếu kết quả không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu kết quả đạt yêu cầu, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp văn bản ủy quyền theo Mẫu 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGTVT. - Trả kết quả: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác. * Trên đây là quy định hiện hành về nguyên tắc, hồ sơ và thủ tục ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh tàu biển, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam.
Quy định về hoạt động kinh doanh ngành nghề cung ứng thuyền viên hàng hải
Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải trong trường hợp nào? Thủ tục cấp Giấy xác nhận được thực hiện như thế nào? 1. Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có quy định: Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải (sau đây viết tắt là Giấy xác nhận) là văn bản do Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải để xác nhận sự phù hợp về tuyển dụng và cung ứng thuyền viên hàng hải theo quy định của Công ước MLC. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 29/2017/NĐ-CP thì Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp cho tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực: Tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật như sau: - Cho thuê lao động; - Cho thuê lại lao động; - Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải Tại Điều 13 Nghị định 29/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Chi cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm: (1) Tờ khai theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP; (2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy phép đưa thuyền viên đi làm việc ở nước ngoài hoặc giấy phép cho thuê hoặc cho thuê lại thuyền viên làm việc trên tàu biển dưới hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; (3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Quy định 1.4 của Công ước MLC về dịch vụ tuyển dụng và cung ứng thuyền viên. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy xác nhận Chi cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thông báo và hướng dẫn tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Hàng hải Việt Nam phải cấp Giấy xác nhận theo Mẫu 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2023/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Bước 3: Thông báo thông tin Chi cục Hàng hải Việt Nam thông báo thông tin về tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải được cấp Giấy xác nhận trên Cổng thông tin điện tử của Chi cục Hàng hải Việt Nam. Như vậy, tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, cung ứng lao động là thuyền viên làm việc trên tàu biển thông qua hình thức cho thuê, cho thuê lại lao động hoặc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật thì được đề nghị xin cấp Giấy xác nhận phù hợp về tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. Tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải lập 01 bộ hồ sơ như trên và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Chi cục Hàng hải Việt Nam. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chị cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận.
Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Vận tải đường biển có thể được xem là cầu nối giữa các quốc gia trên thế giới, chiếm giữ vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao. Do đó, tàu biển là một phương tiện có vai trò quan trọng và được Nhà nước quan tâm, quản lý. Vậy việc thế chấp tàu biển hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? 1. Thế chấp tàu biển Việt Nam Theo Điều 37 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 việc thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định như sau: - Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp. - Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam. - Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng. 2. Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam Theo Điều 38 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 việc thế chấp tàu biển phải tuân thủ những nguyên tắc sau: - Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển. - Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác. - Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng. - Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. - Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây: + Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; + Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; + Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật; + Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ; + Theo thỏa thuận của các bên. - Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp. 3. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam Căn cứ Điều 39 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được quy định như sau: - Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây: + Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu; + Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp; + Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ. - Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. - Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu. - Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. - Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam. Như vậy, tàu biển có vai trò quan trọng trong công đoạn trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế. Do đó, việc thế chấp tàu biển phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 38 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
05 yêu cầu an toàn kỹ thuật trong thiết kế buồng lái cho người lái tàu
Buồng lái hay lầu lái của tàu là khu vực thiết yếu điều khiển toàn bộ con tàu. Đây được xem là đầu não của cả con tàu. Do đó, khi thiết kế buồng lái phải đáp ứng được 5 yêu cầu an toàn kỹ thuật sau đây. 1. Môi trường làm việc trong buồng lái phải đáp ứng tiêu chí nào? Theo Mục 3.2 QCVN 62:2013/BGTVT môi trường làm việc trong lầu lái phải được thiết kế đáp ứng các tiêu chí sau: - Quy định chung + Lầu lái phải được thiết kế và lắp đặt đảm bảo môi trường làm việc tốt cho các thuyền viên làm việc trên lầu. + Trần và tường trong buồng lái phải được thiết kế để đảm bảo không gây trở ngại khi đọc các tín hiệu chỉ báo của thiết bị. + Buồng vệ sinh phải được bố trí ở lầu lái hoặc kề cận với lầu lái. - Chấn động Mức độ chấn động trong lầu lái phải không được gây trở ngại đến các thuyền viên làm việc trên lầu lái. - Tiếng ồn Tiếng ồn ở lầu lái phải không được gây ảnh hưởng đến thông tin bằng lời, các tín hiệu âm thanh hoặc gây trở ngại cho các thuyền viên làm việc trên lầu lái. - Tín hiệu âm thanh bên ngoài Các tín hiệu âm thanh bên ngoài như tín hiệu sương mù nghe thấy được tại cánh gà lầu lái cũng phải được nghe thấy được ở bên trong buồng lái. - Hệ thống chiếu sáng + Hệ thống chiếu sáng trên lầu lái phải được thiết kế sao cho không làm giảm khả năng quan sát ban đêm của sỹ quan điều động. + Ánh sáng sử dụng trong các khu vực và các bộ phận thiết bị yêu cầu ánh sáng liên tục để điều khiển tàu phải sao cho không làm giảm khả năng quan sát ban đêm, ví dụ như ánh sáng đỏ. Hệ thống chiếu sáng này phải được bố trí sao cho các tàu khác không bị nhầm là đèn hàng hải. Cần lưu ý rằng không được sử dụng ánh sáng đỏ trên các bàn hải đồ để tránh hiện tượng nhầm màu. - Hệ thống điều hòa không khí Trong buồng lái phải được trang bị hệ thống điều hoà không khí được điều khiển một cách dễ dàng. - An toàn cá nhân (1) Không được có các gờ cạnh sắc nhọn và lồi lõm trên bề mặt các trang thiết bị lắp đặt trong lầu lái để tránh gây nguy hiểm cho con người làm việc trên lầu lái. (2) Phải lắp đặt các tay vịn hoặc thiết bị tương đương bên trong buồng lái hoặc xung quanh các thiết bị hàng hải đặt trong buồng lái để đảm bảo an toàn trong thời tiết xấu. (3) Phải có các biện pháp chống trượt ngã thích hợp cho sàn lầu lái trong điều kiện sàn lầu lái khô hoặc ướt. (4) Cửa ra vào cánh gà lầu lái phải đóng mở dễ dàng. Phải trang bị các phương tiện để cố định cửa khi mở tại mọi vị trí. (5) Nếu trong buồng lái trang bị ghế ngồi cho sĩ quan điều động thì phải có biện pháp cố định chắc chắn đảm bảo cho sĩ quan điều động thao tác công việc trong mọi điều kiện thời tiết. 2. Quy định chung đối với thiết kế buồng lái tàu Theo Mục 3.1.2 QCVN 62:2013/BGTVT quy định chung khi thiết kế buồng lái tàu phải đáp ứng: - Cấu trúc lầu lái, bố trí công xon điều khiển, vị trí hệ thống và môi trường làm việc trong lầu lái phải có khả năng cho phép sỹ quan điều động thực hiện tốt các nhiệm vụ hàng hải và bao quát các công việc khác từ các vị trí làm việc trên lầu lái. - Các vị trí lái và điều động tàu phải được bố trí sao cho mọi thao tác thuận tiện trong điều kiện làm việc bình thường. Tất cả các trang thiết bị và dụng cụ chỉ báo thích hợp phải dễ thấy, dễ nhìn và dễ tới được từ vị trí làm việc. - Nhằm mục đích thực hiện các công việc liên quan tới lái và điều động tàu, phạm vi quan sát từ vị trí lái và điều động tàu, và vị trí hô lái phải đảm bảo có khả năng quan sát được tất cả vật thể có thể tác động tới sự an toàn của tàu. - Sĩ quan điều động, trong chừng mực có thể được, phải có khả năng tiến lại ít nhất một cửa sổ phía trước của lầu lái để quan sát trực tiếp khu vực phía trước thượng tầng từ lầu lái. - Nếu có thể thực hiện được, lầu lái phải được đặt ở phía trên tất cả các kết cấu khác bố trí ở trên hoặc ở phía trên của boong mạn khô, trừ ống khói. - Bất kể chiều dài tàu, tầm nhìn từ lầu lái phải phù hợp với Phần 12, QCVN 21:2010/BGTVT.
Hệ thống chuông lặn của tàu phải được kiểm tra chu kỳ mấy lần mỗi năm?
Hệ thống chuông lặn hay hệ thống buồng lặn là một bộ phận không thể thiếu đối với tàu biển. Hệ thống chuông lặn phải được đăng kiểm thường xuyên. Vậy hệ thống chuông lặn phải được kiểm tra theo chu kỳ mấy lần mỗi năm? 1. Hệ thống chuông lặn là gì? Theo tiểu mục 1.2.2 Mục 1.2 QCVN 58:2013/BGTVT có giải thích hệ thống chuông lặn của tàu biển như sau: Cụ thể, hệ thống chuông lặn được hiểu là hệ thống gồm chuông lặn có thể lặn xuống và nổi lên không phụ thuộc vào việc điều khiển tính nổi của nó và các trang thiết bị như buồng giảm áp trên boong, hệ thống nâng hạ và hệ thống cấp khí thở lắp trên tàu phục vụ. Thường tàu phục vụ sẽ có trang bị hệ thống chuông lặn, trong đó chuông lặn là buồng có thể lặn xuống nước, bao gồm các thiết bị như trọng vật rơi và hệ thống cấp khí thở sự cố để đưa thợ lặn lên xuống giữa vị trí làm việc ngầm dưới nước và tàu phục vụ. 2. Hệ thống chuông lặn được kiểm tra mấy lần? Theo 2.1.1 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT phân loại kiểm tra hệ thống chuông lặn như sau: Các dạng kiểm tra sau đây được áp dụng cho hệ thống chuông lặn đã đăng ký hoặc dự định đăng ký: (1) Kiểm tra để đăng ký hệ thống chuông lặn (sau đây gọi là “kiểm tra lần đầu”). Kiểm tra để duy trì cấp đăng ký cho hệ thống chuông lặn (gọi là “kiểm tra chu kỳ”) và được phân ra: - Kiểm tra định kỳ; - Kiểm tra hàng năm; - Kiểm tra bất thường. Do đó, hệ thống chuông lặn của tàu biển có thể được kiểm tra 3 lần mỗi năm bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra hằng năm và kiểm tra bất thường. 2. Thời hạn kiểm tra chuông lặn là khi nào? Tại tiểu mục 2.1.2 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT quy định thời hạn kiểm tra như sau: - Kiểm tra lần đầu được tiến hành khi có đơn xin đăng ký. - Kiểm tra chu kỳ phải được tiến hành phù hợp với khoảng thời gian sau: (1) Kiểm tra định kỳ phải được tiến hành trong khoảng thời gian phù hợp với quy định ở 1.1.3-1(3) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. (2) Kiểm tra hàng năm phải được tiến hành trong khoảng thời gian phù hợp với quy định ở 1.1.3-1(1) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. (3) Kiểm tra bất thường không phụ thuộc vào kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra hàng năm và được tiến hành khi xảy ra một trong các trường hợp (a), (b) hoặc (c) dưới đây: (a) Bộ phận chính của hệ thống bị hỏng, sửa chữa hoặc thay mới; (b) Sửa đổi hoặc thay thế hệ thống; (c) Đăng kiểm xét thấy cần thiết. 3. Trường hợp nào phải kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm hệ thống chuông lặn trước thời hạn? Căn cứ tiểu mục 2.1.3 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm trước thời hạn - Thực hiện kiểm tra trước thời hạn Các yêu cầu đối với kiểm tra định kỳ và hàng năm trước thời hạn phải thoả mãn các quy định nêu ở 1.1.4 Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. - Hoãn kiểm tra định kỳ Các yêu cầu đối với việc hoãn kiểm tra định kỳ phải thoả mãn các quy định nêu ở 1.1.5-1(1) hoặc 1.1.5-1(2) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT. 4. Công việc chuẩn bị phục vụ cho kiểm tra và các việc khác cho kiểm tra hệ thống chuông lặn Theo tiểu mục 2.1.4 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT quy định công việc chuẩn bị phục vụ cho kiểm tra và các việc khác như sau: - Người đề nghị kiểm tra phải thực hiện các công tác chuẩn bị theo yêu cầu của kiểm tra cũng như những yêu cầu mà Đăng kiểm viên cho là cần thiết phù hợp với Quy chuẩn. - Người đề nghị kiểm tra phải bố trí một nhân viên biết rõ về các quy trình kiểm tra trong công tác chuẩn bị để trợ giúp Đăng kiểm viên trong suốt quá trình kiểm tra. - Công việc kiểm tra có thể bị hoãn lại nếu chưa có sự chuẩn bị cần thiết hay chủ hệ thống chuông lặn hoặc nhân viên như yêu cầu ở mục -2 không có mặt khi tiến hành kiểm tra hoặc Đăng kiểm viên thấy chưa có sự đảm bảo an toàn cho việc tiến hành kiểm tra. - Trong quá trình kiểm tra Đăng kiểm viên sẽ thông báo những chỗ cần thiết phải sửa chữa cho người yêu cầu kiểm tra trong khuyến nghị của mình. Việc sửa chữa phải được thực hiện thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm viên. - Trong trường hợp cần thay thế phụ kiện, thiết bị hoặc bộ phận nào đó, v.v… được sử dụng trên hệ thống chuông lặn thì việc thay thế phải phù hợp với quy định đã áp dụng trong việc chế tạo hệ thống chuông lặn đó. Tuy nhiên, trong trường hợp quy định mới quy định cụ thể hoặc khi Đăng kiểm thấy cần thiết, Đăng kiểm có thể yêu cầu việc thay thế đó phải tuân theo các quy định mới đã có hiệu lực. Ngoài ra, việc thay thế không được sử dụng vật liệu có chứa amiăng. 5. Có phải kiểm tra hệ thống chuông lặn khi tàu ngừng hoạt động? Theo 2.1.5 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT đối với tàu ngừng hoạt động thì thực hiện như sau: - Tàu ngừng hoạt động không thuộc đối tượng kiểm tra chu kỳ. Tuy nhiên, theo yêu cầu của chủ tàu, Đăng kiểm có thể thực hiện kiểm tra bất thường. - Khi tàu ngừng hoạt động dự định hoạt động trở lại, phải thực hiện việc kiểm tra sau đây và việc kiểm tra các hạng mục được hoãn lại trước đây do tàu ngừng hoạt động, nếu có. (1) Nếu trong thời gian tàu ngừng hoạt động, chưa quá hạn kiểm tra chu kỳ thì cần thực hiện việc kiểm tra tương đương với việc kiểm tra hàng năm nêu ở mục 2.3.2. (2) Nếu trong thời gian tàu ngừng hoạt động, đã quá hạn kiểm tra chu kỳ thì theo nguyên tắc cần thực hiện các việc kiểm tra duy trì. Tuy nhiên, nếu đã đến hạn kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm thì có thể chỉ thực hiện kiểm tra định kỳ. Như vậy, đối với tàu đã ngừng hoạt động thì không phải kiểm tra hệ thống chuông lặn theo chu kỳ. Dù vậy, theo yêu cầu của chủ tàu, Đăng kiểm có thể thực hiện kiểm tra bất thường.
Một số yêu cầu chung đối với hệ thống báo động và chỉ báo trên tàu biển
Trên tàu biển, hệ thống báo động và chỉ báo cần đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại QCVN 94:2016/BGTVT về báo động và chỉ báo trên tàu biển. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Các yêu cầu chung đối với hệ thống báo động và chỉ báo trên tàu biển, bao gồm: (1) Việc phát báo các báo động và chỉ báo phải rõ ràng, dễ phân biệt, không gây nhầm lẫn và ổn định. (2) Tất cả các báo động yêu cầu phải được phát báo bằng cả báo động bằng âm thanh và ánh sáng, trừ báo động sự cố chủ yếu phải được phát báo bằng một tín hiệu. Trong các buồng máy nơi có tiếng ồn lớn, thì các tín hiệu nêu trên phải được bổ sung các chỉ báo. Trong khu vực sinh hoạt, các tín hiệu và thông báo cũng có thể được bổ sung bằng chỉ báo. (3) Ở những chỗ mà các báo động bằng âm thanh bị ngắt quãng bởi các thông báo công cộng thì các báo động bằng ánh sáng phải không bị ảnh hưởng. (4) Một trạng thái báo động mới phải được phân biệt rõ ràng với các báo động hiện có mà đã được xác nhận, ví dụ như các báo động hiện có đã được xác nhận được chỉ báo bằng đèn sáng đều và các báo động mới (chưa được xác nhận) được chỉ báo bằng đèn nhấp nháy và báo động âm thanh. Báo động âm thanh phải dừng được khi bị ngắt hoặc được xác nhận. Tại những vị trí điều khiển hoặc các vị trí phù hợp khác khi được yêu cầu, các hệ thống báo động phải được phân biệt rõ ràng giữa các trạng thái làm việc bình thường (không có báo động), báo động, bị ngắt và xác nhận báo động. (5) Các báo động phải được duy trì tới khi chúng được xác nhận và các chỉ báo bằng ánh sáng của các chỉ báo riêng rẽ vẫn phải được duy trì cho đến khi hư hỏng được khắc phục. Nếu một báo động đã được chấp nhận mà hư hỏng vẫn xảy ra lần thứ hai trước khi hư hỏng lần thứ nhất được khắc phục thì báo động bằng âm thanh và ánh sáng phải được nhắc lại. (6) Chỉ có thể đặt lại được các báo động và báo động được xác nhận khi trạng thái không bình thường đã được khắc phục. (7) Sự thể hiện và phát đi các báo động, cảnh báo và lưu ý được thực hiện từ buồng lái phải thỏa mãn mô đun C của MSC.252(83) áp dụng cho các tàu biển có hệ thống hàng hải tích hợp (INS), và ở trên các tàu có hệ thống này phải thỏa mãn yêu cầu đối với hệ thống điều khiển báo động từ buồng lái. (8) Các hệ thống báo động theo yêu cầu phải được cung cấp năng lượng một cách liên tục và phải có thiết bị tự động chuyển sang nguồn cấp dự phòng khi mất nguồn năng lượng thông thường. Các báo động sự cố và báo động phải được cung cấp năng lượng từ nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tàu, trừ khi có sự bố trí khác được chấp nhận và trừ các trường hợp sau: - Nguồn cung cấp cho báo động đóng các cửa kín nước dạng trượt hoạt động bằng cơ giới có thể sử dụng từ nguồn năng lượng đóng mở các cửa này. - Nguồn năng lượng cung cấp cho báo động trước khi xả chất dập cháy có thể bằng chính chất dập cháy. - Các ắc quy chuyên dụng được nạp liên tục, được thiết kế, bố trí và có dung lượng cung cấp tương đương nguồn điện sự cố có thể sử dụng để thay thế nguồn năng lượng sự cố. (9) Các chỉ báo góc lái yêu cầu và các chỉ báo vị trí cửa trượt kín nước hoạt động bằng cơ giới phải được cung cấp năng lượng từ nguồn điện chính và phải có thiết bị tự động chuyển sang nguồn điện sự cố khi mất nguồn điện chính. (10) Hư hỏng nguồn năng lượng cung cấp thông thường cho các hệ thống báo động phải được chỉ báo bằng báo động hoặc cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng. (11) Các hệ thống báo động theo yêu cầu, đến mức có thể được, phải được thiết kế theo nguyên lý “an toàn khi hư hỏng”, ví dụ: một mạch phát hiện bị hở phải có báo động bằng âm thanh và ánh sáng. (12) Chương trình phần mềm của các hệ thống báo động và chỉ báo được máy tính hóa phải không bị ảnh hưởng hoặc thay đổi do nguồn năng lượng cung cấp bị mất hoặc dao động. Phải có biện pháp ngăn ngừa sự thay đổi chương trình do vô tình hay người không có trách nhiệm gây ra. (13) Phải có các biện pháp ngăn ngừa các báo động giả do ảnh hưởng của các điều kiện hoạt động bình thường, ví dụ, thời gian trễ do các quá trình quá độ thông thường. (14) Hệ thống phải được thiết kế sao cho mọi tín hiệu báo động chỉ có thể chấp nhận và ngắt tại các vị trí điều khiển cho phép. Tất cả các tín hiệu báo động được phát báo trên buồng lái phải có khả năng được chấp nhận và ngắt theo yêu cầu của mô đun C MSC.252(83) áp dụng cho các tàu biển có hệ thống hàng hải tích hợp (INS), và ở trên các tàu có hệ thống này phải thỏa mãn yêu cầu đối với hệ thống điều khiển báo động từ buồng lái. (15) Nếu có thể được, các báo động sự cố chung, báo động cháy và báo động trước khi xả chất dập cháy phải được bố trí sao cho tín hiệu báo động bằng âm thanh không bị ảnh hưởng bởi hư hỏng của bất kỳ một mạch điện hay bộ phận thiết bị nào. (16) Phải có quy trình thử chức năng báo động và chỉ báo được yêu cầu. (17) Phải giảm thiểu các báo động và chỉ báo không được yêu cầu được phát báo ở trên buồng lái. (18) Cáp điện dùng cho báo động sự cố chung toàn tàu, báo động cháy và hệ thống loa toàn tàu và nguồn cấp năng lượng cho chúng phải là loại chịu cháy khi được lắp đặt trong vùng có nguy cơ cháy cao (với tàu khách, tại các vùng chống cháy thẳng đứng chính). Các hệ thống tự kiểm tra, dự phòng, trang bị đúp có đường cáp điện được đi tách biệt nhau thỏa đáng có thể được miễn giảm quy định trên với điều kiện chức năng của các hệ thống này vẫn có thể dược duy trì. Thiết bị và cáp điện của các báo động và chỉ báo sự cố (ví dụ, chỉ báo vị trí cửa kín nước) phải được bố trí sao cho giảm thiểu nguy cơ mất an toàn chức năng phục vụ do cháy cục bộ, đâm va, ngập nước hoặc các hư hỏng tương tự. (19) Để đơn giản hóa công việc bảo dưỡng và giảm thiểu nguy cơ cháy hoặc gây nguy hiểm đến con người, cần phải có biện pháp kiểm soát sự cách ly về nguy cơ cháy của các đầu cảm biến lắp đặt tại các két và hệ thống đường ống có chất lỏng dễ cháy hoặc chất lỏng ở nhiệt độ hoặc áp lực cao (chẳng hạn tại các van, vòi, hốc để lắp đặt đầu cảm biến nhiệt độ). Trên đây là một số yêu cầu chung đối với báo động và chỉ báo trên tàu biển theo QCVN 94:2016/BGTVT.
Hồ sơ đăng kiểm cho trang bị an toàn tàu biển theo QCVN 42:2015/BGTVT
Tàu biển cần trang bị an toàn đúng quy chuẩn kỹ thuốc qua gia, vậy theo QCVN 42:2015/BGTVT, trang bị an toàn tàu biển cần đáp ứng những điều kiện gì về giám sát kỹ thuật và hồ sơ đăng kiểm? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2015/BGTVT về trang bị an toàn tàu biển, theo đó quy định về quản lý trang bị an toàn tàu biển, cụ thể về giám sát kỹ thuật và hồ sơ đăng kiểm như sau: Quy định về giám sát kỹ thuật và hồ sơ đăng kiểm (1) Quy định về giám kỹ thuật Trang bị an toàn tàu biển phải được Đăng kiểm kiểm tra, thử nghiệm trong chế tạo mới và sau khi lắp đặt lên tàu phù hợp với các yêu cầu tương ứng quy định ở Mục II Quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này. (2) Hồ sơ đăng kiểm - Giấy chứng nhận trong chế tạo Quy định về cấp Giấy chứng nhận cho thiết bị an toàn phải phù hợp với các quy định hiện hành của Đăng kiểm. - Giấy chứng nhận cấp cho tàu + Các tàu khách chạy tuyến quốc tế không kể kích thước, các tàu hàng có tổng dung tích bằng và lớn hơn 500 chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận tương ứng nêu ở 3.2.1-1(3) và 3.2.1-1 (6), Chương 3 Phần 1A của QCVN 21:2015/BGTVT. + Tất cả các tàu hàng có tổng dung tích bằng và lớn hơn 300 chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận tương ứng nêu ở 3.2.1-1(4) Chương 3 Phần 1A của QCVN 21:2015/BGTVT. + Các tàu hàng có tổng dung tích nhỏ hơn 500 chạy tuyến quốc tế và các tàu hàng có tổng dung tích bất kỳ hoạt động tuyến nội địa khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị. + Tất cả các tàu khách không chạy tuyến quốc tế khi thỏa mãn yêu cầu của QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận an toàn tàu khách. - Thời hạn hiệu lực của các Giấy chứng nhận + Giấy chứng nhận nêu tại 1.2.2-1, 1.2.2-2 có hiệu lực, được gia hạn và được xác nhận như nêu trong mục 3.2.2 Chương 3 Phần 1A của QCVN 21:2015/BGTVT với điều kiện thiết bị an toàn phải được kiểm tra phù hợp với 1.3.3 Mục I của Quy chuẩn này. + Các Giấy chứng nhận nêu tại 1.2.2-3 và 1.2.2-4 có hiệu lực tối đa 5 năm với điều kiện thiết bị an toàn phải được kiểm tra phù hợp với 1.3.3 Mục I của QCVN 42:2015/BGTVT. Quản lý hồ sơ (1) Lưu giữ hồ sơ kiểm tra Tất cả hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho tàu phải được lưu giữ và bảo quản trên tàu. Các hồ sơ này phải được trình cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét khi có yêu cầu. (2) Bảo mật Tất cả các hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho tàu sẽ được Đăng kiểm bảo mật và không cung cấp bất kỳ bản tính, bản vẽ, thuyết minh hay nội dung chi tiết nào (kể cả bản sao của chúng) cho bất kỳ ai khi chưa có sự đồng ý trước của chủ tàu, trừ trường hợp đặc biệt - do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Xem chi tiết tại QCVN 42:2015/BGTVT về trang bị an toàn tàu biển
Đăng ký tàu biển là gì? Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn như thế nào?
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đến đăng ký tàu biển phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đăng ký tàu biển. Vậy khi những chủ thể này muốn đăng ký tàu biển không thời hạn thì phải thực hiện như thế nào? 1. Đăng ký tàu biển là gì Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật. Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các Điều kiện quy định tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các quy định tại Nghị định 171/2016/NĐ-CP. (Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP) 2. Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP, thì thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn được thực hiện như sau: Về Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp cho tàu biển đăng ký không thời hạn có đủ các Điều kiện và đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này; - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP; - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được cấp, mất hiệu lực kể từ ngày bị mất hoặc ngày tàu biển được xóa đăng ký. Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn, bao gồm: - Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; - Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính); - Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài); - Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); - Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Hình thức nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau: - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;” - Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; - Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản. Như vậy, chủ tàu biển cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định trên, nộp tại cơ quan đăng ký tàu biển và đóng lệ phí đăng ký tàu biển để được đăng ký tàu biển không thời hạn.
Quy định về việc hồi hương của thuyền viên tàu biển theo pháp luật hàng hải
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích hồi hương là gì, tuy nhiên có thể hiểu hồi hương thuyền viên là việc thuyền viên của một quốc gia trở lại đất nước mà thuyền viên đó có Quốc tịch. Theo các quy định liên quan đến hồi hương thuyền viên được quy định tại Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 bao gồm những nội dung sau: Những trường hợp chủ tàu phải bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 thì chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây: - Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn; - Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương; - Tàu bị chìm đắm; - Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu; - Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu; - Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. Ngoài ra trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu. Các khoản chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán Khi thuyền viên hồi hương theo những trường hợp nêu trên thì chủ tàu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc hồi hương theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BTC bao gồm: - Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng. - Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. - Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Tiền lương và trợ cấp đi lại tính theo quy định hợp đồng. - Chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế. - Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế. Bên cạnh đó chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú. Một số trách nhiệm khác của chủ tàu: - Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương. - Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật. - Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó. =>> Theo đó khi thuyền viên hồi hương thì chủ tàu phải có những trách nhiệm nêu trên để đảm bảo cho thuyền viên được hồi hương đúng quy định.
Tàu của tôi có thể làm thủ tục nhập cảnh trong điều kiện này không?
Tôi có một thắc mắc muốn trình bày với quý cơ quan như sau: Tôi hiện tại đang làm đại lý , khi tàu vào cảng chúng tôi sẽ làm thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu. Khi làm thủ tục cho tàu, các đồng chi Biên Phòng có kiểm tra hộ chiếu của thuyền viên và phát hiện hạn hộ chiếu của thuyền viên dưới 6 tháng ( thuyền viên nước ngoài). Theo như cá nhân tôi tìm hiểu thì hạn hộ chiếu đối với người nhập cảnh phải có hạn ít nhất 6 tháng, tuy nhiên thuyền viên của chúng tôi không nhập cảnh vào Việt Nam mà chỉ đi trên tàu biển (tàu biển nhập cảnh vào việt nam). Vậy kính mong quý cơ quan hỗ trợ giải đáp,
Tàu biển là gì? Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Khái niệm tàu biển Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam. Lưu ý: Tàu biển được đề cập trong bài viết này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi. 2. Các loại tàu biển phải đăng ký Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 , các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam: - Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên; - Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên; - Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài. 3. Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây: - Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển; - Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; - Tên gọi riêng của tàu biển; - Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời; - Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; - Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ; - Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Tàu biển đang đóng thì có được đi đăng ký thế chấp?
Theo Điều 31 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về tàu biển được thế chấp như sau: Các loại tàu biển sau đây được thế chấp: "1. Tàu biển đăng ký không thời hạn; 2. Tàu biển đăng ký có thời hạn; 3. Tàu biển đang đóng; 4. Tàu biển đăng ký tạm thời; 5. Tàu biển loại nhỏ." Như vậy, tàu biển đang đóng có thể thế chấp được theo quy định hiện hành. **Về hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển bao gồm: - Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính); - Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). ***Trường hợp sau khi thực hiện nghĩa vụ xong thì có yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển sau đây: - Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính); - Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); - Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Re:Bộ luật Hàng hải 2015 - Tổng hợp điểm mới bạn cần biết
Cập nhật Phần 1: - Chương I: Những quy định chung - Chương II: Tàu biển