Ngựa non háu đá là gì? Người 15 tuổi giết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ngựa non háu đá là gì? Hiện nay, cụm từ “Ngựa non háu đá đang được sử dụng rất phổ biến”. Vậy cụm từ ngựa non háu đá có nghĩa là gì? Theo dân gian, ngựa non háu đá được giải thích như sau: Ngựa non: con ngựa còn bé. Ngựa là loài thú có guốc, cổ có bờm, chạy rất nhanh. Háu: thích đến mức luôn luôn tỏ vẻ nôn nóng, muốn đòi hỏi được đáp ứng ngay, không tự kiềm chế được bản thân. Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, tác giả dân gian đã lấy việc con ngựa non thường rất háu đá để ẩn dụ cho việc người trẻ háo thắng, kiêu ngạo. Theo đó, Người trẻ tuổi thường có những hành động ngựa non háu đá. Đây là điều khó tránh khỏi, nhưng chúng ta cần hạn chế đề cao cái tôi quá mức để lắng nghe lời góp ý từ người lớn. Người 15 tuổi giết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Người 15 tuổi giết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Theo quy định trên, đến các hình phạt đối với tội giết người tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội giết người sẽ bị phạt tù với các khung tù từ 07 năm đến 15 năm, từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Do đó, đối với tội giết người thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được giải thích ở trên. Như vậy, người 15 tuổi giết người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên khắp các diễn đàn xôn xao vụ việc 3 nam sinh lớp 8 nghi xâm hại tình dục một nữ sinh lớp 6 ngay trong khu vực nhà vệ sinh trường. Được biết, sự việc diễn ra ở Quảng Ngãi, sau khi tiếp nhận trình báo của phụ huynh nữ sinh, nhà trường đã báo cáo với cơ quan công an làm rõ. Theo quy định pháp luật thì hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi phạm tội gì? Bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành. Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khác. - Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 143, 150, 151, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 285, 286, 287, 289, 290, 299, 304. Như vậy theo quy định trên thì chỉ có người 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về các tội được quy định. Trong đó, người đủ từ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngược lại, nếu người không đủ 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Kính thưa quý luật sư cũng như quý thầy cô cùng các bạn nghiên cứu luật. Tôi tên Hưng hiện đang công tác tại một công ty tư nhân và cũng có đôi chút tham khảo pháp luật. Sau khi đọc xong bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Thì tôi có mấy vấn đề chưa hiểu, kính mong quý luật sư, cùng mọi người có thể giải đáp thắc mắc. Nếu có gì không đúng hoặc hiểu sao cũng xin được biết rõ thêm. Theo điều 12 BLHS 2015, thì tuổi chịu TNHS được quy định tại khoản 1 và khoản 2. Khoản 1, người từ đủ 16 tuổi trở lên...., tại khoản 2 người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi...., tại chương XII những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, khoản 3 điều 103 có quy định: đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi. Như vậy, tuổi đủ theo tôi được biết là đủ ngày, đủ tháng, đủ năm, còn từ đủ là ngày hôm sau của tuổi đủ. Vạy còn tuổi dưới được tính như thế nào. Tôi có vd: A sinh ngày 01/10/2000 đến ngày 01/10/2016 là A đủ 16 tuổi. Vậy nếu chiếu theo điều 12, A phạm tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 BLHS 2015. Vậy A có bị truy cứu TNHS hay không? vì ở khoản 1 là từ đủ (02/10/2018) còn nếu ở khoản 2, là dưới 16 tuổi. Vậy tuổi dưới được tính trước khi bước qua ngày đầu tiên của năm 16 tuổi (01/01/2016) hay được tính trước khi đủ 16 tuổi (30/09/2016). Nếu theo cách tính tuổi của điều 12, vậy A không có phạm tội gì vào ngày 01/10/2016? Đúng hay sai? Vậy "chữ DƯỚI" này có ý nghĩa như thế nào? Nếu A phạm tội giết người vào ngày 01/05/2018, thì A sẽ bị truy cứu TNHS như thế nào. vì dựa theo chữ dưới, A lúc nào chưa đủ 18 tuổi, nhưng nếu chữ dưới được tính từ trước ngày 01/10/2018, thì A cũng sẽ phải bị truy cứu TNHS như những người phạm tội bình thường? hiểu như vậy có thiển cận quá hay không? Xin chân thành cám ơn quý luật sư, các bạn bè luật gia và các thầy cô nghiên cứu luật.
Ngựa non háu đá là gì? Người 15 tuổi giết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ngựa non háu đá là gì? Hiện nay, cụm từ “Ngựa non háu đá đang được sử dụng rất phổ biến”. Vậy cụm từ ngựa non háu đá có nghĩa là gì? Theo dân gian, ngựa non háu đá được giải thích như sau: Ngựa non: con ngựa còn bé. Ngựa là loài thú có guốc, cổ có bờm, chạy rất nhanh. Háu: thích đến mức luôn luôn tỏ vẻ nôn nóng, muốn đòi hỏi được đáp ứng ngay, không tự kiềm chế được bản thân. Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, tác giả dân gian đã lấy việc con ngựa non thường rất háu đá để ẩn dụ cho việc người trẻ háo thắng, kiêu ngạo. Theo đó, Người trẻ tuổi thường có những hành động ngựa non háu đá. Đây là điều khó tránh khỏi, nhưng chúng ta cần hạn chế đề cao cái tôi quá mức để lắng nghe lời góp ý từ người lớn. Người 15 tuổi giết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Người 15 tuổi giết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Theo quy định trên, đến các hình phạt đối với tội giết người tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội giết người sẽ bị phạt tù với các khung tù từ 07 năm đến 15 năm, từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Do đó, đối với tội giết người thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được giải thích ở trên. Như vậy, người 15 tuổi giết người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên khắp các diễn đàn xôn xao vụ việc 3 nam sinh lớp 8 nghi xâm hại tình dục một nữ sinh lớp 6 ngay trong khu vực nhà vệ sinh trường. Được biết, sự việc diễn ra ở Quảng Ngãi, sau khi tiếp nhận trình báo của phụ huynh nữ sinh, nhà trường đã báo cáo với cơ quan công an làm rõ. Theo quy định pháp luật thì hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi phạm tội gì? Bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi? Theo Luật trẻ em 2016 quy định thì Trẻ em là người dưới 16, mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều bị nghiêm cấm. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).” Do đó, hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù đồng thuận hay do cưỡng bức, hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...) đều là hoạt động xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi bị pháp luật nghiêm cấm. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị xử lý thế nào? Theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07-15 năm tại điểm b khoản 1 Điều 142 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngoài ra, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện cũng được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 13 tuổi với mức phạt tù từ 07-15 năm. Nếu hành vi đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt từ 12-20 năm tù: - Có tính chất loạn luân; - Làm nạn nhân có thai; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, nếu hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi không phải lần đầu tiên, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 12-20 năm. Đối với mức phạt cao nhất của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc một trong các trường hợp: - Có tổ chức; - Nhiều người hiếp một người; - Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; - Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; - Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. Theo đó, nếu trường hợp không chỉ một người, mà nhiều người cùng hiếp một người thì người phạm tội có thể đối diện với mức phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm. Như vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 13 tuổi về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Bộ luật Hình sự hiện hành. Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khác. - Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 143, 150, 151, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 285, 286, 287, 289, 290, 299, 304. Như vậy theo quy định trên thì chỉ có người 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về các tội được quy định. Trong đó, người đủ từ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Ngược lại, nếu người không đủ 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Kính thưa quý luật sư cũng như quý thầy cô cùng các bạn nghiên cứu luật. Tôi tên Hưng hiện đang công tác tại một công ty tư nhân và cũng có đôi chút tham khảo pháp luật. Sau khi đọc xong bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Thì tôi có mấy vấn đề chưa hiểu, kính mong quý luật sư, cùng mọi người có thể giải đáp thắc mắc. Nếu có gì không đúng hoặc hiểu sao cũng xin được biết rõ thêm. Theo điều 12 BLHS 2015, thì tuổi chịu TNHS được quy định tại khoản 1 và khoản 2. Khoản 1, người từ đủ 16 tuổi trở lên...., tại khoản 2 người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi...., tại chương XII những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, khoản 3 điều 103 có quy định: đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi. Như vậy, tuổi đủ theo tôi được biết là đủ ngày, đủ tháng, đủ năm, còn từ đủ là ngày hôm sau của tuổi đủ. Vạy còn tuổi dưới được tính như thế nào. Tôi có vd: A sinh ngày 01/10/2000 đến ngày 01/10/2016 là A đủ 16 tuổi. Vậy nếu chiếu theo điều 12, A phạm tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 BLHS 2015. Vậy A có bị truy cứu TNHS hay không? vì ở khoản 1 là từ đủ (02/10/2018) còn nếu ở khoản 2, là dưới 16 tuổi. Vậy tuổi dưới được tính trước khi bước qua ngày đầu tiên của năm 16 tuổi (01/01/2016) hay được tính trước khi đủ 16 tuổi (30/09/2016). Nếu theo cách tính tuổi của điều 12, vậy A không có phạm tội gì vào ngày 01/10/2016? Đúng hay sai? Vậy "chữ DƯỚI" này có ý nghĩa như thế nào? Nếu A phạm tội giết người vào ngày 01/05/2018, thì A sẽ bị truy cứu TNHS như thế nào. vì dựa theo chữ dưới, A lúc nào chưa đủ 18 tuổi, nhưng nếu chữ dưới được tính từ trước ngày 01/10/2018, thì A cũng sẽ phải bị truy cứu TNHS như những người phạm tội bình thường? hiểu như vậy có thiển cận quá hay không? Xin chân thành cám ơn quý luật sư, các bạn bè luật gia và các thầy cô nghiên cứu luật.