Từ vụ nhiều người nhà Tuấn “khỉ” ra hầu tòa: Những ai được phép che giấu tội phạm?
Bao che tội phạm - Ảnh minh họa Trong 19 người hầu toà sáng nay trong vụ án liên quan Tuấn 'Khỉ' có nhiều bị cáo là họ hàng của Lê Quốc Tuấn (tức Tuấn "Khỉ"), đã che giấu anh ta chạy trốn sau khi bắn chết 5 người. Mời bạn đọc cũng nhìn lại quy định của pháp luật để biết những người nào sẽ không bị cấm “bao che” tội phạm. Che giấu và không tố giác tội phạm Với pháp luật hình sự, có 2 hành vi liên quan đến việc “bao che” cho người phạm tội, đó là “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm” Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm…” Theo đó, nếu một người biết người khác phạm tội mà giúp họ lẩn trốn, che giấu dất vết, tang vật,… thì được coi là “Che giấu tội phạm”. Hành vi che giấu này có bản chất là giúp đỡ người phạm tội trốn tránh trách nhiệm hình sự. Theo Điều 19 Bộ luật trên: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm…” Hành vi che giấu sẽ được thực hiện qua hành động, còn “không tố giác” chỉ dừng lại ở việc khi biết rõ là tội phạm được thực hiện, người này đáng lẽ phải tố cáo cho cơ quan chức năng biết nhưng lại không thực hiện trách nhiệm đó. Cả hai hành vi này đều có thể phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp nhất định, tuy nhiên sẽ có những đối tượng không bị xét là thực hiện việc “che giấu” hay “không tố giác tội phạm” Ngoại lệ của che giấu và không tố giác tội phạm Khoản 2 Điều 18 và Khoản 2 Điều 19 BLHS 2015 có quy định những người sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự khi che giấu hoặc không tố giác tội phạm: - Cha, mẹ, con, vợ hoặc chồng của người phạm tội (hàng thừa kế thứ nhất) - Ông, bà, anh, chị em ruột (hàng thừa kế thứ hai) - Cháu (không quy định rõ là cháu gọi bằng ông, bà hay cô, chú, bác nên có thể hiểu là tất cả các trường hợp này. Tuy nhiên, đối với các trường hợp người thân phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015 và các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định trong nội dung của tội Che dấu tội phạm (Điều 389) thì những người nêu trên không được phép che giấu hoặc không tố cáo. Ngoài ra, Người bào chữa trong tố tụng cũng không bị bắt buộc phải tố cáo thân chủ của mình khi phạm tội, trừ khi thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc đang chuẩn bị, đang thực hiện, đã thực hiện các tội đặc biệt nghiêm trọng mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Từ vụ Tuấn khỉ bị tiêu diệt: 11 trường hợp công an được nổ súng vào đối tượng
Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, người thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được nổ súng quân dụng vào đối tượng trong 11 trường hợp. Trong đó: - 05 trường hợp phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng: + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; + Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; + Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; + Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin. - 06 trường hợp nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo: + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó; + Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; + Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; + Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Hậu quả pháp lý khi Tuấn “Khỉ” bị bắn chết
Nguồn tin của VnExpress cho biết, Tuấn (tức Tuấn Khỉ, 33 tuổi) bị Công an TP HCM phối hợp Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) và nhiều lực lượng vây bắt tại căn nhà hoang gần Cầu Xáng, xã Bình Mỹ, Củ Chi - cách nơi hắn gây án hơn 10 km. Tuấn được cho là chống trả, bị cảnh sát bắn chết, thu giữ vũ khí. Cảnh sát cũng tạm giữ một số người bị tình nghi che giấu Tuấn những ngày qua. Vậy vấn đề pháp lý liên quan đến vụ án sẽ được xử lý như thế nào? Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: “... 7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; ...” - Nếu đã khởi tố vụ án hình sự thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. - Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi có một trong các căn cứ quy định tại điều 157 >> Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Khởi tố bị can không phải là một giai đoạn của tố tụng hình sự mà chỉ là một quyết định. Về nguyên tắc, trước khi khởi tố bị can sẽ khởi tố vụ án hình sự. Chính vì vậy, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, không khởi tố vụ án thì cũng không khởi tố bị can. Để bảo vệ quyền và lợi ích của những người đã bị Tuấn giết thì thân nhân có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những người thừa kế của nghi can
06 trường hợp người thi hành nhiệm vụ được nổ súng vào đối tượng mà không cần cảnh báo
Đến nay, người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận nói chung và bà con huyện Củ Chi nói riêng vẫn chưa hết bàng hoàng khi Lê Quốc Tuấn (Tuấn 'khỉ', 33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) dùng súng AK bắn chết 4 người, bắn 1 người bị thương tại sới bạc thuộc ấp 5 xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi vào chiều 29.1. Sau khi gây án, Tuấn cướp 2 xe máy, mang theo súng AK bỏ trốn. Hiện Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy nã Lê Quốc Tuấn, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa bắt được Tuấn "khỉ". Nhiều người thắc mắc rằng trường hợp này khi phát hiện ra đối tượng thì cơ quan có thẩm quyền có được bắn mà không cần thông báo hay không? Các bạn xem quy định dưới đây nhé: Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau: - Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng; - Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay; - Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; - Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây: - Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó; - Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; - Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; - Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; - Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; - Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác. Căn cứ: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Từ vụ nhiều người nhà Tuấn “khỉ” ra hầu tòa: Những ai được phép che giấu tội phạm?
Bao che tội phạm - Ảnh minh họa Trong 19 người hầu toà sáng nay trong vụ án liên quan Tuấn 'Khỉ' có nhiều bị cáo là họ hàng của Lê Quốc Tuấn (tức Tuấn "Khỉ"), đã che giấu anh ta chạy trốn sau khi bắn chết 5 người. Mời bạn đọc cũng nhìn lại quy định của pháp luật để biết những người nào sẽ không bị cấm “bao che” tội phạm. Che giấu và không tố giác tội phạm Với pháp luật hình sự, có 2 hành vi liên quan đến việc “bao che” cho người phạm tội, đó là “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm” Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm…” Theo đó, nếu một người biết người khác phạm tội mà giúp họ lẩn trốn, che giấu dất vết, tang vật,… thì được coi là “Che giấu tội phạm”. Hành vi che giấu này có bản chất là giúp đỡ người phạm tội trốn tránh trách nhiệm hình sự. Theo Điều 19 Bộ luật trên: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm…” Hành vi che giấu sẽ được thực hiện qua hành động, còn “không tố giác” chỉ dừng lại ở việc khi biết rõ là tội phạm được thực hiện, người này đáng lẽ phải tố cáo cho cơ quan chức năng biết nhưng lại không thực hiện trách nhiệm đó. Cả hai hành vi này đều có thể phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp nhất định, tuy nhiên sẽ có những đối tượng không bị xét là thực hiện việc “che giấu” hay “không tố giác tội phạm” Ngoại lệ của che giấu và không tố giác tội phạm Khoản 2 Điều 18 và Khoản 2 Điều 19 BLHS 2015 có quy định những người sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự khi che giấu hoặc không tố giác tội phạm: - Cha, mẹ, con, vợ hoặc chồng của người phạm tội (hàng thừa kế thứ nhất) - Ông, bà, anh, chị em ruột (hàng thừa kế thứ hai) - Cháu (không quy định rõ là cháu gọi bằng ông, bà hay cô, chú, bác nên có thể hiểu là tất cả các trường hợp này. Tuy nhiên, đối với các trường hợp người thân phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015 và các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định trong nội dung của tội Che dấu tội phạm (Điều 389) thì những người nêu trên không được phép che giấu hoặc không tố cáo. Ngoài ra, Người bào chữa trong tố tụng cũng không bị bắt buộc phải tố cáo thân chủ của mình khi phạm tội, trừ khi thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc đang chuẩn bị, đang thực hiện, đã thực hiện các tội đặc biệt nghiêm trọng mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Từ vụ Tuấn khỉ bị tiêu diệt: 11 trường hợp công an được nổ súng vào đối tượng
Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, người thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được nổ súng quân dụng vào đối tượng trong 11 trường hợp. Trong đó: - 05 trường hợp phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng: + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; + Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; + Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; + Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin. - 06 trường hợp nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo: + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó; + Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; + Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; + Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; + Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Hậu quả pháp lý khi Tuấn “Khỉ” bị bắn chết
Nguồn tin của VnExpress cho biết, Tuấn (tức Tuấn Khỉ, 33 tuổi) bị Công an TP HCM phối hợp Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) và nhiều lực lượng vây bắt tại căn nhà hoang gần Cầu Xáng, xã Bình Mỹ, Củ Chi - cách nơi hắn gây án hơn 10 km. Tuấn được cho là chống trả, bị cảnh sát bắn chết, thu giữ vũ khí. Cảnh sát cũng tạm giữ một số người bị tình nghi che giấu Tuấn những ngày qua. Vậy vấn đề pháp lý liên quan đến vụ án sẽ được xử lý như thế nào? Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: “... 7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; ...” - Nếu đã khởi tố vụ án hình sự thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. - Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi có một trong các căn cứ quy định tại điều 157 >> Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Khởi tố bị can không phải là một giai đoạn của tố tụng hình sự mà chỉ là một quyết định. Về nguyên tắc, trước khi khởi tố bị can sẽ khởi tố vụ án hình sự. Chính vì vậy, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, không khởi tố vụ án thì cũng không khởi tố bị can. Để bảo vệ quyền và lợi ích của những người đã bị Tuấn giết thì thân nhân có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những người thừa kế của nghi can
06 trường hợp người thi hành nhiệm vụ được nổ súng vào đối tượng mà không cần cảnh báo
Đến nay, người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận nói chung và bà con huyện Củ Chi nói riêng vẫn chưa hết bàng hoàng khi Lê Quốc Tuấn (Tuấn 'khỉ', 33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) dùng súng AK bắn chết 4 người, bắn 1 người bị thương tại sới bạc thuộc ấp 5 xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi vào chiều 29.1. Sau khi gây án, Tuấn cướp 2 xe máy, mang theo súng AK bỏ trốn. Hiện Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy nã Lê Quốc Tuấn, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa bắt được Tuấn "khỉ". Nhiều người thắc mắc rằng trường hợp này khi phát hiện ra đối tượng thì cơ quan có thẩm quyền có được bắn mà không cần thông báo hay không? Các bạn xem quy định dưới đây nhé: Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau: - Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng; - Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay; - Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; - Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây: - Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó; - Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; - Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; - Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; - Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; - Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác. Căn cứ: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017