Quy định pháp luật về tuyên bố một người là đã chết và hủy bỏ quyết định tuyên bố chết (Phần 2)?
Việc tuyên bố một người bị chết được thực hiện trong những trường hợp nào? Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được xử lý ra sao? Các trường hợp ra quyết định tuyên bố một người là đã chết? Xử lý quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết? Xem phần 1 tại đây Quy định về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết? Theo quy định tại Điều 394 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống. Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015, việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là chết được quy định như sau: - Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. - Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: +) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật; +) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. - Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Lưu ý: Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng khi hủy bỏ quyết định tuyên bố chết được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: - Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. - Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau: +) Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; +) Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
Quy định pháp luật về tuyên bố một người là đã chết và hủy bỏ quyết định tuyên bố chết (Phần 1)?
Việc tuyên bố một người bị chết được thực hiện trong những trường hợp nào? Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được xử lý ra sao? Các trường hợp ra quyết định tuyên bố một người là đã chết? Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015. Lưu ý: Căn cứ vào các trường hợp trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Cụ thể, thủ tục giải quyết này sẽ được thực hiện theo các quy định từ Điều 391 đến Điều 395 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể, theo quy định tại Điều 393 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Quyết định tuyên bố một người là đã chết được ghi nhận như sau: “Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự”. Xử lý quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết? Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: - Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. - Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Riêng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được xử lý theo quy định tại Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: - Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. - Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. - Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự. - Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định trên, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Chồng mất tích quay về nhưng vợ đã lấy chồng khác thì ai là chồng hợp pháp?
Pháp luật có cho phép vợ lấy chồng khác khi người chồng đã mất tích không? Nếu như người chồng đã mất tích và sau đó người vợ đi lấy chồng khác, lúc chồng cũ mất tích quay trở về thì ai sẽ là chồng hợp pháp? Pháp luật có cho phép vợ lấy chồng khác khi chồng đã mất tích không? Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đồng thời, theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, nếu người vợ muốn lấy chồng khác thì phải ly hôn với người chồng đã mất tích hoặc được Toà án tuyên bố đã chết. Khi nào một người bị Toà án tuyên bố mất tích? Theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 về tuyên bố mất tích như sau: - Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó: + Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; + Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. - Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Khi nào một người bị Toà án tuyên bố đã chết? Theo Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 về tuyên bố chết như sau: - Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; + Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015. - Căn cứ vào các trường hợp quy định, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Như vậy, để kết hôn với người khác khi chồng đã mất tích có 2 cách như sau: - Cách 1: Khi đáp ứng đủ các điều kiện, người vợ yêu cầu Toà án tuyên bố mất tích, sau khi có quyết định của Toà người vợ yêu cầu ly hôn một bên. Sau khi quyết định ly hôn có hiệu lực thì người vợ được lấy chồng mới. - Cách 2: Khi đáp ứng đủ các điều kiện, người vợ yêu cầu Toà án tuyên bố chết, sau khi quyết định của Toà có hiệu lực thì quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt và người vợ được lấy chồng mới. Chồng mất tích quay về nhưng vợ đã lấy chồng khác thì ai là chồng hợp pháp? Khi người chồng bị tuyên bố mất tích Theo Điều 70 Bộ luật dân sự 2015 quy định về huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích như sau: - Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó. - Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Khi người chồng bị tuyên bố chết Theo Điều 73 Bộ luật dân sự 2015 về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết như sau: - Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. - Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: + Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật; + Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trong cả 2 trường hợp, khi đã được ly hôn khi chồng bị tuyên bố mất tích và chấm dứt quan hệ hôn nhân khi chồng bị tuyên bố chết thì việc kết hôn mới đều là hợp pháp và người chồng sau vẫn là chồng hợp pháp.
Vợ chồng chết có được tái hôn? Có bắt buộc ly hôn trước khi tái hôn?
Không ít trường hợp vợ hoặc chồng chết mà muốn tìm hạnh phúc mới thì có bắt buộc phải ly hôn mới được tái hôn hay không? Đây vẫn còn là thắc mắc với nhiều người. 1. Vợ, chồng chết là đã xem như chấm dứt hôn nhân chưa? Cụ thể Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thời điểm chấm dứt hôn nhân kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết nhưng phải đảm bảo điều kiện sau: Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Do việc chấm dứt hôn vẫn còn ràng buộc về mặt pháp lý nên để trong trường hợp muốn chấm dứt hôn nhân để có thể tái hôn cần phải có tuyên bố, quyết định của Tòa án. 2. Thủ tục đăng ký khai tử khi vợ hoặc chồng chết Đăng ký khai tử là một trong vẫn vấn đề quan trọng nhằm giúp UBND xác định về việc quản lý dân số và cũng là thủ tục cần phải thực hiện dù Tòa án đã có quyết định tuyên bố chết hay không, qua đó đảm bảo về mặt pháp lý. Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Cụ thể khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thủ tục xác định nội dung đăng ký khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài. Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: - Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử; - Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử; - Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử; - Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử; - Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của khoản này thì UBND cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử. 3. Giải quyết tài sản của vợ hoặc chồng sau khi chết ra sao? Cụ thể tại Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau: - Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. - Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. - Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. - Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Như vậy không có yêu cầu bắt buộc vợ hoặc chồng sau khi chết phải làm thủ tục ly hôn mới được tái hôn mà chỉ yêu cầu làm giấy chứng nhận khai tử cho người mất và có tuyên bố phán quyết của Tòa án để giải quyết các vấn đề về di sản.
Quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn như thế nào?
Vừa qua vụ đứa bé 10 tuổi gặp tai nạn lọt trụ bê-tông công dài 35m của một công trình tại tỉnh Đồng Tháp đã làm người dân cả nước không khỏi bàng hoàng, đau xót. Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ có sự phối hợp nhiều lực lượng chức năng chuyên ngành từ quốc phòng, cảnh sát, các chuyên gia được bộ xây dựng, bộ GTVT cử đến để hỗ trợ giải cứu đứa bé. Sau 04 ngày liên tục hoạt động ngày đêm để sớm đưa đứa bé trở về bằng nhiều biện pháp khác nhau cũng như gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, trang thiết bị, nguồn lực. Đến ngày 04/1/2023 qua đánh giá tổng hợp của nhiều chuyên gia tại đó dù chưa tìm được xác của đứa bé nhưng đã có thể xác định đứa bé 10 tuổi đã không còn sống. Vậy, quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn được quy định ra sao? 1. Đơn vị cứu hộ, cứu nạn có được xác định một người đã chết? Sau khi phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan có chuyên môn trong việc cứu nạn thì người người chỉ huy thuộc đơn vị cứu hộ, cứu nạn phải thông báo tình hình cho lãnh đạo địa phương về công tác giải cứu đứa bé. Như chúng ta đã biết đứa bé đã được xác định đã chết dù chưa tìm được thi thể và được thông báo đến báo chí, cơ quan truyền thông về việc này. Theo đó tại Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện các hoạt động sau: - Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường. - Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy. - Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ. - Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ. - Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ. - Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự cố, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Theo đó, người đứng đầu của đơn vị cứu nạn, cứu hộ hoặc lãnh đạo Ban Chỉ huy có nhiệm vụ thông tin về sự cố, tai nạn qua công tác thực hiện. Theo đó, với thông tin từ người đứng đầu công tác cứu hộ cho biết đứa bé đã chết dù chưa lấy được thi thể là một phần của nhiệm vụ thông tin công việc chứ chưa hẳn là kết luận cuối cùng là cho biết người đó đã chết. 2. Khi nào một người được xem là đã chết? Một người có thể được xem là đã chết về mặt pháp lý tức là về mặt giấy tờ được xem là đã chết do cơ quan có thẩm quyền tuyên bố và ghi nhận vào dữ liệu hộ tịch của địa phương cư trú. Đối với vụ việc đứa bé 10 tuổi nếu xảy ra trường hợp xấu nhất như tiên lượng của nhiều chuyên gia và người có thẩm quyền thông báo thì có thể xác định đã chết khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2.1 Trường hợp tìm được thi thể của người gặp nạn Trong trường hợp giả xử đã tìm được thi thể đứa bé và được cơ quan pháp y thực hiện khám nghiệm để xác định mức độ thương tật, nguyên nhân dẫn đến tử vong và những thủ tục khác cho cơ quan điều tra, qua đó cũng là căn cứ để người thân của đứa bé làm giấy khai tử. Cụ thể theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 khi một người đã được xác định chết thì nhân thân của người đó đến UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định người đó đã qua đời. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử. 2.2 Trường hợp không tìm được thi thể của người gặp nạn Trường hợp xấu nhất không thể tìm được thi thể của người gặp nạn thì thân của người gặp nạn sẽ phải làm thủ tục tuyên bố chết tại tòa án theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 khi rơi vào các trường hợp sau: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào các trường hợp quy định như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Khi đã có quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy, trường hợp một người gặp nạn như vụ việc đứa bé 10 tuổi mắc kẹt trong trụ bê-tông đã được thông cáo báo chí là đã chết, thông qua điều tra ban đầu chỉ là nhiệm vụ xác định về lý thuyết chứ chưa thể xem là đã chết về mặt pháp lý. Để một người được xem là chết về mặt pháp lý phải được đăng ký khai tử tại UBND xã hoặc được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết.
Người đã được tuyên bố chết trở về thì giải quyết thế nào?
Chết là tình trạng một người không còn sống trên đời này nữa và được kiểm chứng dưới góc độ y học sau khi đã khám nghiệm. Tuy nhiên, dưới góc pháp lý sau khi được Tòa án tuyên bố chết sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Mặc dù một người đã được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết nhưng không có nghĩa là người đó không còn sống. Trong trường hợp người đã được tuyên bố chết nhưng trở về thì giải quyết sẽ được thực hiện thế nào? 1. Khi nào một người được Tòa án tuyên bố chết? Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích thuật ngữ tuyến bố chết là gì. Nhưng có thể hiểu đơn giản, tuyên bố chết là việc một người bị mất liên lạc trong một khoảng thời gian dài mà không thể liên lạc được. Qua đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tuyên bố chết nhằm xác thực sự tồn tại của người này. Cụ thể, Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tuyên bố chết là việc người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: (1) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. (2) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. (3) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (4) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ vào 04 trường hợp được nêu như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Đây là cơ sở để xác định ngày mở thừa kế đối với di sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó tham gia được coi là chấm dứt. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. 2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết Như đã nhắc đến ở trên, việc tuyên bố chết sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quyền lợi và nghĩa vụ của người đó. Việc một người đã được tuyên bố chết xem như tất cả mọi thứ có liên quan đến họ sẽ chấm dứt. Căn cứ Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được thực hiện như sau: Đầu tiên là quan hệ nhân thân: Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Thứ hai là quan hệ tài sản: Khi Tòa án tuyên bố là đã chết thì thì tài sản của người được tuyên bố giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Khi người đã tuyên bố chết trở về thì xử lý thế nào? Không loại trừ trường hợp này, để giải quyết vấn đề này thì Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định tuyên bố chết như sau: Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. (1) Khôi phục quan hệ nhân thân khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, quan hệ vợ chồng sẽ không được khôi phục mối quan hệ khi thuộc 02 trường hợp là đã được được ly hôn theo tuyến bố chết hoặc vợ, chồng kết hôn mới. (2) Có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo quy định trên, có quy định mối quan hệ vợ chồng không được khôi phục nhưng người thừa kế tài sản phải có nghĩa vụ trả lại. Vậy Trong trường tài sản chung giữa vợ và chồng thì sẽ được giải quyết theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. 4. Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố chết Khi người đã tuyên bố chết đã trở về hoặc có thông tin xác thực còn sống thì người đó hoặc người thân có thể làm đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo Điều 394 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: Người còn sống hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống. Sau khi có đầy đủ căn cứ xác thực chính xác thì Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu hủy bỏ tuyên bố chết. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. 5. Thông báo thay đổi hộ tịch Khi có quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ tuyên bố chết của một người thì cơ quan có liên quan đến hộ tịch công dân phải có trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi theo khoản 1 Điều 30 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân, TAND, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến UBND nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch. Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định trên, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của TAND, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, trong trường hợp mà một người đã được Tòa án tuyên bố chết nhưng quay về thì có quyền tuyên bố hủy quyết định đó với họ và khôi phục quan hệ nhân thân cũng như quyền đối với tài sản đã chia theo thừa kế.
Trường hợp nào ngày chết không phải ngày giỗ?
Ngày chết pháp lý của một người - Ảnh minh họa Với tư duy thông thường của mọi người, ngày chết của một người sẽ là ngày giỗ của họ, tuy nhiên với tư duy pháp lý thì sao? Khai tử thông thường Khi một người chết, việc khai tử của người đó thực hiện theo Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 như sau: “1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.” Trong nội dung khai tử, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.” Theo đó, ngày người chết sẽ được xác định theo thông tin được cung cấp từ người khai tử, tuy nhiên có những trường hợp việc xác nhận ngày chết không đơn giản như vậy. Một số trường hợp khai tử đặc biệt Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống Sau khi căn cứ vào các trường hợp trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Từ đó, có thể thấy từ quy định trên những tình huống như: - Người bị tuyên bố là đã chết thực ra không chết và có thông tin xác thực là còn sống - Người bị tuyên bố là đã chết thực ra đã chết trong khoảng thời gian không có thông tin xác thực là còn sống. Đây sẽ là những trường hợp ngày được tuyên bố chết về mặt pháp lý khác với ngày gia đình chọn làm ngày giỗ của người chết. Ngoài ra, còn những trường hợp nào khác mà ngày chết của một người và ngày được tuyên bố chết về mặt pháp lý là hay ngày khác nhau, xin mời bạn đọc đóng góp thông tin!
Tuyên bố chết đối với người mất tích
Đối với một người biệt tích hay còn gọi là mất tích nhiều năm mà không ai biết người này đang ở đâu, còn sống hay đã chết thì việc tuyên bố chết là một thủ tục hết sức cần thiết để chấm dứt các quan hệ pháp lý liên quan đến người mất tích như về hôn nhân hay tài sản của người mất tích. Bởi nếu không tuân theo đầy đủ các bước để tuyên bố người mất tích này đã chết về mặt pháp lý thì dù người này có mất tích đến 10 hay 20 năm vẫn không thể tự nhiên chấm dứt các quan hệ pháp lý xoay quanh người mất tích này: Đầu tiên ta xét đến các lý do cần thiết để tuyên bố một người đã chết: Đối với vợ, chồng của người mất tích thì cho đến khi có giấy chứng tử của vợ, chồng thì họ vẫn được xem là người đã kết hôn, quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn ràng buộc đối với vợ, chồng của người mất tích. Như vậy người vợ, chồng của người mất tích không thể tái hôn hay quyền định đoạt đối với tài sản chung có đăng ký khi chưa tuyên bố người kia mất tích, chết. Thứ hai, là về tài sản của người mất tích, việc quản lý, định đoạt tài sản của người mất tích sẽ trở nên khó khăn và không có có cơ sở hợp pháp cho người đang quản lý tài sản. Vì vậy để giải quyết những vấn đề này thì việc yêu cầu tuyên bố một người mất tích hay tuyên bố chết sẽ là một giải pháp thích hợp. Và để tuyên bố một người chết về mặt pháp lý khi người đó mất, biệt tích được thực hiện như sau: - Khi người biệt tích 06 tháng liền trở lên có thể yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo Điều 64 Bộ luật Dân sự 2015. - Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên và đã áp dụng biện pháp ở Điều 64 thì lúc này có thể yêu cầu tòa án tuyên bố người này mất tích theo Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Việc tuyên bố một người mất tích mất tích là cơ sở để quản lý tài sản của người mất tích. - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà người này vẫn biệt tích, không có tin tức và không xác định người này còn sống hay không thì lúc này người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu tuyên bố người này đã chết. Theo điểm a khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, khoảng thời gian để tuyên bố một người mất tích, biệt tích là 5 năm, nhưng khoảng thời gian này chỉ áp dụng trong những trường hợp mất tích thông thường, còn đối với một số trường hợp mất tích do tai nạn, thảm họa, thiên tai thì có thể tuyên bố chết chỉ sau hai năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, thảm họa, thiên tai. Và người bị tòa án “tuyên bố chết” như trên thì về nhân thân và tài sản của người này được giải quyết giống như “người đã chết”.
1. Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã - Bước 2: Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử. 2. Thành phần hồ sơ: - Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử. - Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử. - Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử. - Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử. - Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử. - Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử.
Quy định pháp luật về tuyên bố một người là đã chết và hủy bỏ quyết định tuyên bố chết (Phần 2)?
Việc tuyên bố một người bị chết được thực hiện trong những trường hợp nào? Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được xử lý ra sao? Các trường hợp ra quyết định tuyên bố một người là đã chết? Xử lý quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết? Xem phần 1 tại đây Quy định về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết? Theo quy định tại Điều 394 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống. Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015, việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là chết được quy định như sau: - Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. - Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: +) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật; +) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. - Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Lưu ý: Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng khi hủy bỏ quyết định tuyên bố chết được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: - Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. - Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau: +) Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; +) Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
Quy định pháp luật về tuyên bố một người là đã chết và hủy bỏ quyết định tuyên bố chết (Phần 1)?
Việc tuyên bố một người bị chết được thực hiện trong những trường hợp nào? Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được xử lý ra sao? Các trường hợp ra quyết định tuyên bố một người là đã chết? Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015. Lưu ý: Căn cứ vào các trường hợp trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Cụ thể, thủ tục giải quyết này sẽ được thực hiện theo các quy định từ Điều 391 đến Điều 395 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể, theo quy định tại Điều 393 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Quyết định tuyên bố một người là đã chết được ghi nhận như sau: “Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự”. Xử lý quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết? Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: - Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. - Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Riêng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được xử lý theo quy định tại Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: - Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. - Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. - Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự. - Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định trên, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Chồng mất tích quay về nhưng vợ đã lấy chồng khác thì ai là chồng hợp pháp?
Pháp luật có cho phép vợ lấy chồng khác khi người chồng đã mất tích không? Nếu như người chồng đã mất tích và sau đó người vợ đi lấy chồng khác, lúc chồng cũ mất tích quay trở về thì ai sẽ là chồng hợp pháp? Pháp luật có cho phép vợ lấy chồng khác khi chồng đã mất tích không? Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đồng thời, theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, nếu người vợ muốn lấy chồng khác thì phải ly hôn với người chồng đã mất tích hoặc được Toà án tuyên bố đã chết. Khi nào một người bị Toà án tuyên bố mất tích? Theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 về tuyên bố mất tích như sau: - Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó: + Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; + Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. - Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Khi nào một người bị Toà án tuyên bố đã chết? Theo Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 về tuyên bố chết như sau: - Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: + Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; + Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; + Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015. - Căn cứ vào các trường hợp quy định, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Như vậy, để kết hôn với người khác khi chồng đã mất tích có 2 cách như sau: - Cách 1: Khi đáp ứng đủ các điều kiện, người vợ yêu cầu Toà án tuyên bố mất tích, sau khi có quyết định của Toà người vợ yêu cầu ly hôn một bên. Sau khi quyết định ly hôn có hiệu lực thì người vợ được lấy chồng mới. - Cách 2: Khi đáp ứng đủ các điều kiện, người vợ yêu cầu Toà án tuyên bố chết, sau khi quyết định của Toà có hiệu lực thì quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt và người vợ được lấy chồng mới. Chồng mất tích quay về nhưng vợ đã lấy chồng khác thì ai là chồng hợp pháp? Khi người chồng bị tuyên bố mất tích Theo Điều 70 Bộ luật dân sự 2015 quy định về huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích như sau: - Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó. - Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Khi người chồng bị tuyên bố chết Theo Điều 73 Bộ luật dân sự 2015 về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết như sau: - Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. - Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: + Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật; + Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trong cả 2 trường hợp, khi đã được ly hôn khi chồng bị tuyên bố mất tích và chấm dứt quan hệ hôn nhân khi chồng bị tuyên bố chết thì việc kết hôn mới đều là hợp pháp và người chồng sau vẫn là chồng hợp pháp.
Vợ chồng chết có được tái hôn? Có bắt buộc ly hôn trước khi tái hôn?
Không ít trường hợp vợ hoặc chồng chết mà muốn tìm hạnh phúc mới thì có bắt buộc phải ly hôn mới được tái hôn hay không? Đây vẫn còn là thắc mắc với nhiều người. 1. Vợ, chồng chết là đã xem như chấm dứt hôn nhân chưa? Cụ thể Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thời điểm chấm dứt hôn nhân kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết nhưng phải đảm bảo điều kiện sau: Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Do việc chấm dứt hôn vẫn còn ràng buộc về mặt pháp lý nên để trong trường hợp muốn chấm dứt hôn nhân để có thể tái hôn cần phải có tuyên bố, quyết định của Tòa án. 2. Thủ tục đăng ký khai tử khi vợ hoặc chồng chết Đăng ký khai tử là một trong vẫn vấn đề quan trọng nhằm giúp UBND xác định về việc quản lý dân số và cũng là thủ tục cần phải thực hiện dù Tòa án đã có quyết định tuyên bố chết hay không, qua đó đảm bảo về mặt pháp lý. Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. Cụ thể khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thủ tục xác định nội dung đăng ký khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài. Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: - Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử; - Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử; - Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử; - Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử; - Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của khoản này thì UBND cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử. 3. Giải quyết tài sản của vợ hoặc chồng sau khi chết ra sao? Cụ thể tại Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau: - Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. - Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. - Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. - Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Như vậy không có yêu cầu bắt buộc vợ hoặc chồng sau khi chết phải làm thủ tục ly hôn mới được tái hôn mà chỉ yêu cầu làm giấy chứng nhận khai tử cho người mất và có tuyên bố phán quyết của Tòa án để giải quyết các vấn đề về di sản.
Quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn như thế nào?
Vừa qua vụ đứa bé 10 tuổi gặp tai nạn lọt trụ bê-tông công dài 35m của một công trình tại tỉnh Đồng Tháp đã làm người dân cả nước không khỏi bàng hoàng, đau xót. Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ có sự phối hợp nhiều lực lượng chức năng chuyên ngành từ quốc phòng, cảnh sát, các chuyên gia được bộ xây dựng, bộ GTVT cử đến để hỗ trợ giải cứu đứa bé. Sau 04 ngày liên tục hoạt động ngày đêm để sớm đưa đứa bé trở về bằng nhiều biện pháp khác nhau cũng như gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, trang thiết bị, nguồn lực. Đến ngày 04/1/2023 qua đánh giá tổng hợp của nhiều chuyên gia tại đó dù chưa tìm được xác của đứa bé nhưng đã có thể xác định đứa bé 10 tuổi đã không còn sống. Vậy, quy trình xác định một người đã chết do gặp tai nạn được quy định ra sao? 1. Đơn vị cứu hộ, cứu nạn có được xác định một người đã chết? Sau khi phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan có chuyên môn trong việc cứu nạn thì người người chỉ huy thuộc đơn vị cứu hộ, cứu nạn phải thông báo tình hình cho lãnh đạo địa phương về công tác giải cứu đứa bé. Như chúng ta đã biết đứa bé đã được xác định đã chết dù chưa tìm được thi thể và được thông báo đến báo chí, cơ quan truyền thông về việc này. Theo đó tại Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện các hoạt động sau: - Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường. - Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy. - Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ. - Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ. - Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ. - Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự cố, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Theo đó, người đứng đầu của đơn vị cứu nạn, cứu hộ hoặc lãnh đạo Ban Chỉ huy có nhiệm vụ thông tin về sự cố, tai nạn qua công tác thực hiện. Theo đó, với thông tin từ người đứng đầu công tác cứu hộ cho biết đứa bé đã chết dù chưa lấy được thi thể là một phần của nhiệm vụ thông tin công việc chứ chưa hẳn là kết luận cuối cùng là cho biết người đó đã chết. 2. Khi nào một người được xem là đã chết? Một người có thể được xem là đã chết về mặt pháp lý tức là về mặt giấy tờ được xem là đã chết do cơ quan có thẩm quyền tuyên bố và ghi nhận vào dữ liệu hộ tịch của địa phương cư trú. Đối với vụ việc đứa bé 10 tuổi nếu xảy ra trường hợp xấu nhất như tiên lượng của nhiều chuyên gia và người có thẩm quyền thông báo thì có thể xác định đã chết khi thuộc một trong các trường hợp sau: 2.1 Trường hợp tìm được thi thể của người gặp nạn Trong trường hợp giả xử đã tìm được thi thể đứa bé và được cơ quan pháp y thực hiện khám nghiệm để xác định mức độ thương tật, nguyên nhân dẫn đến tử vong và những thủ tục khác cho cơ quan điều tra, qua đó cũng là căn cứ để người thân của đứa bé làm giấy khai tử. Cụ thể theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 khi một người đã được xác định chết thì nhân thân của người đó đến UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định người đó đã qua đời. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử. 2.2 Trường hợp không tìm được thi thể của người gặp nạn Trường hợp xấu nhất không thể tìm được thi thể của người gặp nạn thì thân của người gặp nạn sẽ phải làm thủ tục tuyên bố chết tại tòa án theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 khi rơi vào các trường hợp sau: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào các trường hợp quy định như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Khi đã có quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy, trường hợp một người gặp nạn như vụ việc đứa bé 10 tuổi mắc kẹt trong trụ bê-tông đã được thông cáo báo chí là đã chết, thông qua điều tra ban đầu chỉ là nhiệm vụ xác định về lý thuyết chứ chưa thể xem là đã chết về mặt pháp lý. Để một người được xem là chết về mặt pháp lý phải được đăng ký khai tử tại UBND xã hoặc được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết.
Người đã được tuyên bố chết trở về thì giải quyết thế nào?
Chết là tình trạng một người không còn sống trên đời này nữa và được kiểm chứng dưới góc độ y học sau khi đã khám nghiệm. Tuy nhiên, dưới góc pháp lý sau khi được Tòa án tuyên bố chết sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Mặc dù một người đã được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết nhưng không có nghĩa là người đó không còn sống. Trong trường hợp người đã được tuyên bố chết nhưng trở về thì giải quyết sẽ được thực hiện thế nào? 1. Khi nào một người được Tòa án tuyên bố chết? Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích thuật ngữ tuyến bố chết là gì. Nhưng có thể hiểu đơn giản, tuyên bố chết là việc một người bị mất liên lạc trong một khoảng thời gian dài mà không thể liên lạc được. Qua đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tuyên bố chết nhằm xác thực sự tồn tại của người này. Cụ thể, Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tuyên bố chết là việc người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: (1) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. (2) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. (3) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (4) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ vào 04 trường hợp được nêu như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Đây là cơ sở để xác định ngày mở thừa kế đối với di sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó tham gia được coi là chấm dứt. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. 2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết Như đã nhắc đến ở trên, việc tuyên bố chết sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quyền lợi và nghĩa vụ của người đó. Việc một người đã được tuyên bố chết xem như tất cả mọi thứ có liên quan đến họ sẽ chấm dứt. Căn cứ Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được thực hiện như sau: Đầu tiên là quan hệ nhân thân: Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Thứ hai là quan hệ tài sản: Khi Tòa án tuyên bố là đã chết thì thì tài sản của người được tuyên bố giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Khi người đã tuyên bố chết trở về thì xử lý thế nào? Không loại trừ trường hợp này, để giải quyết vấn đề này thì Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định tuyên bố chết như sau: Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. (1) Khôi phục quan hệ nhân thân khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, quan hệ vợ chồng sẽ không được khôi phục mối quan hệ khi thuộc 02 trường hợp là đã được được ly hôn theo tuyến bố chết hoặc vợ, chồng kết hôn mới. (2) Có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo quy định trên, có quy định mối quan hệ vợ chồng không được khôi phục nhưng người thừa kế tài sản phải có nghĩa vụ trả lại. Vậy Trong trường tài sản chung giữa vợ và chồng thì sẽ được giải quyết theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. 4. Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố chết Khi người đã tuyên bố chết đã trở về hoặc có thông tin xác thực còn sống thì người đó hoặc người thân có thể làm đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo Điều 394 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: Người còn sống hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống. Sau khi có đầy đủ căn cứ xác thực chính xác thì Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu hủy bỏ tuyên bố chết. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. 5. Thông báo thay đổi hộ tịch Khi có quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ tuyên bố chết của một người thì cơ quan có liên quan đến hộ tịch công dân phải có trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi theo khoản 1 Điều 30 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân, TAND, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến UBND nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch. Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định trên, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của TAND, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, trong trường hợp mà một người đã được Tòa án tuyên bố chết nhưng quay về thì có quyền tuyên bố hủy quyết định đó với họ và khôi phục quan hệ nhân thân cũng như quyền đối với tài sản đã chia theo thừa kế.
Trường hợp nào ngày chết không phải ngày giỗ?
Ngày chết pháp lý của một người - Ảnh minh họa Với tư duy thông thường của mọi người, ngày chết của một người sẽ là ngày giỗ của họ, tuy nhiên với tư duy pháp lý thì sao? Khai tử thông thường Khi một người chết, việc khai tử của người đó thực hiện theo Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 như sau: “1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.” Trong nội dung khai tử, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.” Theo đó, ngày người chết sẽ được xác định theo thông tin được cung cấp từ người khai tử, tuy nhiên có những trường hợp việc xác nhận ngày chết không đơn giản như vậy. Một số trường hợp khai tử đặc biệt Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống Sau khi căn cứ vào các trường hợp trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Từ đó, có thể thấy từ quy định trên những tình huống như: - Người bị tuyên bố là đã chết thực ra không chết và có thông tin xác thực là còn sống - Người bị tuyên bố là đã chết thực ra đã chết trong khoảng thời gian không có thông tin xác thực là còn sống. Đây sẽ là những trường hợp ngày được tuyên bố chết về mặt pháp lý khác với ngày gia đình chọn làm ngày giỗ của người chết. Ngoài ra, còn những trường hợp nào khác mà ngày chết của một người và ngày được tuyên bố chết về mặt pháp lý là hay ngày khác nhau, xin mời bạn đọc đóng góp thông tin!
Tuyên bố chết đối với người mất tích
Đối với một người biệt tích hay còn gọi là mất tích nhiều năm mà không ai biết người này đang ở đâu, còn sống hay đã chết thì việc tuyên bố chết là một thủ tục hết sức cần thiết để chấm dứt các quan hệ pháp lý liên quan đến người mất tích như về hôn nhân hay tài sản của người mất tích. Bởi nếu không tuân theo đầy đủ các bước để tuyên bố người mất tích này đã chết về mặt pháp lý thì dù người này có mất tích đến 10 hay 20 năm vẫn không thể tự nhiên chấm dứt các quan hệ pháp lý xoay quanh người mất tích này: Đầu tiên ta xét đến các lý do cần thiết để tuyên bố một người đã chết: Đối với vợ, chồng của người mất tích thì cho đến khi có giấy chứng tử của vợ, chồng thì họ vẫn được xem là người đã kết hôn, quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn ràng buộc đối với vợ, chồng của người mất tích. Như vậy người vợ, chồng của người mất tích không thể tái hôn hay quyền định đoạt đối với tài sản chung có đăng ký khi chưa tuyên bố người kia mất tích, chết. Thứ hai, là về tài sản của người mất tích, việc quản lý, định đoạt tài sản của người mất tích sẽ trở nên khó khăn và không có có cơ sở hợp pháp cho người đang quản lý tài sản. Vì vậy để giải quyết những vấn đề này thì việc yêu cầu tuyên bố một người mất tích hay tuyên bố chết sẽ là một giải pháp thích hợp. Và để tuyên bố một người chết về mặt pháp lý khi người đó mất, biệt tích được thực hiện như sau: - Khi người biệt tích 06 tháng liền trở lên có thể yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo Điều 64 Bộ luật Dân sự 2015. - Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên và đã áp dụng biện pháp ở Điều 64 thì lúc này có thể yêu cầu tòa án tuyên bố người này mất tích theo Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Việc tuyên bố một người mất tích mất tích là cơ sở để quản lý tài sản của người mất tích. - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà người này vẫn biệt tích, không có tin tức và không xác định người này còn sống hay không thì lúc này người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu tuyên bố người này đã chết. Theo điểm a khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, khoảng thời gian để tuyên bố một người mất tích, biệt tích là 5 năm, nhưng khoảng thời gian này chỉ áp dụng trong những trường hợp mất tích thông thường, còn đối với một số trường hợp mất tích do tai nạn, thảm họa, thiên tai thì có thể tuyên bố chết chỉ sau hai năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, thảm họa, thiên tai. Và người bị tòa án “tuyên bố chết” như trên thì về nhân thân và tài sản của người này được giải quyết giống như “người đã chết”.
1. Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã - Bước 2: Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử. 2. Thành phần hồ sơ: - Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử. - Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử. - Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử. - Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử. - Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử. - Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử.