Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe và trừ điểm giấy phép lái xe
Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tháng 4/2024, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe, đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo. Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa xây dựng hoàn thiện (tháng 4-2024), Ban soạn thảo tiếp tục đề xuất mới về phân hạng giấy phép lái xe so với luật hiện hành cũng như đề xuất thêm về việc trừ điểm giấy phép lái xe khi vi phạm. (1) Thay đổi phân hạng lái xe Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành. Cụ thể, tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau: Hạng A1 cấp cho người lái xe máy phân khối đến 125 cc hoặc công suất động cơ điện đến 11 kw. Hạng A dành cho xe có phân khối lớn hơn A1. Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đã bổ sung ngưỡng phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện, khi thị trường xe điện Việt Nam và thế giới đang phát triển. Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Hạng A4 dành cho người lái máy kéo đến một tấn được đề xuất bỏ. Người khuyết tật lái ôtô số tự động có cơ cấu phù hợp, được cấp giấy phép hạng B. Đây là điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe so với quy định hiện hành. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật GTĐT) đang có hiệu lực, giấy phép lái môtô gồm các hạng A1, A2, A3. Trong đó, A1 cấp cho người lái xe 50-175cc; A2 từ 175cc (căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Ngoài ra, Luật GTĐB năm 2008 chưa có quy định về phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện. Như vậy, theo dự thảo mới, hạng A sẽ thay thế hạng A2 hiện hành, đồng thời thay đổi ngưỡng phân khối với A1 từ 175cc xuống 125cc, hạng A4 được đề xuất bỏ. Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2. Luật GTĐB năm 2008 quy định hạng B1 cấp cho tài xế lái ôtô đến 9 chỗ không hành nghề lái xe và B2 dành cho người hành nghề lái xe ( điểm b và điểm c khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Tại dự thảo mới, Bộ Công an gộp hai hạng B1 và B2 thành hạng B. Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500-7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B. GPLX hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơmoóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1. Theo điểm d khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008 chỉ có giấy phép lái xe hạng C (dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn) nay dự thảo đề xuất tách giấy phép lái xe hạng C thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn). Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10-30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C. Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2. Theo dự thảo, dự kiến tách hạng D (lái ôtô từ 10 đến 30 chỗ) thành hạng D1 (8-16 chỗ) và D2 (16-29 chỗ). Hạng E cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi sẽ được thay bằng hạng D, gồm cả xe giường nằm và xe buýt, đây là điểm mới so với điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ Thời hạn của giấy phép lái xe - Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không thời hạn; - Giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; - Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. So với Luật GTĐB năm 2008 chỉ quy định chung các giấy phép lái xe hạng B, C, D là giấy phép lái xe có thời hạn thì tại dự thảo đã nêu rõ đối với giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm còn giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D có thời hạn 5 năm. (2) Đề xuất quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm Hiện nay số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao do ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, để người dân có hành vi đúng mực khi tham gia giao thông Bộ Công an đã đề xuất thêm quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm bên cạnh việc đề xuất thay đổi phân hạng lái xe. Đây là điểm đề xuất mới, không nằm trong dự thảo ngay từ ban đầu, việc quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe được Bộ Công An đề xuất sau khi nhận ý kiến góp ý từ đại biểu Quốc hội. Theo đề xuất, điểm sẽ được gán cho bằng lái xe, dự kiến mỗi người có 12 điểm/năm và nếu trong một năm mất hết điểm, người đó sẽ phải thi lại GPLX. Trong trường hợp vi phạm nhiều lần, trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Như vậy, đề xuất việc trừ điểm GPLX cũng sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe. Tóm lại, việc thay đổi các phân hạng lái xe, đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B, bỏ hạng A4,... cũng như thêm điểm và trừ điểm giấy phép lái xe khi có hành vi vi phạm chỉ mới là đề xuất. Bộ Công an đang thu thập, lấy thêm ý kiến các cơ quan, hiệp hội để hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Kiến nghị trừ điểm bằng lái xe, bị trừ hết điểm sẽ phải học lại
Chiều ngày 24/11/2023, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định tính điểm giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe. Cụ thể, theo đại biểu Phước, giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những giấy tờ rất quan trọng, không chỉ là phương tiện để công nhận về khả năng của một người có đủ năng lực, điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, mà còn là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất nghiêm trọng. Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn biến rất phức tạp; nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản liên tiếp xảy ra, gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Tình trạng này một phần nguyên nhân chính đó là do ý thức của người điều khiển giao thông chưa cao. Về mặt pháp lý đối với hành vi vi phạm hành chính chỉ mang tính chất nhất thời chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm. Theo đó, chiều ngày 24/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum kiến nghị Quốc hội và ban soạn thảo bổ sung quy định về tính điểm giấy phép lái xe; xem xét sử dụng việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước. "Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào ý thức của người điều khiển phương tiện đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng tùy vào hành vi vi phạm mà lái xe sẽ bị trừ số điểm nhất định. Vi phạm nhiều lần thì lái xe sẽ bị trừ nhiều lần, trừ đến khi bị tước giấy phép lái xe và buộc phải học lại. Từ đó người điều khiển phương tiện buộc phải tự ý thức về số điểm trên giấy phép của mình, hạn chế tối đa khả năng vi phạm để bị trừ điểm”, bà nói. Cũng theo vị đại biểu tỉnh Kon Tum, chính sách này trước kia có thực hiện, nhưng hiện nay, xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, thông qua việc liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ quan quản lý nhà nước có thể theo dõi, nắm bắt được nhiều thông tin khác nhau phục vụ cho công tác quản lý. Điều này có ý nghĩa trong việc bảo đảm tính chính xác, minh bạch và kịp thời của việc trừ điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, điểm của giấy phép lái xe cũng được coi là một trong những tiêu chí để các nhà tuyển dụng lao động lái xe cho mình. Chính phủ sẽ nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp Theo Báo Thanh niên, trước đó, Bộ Công an từng đề xuất quy định mỗi GPLX có tổng điểm là 12. Điểm của GPLX sẽ bị trừ khi người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về TTATGT. Nếu bị trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Dữ liệu về điểm GPLX được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành. Việc trừ điểm cụ thể ra sao sẽ do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, trong một số dự thảo mới đây, đề xuất trên không còn được giữ lại. Giải thích về sự thay đổi này, Bộ Công an cho biết sau khi nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc trừ điểm GPLX là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, do đó cần sửa đổi, bổ sung trong luật Xử lý vi phạm hành chính. Bộ Công an cho hay đang đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội xây dựng Nghị quyết thí điểm về trừ điểm GPLX đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Cũng liên quan đến nội dung này, hôm 10/11, tại phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo luật TTATGT quy định về điểm và trừ điểm GPLX. Giải trình về nhóm ý kiến nêu trên, Chính phủ cho hay sẽ tiếp thu và chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp các cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp. Nguồn: Báo Thanh niên
Đề xuất mới của Bộ Công an về trừ điểm giấy phép lái xe
Bộ Công an quy định 17 nhóm hành vi vi phạm (thay vì 28 nhóm như dự thảo trước) mà tài xế sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe. Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB). Nhiều điểm mới được bộ này bổ sung sau khi các bộ, ngành có ý kiến đóng góp, trong đó có một nội dung rất đáng chú ý là điểm của giấy phép lái xe (GPLX). Phục hồi điểm nếu một năm không có vi phạm Theo dự thảo mới nhất, Bộ Công an đề xuất mỗi GPLX có 12 điểm. Điểm số sẽ bị trừ khi tài xế vi phạm pháp luật về TTATGTĐB. Dữ liệu về điểm trừ của tài xế sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành. Đặc biệt, trong thời hạn một năm kể từ lần trừ điểm gần nhất, nếu tài xế không vi phạm thì GPLX sẽ được phục hồi điểm. Trong trường hợp bị trừ hết điểm, tài xế muốn được cấp GPLX mới thì phải thi sát hạch lại. “Chính phủ quy định về trừ, phục hồi điểm của GPLX” - dự thảo Bộ Công an nêu. Trong tờ trình, Bộ Công an giải thích việc cấp điểm GPLX có ý nghĩa sẽ là biện pháp theo dõi quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe sau khi được cấp GPLX. Bộ này từng cho rằng thực tế hiện nay sau khi được cấp GPLX, người lái xe gần như không bị ai quản lý, không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát… Như vậy, theo dự thảo, “vòng tròn khép kín” từ sát hạch GPLX, theo dõi việc chấp hành pháp luật sau khi được cấp GPLX (trừ điểm) và thi sát hạch lại (nếu bị trừ hết điểm) đều sẽ do Bộ Công an quản lý. Cũng trong dự thảo, Bộ Công an còn quy định 17 nhóm hành vi vi phạm (thay vì 28 nhóm như dự thảo trước) mà tài xế sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền và trừ điểm GPLX. Một số lỗi có thể kể đến như chạy quá tốc độ 10-20 km/giờ, chở quá số người vượt trên 50%-100% số người được phép chở, không nhường đường cho xe ưu tiên, vi phạm các quy định về an toàn giao thông trên cao tốc… Đa số ý kiến ủng hộ Sau khi Bộ Công an trình dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB, Văn phòng Chính phủ đã phát phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về dự luật này. Riêng về nội dung chấm điểm GPLX, tính tới ngày 11-8, 23/26 thành viên Chính phủ đã cho ý kiến. Trong đó, 16 thành viên đồng ý với quy định mỗi GPLX được cấp 12 điểm/năm, bị trừ hết thì tài xế phải thi lại. Trong trường hợp GPLX không bị trừ hết điểm thì phải cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp hoặc trong một năm mà không có vi phạm thì phải được cộng điểm. Ngược lại, sáu thành viên tán thành phương án trừ điểm GPLX là một hình thức xử phạt bổ sung được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính thay vì Luật Bảo đảm TTATGTĐB. Theo đó, dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (đang trình Quốc hội cho ý kiến) cần bổ sung quy định về vấn đề này. Một thành viên Chính phủ còn lại trong số 23 người không thể hiện ý kiến chọn phương án nào. Văn phòng Chính phủ cho rằng thực chất hai phương án này không khác nhau về nội dung, bản chất (đều đồng ý bổ sung một biện pháp chế tài mới trong quản lý đối với GPLX), chỉ khác nhau ở kỹ thuật lập pháp. Về nội dung, Văn phòng Chính phủ ủng hộ quy định cấp, trừ điểm GPLX như kinh nghiệm nhiều nước đã làm. Về kỹ thuật, cơ quan này đề nghị thực hiện theo hướng Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ quy định việc trừ điểm GPLX là một hình thức xử phạt bổ sung. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện việc tính điểm và trừ điểm GPLX. Tuy nhiên, thủ tục phải đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người dân. “Để có đầy đủ cơ sở thuyết phục cho quy định, đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp về vấn đề này trong báo cáo thẩm định…” - Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến. Lo ngại tiêu cực, nhũng nhiễu Ở góc độ cơ quan thẩm tra dự luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đồng ý với việc quy định điểm của GPLX. Tuy nhiên, ông đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ tiêu chí, căn cứ để xác định điểm GPLX, căn cứ quy đổi lỗi vi phạm để trừ điểm, đồng thời không quy định việc cộng điểm GPLX. Ngoài ra, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định trừ điểm GPLX là một trong những hình thức xử phạt bổ sung. “Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định theo hướng việc trừ điểm GPLX là một biện pháp quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ…” - ông Long nêu ý kiến. Đáng chú ý, là một trong những cơ quan góp ý, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Công an cân nhắc, bỏ nội dung quy định điểm GPLX vì hoàn toàn không phù hợp với tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ủy ban này cho rằng một số cán bộ sẽ lợi dụng quy định này để nhũng nhiễu người dân. Tuy nhiên, Bộ Công an khẳng định sẽ xây dựng quy định việc tính điểm bảo đảm chặt chẽ, dữ liệu về điểm, lịch sử cộng, trừ điểm, thời gian và người thực hiện sẽ công khai và dễ dàng tra cứu từ bất kỳ đâu vào bất kỳ thời gian nào để ngăn chặn sai phạm, phòng ngừa tiêu cực. V.LONG - T.PHAN Theo Pháp Luật TP.HCM
Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe và trừ điểm giấy phép lái xe
Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tháng 4/2024, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe, đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo. Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa xây dựng hoàn thiện (tháng 4-2024), Ban soạn thảo tiếp tục đề xuất mới về phân hạng giấy phép lái xe so với luật hiện hành cũng như đề xuất thêm về việc trừ điểm giấy phép lái xe khi vi phạm. (1) Thay đổi phân hạng lái xe Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành. Cụ thể, tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau: Hạng A1 cấp cho người lái xe máy phân khối đến 125 cc hoặc công suất động cơ điện đến 11 kw. Hạng A dành cho xe có phân khối lớn hơn A1. Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo đã bổ sung ngưỡng phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện, khi thị trường xe điện Việt Nam và thế giới đang phát triển. Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2. Hạng A4 dành cho người lái máy kéo đến một tấn được đề xuất bỏ. Người khuyết tật lái ôtô số tự động có cơ cấu phù hợp, được cấp giấy phép hạng B. Đây là điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe so với quy định hiện hành. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật GTĐT) đang có hiệu lực, giấy phép lái môtô gồm các hạng A1, A2, A3. Trong đó, A1 cấp cho người lái xe 50-175cc; A2 từ 175cc (căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Ngoài ra, Luật GTĐB năm 2008 chưa có quy định về phân hạng A1 và A dựa theo công suất động cơ điện. Như vậy, theo dự thảo mới, hạng A sẽ thay thế hạng A2 hiện hành, đồng thời thay đổi ngưỡng phân khối với A1 từ 175cc xuống 125cc, hạng A4 được đề xuất bỏ. Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2. Luật GTĐB năm 2008 quy định hạng B1 cấp cho tài xế lái ôtô đến 9 chỗ không hành nghề lái xe và B2 dành cho người hành nghề lái xe ( điểm b và điểm c khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008). Tại dự thảo mới, Bộ Công an gộp hai hạng B1 và B2 thành hạng B. Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500-7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B. GPLX hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơmoóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1. Theo điểm d khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008 chỉ có giấy phép lái xe hạng C (dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn) nay dự thảo đề xuất tách giấy phép lái xe hạng C thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn). Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10-30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C. Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2. Theo dự thảo, dự kiến tách hạng D (lái ôtô từ 10 đến 30 chỗ) thành hạng D1 (8-16 chỗ) và D2 (16-29 chỗ). Hạng E cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi sẽ được thay bằng hạng D, gồm cả xe giường nằm và xe buýt, đây là điểm mới so với điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB năm 2008. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ Thời hạn của giấy phép lái xe - Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không thời hạn; - Giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; - Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. So với Luật GTĐB năm 2008 chỉ quy định chung các giấy phép lái xe hạng B, C, D là giấy phép lái xe có thời hạn thì tại dự thảo đã nêu rõ đối với giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm còn giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D có thời hạn 5 năm. (2) Đề xuất quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm Hiện nay số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao do ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, để người dân có hành vi đúng mực khi tham gia giao thông Bộ Công an đã đề xuất thêm quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe đối với tài xế có hành vi vi phạm bên cạnh việc đề xuất thay đổi phân hạng lái xe. Đây là điểm đề xuất mới, không nằm trong dự thảo ngay từ ban đầu, việc quy định điểm và trừ điểm giấy phép lái xe được Bộ Công An đề xuất sau khi nhận ý kiến góp ý từ đại biểu Quốc hội. Theo đề xuất, điểm sẽ được gán cho bằng lái xe, dự kiến mỗi người có 12 điểm/năm và nếu trong một năm mất hết điểm, người đó sẽ phải thi lại GPLX. Trong trường hợp vi phạm nhiều lần, trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Như vậy, đề xuất việc trừ điểm GPLX cũng sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của người lái xe. Tóm lại, việc thay đổi các phân hạng lái xe, đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B, bỏ hạng A4,... cũng như thêm điểm và trừ điểm giấy phép lái xe khi có hành vi vi phạm chỉ mới là đề xuất. Bộ Công an đang thu thập, lấy thêm ý kiến các cơ quan, hiệp hội để hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Xem đầy đủ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 03/7/2023 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/09/du-thao-luat-tttatgtdb%20(1).doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Kiến nghị trừ điểm bằng lái xe, bị trừ hết điểm sẽ phải học lại
Chiều ngày 24/11/2023, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định tính điểm giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe. Cụ thể, theo đại biểu Phước, giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những giấy tờ rất quan trọng, không chỉ là phương tiện để công nhận về khả năng của một người có đủ năng lực, điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, mà còn là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất nghiêm trọng. Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn biến rất phức tạp; nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản liên tiếp xảy ra, gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân. Tình trạng này một phần nguyên nhân chính đó là do ý thức của người điều khiển giao thông chưa cao. Về mặt pháp lý đối với hành vi vi phạm hành chính chỉ mang tính chất nhất thời chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm. Theo đó, chiều ngày 24/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Phước - Phó giám đốc Công an tỉnh Kon Tum kiến nghị Quốc hội và ban soạn thảo bổ sung quy định về tính điểm giấy phép lái xe; xem xét sử dụng việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước. "Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào ý thức của người điều khiển phương tiện đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng tùy vào hành vi vi phạm mà lái xe sẽ bị trừ số điểm nhất định. Vi phạm nhiều lần thì lái xe sẽ bị trừ nhiều lần, trừ đến khi bị tước giấy phép lái xe và buộc phải học lại. Từ đó người điều khiển phương tiện buộc phải tự ý thức về số điểm trên giấy phép của mình, hạn chế tối đa khả năng vi phạm để bị trừ điểm”, bà nói. Cũng theo vị đại biểu tỉnh Kon Tum, chính sách này trước kia có thực hiện, nhưng hiện nay, xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, thông qua việc liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ quan quản lý nhà nước có thể theo dõi, nắm bắt được nhiều thông tin khác nhau phục vụ cho công tác quản lý. Điều này có ý nghĩa trong việc bảo đảm tính chính xác, minh bạch và kịp thời của việc trừ điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, điểm của giấy phép lái xe cũng được coi là một trong những tiêu chí để các nhà tuyển dụng lao động lái xe cho mình. Chính phủ sẽ nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp Theo Báo Thanh niên, trước đó, Bộ Công an từng đề xuất quy định mỗi GPLX có tổng điểm là 12. Điểm của GPLX sẽ bị trừ khi người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về TTATGT. Nếu bị trừ hết điểm, GPLX sẽ không còn hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu. Dữ liệu về điểm GPLX được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành. Việc trừ điểm cụ thể ra sao sẽ do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, trong một số dự thảo mới đây, đề xuất trên không còn được giữ lại. Giải thích về sự thay đổi này, Bộ Công an cho biết sau khi nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc trừ điểm GPLX là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, do đó cần sửa đổi, bổ sung trong luật Xử lý vi phạm hành chính. Bộ Công an cho hay đang đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội xây dựng Nghị quyết thí điểm về trừ điểm GPLX đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Cũng liên quan đến nội dung này, hôm 10/11, tại phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo luật TTATGT quy định về điểm và trừ điểm GPLX. Giải trình về nhóm ý kiến nêu trên, Chính phủ cho hay sẽ tiếp thu và chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp các cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp. Nguồn: Báo Thanh niên
Đề xuất mới của Bộ Công an về trừ điểm giấy phép lái xe
Bộ Công an quy định 17 nhóm hành vi vi phạm (thay vì 28 nhóm như dự thảo trước) mà tài xế sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe. Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB). Nhiều điểm mới được bộ này bổ sung sau khi các bộ, ngành có ý kiến đóng góp, trong đó có một nội dung rất đáng chú ý là điểm của giấy phép lái xe (GPLX). Phục hồi điểm nếu một năm không có vi phạm Theo dự thảo mới nhất, Bộ Công an đề xuất mỗi GPLX có 12 điểm. Điểm số sẽ bị trừ khi tài xế vi phạm pháp luật về TTATGTĐB. Dữ liệu về điểm trừ của tài xế sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành. Đặc biệt, trong thời hạn một năm kể từ lần trừ điểm gần nhất, nếu tài xế không vi phạm thì GPLX sẽ được phục hồi điểm. Trong trường hợp bị trừ hết điểm, tài xế muốn được cấp GPLX mới thì phải thi sát hạch lại. “Chính phủ quy định về trừ, phục hồi điểm của GPLX” - dự thảo Bộ Công an nêu. Trong tờ trình, Bộ Công an giải thích việc cấp điểm GPLX có ý nghĩa sẽ là biện pháp theo dõi quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe sau khi được cấp GPLX. Bộ này từng cho rằng thực tế hiện nay sau khi được cấp GPLX, người lái xe gần như không bị ai quản lý, không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát… Như vậy, theo dự thảo, “vòng tròn khép kín” từ sát hạch GPLX, theo dõi việc chấp hành pháp luật sau khi được cấp GPLX (trừ điểm) và thi sát hạch lại (nếu bị trừ hết điểm) đều sẽ do Bộ Công an quản lý. Cũng trong dự thảo, Bộ Công an còn quy định 17 nhóm hành vi vi phạm (thay vì 28 nhóm như dự thảo trước) mà tài xế sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền và trừ điểm GPLX. Một số lỗi có thể kể đến như chạy quá tốc độ 10-20 km/giờ, chở quá số người vượt trên 50%-100% số người được phép chở, không nhường đường cho xe ưu tiên, vi phạm các quy định về an toàn giao thông trên cao tốc… Đa số ý kiến ủng hộ Sau khi Bộ Công an trình dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB, Văn phòng Chính phủ đã phát phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về dự luật này. Riêng về nội dung chấm điểm GPLX, tính tới ngày 11-8, 23/26 thành viên Chính phủ đã cho ý kiến. Trong đó, 16 thành viên đồng ý với quy định mỗi GPLX được cấp 12 điểm/năm, bị trừ hết thì tài xế phải thi lại. Trong trường hợp GPLX không bị trừ hết điểm thì phải cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp hoặc trong một năm mà không có vi phạm thì phải được cộng điểm. Ngược lại, sáu thành viên tán thành phương án trừ điểm GPLX là một hình thức xử phạt bổ sung được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính thay vì Luật Bảo đảm TTATGTĐB. Theo đó, dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (đang trình Quốc hội cho ý kiến) cần bổ sung quy định về vấn đề này. Một thành viên Chính phủ còn lại trong số 23 người không thể hiện ý kiến chọn phương án nào. Văn phòng Chính phủ cho rằng thực chất hai phương án này không khác nhau về nội dung, bản chất (đều đồng ý bổ sung một biện pháp chế tài mới trong quản lý đối với GPLX), chỉ khác nhau ở kỹ thuật lập pháp. Về nội dung, Văn phòng Chính phủ ủng hộ quy định cấp, trừ điểm GPLX như kinh nghiệm nhiều nước đã làm. Về kỹ thuật, cơ quan này đề nghị thực hiện theo hướng Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ quy định việc trừ điểm GPLX là một hình thức xử phạt bổ sung. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện việc tính điểm và trừ điểm GPLX. Tuy nhiên, thủ tục phải đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người dân. “Để có đầy đủ cơ sở thuyết phục cho quy định, đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp về vấn đề này trong báo cáo thẩm định…” - Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến. Lo ngại tiêu cực, nhũng nhiễu Ở góc độ cơ quan thẩm tra dự luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đồng ý với việc quy định điểm của GPLX. Tuy nhiên, ông đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ tiêu chí, căn cứ để xác định điểm GPLX, căn cứ quy đổi lỗi vi phạm để trừ điểm, đồng thời không quy định việc cộng điểm GPLX. Ngoài ra, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định trừ điểm GPLX là một trong những hình thức xử phạt bổ sung. “Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định theo hướng việc trừ điểm GPLX là một biện pháp quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ…” - ông Long nêu ý kiến. Đáng chú ý, là một trong những cơ quan góp ý, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Công an cân nhắc, bỏ nội dung quy định điểm GPLX vì hoàn toàn không phù hợp với tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Ủy ban này cho rằng một số cán bộ sẽ lợi dụng quy định này để nhũng nhiễu người dân. Tuy nhiên, Bộ Công an khẳng định sẽ xây dựng quy định việc tính điểm bảo đảm chặt chẽ, dữ liệu về điểm, lịch sử cộng, trừ điểm, thời gian và người thực hiện sẽ công khai và dễ dàng tra cứu từ bất kỳ đâu vào bất kỳ thời gian nào để ngăn chặn sai phạm, phòng ngừa tiêu cực. V.LONG - T.PHAN Theo Pháp Luật TP.HCM