Shopee đã bị trục lợi, chiếm đoạt tài sản như thế nào?
Nhóm đối tượng dùng thủ đoạn trục lợi hơn hàng chục tỉ đồng từ công ty TNHH Shopee. Cơ quan cảnh sát điều tra đã vào cuộc và bắt, khởi tố các bị can liên quan đến vụ việc (1) Shopee đã bị trục lợi, chiếm đoạt tài sản như thế nào? Vài tháng trước đây, Shopee đã gửi đi thông tin: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH Shopee. Theo thông tin, nhóm đối tượng lợi dụng việc sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee thường xuyên cung cấp các đợt khuyến mãi, giảm giá dưới dạng các voucher, mã giảm giá có giá trị cao, bằng thủ đoạn chính là đặt đơn hàng ảo trên Shopee, nhóm này tạo ra các giao dịch ảo với giá trị hàng chục tỉ đồng và thông qua đó tiến hành chiếm đoạt giá trị các mã giảm giá mà Shopee tài trợ cho những người mua hàng trên sàn TMĐT Shopee. Các đối tượng này đăng ký gian hàng trên Shopee và hợp tác với gian hàng có sẵn trên Shopee hoặc tự đăng ký gian hàng tham gia chương trình Affiliate và thiết lập gian hàng ảo đưa các thông tin của các mặt hàng lên gian hàng ảo - giống như gian hàng bình thường. Sau đó, các đối tượng lên MXH mời gọi, tuyển thành viên vào các nhóm đặt hộ đơn trên Zalo hoặc Facebook và có trả công hoặc nhờ người quen đặt hộ đơn hàng. Sau khi đã tuyển được thành viên, đối tượng chủ mưu hướng dẫn thành viên cách tìm kiếm mã giảm giá trên ứng dụng Shopee. Người được thuê thực hiện đặt đơn ảo, thiết lập địa chỉ ảo bằng ám hiệu để nhận biết là đơn hàng ảo, khi đã đến thời điểm thích hợp, các thành viên đặt hộ sẽ tiến hành đạt đơn theo thông tin của đối tượng chủ mưu gửi trong nhóm. Khi đơn hàng đã được đặt thành công, gian hàng tiến hành gói hàng, bên ngoài trông như một gói hàng bình thường nhưng bên trong lại rỗng ruột hoặc đặt các sản phẩm không có giá trị như tấm bìa, chai nước, bìa gỗ… Đến lúc giao hàng, các đối tượng cấu kết với nhân viên vận chuyển hoặc lợi dụng lỗ hổng trong quá trình vận chuyển để thanh toán cho nhân viên vận chuyển ngay khi đưa hàng đến kho của đơn vị vận chuyển (gạch đơn). Sau đó, người mua đơn ảo ấn “đã nhận hàng” trên ứng dụng Shopee ngay lập tức sau khi gói hàng ảo đã giao thành công và các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền, hoa hồng và mã giảm giá từ Shopee. Theo đó, nhóm đối tượng đã bị bắt và bị truy tố trách nhiệm hình sự tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ Luật Hình sự 2015. (2) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao? Theo quy định tại Điều 290 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ - Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ - Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản - Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản - Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản Ngoài ra, tội danh này còn có khung hình phạt tù tăng nặng lên đến 20 năm khi chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên, bên cạnh đó còn bị phạt thêm từ 20 triệu đến 100 triệu, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Từ sự việc trên, người dân không nên tham gia các hội nhóm đặt đơn ảo trên Facebook, Zalo, Telegram hay các nền tảng mạng xã hội khác để tránh tiếp tay cho các nhóm tội phạm lừa đảo các sàn TMĐT; hoặc chính mình có thể trở thành nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn làm nhiệm vụ việc nhẹ lương cao.
Cán bộ dám nghĩ, dám làm có thành tích xuất sắc sẽ được xét nâng ngạch trước hạn
Đây là nội dung tại Nghị định 73/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 29/9/2023 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Theo đó, cán bộ dám nghĩ, dám làm có thành tích xuất sắc sẽ được xét nâng ngạch trước hạn là một trong những chính sách khuyến khích. Các bộ dám nghĩ, dám làm được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng - Cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 73/2023/NĐ-CP này được khuyến khích bằng các hình thức sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan: + Tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị; được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với những đề xuất được đánh giá là hoàn thành; + Được lấy làm căn cứ để đánh giá trước khi xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển theo hướng ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả cao; + Được đánh giá là có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ để xét nâng ngạch công chức; được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng theo quy định của pháp luật đối với những đề xuất đổi mới, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành; + Được động viên, khuyến khích bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất, tùy trường hợp cụ thể được cơ quan sử dụng cán bộ bố trí kịp thời trang thiết bị, phương tiện làm việc, con người, kinh phí bảo đảm thực hiện đề xuất được phê duyệt. Nghiêm cấm lợi dụng chính sách để bao che tham nhũng, tiêu cực, trục lợi Những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ: - Lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung. - Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo. - Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan. - Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành quy định tại Điều 18 Nghị định này. Cơ quan quản lý kịp thời khuyến khích, bảo vệ đối với cán bộ có đề xuất Trách nhiệm của cơ quan sử dụng cán bộ thực hiện đề xuất dám nghĩ, dám làm: - Kịp thời xem xét, phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. - Tôn trọng, động viên, khích lệ cán bộ đề xuất và cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất. Phân công công việc hợp lý trong thời gian cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất. - Bảo đảm các điều kiện, đầu tư kịp thời, đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc; bố trí, sắp xếp bộ máy, con người, kinh phí thực hiện đề xuất được phê duyệt. - Triển khai các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ cán bộ, cá nhân, tổ chức khi bị cản trở, gây khó khăn trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành đề xuất đổi mới, sáng tạo đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho thực hiện. - Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, nguồn lực; xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; phát hiện, chấn chỉnh sai phạm (nếu có); yêu cầu khắc phục hậu quả phát sinh (nếu có); có đánh giá khách quan, toàn diện, công khai, minh bạch về kết quả đạt được; định kỳ sơ kết, tổng kết; chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông, tạo sự đồng thuận xã hội và nhân rộng mô hình, cách làm hiệu quả. - Chịu trách nhiệm về việc phê duyệt đề xuất; về việc không theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đề xuất hoặc theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đề xuất không kịp thời, đánh giá việc thực hiện đề xuất chưa toàn diện, khách quan mà không yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất, để xảy ra thiệt hại. - Kịp thời khuyến khích, bảo vệ đối với cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo và cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan quản lý cán bộ áp dụng các hình thức khuyến khích, biện pháp bảo vệ quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này. - Hằng năm, tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý cán bộ về việc thực hiện khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo theo quy định tại Nghị định này. - Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ chịu trách nhiệm lưu trữ tài liệu liên quan đến đề xuất đổi mới, sáng tạo theo quy định pháp luật về lưu trữ. Xem thêm Nghị định 73/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 29/9/2023.
BHXH Việt Nam yêu cầu thanh tra việc cấp GCN nghỉ việc hưởng BHXH tránh trục lợi
Ngày 14/9/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 2853/BHXH-TTKT về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện pháp luật và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Nhằm mục đích hạn chế các hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH Việt Nam đã phát hiện và xử lý một số vụ việc vi phạm, như sau: (1) Về lạm dụng, trục lợi quỹ ốm đau, thai sản - Người lao động sử dụng Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH gia hoặc được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) cấp khống (thực tế không đi KCB để được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH), cấp không đúng quy định để thanh toán chế độ BHXH trong đó người lao động thì trục lợi quỹ BHXH bằng việc dùng Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để đề nghị thanh toán hưởng chế độ BHXH; Cơ sở KCB BHYT trục lợi quỹ BHYT bàng việc quyết toán công khám, tiền thuốc, dịch vụ kỹ thuật... từ thẻ BHYT của người mua Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Một số vụ việc điển hình như tại các Phòng khám đa khoa tư nhân ở Đồng Nai (đà khởi tố); tại Trạm Y tế phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam (Công an tỉnh Hà Nam đang xác minh),... - Người sử dụng lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động đang trong thời gian đi làm hưởng lương, nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ việc riêng, điều trị tai nạn lao động,... - Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau chỉ đóng 06 tháng BHXH hoặc tăng mức đóng BHXH cao bất thường trong thời gian 06 tháng trước khi sinh con để hưởng trợ cấp thai sản... (2) Trục lợi hưởng BHXH một lần dưới hình thức ủy quyền Lợi dụng nhu cầu cấp thiết của người lao động, nhất là trong các khu công nghiệp (người lao động bị mất việc làm muốn nhận tiền BHXH một lần sớm để trang trải khó khăn trước mắt) và do quy định hiện hành, thủ tục rất đơn giản nên một số đối tượng tổ chức thu gom sổ BHXH thông qua hình thức cầm cố, ủy quyền (người lao động sở hữu sổ BHXH lập văn bản ủy quyền cho người khác làm thủ tục hưởng BHXH một lần), thực chất là hành vi mua, bán sô BHXH, gây ra hệ lụy là người lao động rất thiệt thòi khi chỉ nhận được 1/3 đến 1/2 giá trị thực của cuốn sổ BHXH, gây bất ổn xã hội, về lâu dài tạo sức ép lên hệ thống an sinh xã hội. (3) Về lạm dụng, trục lợi quỹ BHTN - Đề nghị truy thu thời gian tham gia BHXH bắt buộc để hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động có việc làm (ký Hợp đồng lao động chính thức) trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không khai báo với Trung tâm giới thiệu việc làm, sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, lập hồ sơ đề nghị cơ quan BHXH truy đóng BHXH bắt buộc. - Hưởng trợ cấp thất nghiệp trùng thời gian tham gia BHXH bắt buộc: Người lao động đà có việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm và thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động để hoàn thời điểm báo tăng tham gia BHXH. (4) Về lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT - Lập hồ sơ chứng từ khống để thanh toán BHYT: Nhân viên cơ sở y tế sử dụng thẻ BHYT của người nhà hoặc lấy mà thẻ của người bệnh BHYT đã đến khám trước đó để lập hồ sơ chứng từ đề nghị thanh toán chi phí; móc nối với đối tượng “cò” lập hồ sơ bệnh án khống cho người tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa trục lợi bảo hiểm nhân thọ, vừa trục lợi BHYT (vụ việc xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Thái An, Bệnh viện Trường đại học y khoa Vinh, Nghệ An). - Thống kê, thanh toán dịch vụ kỹ thuật không đúng quy định: Áp sai giá dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt; tách dịch vụ kỹ thuật đề thanh toán; thanh toán dịch vụ kỹ thuật được thực hiện không đảm bảo điều kiện theo quy định về thời gian, nhân lực, phạm vi hoạt động chuyên môn; thanh toán dịch vụ kỹ thuật được chỉ định không phù hợp với tình trạng bệnh; thanh toán chi phí tiền giường nội trú nhưng thực tế bệnh nhân không nằm viện, thanh toán trùng ngày điều trị nội trú giữa các cơ sở KCB. - Thống kê đề nghị thanh toán nhiều hơn số lượng thuốc thực tế sử dụng; đưa vào kế hoạch đấu thầu thuốc hàm lượng ít phổ biến, giá cao; chi định sử dụng chủ yếu các thuốc có hàm lượng ít phổ biến, giá cao; ưu tiên lựa chọn chỉ định sử dụng và thanh toán thuốc cùng hoạt chất, cùng tác dụng nhưng có giá cao hơn gây gia tăng chi phí bất hợp lý; sử dụng thuốc không phù hợp với chẩn đoán bệnh...; - Thanh toán riêng các chi phí vật tư y tế đã kết cấu trong giá dịch vụ kỹ thuật; không thực hiện đấu thầu, cung ứng vật tư y tế theo quy định để người bệnh phải tự mua; số lượng và chi phí vật tư y tế sử dụng cho dịch vụ kỹ thuật sử dụng không tương ứng với số lượng dịch vụ kỹ thuật được thanh toán...; - Tổ chức thu gom người có thẻ BHYT để cung ứng dịch vụ y tế không cần thiết, gây lãng phí quỹ BHYT; - Người bệnh mượn thẻ BHYT của người khác để đi KCB; sử dụng thẻ BHYT đi KCB nhiều lần để lấy thuốc sử dụng không vì mục đích điều trị cho bản thân. Theo đó, giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố một số nhiệm vụ sau: - Chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; đồng thời nắm bắt tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp để có cảnh báo kịp thời. - Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành phối hợp với BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; theo đó, định hướng các cơ quan báo chí địa phương, chủ động tuyên truyền, đưa tin cảnh báo đến người dân, người lao động về hành vi thu mua sổ BHXH để người dân, người lao động không bị lôi kéo xúi giục bán sổ BHXH và kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm. - Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra những đơn vị có dấu hiệu vi phạm trong việc thu đóng, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHTN. - Chỉ đạo Sở Y tế tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở KCB BHYT, đặc biệt thanh tra, kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT, nhất là hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện chính sách BHYT tại các cơ sở KCB BHYT, đặc biệt thanh tra, kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT, nhất là hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện chính sách BHYT tại các cơ sở KCB BHYT; xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật để đảm bảo kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Chỉ đạo cơ quan công an tỉnh thường xuyên theo dõi, nắm tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; kịp thời điều tra, có biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi gian lận, trục lợi, trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT Bên cạnh đó, còn đề ra một số nhiệm vụ đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện pháp luật và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Xem chi tiết tại Công văn 2853/BHXH-TTKT ngày 14/9/2023.
Bộ Công an cảnh báo người dân thận trọng trước khi ký hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”
Dạo thời gian gần đây, liên quan đến việc mua dịch vụ “sở hữu kỳ nghỉ du lịch” của người dân nhận nhiều phản ánh có dấu hiệu của lừa đảo , lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết của khách hàng để trục lợi. Theo đó, Bộ Công an đã cảnh báo đến người dân cần thận trọng trước khi ký kết hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” này. Hoạt động mua bán “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” (Timeshare) đã xuất hiện từ lâu và phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây mô hình này được triển khai khá phổ biến tại Việt Nam. Bộ Công an cho biết, mô hình “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” là mô hình du lịch cung cấp dịch vụ mua trước quyền nghỉ dưỡng tại một hoặc một số khách sạn, khu resort trong khoảng thời gian nhất định (thường là 07 ngày/1 năm) theo mùa hoặc liên tục trong nhiều năm liền tùy theo thỏa thuận ký kết giữa các bên. Mô hình này được triển khai tại Việt Nam và thu hút sự quan tâm của dư luận, thậm chí được giới thiệu như một giải pháp kích cầu du lịch với các ưu điểm so với du lịch thông thường, như: Chi phí tiết kiệm hơn, chỉ vài trăm nghìn đồng/đêm nghỉ tại khách sạn cao cấp bất kỳ trong hệ thống bất động sản doanh nghiệp, tiết kiệm 70% so với việc mua kỳ nghỉ thông thường; các dịch vụ tiện nghi được cung cấp nhiều hơn và hoàn toàn miễn phí; khách hàng có toàn quyền sử dụng và quyết định đối với gói lưu trú mình đang sở hữu, bao gồm trao đổi, mua bán, cho thuê… khi không có nhu cầu sử dụng, coi đây là một kênh đầu tư sinh lợi nhuận. Thời điểm hiện tại đang là cao điểm mùa du lịch hè, nhu cầu nghỉ dưỡng, nghỉ mát của người dân tăng cao, một số doanh nghiệp, chủ đầu tư, tư vấn viên bán sản phẩm dịch vụ chủ động gọi điện thoại thông báo chương trình “tri ân khách hàng”, với những lời mời chào hấp dẫn, đưa ra chính sách khuyến mãi, chiết khấu hấp dẫn, tặng voucher ưu đãi… để lôi kéo người dân tham gia. Ngay khi tư vấn thành công, họ đưa hợp đồng cho khách hàng ký trong khoảng thời gian nhanh chóng. Trong khi hợp đồng với số lượng lớn trang giấy A4 nên nhiều người không đọc kỹ hoặc không hiểu rõ, ký các điều khoản không rõ ràng, trong hợp đồng “cài” nhiều điều khoản bảo vệ lợi ích đơn phương cho bên cung cấp dịch vụ, gây bất lợi cho khách hàng… gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định dấu hiệu tội phạm và bảo vệ nạn nhân khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại. Thời gian qua, cơ quan Công an nhận được nhiều đơn của người dân khiếu nại, tố giác một số công ty kinh doanh “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” về việc tham gia hợp đồng chia sẻ kỳ nghỉ nhưng không được hưởng đúng quyền lợi như bên cung cấp dịch vụ đã cam kết hoặc quảng cáo, phát sinh thêm nhiều chi phí; khách hàng không thể bán lại cho người khác cũng như không thể đòi lại được tiền… Trước đó, ngày 6/6, Tổng cục Du lịch ban hành văn bản về việc tuyên truyền để người dân tìm hiểu thông tin trước khi giao kết hợp đồng “sở hữu kỳ nghỉ”. Hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài. Bên cạnh khoản phí cố định ngay từ đầu, người tiêu dùng sẽ còn phải đóng thêm nhiều khoản phí khác phát sinh. Các khoản chi phí này có thể chỉ được quy định trong hợp đồng, không có trong thông tin quảng cáo, chào bán và có thể không được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ. Bộ công an khuyến cáo đến người dân Trước tình hình trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân: Nâng cao cảnh giác với hoạt động “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”, tìm hiểu kỹ về tư cách pháp lý và khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trước khi mua gói dịch vụ “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”. Nghiên cứu kỹ hợp đồng trước khi ký kết, đặc biệt chú ý đến các điều khoản liên quan đến quyền lợi của khách hàng, trách nhiệm của doanh nghiệp, giá trị hợp đồng và các loại chi phí liên quan, cũng như điều khoản chấm dứt hợp đồng và xử lý vi phạm. Người dân cần kịp thời phản ánh, tố giác đến cơ quan Công an các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân lợi dụng hoạt động “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đề nghị cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước, tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Tham khảo: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Cảnh giác: Đường dây mua bán trái phép thông tin ngân hàng trên toàn quốc
Mới đây, lực lượng cơ quan chức năng đã phát hiện nhóm đối tượng đăng tải lên các trang mạng xã hội bài viết nhận tra soát thông tin khách hàng tại các hệ thống ngân hàng trên toàn quốc để thu phí nhằm trục lợi. Đây là hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin cá nhân của khách hàng. Theo Báo điện tử VTV thông tin như sau: Vừa qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoàn tất Chuyên án HĐN4 làm rõ đường dây mua bán, trao đổi trái phép thông tin tài khoản 22 ngân hàng trên cả nước. Qua công tác nắm tình hình, trinh sát kỹ thuật trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện thời gian vừa qua trên địa bàn TP Đà Nẵng xuất hiện nhóm đối tượng có hành vi đăng tải lên các trang mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo các bài viết có nội dung liên quan đến việc nhận tra soát thông tin cá nhân của khách hàng tại 22 hệ thống ngân hàng trên toàn quốc để thu phí nhằm thu lợi bất chính. Theo đó, nhóm đối tượng đã tham gia nhóm Facebook tên “Tài khoản ngân hàng A.T.M”, trong nhóm này có nhiều tài khoản Facebook đăng tải các bài viết có nội dung liên quan đến việc trao đổi, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng của người khác để thu lợi. Nhận thấy công việc này dễ thực hiện và dễ thu lợi nên nhóm đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook, Zalo, Telegram để đăng tải bài viết có nội dung quảng cáo nhận làm dịch vụ tra soát thông tin tài khoản ngân hàng của người khác và có thu phí để thu lợi bất chính. Khi có khách liên hệ mua thông tin tài khoản ngân hàng (bao gồm thông tin chủ tài khoản, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ, số điện thoại internet banking…) thì đối tượng liên hệ các đầu mối trên mạng và với các nhân viên làm việc tại các ngân hàng trên cả nước để tra soát, thu thập, mua thông tin rồi bán lại cho khách hàng liên hệ qua mạng xã hội với giá chênh lệch. Tùy vào từng ngân hàng khác nhau mà các đối tượng bán thông tin tài khoản ngân hàng với giá khác nhau khoảng từ 300.000 đến 2.200.000 mỗi thông tin tài khoản ngân hàng. Tổng cộng nhóm đối tượng đã trao đổi, mua bán thông tin của hơn 200 tài khoản ngân hàng và thu về số tiền hơn 400 triệu đồng từ khách hàng. Mức xử phạt đối với hành vi tra soát thông tin tài khoản ngân hàng để trục lợi Căn cứ tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng như sau: Khung 1: Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản; - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên; - Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tham khảo thêm: Đối với hành vi bán thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như sau: Xử phạt vi phạm hành chính Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng; và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) Truy cứu trách nhiệm hình sự Trường hợp nếu hậu quả gây ra nghiêm trọng, dẫn đến gây ảnh hưởng nghiệm trọng đối với cá nhân đó thì chủ thể mà thực hiện hành vi bán thông tin khách hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 của Bộ luật Hình sự 2015 mức phạt sẽ dao động từ 30 - 200 triệu đồng. Thậm chí chủ thể này có thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng- 03 năm.
Có phải xem bói, coi tarot lúc nào cũng là vi phạm pháp luật?
Dạo gần đây, câu nói ‘đúng nhận sai cãi” đang hot rần rần trên các diễn đàn. Câu nói này bắt nguồn từ một cô đồng đang xem bói và phán về quá khứ và tương lai của người được cho là khách hàng của cô. Theo đó, câu nói này được nhiều bạn trẻ chế lại mỉa mai và từ đó tạo thành trend trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy hành vi xem bói có phải lúc nào cũng là vi phạm pháp luật? Xem bói được hiểu như thế nào? Xem bói là một từ ngữ dân gian có ý nghĩa chung là hình thức dự đoán về tương lai và nhìn thấu được quá khứ của bạn. Xét về khoa học thì xem bói được gọi là huyền học. Dựa theo ngày tháng năm sinh hoặc dựa theo chỉ tay, các yếu tố biến đổi bên ngoài mà thầy bói đoán tình duyên, gia đạo, công danh,… ở tương lai. Có 2 hình thức xem bói là: Khoa học và không khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế các thầy bói vẫn kết hợp cả 2 hình thức này. Hiện nay, trong giới trẻ còn tìm đến coi tarot, loại hình này bắt nguồn từ miền bắc nước Ý vào cuối thế kỷ 14 hoặc đầu thế kỷ 15. Nhưng cũng ý kiến nói rằng nó có nguồn gốc từ Ai Cập và Ấn Độ. Việc bói bài tarot không chỉ dự đoán được tương lai của một người mà còn có thể cho họ biết về những điều mà họ chưa từng biết về bản thân mình. Điều này giúp họ có một cuộc sống hạnh phúc và yên bình, thậm chí giúp bạn hiểu được những bí mật sâu kín nhất trong cuộc sống của mình. Theo đó, xem bói tarot được nhiều người ví như một hình thức để chữa lành tâm hồn. Vậy xem bói, coi tarot có vi phạm pháp luật? Theo Pháp luật Việt Nam, hiện nay pháp luật không có quy định nào cấm đối với hành vi coi bói nếu việc xem bói không nhằm mục đích trục lợi, không gây nên hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Ngược lại, đối với hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức xem bói có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Khi việc xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi mê tín dị đoan này được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định: - Hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng. - Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Như vậy, hành vi tổ chức xem bói nhằm mục đích xấu, trục lợi thì được xem như là hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cá nhân có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng. Đối với người tham gia cũng sẽ bị phạt, cao nhất có thể bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng. Lưu ý: Mức xử phạt này áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Làm chết người; - Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.
Có phải xem bói, coi tarot lúc nào cũng là vi phạm pháp luật?
Dạo gần đây, câu nói ‘đúng nhận sai cãi” đang hot rần rần trên các diễn đàn. Câu nói này bắt nguồn từ một cô đồng đang xem bói và phán về quá khứ và tương lai của người được cho là khách hàng của cô. Theo đó, câu nói này được nhiều bạn trẻ chế lại mỉa mai và từ đó tạo thành trend trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy hành vi xem bói có phải lúc nào cũng là vi phạm pháp luật? Xem bói được hiểu như thế nào? Xem bói là một từ ngữ dân gian có ý nghĩa chung là hình thức dự đoán về tương lai và nhìn thấu được quá khứ của bạn. Xét về khoa học thì xem bói được gọi là huyền học. Dựa theo ngày tháng năm sinh hoặc dựa theo chỉ tay, các yếu tố biến đổi bên ngoài mà thầy bói đoán tình duyên, gia đạo, công danh,… ở tương lai. Có 2 hình thức xem bói là: Khoa học và không khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế các thầy bói vẫn kết hợp cả 2 hình thức này. Hiện nay, trong giới trẻ còn tìm đến coi tarot, loại hình này bắt nguồn từ miền bắc nước Ý vào cuối thế kỷ 14 hoặc đầu thế kỷ 15. Nhưng cũng ý kiến nói rằng nó có nguồn gốc từ Ai Cập và Ấn Độ. Việc bói bài tarot không chỉ dự đoán được tương lai của một người mà còn có thể cho họ biết về những điều mà họ chưa từng biết về bản thân mình. Điều này giúp họ có một cuộc sống hạnh phúc và yên bình, thậm chí giúp bạn hiểu được những bí mật sâu kín nhất trong cuộc sống của mình. Theo đó, xem bói tarot được nhiều người ví như một hình thức để chữa lành tâm hồn. Vậy xem bói, coi tarot có vi phạm pháp luật? Theo Pháp luật Việt Nam, hiện nay pháp luật không có quy định nào cấm đối với hành vi coi bói nếu việc xem bói không nhằm mục đích trục lợi, không gây nên hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Ngược lại, đối với hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức xem bói có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Khi việc xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi mê tín dị đoan này được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định: - Hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng. - Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Như vậy, hành vi tổ chức xem bói nhằm mục đích xấu, trục lợi thì được xem như là hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cá nhân có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng. Đối với người tham gia cũng sẽ bị phạt, cao nhất có thể bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng. Lưu ý: Mức xử phạt này áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Làm chết người; - Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.
Ngày 31.7, bác sĩ Phạm Quốc Dũng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Q.11 (TP.HCM) cho PV Thanh Niên biết ông vừa có công văn gửi Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM báo cáo về việc bệnh nhân N.T.K (53 tuổi, ngụ Q.Bình Tân) đi khám, chữa bệnh (KCB) với số lần cao bất thường. Theo bác sĩ Dũng, chỉ khoảng 1 tháng, từ ngày 2.4 - 4.5.2019, BV phát hiện ông K. đã đến khám ở rất nhiều BV trên địa bàn TP, như: BV Q.4, Q.9, Q.12, Quân dân y Miền Đông... và sử dụng thẻ BHYT số GD4797934404... để KCB lấy thuốc. Ông K. khám nhiều bệnh viện với cùng chẩn đoán: bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; rối loạn chuyển hóa a xít béo; tăng huyết áp vô căn (nguyên phát). Trong 1 tháng trên, tổng số tiền KCB mà Quỹ BHYT chi cho ông K. là 16,7 triệu đồng. Sau khi nhận được công văn này, BHXH TP đã kiểm tra dữ liệu KCB của ông K. và kết quả còn bất ngờ hơn. Theo đó, trong năm 2018 ông K. đã sử dụng thẻ BHYT trên đến KCB tại rất nhiều cơ sở, gồm: BV Q.1, Q.2, Q.4, Q.5, Q.6, Q.7, Q.9, Q.10, Q.11, Q.12, Bình Chánh, Bình Tân, Triều An, Quân dân y Miền Đông, Nhân dân Gia Định… với tổng cộng 149 lượt khám, tổng số tiền KCB BHYT chi là hơn 102 triệu đồng. Đây là bài báo của Thanhnien.vn giúp chúng ta nhận thấy vấn đề trục lợi quỹ bảo hiểm y tế ngày một tăng cao. Không những mỗi một đối tượng N.T.K này đâu mọi người nhé. Cũng theo bài báo này thì có nội dung ghi nhận: kiểm tra sơ bộ ban đầu của BHXH TP, năm 2018 còn có 157 người khác đi KCB BHYT với số lần cao bất thường, mỗi người đi KCB 150 lần/năm. Vì vậy mà cá nhân mình nhận thấy đây là vấn đề mà xã hội, những nhà làm luật đáng lưu tâm để đưa ra những quy định chặt chẽ hơn, tránh tình trạng bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đến các cơ sở khám bệnh chỉ để nhằm "khám hình thức" rồi các bác sĩ hay các nhân viên y tế theo đó có những tác phong làm việc thiếu trách nhiệm và cứ thế mà phát thuốc cho người đi khám sức khoẻ. Ngoài ra, vấn đề tại sao lại không phát hiện ra những người "bệnh nhân" này đi khám chữa bệnh nhiều lần đến vậy mà các bệnh viện lại không phát hiện ra. Chỉ đơn giản bởi lẽ theo BHXH thì yêu cầu nhập dữ liệu bệnh nhân vào hệ thống ngay sau khi khám bệnh, nhưng Bộ Y tế thì cho phép nhập dữ liệu theo tuần nên xảy ra vấn đề mâu thuẫn. Vì vậy, nên BHXH nên yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh công tác nhập dữ liệu bệnh nhân theo ngày để tránh tình trạng trên lại diễn ra ào ạt.
Shopee đã bị trục lợi, chiếm đoạt tài sản như thế nào?
Nhóm đối tượng dùng thủ đoạn trục lợi hơn hàng chục tỉ đồng từ công ty TNHH Shopee. Cơ quan cảnh sát điều tra đã vào cuộc và bắt, khởi tố các bị can liên quan đến vụ việc (1) Shopee đã bị trục lợi, chiếm đoạt tài sản như thế nào? Vài tháng trước đây, Shopee đã gửi đi thông tin: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH Shopee. Theo thông tin, nhóm đối tượng lợi dụng việc sàn thương mại điện tử (TMĐT) Shopee thường xuyên cung cấp các đợt khuyến mãi, giảm giá dưới dạng các voucher, mã giảm giá có giá trị cao, bằng thủ đoạn chính là đặt đơn hàng ảo trên Shopee, nhóm này tạo ra các giao dịch ảo với giá trị hàng chục tỉ đồng và thông qua đó tiến hành chiếm đoạt giá trị các mã giảm giá mà Shopee tài trợ cho những người mua hàng trên sàn TMĐT Shopee. Các đối tượng này đăng ký gian hàng trên Shopee và hợp tác với gian hàng có sẵn trên Shopee hoặc tự đăng ký gian hàng tham gia chương trình Affiliate và thiết lập gian hàng ảo đưa các thông tin của các mặt hàng lên gian hàng ảo - giống như gian hàng bình thường. Sau đó, các đối tượng lên MXH mời gọi, tuyển thành viên vào các nhóm đặt hộ đơn trên Zalo hoặc Facebook và có trả công hoặc nhờ người quen đặt hộ đơn hàng. Sau khi đã tuyển được thành viên, đối tượng chủ mưu hướng dẫn thành viên cách tìm kiếm mã giảm giá trên ứng dụng Shopee. Người được thuê thực hiện đặt đơn ảo, thiết lập địa chỉ ảo bằng ám hiệu để nhận biết là đơn hàng ảo, khi đã đến thời điểm thích hợp, các thành viên đặt hộ sẽ tiến hành đạt đơn theo thông tin của đối tượng chủ mưu gửi trong nhóm. Khi đơn hàng đã được đặt thành công, gian hàng tiến hành gói hàng, bên ngoài trông như một gói hàng bình thường nhưng bên trong lại rỗng ruột hoặc đặt các sản phẩm không có giá trị như tấm bìa, chai nước, bìa gỗ… Đến lúc giao hàng, các đối tượng cấu kết với nhân viên vận chuyển hoặc lợi dụng lỗ hổng trong quá trình vận chuyển để thanh toán cho nhân viên vận chuyển ngay khi đưa hàng đến kho của đơn vị vận chuyển (gạch đơn). Sau đó, người mua đơn ảo ấn “đã nhận hàng” trên ứng dụng Shopee ngay lập tức sau khi gói hàng ảo đã giao thành công và các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền, hoa hồng và mã giảm giá từ Shopee. Theo đó, nhóm đối tượng đã bị bắt và bị truy tố trách nhiệm hình sự tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ Luật Hình sự 2015. (2) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao? Theo quy định tại Điều 290 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ - Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ - Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản - Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản - Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản Ngoài ra, tội danh này còn có khung hình phạt tù tăng nặng lên đến 20 năm khi chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên, bên cạnh đó còn bị phạt thêm từ 20 triệu đến 100 triệu, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Từ sự việc trên, người dân không nên tham gia các hội nhóm đặt đơn ảo trên Facebook, Zalo, Telegram hay các nền tảng mạng xã hội khác để tránh tiếp tay cho các nhóm tội phạm lừa đảo các sàn TMĐT; hoặc chính mình có thể trở thành nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn làm nhiệm vụ việc nhẹ lương cao.
Cán bộ dám nghĩ, dám làm có thành tích xuất sắc sẽ được xét nâng ngạch trước hạn
Đây là nội dung tại Nghị định 73/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 29/9/2023 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Theo đó, cán bộ dám nghĩ, dám làm có thành tích xuất sắc sẽ được xét nâng ngạch trước hạn là một trong những chính sách khuyến khích. Các bộ dám nghĩ, dám làm được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng - Cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 73/2023/NĐ-CP này được khuyến khích bằng các hình thức sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan: + Tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị; được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với những đề xuất được đánh giá là hoàn thành; + Được lấy làm căn cứ để đánh giá trước khi xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển theo hướng ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả cao; + Được đánh giá là có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ để xét nâng ngạch công chức; được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng theo quy định của pháp luật đối với những đề xuất đổi mới, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành; + Được động viên, khuyến khích bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất, tùy trường hợp cụ thể được cơ quan sử dụng cán bộ bố trí kịp thời trang thiết bị, phương tiện làm việc, con người, kinh phí bảo đảm thực hiện đề xuất được phê duyệt. Nghiêm cấm lợi dụng chính sách để bao che tham nhũng, tiêu cực, trục lợi Những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ: - Lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung. - Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo. - Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan. - Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành quy định tại Điều 18 Nghị định này. Cơ quan quản lý kịp thời khuyến khích, bảo vệ đối với cán bộ có đề xuất Trách nhiệm của cơ quan sử dụng cán bộ thực hiện đề xuất dám nghĩ, dám làm: - Kịp thời xem xét, phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. - Tôn trọng, động viên, khích lệ cán bộ đề xuất và cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất. Phân công công việc hợp lý trong thời gian cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất. - Bảo đảm các điều kiện, đầu tư kịp thời, đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc; bố trí, sắp xếp bộ máy, con người, kinh phí thực hiện đề xuất được phê duyệt. - Triển khai các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ cán bộ, cá nhân, tổ chức khi bị cản trở, gây khó khăn trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành đề xuất đổi mới, sáng tạo đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho thực hiện. - Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, nguồn lực; xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; phát hiện, chấn chỉnh sai phạm (nếu có); yêu cầu khắc phục hậu quả phát sinh (nếu có); có đánh giá khách quan, toàn diện, công khai, minh bạch về kết quả đạt được; định kỳ sơ kết, tổng kết; chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông, tạo sự đồng thuận xã hội và nhân rộng mô hình, cách làm hiệu quả. - Chịu trách nhiệm về việc phê duyệt đề xuất; về việc không theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đề xuất hoặc theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đề xuất không kịp thời, đánh giá việc thực hiện đề xuất chưa toàn diện, khách quan mà không yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất, để xảy ra thiệt hại. - Kịp thời khuyến khích, bảo vệ đối với cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo và cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan quản lý cán bộ áp dụng các hình thức khuyến khích, biện pháp bảo vệ quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này. - Hằng năm, tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý cán bộ về việc thực hiện khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo theo quy định tại Nghị định này. - Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ chịu trách nhiệm lưu trữ tài liệu liên quan đến đề xuất đổi mới, sáng tạo theo quy định pháp luật về lưu trữ. Xem thêm Nghị định 73/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 29/9/2023.
BHXH Việt Nam yêu cầu thanh tra việc cấp GCN nghỉ việc hưởng BHXH tránh trục lợi
Ngày 14/9/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 2853/BHXH-TTKT về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện pháp luật và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Nhằm mục đích hạn chế các hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH Việt Nam đã phát hiện và xử lý một số vụ việc vi phạm, như sau: (1) Về lạm dụng, trục lợi quỹ ốm đau, thai sản - Người lao động sử dụng Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH gia hoặc được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) cấp khống (thực tế không đi KCB để được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH), cấp không đúng quy định để thanh toán chế độ BHXH trong đó người lao động thì trục lợi quỹ BHXH bằng việc dùng Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để đề nghị thanh toán hưởng chế độ BHXH; Cơ sở KCB BHYT trục lợi quỹ BHYT bàng việc quyết toán công khám, tiền thuốc, dịch vụ kỹ thuật... từ thẻ BHYT của người mua Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Một số vụ việc điển hình như tại các Phòng khám đa khoa tư nhân ở Đồng Nai (đà khởi tố); tại Trạm Y tế phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam (Công an tỉnh Hà Nam đang xác minh),... - Người sử dụng lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động đang trong thời gian đi làm hưởng lương, nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ việc riêng, điều trị tai nạn lao động,... - Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau chỉ đóng 06 tháng BHXH hoặc tăng mức đóng BHXH cao bất thường trong thời gian 06 tháng trước khi sinh con để hưởng trợ cấp thai sản... (2) Trục lợi hưởng BHXH một lần dưới hình thức ủy quyền Lợi dụng nhu cầu cấp thiết của người lao động, nhất là trong các khu công nghiệp (người lao động bị mất việc làm muốn nhận tiền BHXH một lần sớm để trang trải khó khăn trước mắt) và do quy định hiện hành, thủ tục rất đơn giản nên một số đối tượng tổ chức thu gom sổ BHXH thông qua hình thức cầm cố, ủy quyền (người lao động sở hữu sổ BHXH lập văn bản ủy quyền cho người khác làm thủ tục hưởng BHXH một lần), thực chất là hành vi mua, bán sô BHXH, gây ra hệ lụy là người lao động rất thiệt thòi khi chỉ nhận được 1/3 đến 1/2 giá trị thực của cuốn sổ BHXH, gây bất ổn xã hội, về lâu dài tạo sức ép lên hệ thống an sinh xã hội. (3) Về lạm dụng, trục lợi quỹ BHTN - Đề nghị truy thu thời gian tham gia BHXH bắt buộc để hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động có việc làm (ký Hợp đồng lao động chính thức) trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không khai báo với Trung tâm giới thiệu việc làm, sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, lập hồ sơ đề nghị cơ quan BHXH truy đóng BHXH bắt buộc. - Hưởng trợ cấp thất nghiệp trùng thời gian tham gia BHXH bắt buộc: Người lao động đà có việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm và thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động để hoàn thời điểm báo tăng tham gia BHXH. (4) Về lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT - Lập hồ sơ chứng từ khống để thanh toán BHYT: Nhân viên cơ sở y tế sử dụng thẻ BHYT của người nhà hoặc lấy mà thẻ của người bệnh BHYT đã đến khám trước đó để lập hồ sơ chứng từ đề nghị thanh toán chi phí; móc nối với đối tượng “cò” lập hồ sơ bệnh án khống cho người tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa trục lợi bảo hiểm nhân thọ, vừa trục lợi BHYT (vụ việc xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Thái An, Bệnh viện Trường đại học y khoa Vinh, Nghệ An). - Thống kê, thanh toán dịch vụ kỹ thuật không đúng quy định: Áp sai giá dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt; tách dịch vụ kỹ thuật đề thanh toán; thanh toán dịch vụ kỹ thuật được thực hiện không đảm bảo điều kiện theo quy định về thời gian, nhân lực, phạm vi hoạt động chuyên môn; thanh toán dịch vụ kỹ thuật được chỉ định không phù hợp với tình trạng bệnh; thanh toán chi phí tiền giường nội trú nhưng thực tế bệnh nhân không nằm viện, thanh toán trùng ngày điều trị nội trú giữa các cơ sở KCB. - Thống kê đề nghị thanh toán nhiều hơn số lượng thuốc thực tế sử dụng; đưa vào kế hoạch đấu thầu thuốc hàm lượng ít phổ biến, giá cao; chi định sử dụng chủ yếu các thuốc có hàm lượng ít phổ biến, giá cao; ưu tiên lựa chọn chỉ định sử dụng và thanh toán thuốc cùng hoạt chất, cùng tác dụng nhưng có giá cao hơn gây gia tăng chi phí bất hợp lý; sử dụng thuốc không phù hợp với chẩn đoán bệnh...; - Thanh toán riêng các chi phí vật tư y tế đã kết cấu trong giá dịch vụ kỹ thuật; không thực hiện đấu thầu, cung ứng vật tư y tế theo quy định để người bệnh phải tự mua; số lượng và chi phí vật tư y tế sử dụng cho dịch vụ kỹ thuật sử dụng không tương ứng với số lượng dịch vụ kỹ thuật được thanh toán...; - Tổ chức thu gom người có thẻ BHYT để cung ứng dịch vụ y tế không cần thiết, gây lãng phí quỹ BHYT; - Người bệnh mượn thẻ BHYT của người khác để đi KCB; sử dụng thẻ BHYT đi KCB nhiều lần để lấy thuốc sử dụng không vì mục đích điều trị cho bản thân. Theo đó, giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố một số nhiệm vụ sau: - Chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; đồng thời nắm bắt tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp để có cảnh báo kịp thời. - Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành phối hợp với BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; theo đó, định hướng các cơ quan báo chí địa phương, chủ động tuyên truyền, đưa tin cảnh báo đến người dân, người lao động về hành vi thu mua sổ BHXH để người dân, người lao động không bị lôi kéo xúi giục bán sổ BHXH và kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm. - Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra những đơn vị có dấu hiệu vi phạm trong việc thu đóng, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHTN. - Chỉ đạo Sở Y tế tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở KCB BHYT, đặc biệt thanh tra, kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT, nhất là hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện chính sách BHYT tại các cơ sở KCB BHYT, đặc biệt thanh tra, kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT, nhất là hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện chính sách BHYT tại các cơ sở KCB BHYT; xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật để đảm bảo kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. - Chỉ đạo cơ quan công an tỉnh thường xuyên theo dõi, nắm tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; kịp thời điều tra, có biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi gian lận, trục lợi, trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT Bên cạnh đó, còn đề ra một số nhiệm vụ đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện pháp luật và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Xem chi tiết tại Công văn 2853/BHXH-TTKT ngày 14/9/2023.
Bộ Công an cảnh báo người dân thận trọng trước khi ký hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”
Dạo thời gian gần đây, liên quan đến việc mua dịch vụ “sở hữu kỳ nghỉ du lịch” của người dân nhận nhiều phản ánh có dấu hiệu của lừa đảo , lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết của khách hàng để trục lợi. Theo đó, Bộ Công an đã cảnh báo đến người dân cần thận trọng trước khi ký kết hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” này. Hoạt động mua bán “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” (Timeshare) đã xuất hiện từ lâu và phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây mô hình này được triển khai khá phổ biến tại Việt Nam. Bộ Công an cho biết, mô hình “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” là mô hình du lịch cung cấp dịch vụ mua trước quyền nghỉ dưỡng tại một hoặc một số khách sạn, khu resort trong khoảng thời gian nhất định (thường là 07 ngày/1 năm) theo mùa hoặc liên tục trong nhiều năm liền tùy theo thỏa thuận ký kết giữa các bên. Mô hình này được triển khai tại Việt Nam và thu hút sự quan tâm của dư luận, thậm chí được giới thiệu như một giải pháp kích cầu du lịch với các ưu điểm so với du lịch thông thường, như: Chi phí tiết kiệm hơn, chỉ vài trăm nghìn đồng/đêm nghỉ tại khách sạn cao cấp bất kỳ trong hệ thống bất động sản doanh nghiệp, tiết kiệm 70% so với việc mua kỳ nghỉ thông thường; các dịch vụ tiện nghi được cung cấp nhiều hơn và hoàn toàn miễn phí; khách hàng có toàn quyền sử dụng và quyết định đối với gói lưu trú mình đang sở hữu, bao gồm trao đổi, mua bán, cho thuê… khi không có nhu cầu sử dụng, coi đây là một kênh đầu tư sinh lợi nhuận. Thời điểm hiện tại đang là cao điểm mùa du lịch hè, nhu cầu nghỉ dưỡng, nghỉ mát của người dân tăng cao, một số doanh nghiệp, chủ đầu tư, tư vấn viên bán sản phẩm dịch vụ chủ động gọi điện thoại thông báo chương trình “tri ân khách hàng”, với những lời mời chào hấp dẫn, đưa ra chính sách khuyến mãi, chiết khấu hấp dẫn, tặng voucher ưu đãi… để lôi kéo người dân tham gia. Ngay khi tư vấn thành công, họ đưa hợp đồng cho khách hàng ký trong khoảng thời gian nhanh chóng. Trong khi hợp đồng với số lượng lớn trang giấy A4 nên nhiều người không đọc kỹ hoặc không hiểu rõ, ký các điều khoản không rõ ràng, trong hợp đồng “cài” nhiều điều khoản bảo vệ lợi ích đơn phương cho bên cung cấp dịch vụ, gây bất lợi cho khách hàng… gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định dấu hiệu tội phạm và bảo vệ nạn nhân khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại. Thời gian qua, cơ quan Công an nhận được nhiều đơn của người dân khiếu nại, tố giác một số công ty kinh doanh “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” về việc tham gia hợp đồng chia sẻ kỳ nghỉ nhưng không được hưởng đúng quyền lợi như bên cung cấp dịch vụ đã cam kết hoặc quảng cáo, phát sinh thêm nhiều chi phí; khách hàng không thể bán lại cho người khác cũng như không thể đòi lại được tiền… Trước đó, ngày 6/6, Tổng cục Du lịch ban hành văn bản về việc tuyên truyền để người dân tìm hiểu thông tin trước khi giao kết hợp đồng “sở hữu kỳ nghỉ”. Hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài. Bên cạnh khoản phí cố định ngay từ đầu, người tiêu dùng sẽ còn phải đóng thêm nhiều khoản phí khác phát sinh. Các khoản chi phí này có thể chỉ được quy định trong hợp đồng, không có trong thông tin quảng cáo, chào bán và có thể không được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ. Bộ công an khuyến cáo đến người dân Trước tình hình trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân: Nâng cao cảnh giác với hoạt động “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”, tìm hiểu kỹ về tư cách pháp lý và khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trước khi mua gói dịch vụ “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch”. Nghiên cứu kỹ hợp đồng trước khi ký kết, đặc biệt chú ý đến các điều khoản liên quan đến quyền lợi của khách hàng, trách nhiệm của doanh nghiệp, giá trị hợp đồng và các loại chi phí liên quan, cũng như điều khoản chấm dứt hợp đồng và xử lý vi phạm. Người dân cần kịp thời phản ánh, tố giác đến cơ quan Công an các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân lợi dụng hoạt động “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đề nghị cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước, tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Tham khảo: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Cảnh giác: Đường dây mua bán trái phép thông tin ngân hàng trên toàn quốc
Mới đây, lực lượng cơ quan chức năng đã phát hiện nhóm đối tượng đăng tải lên các trang mạng xã hội bài viết nhận tra soát thông tin khách hàng tại các hệ thống ngân hàng trên toàn quốc để thu phí nhằm trục lợi. Đây là hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin cá nhân của khách hàng. Theo Báo điện tử VTV thông tin như sau: Vừa qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoàn tất Chuyên án HĐN4 làm rõ đường dây mua bán, trao đổi trái phép thông tin tài khoản 22 ngân hàng trên cả nước. Qua công tác nắm tình hình, trinh sát kỹ thuật trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện thời gian vừa qua trên địa bàn TP Đà Nẵng xuất hiện nhóm đối tượng có hành vi đăng tải lên các trang mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo các bài viết có nội dung liên quan đến việc nhận tra soát thông tin cá nhân của khách hàng tại 22 hệ thống ngân hàng trên toàn quốc để thu phí nhằm thu lợi bất chính. Theo đó, nhóm đối tượng đã tham gia nhóm Facebook tên “Tài khoản ngân hàng A.T.M”, trong nhóm này có nhiều tài khoản Facebook đăng tải các bài viết có nội dung liên quan đến việc trao đổi, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng của người khác để thu lợi. Nhận thấy công việc này dễ thực hiện và dễ thu lợi nên nhóm đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook, Zalo, Telegram để đăng tải bài viết có nội dung quảng cáo nhận làm dịch vụ tra soát thông tin tài khoản ngân hàng của người khác và có thu phí để thu lợi bất chính. Khi có khách liên hệ mua thông tin tài khoản ngân hàng (bao gồm thông tin chủ tài khoản, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ, số điện thoại internet banking…) thì đối tượng liên hệ các đầu mối trên mạng và với các nhân viên làm việc tại các ngân hàng trên cả nước để tra soát, thu thập, mua thông tin rồi bán lại cho khách hàng liên hệ qua mạng xã hội với giá chênh lệch. Tùy vào từng ngân hàng khác nhau mà các đối tượng bán thông tin tài khoản ngân hàng với giá khác nhau khoảng từ 300.000 đến 2.200.000 mỗi thông tin tài khoản ngân hàng. Tổng cộng nhóm đối tượng đã trao đổi, mua bán thông tin của hơn 200 tài khoản ngân hàng và thu về số tiền hơn 400 triệu đồng từ khách hàng. Mức xử phạt đối với hành vi tra soát thông tin tài khoản ngân hàng để trục lợi Căn cứ tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng như sau: Khung 1: Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản; - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên; - Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tham khảo thêm: Đối với hành vi bán thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như sau: Xử phạt vi phạm hành chính Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng; và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) Truy cứu trách nhiệm hình sự Trường hợp nếu hậu quả gây ra nghiêm trọng, dẫn đến gây ảnh hưởng nghiệm trọng đối với cá nhân đó thì chủ thể mà thực hiện hành vi bán thông tin khách hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 của Bộ luật Hình sự 2015 mức phạt sẽ dao động từ 30 - 200 triệu đồng. Thậm chí chủ thể này có thể có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng- 03 năm.
Có phải xem bói, coi tarot lúc nào cũng là vi phạm pháp luật?
Dạo gần đây, câu nói ‘đúng nhận sai cãi” đang hot rần rần trên các diễn đàn. Câu nói này bắt nguồn từ một cô đồng đang xem bói và phán về quá khứ và tương lai của người được cho là khách hàng của cô. Theo đó, câu nói này được nhiều bạn trẻ chế lại mỉa mai và từ đó tạo thành trend trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy hành vi xem bói có phải lúc nào cũng là vi phạm pháp luật? Xem bói được hiểu như thế nào? Xem bói là một từ ngữ dân gian có ý nghĩa chung là hình thức dự đoán về tương lai và nhìn thấu được quá khứ của bạn. Xét về khoa học thì xem bói được gọi là huyền học. Dựa theo ngày tháng năm sinh hoặc dựa theo chỉ tay, các yếu tố biến đổi bên ngoài mà thầy bói đoán tình duyên, gia đạo, công danh,… ở tương lai. Có 2 hình thức xem bói là: Khoa học và không khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế các thầy bói vẫn kết hợp cả 2 hình thức này. Hiện nay, trong giới trẻ còn tìm đến coi tarot, loại hình này bắt nguồn từ miền bắc nước Ý vào cuối thế kỷ 14 hoặc đầu thế kỷ 15. Nhưng cũng ý kiến nói rằng nó có nguồn gốc từ Ai Cập và Ấn Độ. Việc bói bài tarot không chỉ dự đoán được tương lai của một người mà còn có thể cho họ biết về những điều mà họ chưa từng biết về bản thân mình. Điều này giúp họ có một cuộc sống hạnh phúc và yên bình, thậm chí giúp bạn hiểu được những bí mật sâu kín nhất trong cuộc sống của mình. Theo đó, xem bói tarot được nhiều người ví như một hình thức để chữa lành tâm hồn. Vậy xem bói, coi tarot có vi phạm pháp luật? Theo Pháp luật Việt Nam, hiện nay pháp luật không có quy định nào cấm đối với hành vi coi bói nếu việc xem bói không nhằm mục đích trục lợi, không gây nên hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Ngược lại, đối với hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức xem bói có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Khi việc xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi mê tín dị đoan này được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định: - Hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng. - Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Như vậy, hành vi tổ chức xem bói nhằm mục đích xấu, trục lợi thì được xem như là hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cá nhân có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng. Đối với người tham gia cũng sẽ bị phạt, cao nhất có thể bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng. Lưu ý: Mức xử phạt này áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Làm chết người; - Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.
Có phải xem bói, coi tarot lúc nào cũng là vi phạm pháp luật?
Dạo gần đây, câu nói ‘đúng nhận sai cãi” đang hot rần rần trên các diễn đàn. Câu nói này bắt nguồn từ một cô đồng đang xem bói và phán về quá khứ và tương lai của người được cho là khách hàng của cô. Theo đó, câu nói này được nhiều bạn trẻ chế lại mỉa mai và từ đó tạo thành trend trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy hành vi xem bói có phải lúc nào cũng là vi phạm pháp luật? Xem bói được hiểu như thế nào? Xem bói là một từ ngữ dân gian có ý nghĩa chung là hình thức dự đoán về tương lai và nhìn thấu được quá khứ của bạn. Xét về khoa học thì xem bói được gọi là huyền học. Dựa theo ngày tháng năm sinh hoặc dựa theo chỉ tay, các yếu tố biến đổi bên ngoài mà thầy bói đoán tình duyên, gia đạo, công danh,… ở tương lai. Có 2 hình thức xem bói là: Khoa học và không khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế các thầy bói vẫn kết hợp cả 2 hình thức này. Hiện nay, trong giới trẻ còn tìm đến coi tarot, loại hình này bắt nguồn từ miền bắc nước Ý vào cuối thế kỷ 14 hoặc đầu thế kỷ 15. Nhưng cũng ý kiến nói rằng nó có nguồn gốc từ Ai Cập và Ấn Độ. Việc bói bài tarot không chỉ dự đoán được tương lai của một người mà còn có thể cho họ biết về những điều mà họ chưa từng biết về bản thân mình. Điều này giúp họ có một cuộc sống hạnh phúc và yên bình, thậm chí giúp bạn hiểu được những bí mật sâu kín nhất trong cuộc sống của mình. Theo đó, xem bói tarot được nhiều người ví như một hình thức để chữa lành tâm hồn. Vậy xem bói, coi tarot có vi phạm pháp luật? Theo Pháp luật Việt Nam, hiện nay pháp luật không có quy định nào cấm đối với hành vi coi bói nếu việc xem bói không nhằm mục đích trục lợi, không gây nên hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Ngược lại, đối với hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức xem bói có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Khi việc xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi mê tín dị đoan này được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể căn cứ tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định: - Hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng. - Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Như vậy, hành vi tổ chức xem bói nhằm mục đích xấu, trục lợi thì được xem như là hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cá nhân có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng. Đối với người tham gia cũng sẽ bị phạt, cao nhất có thể bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng. Lưu ý: Mức xử phạt này áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: - Làm chết người; - Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.
Ngày 31.7, bác sĩ Phạm Quốc Dũng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Q.11 (TP.HCM) cho PV Thanh Niên biết ông vừa có công văn gửi Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM báo cáo về việc bệnh nhân N.T.K (53 tuổi, ngụ Q.Bình Tân) đi khám, chữa bệnh (KCB) với số lần cao bất thường. Theo bác sĩ Dũng, chỉ khoảng 1 tháng, từ ngày 2.4 - 4.5.2019, BV phát hiện ông K. đã đến khám ở rất nhiều BV trên địa bàn TP, như: BV Q.4, Q.9, Q.12, Quân dân y Miền Đông... và sử dụng thẻ BHYT số GD4797934404... để KCB lấy thuốc. Ông K. khám nhiều bệnh viện với cùng chẩn đoán: bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; rối loạn chuyển hóa a xít béo; tăng huyết áp vô căn (nguyên phát). Trong 1 tháng trên, tổng số tiền KCB mà Quỹ BHYT chi cho ông K. là 16,7 triệu đồng. Sau khi nhận được công văn này, BHXH TP đã kiểm tra dữ liệu KCB của ông K. và kết quả còn bất ngờ hơn. Theo đó, trong năm 2018 ông K. đã sử dụng thẻ BHYT trên đến KCB tại rất nhiều cơ sở, gồm: BV Q.1, Q.2, Q.4, Q.5, Q.6, Q.7, Q.9, Q.10, Q.11, Q.12, Bình Chánh, Bình Tân, Triều An, Quân dân y Miền Đông, Nhân dân Gia Định… với tổng cộng 149 lượt khám, tổng số tiền KCB BHYT chi là hơn 102 triệu đồng. Đây là bài báo của Thanhnien.vn giúp chúng ta nhận thấy vấn đề trục lợi quỹ bảo hiểm y tế ngày một tăng cao. Không những mỗi một đối tượng N.T.K này đâu mọi người nhé. Cũng theo bài báo này thì có nội dung ghi nhận: kiểm tra sơ bộ ban đầu của BHXH TP, năm 2018 còn có 157 người khác đi KCB BHYT với số lần cao bất thường, mỗi người đi KCB 150 lần/năm. Vì vậy mà cá nhân mình nhận thấy đây là vấn đề mà xã hội, những nhà làm luật đáng lưu tâm để đưa ra những quy định chặt chẽ hơn, tránh tình trạng bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đến các cơ sở khám bệnh chỉ để nhằm "khám hình thức" rồi các bác sĩ hay các nhân viên y tế theo đó có những tác phong làm việc thiếu trách nhiệm và cứ thế mà phát thuốc cho người đi khám sức khoẻ. Ngoài ra, vấn đề tại sao lại không phát hiện ra những người "bệnh nhân" này đi khám chữa bệnh nhiều lần đến vậy mà các bệnh viện lại không phát hiện ra. Chỉ đơn giản bởi lẽ theo BHXH thì yêu cầu nhập dữ liệu bệnh nhân vào hệ thống ngay sau khi khám bệnh, nhưng Bộ Y tế thì cho phép nhập dữ liệu theo tuần nên xảy ra vấn đề mâu thuẫn. Vì vậy, nên BHXH nên yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh công tác nhập dữ liệu bệnh nhân theo ngày để tránh tình trạng trên lại diễn ra ào ạt.