Trợ cấp xã hội hàng tháng áp dụng cho người khuyết tật ở mức nào? Mức trợ cấp hiện nay là bao nhiêu?
Trợ cấp xã hội hàng tháng áp dụng cho người khuyết tật ở mức nào? Mức trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Trợ cấp xã hội hàng tháng áp dụng cho người khuyết tật ở mức nào? Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật 2010 có quy định người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: - Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; - Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; - Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 cũng có nêu rõ, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: - Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 Luật người khuyết tật 2010. - Người khuyết tật nặng. Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 45 Luật người khuyết tật 2010 có quy định nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội như sau: - Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. - Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật nêu trên cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm: + Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; + Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày; + Mua thẻ bảo hiểm y tế; + Mua thuốc chữa bệnh thông thường; + Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; + Mai táng khi chết; + Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ. Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí nêu trên. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống thì sẽ được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. (2) Mức trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này: - Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; - Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng; - Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng; - Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.” Theo đó, hiện nay, hệ số 2,0 áp dụng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng. Còn hệ số 2,5 áp dụng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng và hệ số 1,5 áp dụng đối với người khuyết tật nặng. Đồng thời, tại Nghị định 76/2024/NĐ-CP có nêu rõ, từ ngày 01/7/2024, mức chuẩn trợ cấp xã hội sẽ là 500.000 đồng/tháng. Như vậy, mức trợ cấp đối với người khuyết tật hiện nay là 01 triệu đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng. Trường hợp là trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng thì là 1,25 triệu đồng/tháng. Còn đối với người khuyết tật nặng là 750.000 đồng/tháng. (3) Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi đối xử với người khuyết tật Căn cứ Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. - Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. - Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. - Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật. - Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật. - Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật. Theo đó, hiện nay, khi đối xử với người khuyết tật, có những hành vi bị nghiêm cấm như đã nêu trên.
Thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng mới nhất 2024
Vừa qua, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 lên 500.000 đồng/tháng. Vậy, ai được nhận trợ cấp xã hội cho người cao tuổi hàng tháng và thủ tục nhận thế nào? Ai được nhận trợ cấp xã hội cho người cao tuổi hàng tháng Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. Như vậy, nếu thuộc một trong các đối tượng trên thì sẽ được nhận trợ cấp người cao tuổi hằng tháng. Đồng thời, để được nhận trợ cấp thì phải làm hồ sơ, thủ tục theo quy định. Thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng mới nhất 2024 1) Hồ sơ Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định, Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Tải về Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo Mẫu số 1d 2) Thủ tục Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP, thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng mới nhất 2024 như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ lên UBND cấp xã Người cao tuổi, người giám hộ của người cao tuổi hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai: Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức xét duyệt hồ sơ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng. Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại. Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã gửi đề nghị đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình chủ tịch UBND cấp huyện quyết định Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 4: Trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với: - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn là kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng là kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Như vậy, năm 2024, người cao tuổi hoặc người giám hộ của người cao tuổi hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan có thể làm hồ sơ cho người cao tuổi theo quy định trên để thực hiện thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng.
Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị phạt hành chính như thế nào?
Lợi dụng chăm sóc người cao tuổi để trục lợi có bị phạt hành chính? Khi nào người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Nhà nước có chính sách gì cho người cao tuổi? Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào? Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật; + Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chăm sóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật; + Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này. Như vậy, hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là mức phạt hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức buộc phải nộp lại khoản lợi ích bất hợp pháp từ việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi mang lại. Người cao tuổi thuộc các trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. Nhà nước có những chính sách hỗ trợ gì đối với người cao tuổi? Theo Điều 4 Luật người cao tuổi năm 2009, những chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi bao gồm: - Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. - Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. - Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tóm lại, hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là mức phạt hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).
Trợ cấp xã hội hàng tháng áp dụng cho người khuyết tật ở mức nào? Mức trợ cấp hiện nay là bao nhiêu?
Trợ cấp xã hội hàng tháng áp dụng cho người khuyết tật ở mức nào? Mức trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Trợ cấp xã hội hàng tháng áp dụng cho người khuyết tật ở mức nào? Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật 2010 có quy định người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: - Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; - Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; - Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 cũng có nêu rõ, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: - Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 Luật người khuyết tật 2010. - Người khuyết tật nặng. Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 45 Luật người khuyết tật 2010 có quy định nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội như sau: - Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. - Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật nêu trên cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm: + Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; + Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày; + Mua thẻ bảo hiểm y tế; + Mua thuốc chữa bệnh thông thường; + Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; + Mai táng khi chết; + Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ. Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí nêu trên. Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống thì sẽ được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. (2) Mức trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định như sau: “e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này: - Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; - Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng; - Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng; - Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.” Theo đó, hiện nay, hệ số 2,0 áp dụng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng. Còn hệ số 2,5 áp dụng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng và hệ số 1,5 áp dụng đối với người khuyết tật nặng. Đồng thời, tại Nghị định 76/2024/NĐ-CP có nêu rõ, từ ngày 01/7/2024, mức chuẩn trợ cấp xã hội sẽ là 500.000 đồng/tháng. Như vậy, mức trợ cấp đối với người khuyết tật hiện nay là 01 triệu đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng. Trường hợp là trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng thì là 1,25 triệu đồng/tháng. Còn đối với người khuyết tật nặng là 750.000 đồng/tháng. (3) Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi đối xử với người khuyết tật Căn cứ Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. - Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. - Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. - Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật. - Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật. - Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật. Theo đó, hiện nay, khi đối xử với người khuyết tật, có những hành vi bị nghiêm cấm như đã nêu trên.
Thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng mới nhất 2024
Vừa qua, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 lên 500.000 đồng/tháng. Vậy, ai được nhận trợ cấp xã hội cho người cao tuổi hàng tháng và thủ tục nhận thế nào? Ai được nhận trợ cấp xã hội cho người cao tuổi hàng tháng Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. Như vậy, nếu thuộc một trong các đối tượng trên thì sẽ được nhận trợ cấp người cao tuổi hằng tháng. Đồng thời, để được nhận trợ cấp thì phải làm hồ sơ, thủ tục theo quy định. Thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng mới nhất 2024 1) Hồ sơ Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định, Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Tải về Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo Mẫu số 1d 2) Thủ tục Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP, thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng mới nhất 2024 như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ lên UBND cấp xã Người cao tuổi, người giám hộ của người cao tuổi hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai: Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức xét duyệt hồ sơ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng. Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại. Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã gửi đề nghị đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình chủ tịch UBND cấp huyện quyết định Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 4: Trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với: - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn là kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng là kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Như vậy, năm 2024, người cao tuổi hoặc người giám hộ của người cao tuổi hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan có thể làm hồ sơ cho người cao tuổi theo quy định trên để thực hiện thủ tục nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng.
Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị phạt hành chính như thế nào?
Lợi dụng chăm sóc người cao tuổi để trục lợi có bị phạt hành chính? Khi nào người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Nhà nước có chính sách gì cho người cao tuổi? Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào? Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật; + Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chăm sóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật; + Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này. Như vậy, hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là mức phạt hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, cá nhân, tổ chức buộc phải nộp lại khoản lợi ích bất hợp pháp từ việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi mang lại. Người cao tuổi thuộc các trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. Nhà nước có những chính sách hỗ trợ gì đối với người cao tuổi? Theo Điều 4 Luật người cao tuổi năm 2009, những chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi bao gồm: - Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. - Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. - Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tóm lại, hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây là mức phạt hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).