Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính trợ cấp thôi việc?
Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản của lao động nữ có được tính là thời gian để tính trợ cấp thôi việc không? Hiện nay cách tính tiền trợ cấp thôi việc như thế nào? Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính trợ cấp thôi việc? Theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó: Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: - Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; - Thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; - Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; - Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; - Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; - Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản cũng là một trong những thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức cũng được tính vào thời gian để tính trợ cấp thôi việc. Cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay như thế nào? Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, mức hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động như sau: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Trong đó, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm. - Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Như vậy, cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay sẽ là: Trợ cấp thôi việc = (1/2 tháng lương)*số năm làm việc. Lưu ý, chỉ được tính trợ cấp thôi việc khi làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Nghỉ việc trong trường hợp nào thì người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc? Theo Điều 34, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì chỉ có nghỉ việc trong các trường hợp sau đây người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc: - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019. - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, chỉ có nghỉ việc trong những trường hợp trên và đã làm thường xuyên từ 12 tháng trở lên thì người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc.
Cần đáp ứng điều kiện gì để hưởng trợ cấp thôi việc? Nghỉ việc bao lâu thì nhận được?
NLĐ cần đáp ứng điều kiện gì để hưởng trợ cấp thôi việc? Nghỉ việc bao lâu thì nhận được? Không trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) NLĐ cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng trợ cấp thôi việc? Căn cứ Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau: - Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. - Hợp đồng lao động chấm dứt thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019. - Người lao động không thuộc các trường hợp như sau: + Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 và pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ Luật Lao động 2019. Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. (2) Bao lâu sau khi nghỉ việc thì nhận được trợ cấp thôi việc? Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.” Theo đó, tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc. (3) Người sử dụng lao động không trả trợ cấp thôi việc bị xử phạt thế nào? Đối với hành vi không trả hoặc không trả đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động thì sẽ căn cứ theo số lượng người lao động bị vi phạm để xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: - Từ 01 đến 02 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 02 đến 05 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 05 đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động. - Từ 10 đến 15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động. - Từ 15 đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động trong trường hợp này còn bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Đề xuất mức trợ cấp thôi việc đối với người không tham gia lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở
Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Bình đề xuất mức chi hỗ trợ thôi việc đối với Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng do kiện toàn thống nhất lực lượng. (1) Lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở được kiện toàn từ đâu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 Do đó, Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng do kiện toàn, dôi dư không bố trí, sắp xếp được hoặc không tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ ở vì nguyện vọng cá nhân, được giải quyết thôi việc trước ngày 01/7/2024. (2) Đề xuất trợ cấp thôi việc đối với người không tham gia lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở UBND tỉnh Thái Bình đang dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tiêu chí thành lâp Tổ bảo vệ an ninh trật tự và chế độ chính sách cho thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Bình, mỗi thôn, tổ dân phố được thành lập 01 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự có 03 thành viên, gồm: 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và 01 Tổ viên. Trong đó, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng do kiện toàn, dôi dư không bố trí, sắp xếp được hoặc không tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ ở vì nguyện vọng cá nhân, được giải quyết thôi việc trước ngày 01/7/2024. UBND tỉnh Thái Bình đề xuất Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng được hưởng trợ cấp thôi việc theo mức như sau: - Công an viên thôn có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng mức hỗ trợ một lần, mỗi năm công tác tính bằng 1,5 tháng phụ cấp hiện hưởng. - Công an viên thôn không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định nêu trên, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, đội phó dân phòng có thời gian công tác liên tục từ đủ 12 tháng tính đến ngày 01/7/2024 thôi việc thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 05 tháng phụ cấp hiện hưởng và hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (nếu đang thực hiện) theo quy định cho đến hết ngày 31/12/2024. Lưu ý, người được hưởng hỗ trợ theo quy định nêu trên, nếu được bầu cử, tuyển dụng vào làm cán bộ, công chức, viên chức người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tham gia Tổ bảo vệ an ninh trật tự trong khoảng thời gian 36 tháng kể từ ngày nhận quyết định hỗ trợ thì trong khoảng 6 tháng kể từ ngày được bầu cử, tuyển dụng, phải hoàn trả lại số tiền ngân sách tỉnh hỗ trợ. (3) Thành viên Tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở gồm những ai? Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023, thành viên của Tổ bảo vệ ANTT gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên. Công an cấp xã báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ ANTT quyết định công nhận thành viên Tổ bảo vệ ANTT và được niêm yết công khai. Tại thôn, tổ dân phố đã bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy thì Công an cấp xã căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn của người đã được bổ nhiệm để đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ ANTT. Theo khoản 4 Điều 16 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023 nhiệm vụ của từng thành viên trong Tổ bảo vệ ANTT là: - Tổ trưởng sẽ quản lý, điều hành hoạt động của Tổ bảo vệ ANTT; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước Công an xã về hoạt động của Tổ bảo vệ ANTT. Ngoài ra Tổ trưởng phải phân công nhiệm vụ cho thành viên Tổ bảo vệ ANTT - Tổ phó thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ bảo vệ ANTT; bên cạnh đó quản lý, điều hành hoạt động của Tổ bảo vệ ANTT khi chưa có Tổ trưởng, Tổ trưởng vắng mặt hoặc được Tổ trưởng ủy quyền; - Tổ viên thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo sự quản lý, phân công của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ ANTT - Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ ANTT thực hiện nhiệm vụ của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Trình tự, thủ tục thành lập Tổ bảo vệ ANTT, công nhận thành viên Tổ bảo vệ ANTT do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Người lao động có phải đóng thuế TNCN khi nhận tiền trợ cấp thôi việc, mất việc không?
NLĐ được cấp các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định của pháp luật. Vậy khi nhận các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc thì NLĐ có phải đóng thuế TNCN không? (1) Khoản trợ cấp thôi việc, mất việc có thuộc thu nhập chịu thuế TNCN không? Tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó ở điểm b.6 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp phải nộp thuế TNCN trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây: - Trợ cấp khó khăn đột xuất - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản - Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động - Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng - Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm - Trợ cấp thất nghiệp - Các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ. Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. Như vậy, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thuộc đối tượng không phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. (2) Mức đóng thuế TNCN cho các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc như thế nào? Khoản trợ cấp thôi việc, mất việc tuy không thuộc các khoản thu nhập phải đóng thuế TNCN nhưng nếu mức hưởng trợ cấp cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn thì NLĐ có nghĩa vụ nộp thuế đối với phần vượt đó. Mức đóng thuế và các trường hợp khấu trừ thuế được hướng dẫn như sau: Đối với trợ cấp thôi việc Theo hướng dẫn tại Công văn 8874/CT-TTHT của Cục thuế TPHCM, khoản trợ cấp thôi việc đúng theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội thì không phải kê khai tính nộp thuế TNCN. Khoản tiền lương tháng cuối còn lại chưa thanh toán, các khoản tiền thưởng, trợ cấp thôi việc thuộc diện chịu thuế TNCN (vượt mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn) mà Công ty trả cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN như sau: + Nếu thời điểm chi trả trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì Công ty cộng các khoản chi trên vào thu nhập chịu thuế TNCN để tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần. + Nếu thời điểm chi trả sau thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động đã nghỉ việc, khoản chi tiền từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì Chi nhánh Công ty khấu trừ thuế TNCN theo mức 10%. Đối với trợ cấp mất việc Theo hướng dẫn tại Công văn 13510/CTHN-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, đối với khoản trợ cấp mất việc làm cho NLĐ nghỉ việc theo đúng đối tượng và mức quy định của Bộ Luật lao động thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Đối với khoản trợ cấp mất việc cho người lao động nghỉ việc cao hơn mức quy định tại Bộ Luật lao động 2019 thì Công ty thực hiện tổng hợp cùng với tiền lương, tiền công để khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả. Trường hợp Công ty chi trả các khoản hỗ trợ tài chính thêm cho người lao động (ngoài quy định của Bộ Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội) sau khi đã chấm dứt Hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai triệu (2.000.000) đồng trở lên thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Như vậy, tổng kết lại, khoản trợ cấp thôi việc, mất việc được nhận đúng mức theo quy định của pháp luật thì NLĐ không phải đóng thuế TNCN. Nếu NLĐ được nhận số tiền cao hơn mức quy định của pháp luật thì sẽ đóng thuế TNCN cho phần vượt thêm đó. Công ty thực hiện khấu trừ phần thuế TNCN đối với khoản trợ cấp vượt quá mức trợ cấp được quy định cho NLĐ nếu thời điểm chi trả các khoản trợ cấp là trước khi NLĐ nghỉ việc. Sau khi NLĐ nghỉ việc, nếu khoản tiền trợ cấp thôi việc, mất việc hoặc tiền thưởng, hỗ trợ thêm cho NLĐ lớn hơn 2 triệu đồng thì sẽ Công ty sẽ tự khấu trừ 10% giá trị khoản tiền đó để đóng thuế TNCN trước khi trả cho NLĐ.
"Đứng núi này trông núi nọ" là gì? NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc?
"Đứng núi này trông núi nọ" là gì? NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc? (Hình từ internet) 1. "Đứng núi này trông núi nọ" là gì? Thành ngữ "đứng núi này trông núi nọ" trong tiếng Việt thường được dùng để ví thái độ kén chọn, không bằng lòng với công việc, hoàn cảnh hiện có, mà mơ tưởng đến công việc, hoàn cảnh khác tốt hơn (hàm ý phê phán). Điển tích của câu thành ngữ này là câu chuyện kể về một anh chàng lên tìm gặp sư thầy nổi tiếng của vùng để hỏi về chuyện gia đình của mình. Anh đã không còn tha thiết với người vợ hiện tại và phải lòng một cô gái khác. Anh cho rằng, cô gái dịu dàng, lương thiện và chính là mẫu người anh đã tìm kiếm lâu nay. Sau đó sư thầy cùng chàng trai leo lên một ngọn núi, ban đầu anh cảm thấy ngọn núi này rất đẹp và hùng vĩ, nhưng sau khi leo lên đỉnh núi và cảm nhận được sự mệt mỏi do con đường khúc khuỷu đầy sỏi đá thì cảm thấy không thích nó nữa, và anh cảm nhận được ngọn núi phía xa đẹp hơn nhiều. Từ đó, câu thành ngữ này nói về một người đang đứng ở trên ngọn núi nàу mà lại trông ngóng ѕang ngọn núi kháᴄ, muốn đi đến ngọn núi kia hơn là ngọn núi mình đang đứng. Từ đó, ta có nghĩa ẩn dụ chỉ về những người không biết thỏa mãn ᴠới ᴠị trí, với những điều mình đang ᴄó mà luôn so sánh và nhóm ngó mọi thứ xung quanh. Tuy câu chuyện trên kết thúc vui vẻ và hài hước, nhưng tính “đứng núi này trông núi nọ” không phải là một đức tính cần có trong công việc bởi họ sẽ luôn không biết thỏa mãn với hiện tại và không thể đầu tư, tập trung vào công việc dẫn đến lơ là và không thể phát triển được. 2. NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc? Thông thường, những người có tính “đứng núi này trông núi nọ” sẽ không chấp nhận yên vị tại một chỗ, bởi họ luôn không hài lòng với công việc hiện tại và sẵn sàng nhảy việc khi cảm thấy công việc khác tốt hơn. Khi người lao động có tính này thông thường sẽ nghỉ ngang để có thể đi đến công việc mới. Theo đó, căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. Và phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo. Tuy nhiên, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật (có thông báo trước theo quy định của pháp luật hoặc thuộc các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước,...) thì không phải bồi thường cho người sử dụng lao động, cũng như vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.
Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức thì các vấn đề liên quan đến bậc lương khi bị hạ bậc lương, chế độ khi buộc thôi việc như thế nào? Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng trợ cấp thôi việc? Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì các vấn đề liên quan khi công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc như sau: -Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. - Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ hồ sơ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản tóm tắt lý lịch và nhận xét (có xác nhận) khi công chức đó yêu cầu. - Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm. Như vậy, khi công chức bị kỷ luật buộc thôi việc thì sẽ không được hưởng chế độ thôi việc. Ngoài ra, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý ở hình thức kỷ luật giáng chức mà không còn chức vụ thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng xuống không còn chức vụ. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, nếu đang hưởng lương từ bậc 2 trở lên của ngạch hoặc chức danh thì xếp vào bậc lương thấp hơn liền kề của bậc lương đang hưởng. Thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau để trở lại bậc lương cũ trước khi bị kỷ luật được tính kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian giữ bậc lương trước khi bị kỷ luật hạ bậc lương được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng bậc lương lần kế tiếp. Trường hợp công chức đang hưởng lương bậc 1 hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch hoặc chức danh thì không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp. Công chức bị kỷ luật oan sai thì xử lý thế nào? Tại Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP khi Quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì xử lý như sau: - Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác. - Trường hợp đã ban hành quyết định kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì việc xử lý quyết định kỷ luật đã ban hành do cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định. Đối với trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.
Quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức mới nhất
Hiện nay viên chức được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào? Và chế độ của viên chức khi thôi việc như thế nào? Các trường hợp viên chức được giải quyết thôi việc Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau: - Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010; - Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp: + Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc; + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn; + Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. + Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự. - Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; - Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo; - Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập; - Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế. Thủ tục giải quyết thôi việc như thế nào? - Đối với trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định. - Đối với trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức. Chế độ trợ cấp thôi việc khi viên chức nghỉ việc Khi việc chức nghỉ việc thì tiến hành chi trả trợ cấp thôi việc theo Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau: - Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: + Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có); Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng; + Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008; + Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. - Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp. Lưu ý viên chức sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp: - Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị; - Viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật; - Viên chức thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Viên chức 2010.
Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc theo luật lao động mới ?
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp luật sịnh và người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. 1. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mới nhất Pháp luật quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động năm 2019 rằng người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau : + Hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động hết hạn để thực hiện theo như trong hợp đồng đã ký kết; + Hai bên đã hoàn thành hết công việc giống như trong hợp đồng lao động đã ký kết; + Hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng lao động; + Người lao động đã bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án của Toà án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; + Người lao động chết hoặc là bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; + Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được uỷ quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật đã đề ra trong Bộ luật lao động Tóm lại, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi các bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định như đã nêu ở trên. 2. Cách tính trợ cấp thôi việc Theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 và khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động thì trợ cấp thôi việc được hiểu như sau : Thứ nhất, khi hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. Theo quy định này thì người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương : Trợ cấp thôi việc được tính = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc. Thứ hai, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được hiểu là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi tổng thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Trong đó : + Thời gian người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được quy định gồm : Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần; nghỉ việc hưởng nguyên lương; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động và thời gian bị tạm đình chỉ công việc. + Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm : thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệpnhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền lương tương đương với mức sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. + Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo đơn vị năm (đủ 12 tháng); + Trường hợp khi tính mà có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Thứ ba, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ Luật lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung trong hợp đồng là tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Như vậy, coi như tình huống nêu trên, người lao động đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc. Nếu trong 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc mà người lao động nghỉ 1 tháng (do nạo hút thai nên lương bằng 0) thì khi tính tiền lương bình quân, bạn tính tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.
Đã đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu thì có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Thưa Luật sư, Tôi sinh ngày 27/10/1962. Tôi đã đóng BHXH được 28 năm 6 tháng. Theo đó, ngày 31/07/2023 Tôi nhận được quyết định nghỉ hưu của Công ty HBV theo hợp đồng lao động đã ký ngày 15/08/1995. Tôi muốn hỏi xem trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không ? Tôi được biết một số người lao động (trong trường hợp tương tự" được hưởng "trợ cấp thôi việc" cho khoảng thời gian lao động trước ngày 01/09/2009. Mong đợi được sự xác nhận của Luật sư Trân trọng cám ơn
Trợ cấp thôi việc được hưởng trong trường hợp nào và cách tính trợ cấp thôi việc của người lao động
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trong trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp thôi việc. Cách tính trợ cấp thôi việc của người lao động hiện nay. 1. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc - Người lao động làm việc thường xuyên cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên. - Chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các hình hình thức sau: + Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019. + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. + Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. + Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. 2. Cách tính trợ cấp thôi việc Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc. Trong đó, - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = (Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động) – (Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm) + Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (được xác định theo Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động và thời gian bị tạm đình chỉ công việc. + Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. + Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. - Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Trường hợp nào công ty được sa thải người lao động? Trình tự thực hiện sa thải người lao động?
Sa thải người lao động là một trong những hình thức xử lý kỷ luật người lao động mà người sử dụng lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Đây được xem là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất đối với người lao động. Trường hợp nào công ty được sa thải người lao động? Theo quy định tại Điều 125 Bộ Luật lao động 2019, công ty được áp dụng hình thức xư lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuộc vào các trường hợp sau: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động. - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ Luật lao động 2019. - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Trình tự thực hiện sa thải người lao động? - Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động. - Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động như sau: Bước 1: Trước ít nhất 5 ngày làm việc thời điểm thực hiện họp kỷ luật, người sử dụng lao động phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Bước 2: Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo (trường hợp một trong các thành viên bắt buộc của cuộc họp vắng mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành). Trong cuộc họp, người sử dụng lao động phải đưa ra được những bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm của người lao động và đưa ra hình thức xử lý tương ứng. Người lao động có quyền tranh luận để bào chữa hoặc nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa. Bước 3: Lập biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động có chữ ký xác nhận của các thành phần tham gia, trường hợp có người không ký xác nhận thì người ghi biên bản phải ghi rõ họ tên, lý do không lý vào biên bản. Bước 4: Sau khi kết thúc cuộc họp kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật người lao động. Trường hợp sa thải người lao động thì người sử dụng lao động thực hiện thêm trách nhiệm quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019. Người lao động bị sa thải có được nhận trợ cấp thôi việc? Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 có 2 điều kiện để người lao động được xem xét tính chi trả trợ cấp thôi việc: - Người lao động phải làm việc cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên. - Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động 2019. Đối chiếu với quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 thì trường hợp người lao động bị sa thải không rơi vào các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được chi trả trợ cấp thôi việc. Do đó, khi người lao động bị sa thải thì không được chi trả trợ cấp thôi việc. Trên đây là một số nội dung liên quan đến sa thải người lao động.
Chế độ người lao động nhận được khi nghỉ việc
Người lao động khi nghỉ việc thì sẽ được nhận những chế độ gì? Có đồng thời nhận cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp hay không? Được hưởng trợ cấp thôi việc Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương trong các trường hợp sau (trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên): - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019. - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019. Việc xác định thời gian thực tế để tính tiền hưởng trợ cấp thôi việc sẽ theo Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Hưởng trợ cấp thất nghiệp Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013. Cụ thể như sau: - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013; - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: + Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; + Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; + Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; + Chết. Việc xác định như thế nào là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP. Khi người lao động đủ điều kiện để hưởng cả 02 chế độ trên thì sẽ được hưởng đồng thời. Ngoài 02 chế độ nêu trên thì trong trường hợp người lao động nghỉ việc mà chưa hưởng hết phép năm thì cũng sẽ được chi trả tiền phép năm đối với những ngày chưa nghỉ.
Quy định về chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động
Khi nghỉ việc, một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm là có được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc hay không, bài viết dưới đây sẽ làm rõ thêm về vấn đề này. 1. Điều kiện để được chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 (gọi tắt là BLLĐ 2019) và khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP để được chi trả trợ cấp thôi việc thì người lao động phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Điều kiện thứ nhất: chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau: + Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 BLLĐ 2019; + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; + Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; + Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. + Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019. + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019. - Điều kiện thứ hai: đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt. Lưu ý: Trừ 02 trường hợp sau thì người lao động không được tính hưởng trợ cấp thôi việc: + Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của BLLĐ 2019 và pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ 2019 (trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của BLLĐ 2019). Như vậy, nếu người lao động thỏa đồng thời hai điều kiện trên thì sẽ thuộc đối tượng được người sử dụng lao động tính trả trợ cấp thôi việc cho mình. Mỗi năm làm việc người lao động sẽ được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc bằng một nửa tháng tiền lương. 2. Cách tính tiền chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLLĐ 2019 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: - Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: + Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; + Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định; + Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định; + Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định mà được người sử dụng lao động trả lương; + Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của BLLĐ 2019. - Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định. - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng): + Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, + Trường hợp trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Như vậy, để xác định có được hưởng tiền trợ cấp thôi việc hay không thì còn phải phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế của người lao động là bao lâu, từ đó mới có thể tính toán được mức chi trả chính xác. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định về việc xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trong một số trường hợp đặc biệt. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động Khoản 3 Điều 46 BLLĐ 2019, khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 12 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động quy định như sau: - Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. - Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của BLLĐ 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Lưu ý thêm, kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Quyền lợi, chính sách khi công chức nhà nước xin thôi việc
Hiện nay, quy định chế độ thôi việc cho công chức nhà nước xin thôi việc là như thế nào? Cơ quan nào chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức nhà nước đó? 1. Trường hợp công chức nhà nước thôi việc được hưởng chế độ thôi việc Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc như sau: - Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý. - Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008. 2. Mức hưởng trợ cấp thôi việc đối với công chức Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP thì công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng. Trong đó: Về thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc được quy định Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm: + Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; + Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân; + Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp; + Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; + Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng; + Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động; + Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai; + Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008; + Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án. Thời gian làm việc trên nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: + Dưới 03 (ba) tháng thì không tính; + Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc; + Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.” 3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 46/2010/NĐ-CP về nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc: - Đối với công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm. - Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau: + Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật; + Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật. => Theo đó, công chức của cơ quan nhà nước xin thôi việc theo nguyện vọng thì sẽ được hưởng chế độ thôi việc từ nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm cho cơ quan nhà nước đó.
Trợ cấp thôi việc của người lao động nước ngoài
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp luật sịnh và người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài như sau: “5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau: a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm. b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 đã đề cập ở trên thì mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương đồng thời tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Từ đó có công thức tính tiền trợ cấp thôi việc như sau: Tiền lương tính trợ cấp = tổng tiền lương 6 tháng liền kề : 2 Tiền trợ cấp thôi việc = ½ tiền lương tính trợ cấp” Vi phạm quy định trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định: “2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây: a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.” Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Do đó nếu người lao động nước ngoài đã đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc mà người sử dụng không chi trả sẽ bị xử phạt gấp 2 lần mức phạt theo quy định nêu trên.
Thời gian tính trợ cấp thôi việc khi NSDLĐ trả cho NLĐ 01 khoản tiền tương ứng mức đóng BHXH
Trong thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau, nếu như công ty chi trả cho người lao động 1 khoản tiền tương đương với mức người sử dụng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì khoảng thời gian này có được coi như thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được trừ khi tính thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc không? Trợ cấp thôi việc là gì? Hiện tại trong các quy định thì pháp luật không giải thích rõ ràng Trợ cấp thôi việc là gì, tuy nhiên, theo Điều 46 Bộ luật lao động 2019 thì có thể hiểu rằng trợ cấp thôi việc làm là khoản tiền hỗ trợ tài chính do đơn vị/ người sử dụng lao động chi trả bổ sung cho người lao động sau khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định. Việc hưởng trợ cấp thôi việc làm sẽ giúp cho những người phải nghỉ việc có thể đảm bảo cuộc sống của họ trong thời gian chờ đợi để kiếm được việc mới. Tuy nhiên, không phải người lao động nào sau nghỉ việc cũng sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp này mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng theo quy định của Pháp luật. Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc là gì? Căn cứ theo Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau: - Khi hết hạn hợp đồng lao động - Khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng - Khi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động - Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. - Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Như vậy, người lao động sau nghỉ việc thuộc một trong 8 trường hợp kể trên có thời gian làm việc thưởng xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định. Thời gian tính trợ cấp thôi việc khi NSDLĐ trả cho NLĐ 01 khoản tiền tương ứng mức đóng BHXH Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm: - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó: - Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động. - Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này. Do đó, nếu người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì khoảng thời gian này sẽ được trừ khi tính thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.
NLĐ không được trả trợ cấp thôi việc đúng luật phải báo với cơ quan nào?
Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ và đợi nhận trợ cấp thôi việc từ NSDLĐ thì gặp phải tình huống NSDLĐ mượn cớ, tìm lý do để không chi trả hay kéo dài thời gian khiến NLĐ gặp khó khăn. Vậy trong trường hợp này NLĐ cần làm gì? Những trường hợp nào NLĐ không được nhận trợ cấp thôi việc? NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp sau đây thì không được nhận trợ cấp thôi việc, cụ thể: Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Hết hạn hợp đồng lao động; - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. - NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. - NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019. Trường hợp 2: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp 3: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019. Trường hợp 4: NLĐ bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (quy định mới). Như vậy, nếu NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì không được nhận trợ cấp thôi việc Xem thêm bài viết liên quan: Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào? Doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt hành chính không? Theo những phân tích trên nếu NLĐ đáp ứng đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc và không thuộc một trong các trường hợp không được nhận trợ cấp thôi việc, mà NSDLĐ không trả hoặc trả không đủ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền: - Từ 01-02 triệu đồng đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 02-05 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 05-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; - Từ 10-15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; - Từ 15-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc, NLĐ cần làm gì? Trong trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc thì NLĐ có thể thực hiện theo 03 cách sau: Cách 1: Khiếu nại Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau: - Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động. + Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. - Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính. + Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. + Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án. Cách 2: Tố cáo Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018). Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động. Cách 3: Giải quyết theo tranh chấp lao động: Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: - Hòa giải viên lao động; - Hội đồng trọng tài lao động; và - Tòa án nhân dân. Xem thêm bài viết liên quan: Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?
Hướng dẫn doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động không trái pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp không có doanh thu không đủ khả năng để duy trì công việc cho người lao động thì làm cách nào để có thể chấm dứt hợp đồng lao động mà không vi phạm quy định của pháp luật? Trách nhiệm duy trì công việc cho người lao động của doanh nghiệp - Về nguyên tắc khi doanh nghiệp tuyển dụng người lao động thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm duy trì công việc cho người lao động. Nếu doanh nghiệp không có đơn đặt hàng người lao dộng không có việc làm doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc thì phải trả đủ 100% lương theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp không có doanh thu mà phải duy trì cho người lao động ngừng việc trả 100% lương là điều không thể mà phải tìm cách để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Cách để người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động Cách thứ nhất: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Cách thứ hai: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với trường hợp này để chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau: - Thứ nhất: phải có một trong các lý do sau đây: + Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở + Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. + Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc + Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định + Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên + Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động - Thứ hai: phải thông báo trước cho người lao động biết + Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn + Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng + Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này + Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ + Riêng đối với chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động. Cách thứ 3: Áp dụng điều kiện thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế để chấm dứt hợp đồng lao động. - Đối với trường hợp này doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động và báo trước cho người lao động cũng như UBND cấp tỉnh biết trước 30 ngày. Cách thứ 4: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải. =>> Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp gặp các khó khăn không thể duy trì công việc cho người lao động. Thì có hai cách tối ưu để có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu không thể thỏa thuận được với người lao động thì có thể áp dụng hình thức thay đổi cơ cấu tổ chức để chấm dứt hợp đồng lao động. Các khoản chi phí doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động - Mỗi năm làm việc cho người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc bằng một nữa tháng tiền lương. Trong đó, thời gian để tính trợ cấp thôi việc sẽ lấy thời làm việc thực tế trừ cho thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. - Thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ hết của người lao động. Theo đó, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. =>> Như vậy, doanh nghiệp cần dựa trên nhu cầu tình hình thực tế của công ty xác định chính xác trường hợp được áp dụng chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động cũng như trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật để tránh thực hiện sai và bị xử phạt vi phạm.
Chế độ thôi việc cho NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan cấp huyện.
Căn cứ Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 quy định: "Điều 46. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc." Và thanh toán các khoản tiền cũng như bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo Điều 48: "Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. 2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả." =>> Đối với NLĐ khi nghỉ việc thì cơ quan phải giải quyết các chế độ của họ theo các quy định tại Bộ Luật lao động 2919
Viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được nhận trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ Điều 57 Luật Viên chức 2010 quy định: “Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.” Theo đó, có thể thấy là khi viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tại Điều 45 Luật này nêu rõ, khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp khi viên chức thuộc một trong các trường hợp sau: a) Bị buộc thôi việc; b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này. Dựa vào các quy định nêu trên, viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính trợ cấp thôi việc?
Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản của lao động nữ có được tính là thời gian để tính trợ cấp thôi việc không? Hiện nay cách tính tiền trợ cấp thôi việc như thế nào? Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính trợ cấp thôi việc? Theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó: Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: - Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; - Thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; - Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; - Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; - Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; - Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản cũng là một trong những thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức cũng được tính vào thời gian để tính trợ cấp thôi việc. Cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay như thế nào? Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, mức hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động như sau: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Trong đó, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm. - Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Như vậy, cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay sẽ là: Trợ cấp thôi việc = (1/2 tháng lương)*số năm làm việc. Lưu ý, chỉ được tính trợ cấp thôi việc khi làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Nghỉ việc trong trường hợp nào thì người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc? Theo Điều 34, khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 thì chỉ có nghỉ việc trong các trường hợp sau đây người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc: - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019. - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, chỉ có nghỉ việc trong những trường hợp trên và đã làm thường xuyên từ 12 tháng trở lên thì người lao động mới được hưởng trợ cấp thôi việc.
Cần đáp ứng điều kiện gì để hưởng trợ cấp thôi việc? Nghỉ việc bao lâu thì nhận được?
NLĐ cần đáp ứng điều kiện gì để hưởng trợ cấp thôi việc? Nghỉ việc bao lâu thì nhận được? Không trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) NLĐ cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng trợ cấp thôi việc? Căn cứ Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau: - Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. - Hợp đồng lao động chấm dứt thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019. - Người lao động không thuộc các trường hợp như sau: + Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 và pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ Luật Lao động 2019. Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. (2) Bao lâu sau khi nghỉ việc thì nhận được trợ cấp thôi việc? Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.” Theo đó, tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc. (3) Người sử dụng lao động không trả trợ cấp thôi việc bị xử phạt thế nào? Đối với hành vi không trả hoặc không trả đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động thì sẽ căn cứ theo số lượng người lao động bị vi phạm để xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: - Từ 01 đến 02 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 02 đến 05 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 05 đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động. - Từ 10 đến 15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động. - Từ 15 đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động trong trường hợp này còn bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Đề xuất mức trợ cấp thôi việc đối với người không tham gia lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở
Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Bình đề xuất mức chi hỗ trợ thôi việc đối với Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng do kiện toàn thống nhất lực lượng. (1) Lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở được kiện toàn từ đâu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 Do đó, Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng do kiện toàn, dôi dư không bố trí, sắp xếp được hoặc không tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ ở vì nguyện vọng cá nhân, được giải quyết thôi việc trước ngày 01/7/2024. (2) Đề xuất trợ cấp thôi việc đối với người không tham gia lực lượng bảo vệ ANTT cơ sở UBND tỉnh Thái Bình đang dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tiêu chí thành lâp Tổ bảo vệ an ninh trật tự và chế độ chính sách cho thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Bình, mỗi thôn, tổ dân phố được thành lập 01 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự có 03 thành viên, gồm: 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và 01 Tổ viên. Trong đó, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng do kiện toàn, dôi dư không bố trí, sắp xếp được hoặc không tiếp tục tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ ở vì nguyện vọng cá nhân, được giải quyết thôi việc trước ngày 01/7/2024. UBND tỉnh Thái Bình đề xuất Công an viên thôn, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, Đội phó dân phòng được hưởng trợ cấp thôi việc theo mức như sau: - Công an viên thôn có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng mức hỗ trợ một lần, mỗi năm công tác tính bằng 1,5 tháng phụ cấp hiện hưởng. - Công an viên thôn không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định nêu trên, Bảo vệ dân phố, Đội trưởng, đội phó dân phòng có thời gian công tác liên tục từ đủ 12 tháng tính đến ngày 01/7/2024 thôi việc thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 05 tháng phụ cấp hiện hưởng và hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (nếu đang thực hiện) theo quy định cho đến hết ngày 31/12/2024. Lưu ý, người được hưởng hỗ trợ theo quy định nêu trên, nếu được bầu cử, tuyển dụng vào làm cán bộ, công chức, viên chức người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tham gia Tổ bảo vệ an ninh trật tự trong khoảng thời gian 36 tháng kể từ ngày nhận quyết định hỗ trợ thì trong khoảng 6 tháng kể từ ngày được bầu cử, tuyển dụng, phải hoàn trả lại số tiền ngân sách tỉnh hỗ trợ. (3) Thành viên Tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở gồm những ai? Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023, thành viên của Tổ bảo vệ ANTT gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên. Công an cấp xã báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ ANTT quyết định công nhận thành viên Tổ bảo vệ ANTT và được niêm yết công khai. Tại thôn, tổ dân phố đã bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy thì Công an cấp xã căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn của người đã được bổ nhiệm để đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ ANTT. Theo khoản 4 Điều 16 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở 2023 nhiệm vụ của từng thành viên trong Tổ bảo vệ ANTT là: - Tổ trưởng sẽ quản lý, điều hành hoạt động của Tổ bảo vệ ANTT; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước Công an xã về hoạt động của Tổ bảo vệ ANTT. Ngoài ra Tổ trưởng phải phân công nhiệm vụ cho thành viên Tổ bảo vệ ANTT - Tổ phó thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ bảo vệ ANTT; bên cạnh đó quản lý, điều hành hoạt động của Tổ bảo vệ ANTT khi chưa có Tổ trưởng, Tổ trưởng vắng mặt hoặc được Tổ trưởng ủy quyền; - Tổ viên thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo sự quản lý, phân công của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ ANTT - Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ ANTT thực hiện nhiệm vụ của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Trình tự, thủ tục thành lập Tổ bảo vệ ANTT, công nhận thành viên Tổ bảo vệ ANTT do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Người lao động có phải đóng thuế TNCN khi nhận tiền trợ cấp thôi việc, mất việc không?
NLĐ được cấp các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định của pháp luật. Vậy khi nhận các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc thì NLĐ có phải đóng thuế TNCN không? (1) Khoản trợ cấp thôi việc, mất việc có thuộc thu nhập chịu thuế TNCN không? Tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó ở điểm b.6 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp phải nộp thuế TNCN trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây: - Trợ cấp khó khăn đột xuất - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản - Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động - Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng - Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm - Trợ cấp thất nghiệp - Các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ. Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. Như vậy, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thuộc đối tượng không phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. (2) Mức đóng thuế TNCN cho các khoản trợ cấp thôi việc, mất việc như thế nào? Khoản trợ cấp thôi việc, mất việc tuy không thuộc các khoản thu nhập phải đóng thuế TNCN nhưng nếu mức hưởng trợ cấp cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn thì NLĐ có nghĩa vụ nộp thuế đối với phần vượt đó. Mức đóng thuế và các trường hợp khấu trừ thuế được hướng dẫn như sau: Đối với trợ cấp thôi việc Theo hướng dẫn tại Công văn 8874/CT-TTHT của Cục thuế TPHCM, khoản trợ cấp thôi việc đúng theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội thì không phải kê khai tính nộp thuế TNCN. Khoản tiền lương tháng cuối còn lại chưa thanh toán, các khoản tiền thưởng, trợ cấp thôi việc thuộc diện chịu thuế TNCN (vượt mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn) mà Công ty trả cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN như sau: + Nếu thời điểm chi trả trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì Công ty cộng các khoản chi trên vào thu nhập chịu thuế TNCN để tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần. + Nếu thời điểm chi trả sau thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động đã nghỉ việc, khoản chi tiền từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì Chi nhánh Công ty khấu trừ thuế TNCN theo mức 10%. Đối với trợ cấp mất việc Theo hướng dẫn tại Công văn 13510/CTHN-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, đối với khoản trợ cấp mất việc làm cho NLĐ nghỉ việc theo đúng đối tượng và mức quy định của Bộ Luật lao động thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Đối với khoản trợ cấp mất việc cho người lao động nghỉ việc cao hơn mức quy định tại Bộ Luật lao động 2019 thì Công ty thực hiện tổng hợp cùng với tiền lương, tiền công để khấu trừ thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần trước khi chi trả. Trường hợp Công ty chi trả các khoản hỗ trợ tài chính thêm cho người lao động (ngoài quy định của Bộ Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội) sau khi đã chấm dứt Hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai triệu (2.000.000) đồng trở lên thì Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho cá nhân theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Như vậy, tổng kết lại, khoản trợ cấp thôi việc, mất việc được nhận đúng mức theo quy định của pháp luật thì NLĐ không phải đóng thuế TNCN. Nếu NLĐ được nhận số tiền cao hơn mức quy định của pháp luật thì sẽ đóng thuế TNCN cho phần vượt thêm đó. Công ty thực hiện khấu trừ phần thuế TNCN đối với khoản trợ cấp vượt quá mức trợ cấp được quy định cho NLĐ nếu thời điểm chi trả các khoản trợ cấp là trước khi NLĐ nghỉ việc. Sau khi NLĐ nghỉ việc, nếu khoản tiền trợ cấp thôi việc, mất việc hoặc tiền thưởng, hỗ trợ thêm cho NLĐ lớn hơn 2 triệu đồng thì sẽ Công ty sẽ tự khấu trừ 10% giá trị khoản tiền đó để đóng thuế TNCN trước khi trả cho NLĐ.
"Đứng núi này trông núi nọ" là gì? NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc?
"Đứng núi này trông núi nọ" là gì? NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc? (Hình từ internet) 1. "Đứng núi này trông núi nọ" là gì? Thành ngữ "đứng núi này trông núi nọ" trong tiếng Việt thường được dùng để ví thái độ kén chọn, không bằng lòng với công việc, hoàn cảnh hiện có, mà mơ tưởng đến công việc, hoàn cảnh khác tốt hơn (hàm ý phê phán). Điển tích của câu thành ngữ này là câu chuyện kể về một anh chàng lên tìm gặp sư thầy nổi tiếng của vùng để hỏi về chuyện gia đình của mình. Anh đã không còn tha thiết với người vợ hiện tại và phải lòng một cô gái khác. Anh cho rằng, cô gái dịu dàng, lương thiện và chính là mẫu người anh đã tìm kiếm lâu nay. Sau đó sư thầy cùng chàng trai leo lên một ngọn núi, ban đầu anh cảm thấy ngọn núi này rất đẹp và hùng vĩ, nhưng sau khi leo lên đỉnh núi và cảm nhận được sự mệt mỏi do con đường khúc khuỷu đầy sỏi đá thì cảm thấy không thích nó nữa, và anh cảm nhận được ngọn núi phía xa đẹp hơn nhiều. Từ đó, câu thành ngữ này nói về một người đang đứng ở trên ngọn núi nàу mà lại trông ngóng ѕang ngọn núi kháᴄ, muốn đi đến ngọn núi kia hơn là ngọn núi mình đang đứng. Từ đó, ta có nghĩa ẩn dụ chỉ về những người không biết thỏa mãn ᴠới ᴠị trí, với những điều mình đang ᴄó mà luôn so sánh và nhóm ngó mọi thứ xung quanh. Tuy câu chuyện trên kết thúc vui vẻ và hài hước, nhưng tính “đứng núi này trông núi nọ” không phải là một đức tính cần có trong công việc bởi họ sẽ luôn không biết thỏa mãn với hiện tại và không thể đầu tư, tập trung vào công việc dẫn đến lơ là và không thể phát triển được. 2. NLĐ có tính này nếu nghỉ ngang có được hưởng trợ cấp thôi việc? Thông thường, những người có tính “đứng núi này trông núi nọ” sẽ không chấp nhận yên vị tại một chỗ, bởi họ luôn không hài lòng với công việc hiện tại và sẵn sàng nhảy việc khi cảm thấy công việc khác tốt hơn. Khi người lao động có tính này thông thường sẽ nghỉ ngang để có thể đi đến công việc mới. Theo đó, căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. Và phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo. Tuy nhiên, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật (có thông báo trước theo quy định của pháp luật hoặc thuộc các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước,...) thì không phải bồi thường cho người sử dụng lao động, cũng như vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.
Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức thì các vấn đề liên quan đến bậc lương khi bị hạ bậc lương, chế độ khi buộc thôi việc như thế nào? Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng trợ cấp thôi việc? Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì các vấn đề liên quan khi công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc như sau: -Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. - Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ hồ sơ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản tóm tắt lý lịch và nhận xét (có xác nhận) khi công chức đó yêu cầu. - Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm. Như vậy, khi công chức bị kỷ luật buộc thôi việc thì sẽ không được hưởng chế độ thôi việc. Ngoài ra, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý ở hình thức kỷ luật giáng chức mà không còn chức vụ thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng xuống không còn chức vụ. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, nếu đang hưởng lương từ bậc 2 trở lên của ngạch hoặc chức danh thì xếp vào bậc lương thấp hơn liền kề của bậc lương đang hưởng. Thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau để trở lại bậc lương cũ trước khi bị kỷ luật được tính kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian giữ bậc lương trước khi bị kỷ luật hạ bậc lương được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng bậc lương lần kế tiếp. Trường hợp công chức đang hưởng lương bậc 1 hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch hoặc chức danh thì không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp. Công chức bị kỷ luật oan sai thì xử lý thế nào? Tại Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP khi Quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì xử lý như sau: - Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác. - Trường hợp đã ban hành quyết định kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì việc xử lý quyết định kỷ luật đã ban hành do cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định. Đối với trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.
Quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức mới nhất
Hiện nay viên chức được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào? Và chế độ của viên chức khi thôi việc như thế nào? Các trường hợp viên chức được giải quyết thôi việc Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau: - Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010; - Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp: + Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc; + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn; + Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. + Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự. - Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; - Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo; - Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập; - Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế. Thủ tục giải quyết thôi việc như thế nào? - Đối với trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định. - Đối với trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức. Chế độ trợ cấp thôi việc khi viên chức nghỉ việc Khi việc chức nghỉ việc thì tiến hành chi trả trợ cấp thôi việc theo Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau: - Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: + Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có); Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng; + Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008; + Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. - Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp. Lưu ý viên chức sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp: - Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị; - Viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật; - Viên chức thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Viên chức 2010.
Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc theo luật lao động mới ?
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp luật sịnh và người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. 1. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mới nhất Pháp luật quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động năm 2019 rằng người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau : + Hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động hết hạn để thực hiện theo như trong hợp đồng đã ký kết; + Hai bên đã hoàn thành hết công việc giống như trong hợp đồng lao động đã ký kết; + Hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng lao động; + Người lao động đã bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án của Toà án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; + Người lao động chết hoặc là bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; + Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được uỷ quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật đã đề ra trong Bộ luật lao động Tóm lại, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi các bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định như đã nêu ở trên. 2. Cách tính trợ cấp thôi việc Theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 và khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động thì trợ cấp thôi việc được hiểu như sau : Thứ nhất, khi hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. Theo quy định này thì người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương : Trợ cấp thôi việc được tính = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc. Thứ hai, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được hiểu là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi tổng thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Trong đó : + Thời gian người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được quy định gồm : Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần; nghỉ việc hưởng nguyên lương; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động và thời gian bị tạm đình chỉ công việc. + Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm : thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệpnhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền lương tương đương với mức sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. + Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo đơn vị năm (đủ 12 tháng); + Trường hợp khi tính mà có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Thứ ba, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ Luật lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung trong hợp đồng là tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Như vậy, coi như tình huống nêu trên, người lao động đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc. Nếu trong 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc mà người lao động nghỉ 1 tháng (do nạo hút thai nên lương bằng 0) thì khi tính tiền lương bình quân, bạn tính tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.
Đã đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu thì có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Thưa Luật sư, Tôi sinh ngày 27/10/1962. Tôi đã đóng BHXH được 28 năm 6 tháng. Theo đó, ngày 31/07/2023 Tôi nhận được quyết định nghỉ hưu của Công ty HBV theo hợp đồng lao động đã ký ngày 15/08/1995. Tôi muốn hỏi xem trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không ? Tôi được biết một số người lao động (trong trường hợp tương tự" được hưởng "trợ cấp thôi việc" cho khoảng thời gian lao động trước ngày 01/09/2009. Mong đợi được sự xác nhận của Luật sư Trân trọng cám ơn
Trợ cấp thôi việc được hưởng trong trường hợp nào và cách tính trợ cấp thôi việc của người lao động
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trong trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp thôi việc. Cách tính trợ cấp thôi việc của người lao động hiện nay. 1. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc - Người lao động làm việc thường xuyên cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên. - Chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các hình hình thức sau: + Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019. + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. + Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. + Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. 2. Cách tính trợ cấp thôi việc Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc. Trong đó, - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = (Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động) – (Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm) + Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (được xác định theo Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động và thời gian bị tạm đình chỉ công việc. + Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. + Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. - Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Trường hợp nào công ty được sa thải người lao động? Trình tự thực hiện sa thải người lao động?
Sa thải người lao động là một trong những hình thức xử lý kỷ luật người lao động mà người sử dụng lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Đây được xem là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất đối với người lao động. Trường hợp nào công ty được sa thải người lao động? Theo quy định tại Điều 125 Bộ Luật lao động 2019, công ty được áp dụng hình thức xư lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuộc vào các trường hợp sau: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động. - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ Luật lao động 2019. - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Trình tự thực hiện sa thải người lao động? - Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động. - Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động như sau: Bước 1: Trước ít nhất 5 ngày làm việc thời điểm thực hiện họp kỷ luật, người sử dụng lao động phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Bước 2: Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo (trường hợp một trong các thành viên bắt buộc của cuộc họp vắng mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành). Trong cuộc họp, người sử dụng lao động phải đưa ra được những bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm của người lao động và đưa ra hình thức xử lý tương ứng. Người lao động có quyền tranh luận để bào chữa hoặc nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa. Bước 3: Lập biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động có chữ ký xác nhận của các thành phần tham gia, trường hợp có người không ký xác nhận thì người ghi biên bản phải ghi rõ họ tên, lý do không lý vào biên bản. Bước 4: Sau khi kết thúc cuộc họp kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật người lao động. Trường hợp sa thải người lao động thì người sử dụng lao động thực hiện thêm trách nhiệm quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019. Người lao động bị sa thải có được nhận trợ cấp thôi việc? Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 có 2 điều kiện để người lao động được xem xét tính chi trả trợ cấp thôi việc: - Người lao động phải làm việc cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên. - Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động 2019. Đối chiếu với quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 thì trường hợp người lao động bị sa thải không rơi vào các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được chi trả trợ cấp thôi việc. Do đó, khi người lao động bị sa thải thì không được chi trả trợ cấp thôi việc. Trên đây là một số nội dung liên quan đến sa thải người lao động.
Chế độ người lao động nhận được khi nghỉ việc
Người lao động khi nghỉ việc thì sẽ được nhận những chế độ gì? Có đồng thời nhận cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp hay không? Được hưởng trợ cấp thôi việc Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương trong các trường hợp sau (trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên): - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019. - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019. Việc xác định thời gian thực tế để tính tiền hưởng trợ cấp thôi việc sẽ theo Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Hưởng trợ cấp thất nghiệp Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013. Cụ thể như sau: - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013; - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: + Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; + Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; + Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; + Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; + Chết. Việc xác định như thế nào là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP. Khi người lao động đủ điều kiện để hưởng cả 02 chế độ trên thì sẽ được hưởng đồng thời. Ngoài 02 chế độ nêu trên thì trong trường hợp người lao động nghỉ việc mà chưa hưởng hết phép năm thì cũng sẽ được chi trả tiền phép năm đối với những ngày chưa nghỉ.
Quy định về chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động
Khi nghỉ việc, một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm là có được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc hay không, bài viết dưới đây sẽ làm rõ thêm về vấn đề này. 1. Điều kiện để được chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 (gọi tắt là BLLĐ 2019) và khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP để được chi trả trợ cấp thôi việc thì người lao động phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Điều kiện thứ nhất: chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau: + Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 BLLĐ 2019; + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; + Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; + Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. + Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019. + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019. - Điều kiện thứ hai: đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt. Lưu ý: Trừ 02 trường hợp sau thì người lao động không được tính hưởng trợ cấp thôi việc: + Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của BLLĐ 2019 và pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ 2019 (trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của BLLĐ 2019). Như vậy, nếu người lao động thỏa đồng thời hai điều kiện trên thì sẽ thuộc đối tượng được người sử dụng lao động tính trả trợ cấp thôi việc cho mình. Mỗi năm làm việc người lao động sẽ được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc bằng một nửa tháng tiền lương. 2. Cách tính tiền chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLLĐ 2019 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: - Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: + Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; + Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định; + Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định; + Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định mà được người sử dụng lao động trả lương; + Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của BLLĐ 2019. - Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định. - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng): + Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, + Trường hợp trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Như vậy, để xác định có được hưởng tiền trợ cấp thôi việc hay không thì còn phải phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế của người lao động là bao lâu, từ đó mới có thể tính toán được mức chi trả chính xác. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định về việc xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trong một số trường hợp đặc biệt. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động Khoản 3 Điều 46 BLLĐ 2019, khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 12 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động quy định như sau: - Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. - Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của BLLĐ 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Lưu ý thêm, kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Quyền lợi, chính sách khi công chức nhà nước xin thôi việc
Hiện nay, quy định chế độ thôi việc cho công chức nhà nước xin thôi việc là như thế nào? Cơ quan nào chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức nhà nước đó? 1. Trường hợp công chức nhà nước thôi việc được hưởng chế độ thôi việc Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc như sau: - Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý. - Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008. 2. Mức hưởng trợ cấp thôi việc đối với công chức Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP thì công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng. Trong đó: Về thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc được quy định Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm: + Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; + Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân; + Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp; + Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; + Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng; + Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động; + Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai; + Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008; + Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án. Thời gian làm việc trên nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: + Dưới 03 (ba) tháng thì không tính; + Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc; + Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.” 3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 46/2010/NĐ-CP về nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc: - Đối với công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm. - Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau: + Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật; + Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật. => Theo đó, công chức của cơ quan nhà nước xin thôi việc theo nguyện vọng thì sẽ được hưởng chế độ thôi việc từ nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm cho cơ quan nhà nước đó.
Trợ cấp thôi việc của người lao động nước ngoài
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp luật sịnh và người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài như sau: “5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau: a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm. b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 đã đề cập ở trên thì mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương đồng thời tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Từ đó có công thức tính tiền trợ cấp thôi việc như sau: Tiền lương tính trợ cấp = tổng tiền lương 6 tháng liền kề : 2 Tiền trợ cấp thôi việc = ½ tiền lương tính trợ cấp” Vi phạm quy định trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định: “2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây: a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.” Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Do đó nếu người lao động nước ngoài đã đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc mà người sử dụng không chi trả sẽ bị xử phạt gấp 2 lần mức phạt theo quy định nêu trên.
Thời gian tính trợ cấp thôi việc khi NSDLĐ trả cho NLĐ 01 khoản tiền tương ứng mức đóng BHXH
Trong thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau, nếu như công ty chi trả cho người lao động 1 khoản tiền tương đương với mức người sử dụng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì khoảng thời gian này có được coi như thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được trừ khi tính thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc không? Trợ cấp thôi việc là gì? Hiện tại trong các quy định thì pháp luật không giải thích rõ ràng Trợ cấp thôi việc là gì, tuy nhiên, theo Điều 46 Bộ luật lao động 2019 thì có thể hiểu rằng trợ cấp thôi việc làm là khoản tiền hỗ trợ tài chính do đơn vị/ người sử dụng lao động chi trả bổ sung cho người lao động sau khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định. Việc hưởng trợ cấp thôi việc làm sẽ giúp cho những người phải nghỉ việc có thể đảm bảo cuộc sống của họ trong thời gian chờ đợi để kiếm được việc mới. Tuy nhiên, không phải người lao động nào sau nghỉ việc cũng sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp này mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng theo quy định của Pháp luật. Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc là gì? Căn cứ theo Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau: - Khi hết hạn hợp đồng lao động - Khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng - Khi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động - Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. - Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. - Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Như vậy, người lao động sau nghỉ việc thuộc một trong 8 trường hợp kể trên có thời gian làm việc thưởng xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định. Thời gian tính trợ cấp thôi việc khi NSDLĐ trả cho NLĐ 01 khoản tiền tương ứng mức đóng BHXH Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm: - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó: - Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động. - Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này. Do đó, nếu người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì khoảng thời gian này sẽ được trừ khi tính thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.
NLĐ không được trả trợ cấp thôi việc đúng luật phải báo với cơ quan nào?
Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ và đợi nhận trợ cấp thôi việc từ NSDLĐ thì gặp phải tình huống NSDLĐ mượn cớ, tìm lý do để không chi trả hay kéo dài thời gian khiến NLĐ gặp khó khăn. Vậy trong trường hợp này NLĐ cần làm gì? Những trường hợp nào NLĐ không được nhận trợ cấp thôi việc? NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp sau đây thì không được nhận trợ cấp thôi việc, cụ thể: Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Hết hạn hợp đồng lao động; - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. - NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. - NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019. Trường hợp 2: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp 3: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019. Trường hợp 4: NLĐ bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (quy định mới). Như vậy, nếu NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì không được nhận trợ cấp thôi việc Xem thêm bài viết liên quan: Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào? Doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt hành chính không? Theo những phân tích trên nếu NLĐ đáp ứng đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc và không thuộc một trong các trường hợp không được nhận trợ cấp thôi việc, mà NSDLĐ không trả hoặc trả không đủ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền: - Từ 01-02 triệu đồng đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 02-05 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 05-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; - Từ 10-15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; - Từ 15-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc, NLĐ cần làm gì? Trong trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc thì NLĐ có thể thực hiện theo 03 cách sau: Cách 1: Khiếu nại Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau: - Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động. + Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. - Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính. + Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. + Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án. Cách 2: Tố cáo Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018). Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động. Cách 3: Giải quyết theo tranh chấp lao động: Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: - Hòa giải viên lao động; - Hội đồng trọng tài lao động; và - Tòa án nhân dân. Xem thêm bài viết liên quan: Năm 2023, trợ cấp thôi việc cho NLĐ được tính thế nào?
Hướng dẫn doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động không trái pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp không có doanh thu không đủ khả năng để duy trì công việc cho người lao động thì làm cách nào để có thể chấm dứt hợp đồng lao động mà không vi phạm quy định của pháp luật? Trách nhiệm duy trì công việc cho người lao động của doanh nghiệp - Về nguyên tắc khi doanh nghiệp tuyển dụng người lao động thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm duy trì công việc cho người lao động. Nếu doanh nghiệp không có đơn đặt hàng người lao dộng không có việc làm doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc thì phải trả đủ 100% lương theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp không có doanh thu mà phải duy trì cho người lao động ngừng việc trả 100% lương là điều không thể mà phải tìm cách để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Cách để người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động Cách thứ nhất: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Cách thứ hai: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với trường hợp này để chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau: - Thứ nhất: phải có một trong các lý do sau đây: + Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở + Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. + Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc + Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định + Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên + Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động - Thứ hai: phải thông báo trước cho người lao động biết + Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn + Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng + Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này + Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ + Riêng đối với chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động. Cách thứ 3: Áp dụng điều kiện thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế để chấm dứt hợp đồng lao động. - Đối với trường hợp này doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động và báo trước cho người lao động cũng như UBND cấp tỉnh biết trước 30 ngày. Cách thứ 4: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải. =>> Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp gặp các khó khăn không thể duy trì công việc cho người lao động. Thì có hai cách tối ưu để có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu không thể thỏa thuận được với người lao động thì có thể áp dụng hình thức thay đổi cơ cấu tổ chức để chấm dứt hợp đồng lao động. Các khoản chi phí doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động - Mỗi năm làm việc cho người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc bằng một nữa tháng tiền lương. Trong đó, thời gian để tính trợ cấp thôi việc sẽ lấy thời làm việc thực tế trừ cho thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. - Thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ hết của người lao động. Theo đó, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. =>> Như vậy, doanh nghiệp cần dựa trên nhu cầu tình hình thực tế của công ty xác định chính xác trường hợp được áp dụng chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động cũng như trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật để tránh thực hiện sai và bị xử phạt vi phạm.
Chế độ thôi việc cho NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan cấp huyện.
Căn cứ Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 quy định: "Điều 46. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc." Và thanh toán các khoản tiền cũng như bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo Điều 48: "Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. 2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả." =>> Đối với NLĐ khi nghỉ việc thì cơ quan phải giải quyết các chế độ của họ theo các quy định tại Bộ Luật lao động 2919
Viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được nhận trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ Điều 57 Luật Viên chức 2010 quy định: “Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.” Theo đó, có thể thấy là khi viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tại Điều 45 Luật này nêu rõ, khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp khi viên chức thuộc một trong các trường hợp sau: a) Bị buộc thôi việc; b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này. Dựa vào các quy định nêu trên, viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.